Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề khảo sát năng khiếu môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2014-2015 Phòng GD-ĐT Quỳnh Lưu, Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.05 KB, 3 trang )



PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU
KHẢO SÁT NĂNG KHIẾU HỌC SINH LỚP 8
NĂM HỌC 2014-2015
Đề thi môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4,0 điểm).
Giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong đoạn thơ sau:
… “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
(Trích “Quê hương” – Tế Hanh – Ngữ văn 8, tập 2)
Câu 2 (6,0 điểm).
Qua truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao, từ cái nhìn của Binh Tư, của vợ ông
giáo đến cái nhìn của ông giáo về Lão Hạc, em có suy nghĩ gì về cái nhìn của nhà văn Nam Cao
đối với người nông dân trước cách mạng tháng Tám?
Hết
Họ và tên thí sinh: SBD:

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
I. YÊU CẦU CHUNG:
- Giám khảo nắm bắt nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng
quát. Vân dụng biểu điểm một cách linh hoạt. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính
sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng
đáp ứng yêu cầu cơ bản, hợp lý có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
- Tổng điểm toàn bài là 10,0 điểm, chiết đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những thang
điểm chính, giám khảo thống nhất trong việc chi tiết hóa điểm số.


II. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1: (4 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Học sinh viết thành bài văn nghị luận, có bố cục 3 phần: rõ ràng, diễn đạt, trình bày rõ ràng,
lưu loát. Văn phong giàu sức thuyết phục.
b. Yêu cầu về kiến thức: (Mang tính chất gợi ý)
- Giới thiệu bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh và đoạn thơ, dẫn dắt đoạn thơ.
- Cảm nhận tinh tế của của nhà thơ trước những hình ảnh thiên nhiên quê hương, đoàn
thuyền, cánh buồm, dân trai tráng trong buổi sáng ra khơi bằng sự sáng tạo nghệ thuật với nhiều
nét độc đáo.
- Nghệ thuật: Với nhịp thơ nhanh, cách dùng các động từ mạnh, phép nhân hóa, hình ảnh ẩn
dụ, so sánh độc đáo…
=> Từ đoạn thơ trên, hiện lên một bức tranh thiên nhiên nhiên ở làng chài đẹp đẽ, trong sáng,
khoáng đạt, nên thơ, hình ảnh con người khỏe khoắn, đầy sức sống, ra khơi với niềm tin và tình
yêu biển cả, mang theo sức mạnh của quê hương – điểm tựa tinh thần cho người dân chài trong
suốt hành trình…(Cánh buồm không chỉ là phương tiện mưu sinh mà còn kết đọng hồn vía của
quê hương)
- Người đọc hiểu thêm về nhà thơ Tế Hanh qua bài thơ – Tình yêu thiên nhiên, gắn bó với
làng quê, yêu quê hương sâu nặng, hồn thơ trong trẻo, tươi sáng đã tạo nên một sắc thái lạ trong
phong trào thơ mới. Từ đó khơi gợi ở người đọc niềm tự hào, sự gắn bó với quê hương, đất nước
yêu dấu của mình.
c. Biểu điểm:
- Bài viết đảm bảo yêu cầu về kĩ năng, đủ số ý -> 4 điểm.
- Bài viết đảm bảo yêu cầu về kĩ năng, đạt 2/3 số ý -> 3 điểm.
- Bài viết đảm bảo yêu cầu về kĩ năng, đạt 1/3 số ý -> 2 điểm.
- Bài viết lủng củng, các ý lan man-> 1 điểm.
Câu 2 ( 6 ,0 điểm)
a Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày chặt chẽ, thuyết phục, hành văn trong sáng, giàu tính biểu

cảm và sức thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt, cách dùng từ…
b. Yêu cầu về kiến thức : Các ý mang tính chất định hướng:
* Ý 1: Giới thiệu khái quát tác phẩm, nhân vật, giá trị tác phẩm. Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.
* Ý 2: - Hiểu được cái nhìn của nhân vật, nhà văn trong tác phẩm văn học là cái nhìn nghệ thuật,
thể hiện tư tưởng, quan điểm, cách nhìn nhận cuộc sống của nhà văn.
- Khẳng định được cái nhìn của các nhân vật đối với nhân vật Lão Hạc, phân tích bằng dẫn
chứng cụ thể:
+ Binh Tư: làm nghề ăn trộm, mánh khóe, lưu manh… nên không ưa lão Hạc, nghĩ lão Hạc
cũng không vừa “…lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin
tôi một ít bả chó…” -> lão cũng có xấu xa, bẩn thỉu, “cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?”.
+ Vợ ông giáo: “Cho lão chết… Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ…”
-> Cái nhìn phiến diện, cái nhìn thiếu thiện cảm, không thương cảm với hoàn cảnh người
khác…
+ Ông giáo: con người tri thức, nhìn nhận khách quan, sâu sắc và đầy thương cảm với lão
Hạc. Ông giáo luôn thấu hiểu những người xung quanh mình, nhất là lão Hạc “Chao ôi! Đối với
người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,
xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ cho ta tàn nhẫn… không bao giờ ta thương.” -> Cái nhìn của ông
giáo vừa toàn diện vừa có chiều sâu suy nghĩ.
=> Cùng một nhân vật lão Hạc nhưng mỗi nhân vật trong truyện đều có một cái nhìn khác nhau,
thể hiện một quan điểm, một cách nhìn nhận cuộc sống khác nhau. Ẩn sâu sau cái nhìn của nhân
vật ông giáo chính là cái nhìn của nhà văn Nam Cao.
* Ý 3: Cái nhìn của nhà văn Nam Cao đối với người nông dân trước cách mạng tháng Tám là
cái nhìn nhân đạo sâu sắc.
- Lão Hạc là nhân vật tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám: đói
khổ, bần cùng, bế tắc nhưng thánh thiện, giàu đức hi sinh… Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam
Cao đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của mình đối với người nông dân.
- Qua tác phẩm “Lão Hạc”, từ cái nhìn của nhà văn Nam Cao đối với người nông dân trước cách
mạng tháng Tám, tác giả giúp người đọc tự nhận thức, tự chiêm nghiệm về cách đánh giá, nhìn
nhận con người trong cuộc sống: khách quan, toàn diện, yêu thương và thông cảm!

c. Biểu điểm:
- Bài viết đảm bảo yêu cầu về kĩ năng, đủ số ý -> 5- 6 điểm.
- Bài viết đảm bảo yêu cầu về kĩ năng, đạt 2/3 số ý -> 3- 4 điểm.
- Bài viết đảm bảo yêu cầu về kĩ năng, đạt 1/3 số ý -> 2 điểm.
- Bài viết lủng củng, các ý lan man-> 1 điểm.
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất gợi ý, giám khảo có thể xây dựng đáp án khác miễn khoa
học hợp lý. Học sinh làm bài theo hướng khác mà có cơ sở thì giám khảo cân nhắc cho điểm
hợp lý.

×