Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề và Hướng dẫn chấm kiểm tra Học kì I môn Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2007-2008 (Đà Nẵng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.86 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2007 – 2008

MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm – mỗi câu đúng 0,25 điểm) Thời gian làm bài trắc nghiệm là 15
phút. Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất và làm bài trên “Phiếu trả lời trắc nghiệm”.
Đọc đoạn trích sau đây để trả lời các câu hỏi:
Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra
lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố cả ở dưới mấy
gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng.
Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông
chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ; bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. Tiếng quạt, tiếng
thở, tiếng trẻ con khóc, cùng với tiếng cười nói của cánh đi phá đường về râm ran một góc đường.
Dưới chân đồi, những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một
khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dật dờ…
- Các ông các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
- Ở Gia Lâm lên ạ? Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác?
- Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này
nhiều.
- Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ.
Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: “Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ
cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để”.
(Kim Lân, Làng, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD,2006, trang 164)
Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng về tác giả của đoạn trích?
A. Tên khai sinh là Trần Hữu Trí, sinh năm 1915, quê ở Lí Nhân, tình Hà Nam.
B. Tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở Can Lộc, tình Hà Tĩnh.
C. Tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất, tình Hà Tây.
D. Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê ở Từ Sơn, tình Bắc Ninh.


Câu 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân được viết trong thời kì nào?
A. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Thời kì cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
D. Thời kì đầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Câu 3: Tác phẩm nào sau đây không cùng thể loại với truyện ngắn Làng của Kim Lân?
A. Lão Hạc của Nam Cao.
B. Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
C. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
D. Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Câu 4: Đoạn trích trên kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm kết hợp với thuyết minh và nghị luận.
B. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
C. Tự sự kết hợp với miêu tả và thuyết minh.
D. Miêu tả kết hợp với thuyết minh và nghị luận.
Câu 5: Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?
A. Người đàn bà B. Những người dân
C. Ông Hai D. Người kể giấu mình
Câu 6: Trong câu “Dưới chân đồi, những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng,
lấp loáng như một khúc sông”, tác giả sử dụng mấy biện pháp tu từ nào?
A. So sánh B. Liệt kê C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 7: Từ nào sau đây là từ tượng hình?
A. râm ran B. xù xì C. náo nức D. ngẫm nghĩ
Câu 8: Trong các lời thoại sau, lời nào là ngôn ngữ độc thoại của nhân vật?
A. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây vất vả quá!
B. Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ông ạ.
C. Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ.
D. Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để.
Câu 9: Từ nào sau đây là từ ghép?
B. chen chúc B. lấp loáng C. ngẫm nghĩ D. lố nhố

Câu 10: Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ “náo nức” trong câu: “Ông lão náo nức
bước ra khỏi phòng thông tin…”?
A. phấn khởi B. náo nhiệt
C. vội vàng D. phấn đấu
Câu 11: Trong câu “Dưới chân đồi, những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng,
lấp loáng như một khúc sông”, từ “chân” được sử dụng theo nghĩa gì?
A. Nghĩa gốc.
B. Nghĩa lâm thời.
C. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
D. Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
Câu 12: “- Các ông các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.”
Trong đoạn hỏi đáp trên, các nhân vật đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?
B. Phương châm về lượng B. Phương châm lịch sự
C. Phương châm quan hệ D. Cả 3 phương châm trên
Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm) Thời gian làm bài tự luận là 75 phút. Học sinh làm bài trên tờ giấy
riêng.
Câu 1: (2 điểm): Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Chính Hữu, Đồng chí, Ngữ văn 9, tập 1)
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 2: (5 điểm) Có một lần em cùng các bạn đến thăm cô giáo (thầy giáo) cũ. Hãy kể về lần đến
thăm đáng nhớ đó.
- Hết -
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2007 – 2008

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trả
lời
D A C B D A B D C A C D
Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
1. Yêu cầu:
1.1 Về kĩ năng: Biết cách viết một đoạn văn. Các câu văn liên kết chặt chẽ về nội dung cũng như
hình thức. Diễn đạt trôi chảy, rõ ý, không mắc lỗi.
1.2 Về nội dung:
Học sinh có thể trình bày những cảm nhận khác nhau về đoạn thơ, Song, do đề bài chỉ yêu cầu
viết một đoạn văn, nên có thể tập trung vào mấy ý chính sau:
- Đây là đoạn kết của bài thơ. Ba hình ảnh gắn kết nhau: người lính, khẩu súng và vầng trăng
đã tạo nên một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến
sĩ.
- Đầu súng trăng treo là hình ảnh được cảm nhận từ những đêm hành quân, phục kích của
chính tác giả. Nhưng hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng
phong phú. Súng và trăng là gần và xa, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ,…
2. Biểu điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1: Biết cách xây dựng một đoạn văn. Hiểu đúng ý nghĩa đoạn thơ nhưng cảm nhận chưa sâu.
Diễn đạt còn vụng.
- Điểm 0: Không làm bài, hoặc hiểu sai yêu cầu của đề bài.
Câu 2: (5 điểm)
1. Yêu cầu:
1.1 Về kĩ năng:
- Bài viết có đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, rõ ý. Biết kết hợp giữa các ngôn ngữ kể chuyện và các yếu tố miêu tả nội
tâm một cách có hiệu quả. Chữ viết rõ ràng. Trình bày sạch đẹp. Ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt

câu.
1.2 Về nội dung: Dàn bài gợi ý:
a. Mở bài: Giới thiệu về buổi đến thăm.
b. Thân bài: Kể lại buổi đến thăm.
- Thời gian, địa điểm, lí do em và các bạn đến thăm cô giáo (thầy giáo) cũ.
- Diễn biến của buổi gặp mặt (tập trung vào các yếu tố gây nên sự xúc động, đáng nhớ).
c. Kết bài: Những suy nghĩ, tình cảm về cô giáo (thầy giáo cũ).
2. Biểu điểm:
2.1 Hình thức: 1 điểm: bố cục, văn phong, diễn đạt, chữ viết, trình bày.
2.2 Nội dung: 4 điểm: mở bài: 0,5 điểm; thân bài: 3 điểm; kết bài: 0,5 điểm.
Ghi chú:
+ Phần nội dung nêu trên chỉ là những gợi ý, tổ chấm thảo luận thống nhất nội dung và biểu
điểm chi tiết.
+ Tuy biểu điểm có phân chia điểm cụ thể nhưng khi chấm, giáo viên cần đánh giá một cách
tổng hợp cả nội dung lẫn hình thức trình bày bài viết của học sinh. Cần khuyến khích những học sinh
có cách làm bài sáng tạo, độc đáo.
__________________________

×