Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.82 KB, 21 trang )

Đề bài: Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.
I. Lời mở đầu.
Công cuộc đổi mới kinh tế đất nước chính thức bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước và
chỉ 5-6 năm sau đó, tức vào những năm đầu của thập kỷ 90, đã bắt đầu xuất hiện những ý
tưởng về khả năng xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Trong bối cảnh là giai đoạn
đầu của quá trình đổi mới, nền kinh tế đất nước thiếu vốn nghiêm trọng, do vậy, vấn đề mấu
chốt là làm thế nào để có thể huy động nguồn vốn trong nước và quốc tế để phát triển kinh tế,
và câu chuyện về một thị trường chứng khoán cũng bắt đầu được nhen nhóm lên từ đó.
Ngày 6/11/1993, Thống đốc ngân hàng nhà nước ra quyết định số 207/QĐ-TCCB thành lập
ban Nghiên cứu Xây dựng và Phát triển thị trường vốn, do đồng chí Lê Văn Châu ( lúc đó là
phó thống đốc NHNN) chỉ đạo, Đ/C Nguyễn Đoan Hùng (nay là phó chủ tịch UBCKNN) làm
trưởng ban, Đ/C Vũ Bằng (nay là chủ tịch UBCKNN) và ĐC Vũ Thị Kim Liên (nay là phó chủ
tịch UBCKNN) làm phó ban, có trách nhiệm nghiên cứu về thị trường vốn, đặc biệt là thị
trường chứng khoán trên thế giới để tìm ra cách đi riêng cho VN.
Đến tháng 4/1994, Chính phủ đã thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và thị
trường chứng khoán, đồng thời xây dựng đề án thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam.
Với đề án này, TTCK từng bước tiến dần đến hiện thực kinh tế Việt Nam, có hình hài và cấu
trúc nhày càng đầy đủ và rõ nét.
Ngày 20/7/1997, VN đã tuyên bố với thế giới sự thành lập Ủy ban chứng khoán nhà nước, do
đồng chí Lê Văn Châu làm chủ tịch . Cũng trong ngày khai trương, số Tạp chí đầu tiên của
UBCK đã được phát hành.
Ngay sau đó, trong quá trình gấp rút chuẩn bị khung pháp lí cho sự ra đời của TTCK, có nhiếu
ý kiến khác nhau về việc VN chỉ nên thành lập 1 trung tâm giao dịch hay 2 TTGD. Sở dĩ gọi là
trung tâm GDCK mà không gọi là sở vì chúng ta vừa làm vừa thí điểm vừa rút kinh nghiệm,
rồi sau đó mới có lộ trình chuyển từ trung tâm lên thành Sở GDCK.
Vào thời điểm đó, thuật ngữ chứng khoán hay thị trường chứng khoán còn quá xa lạ với không
chỉ người dân mà còn với cả doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng vẫn
không biết niêm yết là gì, do đó việc tiếp theo là cần động viên các DN lên sàn niêm yết. Ban
lãnh đạo UBCK đã phải đi đến từng tỉnh, thành phố để tuyên truyền và động viên các doanh
nghiệp lên sàn. Lúc đầu có 14 công ty được UBCK tư vấn và chuẩn bị lên sàn nhưng gần đến
ngày khai trương thị trường (tức 20/7/2000), chỉ có vẻn vẹn 2 công ty là REE (công ty cổ phần


cơ điện lạnh) và SAM (Cty cổ phần Cáp và vật liệu viễn thông). Khoảng 5 năm sau, các doanh
nghiệp đua nhau lên sàn. Đến năm 2006, thị trường CK mới thực sự phát triển mạnh mẽ, giá trị
vốn hóa đã lên đến hơn 40% GDP- một con số mà các nhà lãnh đạo không ngờ tới.
Cho đến nay, TTCK VN đã trải qua gần 11 năm sóng gió, quãn thời gian 10 năm không là dài
so với lịch sử mấy trăm năm của TTCK thế giới. Người ta nói "vạn sự khởi đầu nan", chúng ta
chỉ mới bắt đầu và điểm khởi đầu bao giờ cũng đầy những khó khăn, bỡ ngỡ, để vượt qua
những khó khăn đó thì rất cần sự nỗ lực của các cá nhân, tập thể, toàn xã hội.
II. Nội dung chính.
1. Nhà phát hành.
Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hóa của thị trường chứng khoán,
gồm: chính phủ, doanh nghiệp, một số tổ chức khác như: quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung
gian,....
1.1. Doanh nghiệp.
Thứ nhất, doanh nghiệp ngày càng tích cực tham gia TTCK thông qua việc niêm yết trên sàn.
Những lợi ích từ việc niêm yết là rất lớn như: công ty dễ dàng huy động vốn hơn, quảng bá
hành ảnh đến công chúng,......nhưng trên thực tế trong giai đoạn đầu, việc huy động các công
ty lên sàn niêm yết vô cùng khó khăn. Trong giai đoạn 2001-2005, số lượng công ty niêm yết
tăng chậm. Từ 2006, số lượng công ty niêm yết đã gia tăng đột biến, không chỉ những DNNN
cổ phần hóa mà còn có cả những công ty mới thành lập, cty chuyển từ cty TNHH, công ty tư
nhân thành công ty cổ phần. Dưới đây là số liệu doanh nghiệp niêm yết tại Sở GDCK Hà Hội
và TP. HCM.
(Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
HSX 2 11 20 22 26 32 104 125 34 53
HNX 6 81 96 57
Sang năm 2010 đã có trên dưới 500 công ty niêm yết.
Thứ 2, doanh nghiệp có bước chuyển từ phương thức huy động vốn từ kênh truyền thống là
ngân hàng sang huy động vốn qua thị trường chứng khoán.
Đối với các doanh nghiệp, huy động vốn qua ngân hàng là chủ yếu và tối quan trọng. Tuy
nhiên, nền kinh tế tăng trưởng nhanh đặt ra nhu cầu lớn về vốn trung và dài hạn đặt ra áp lực

lớn lên hệ thống ngân hàng, đòi hỏi phải có một kênh huy động trung và dài hạn khác. Thị
trường chứng khoán đã từng bước giải quyết nhu cầu vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp.
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm Phát hành cổ phiếu Đấu giá cổ phần hóa Tổng
2005 813 4573 5386
2006 1858 14225 16113
2007 55846 49953 105799
2008 14341 7809 22150
2009 21724 2124 23848
Tổng 94582 78715 173297
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của UBCK)
Có thể nói, từ chỗ các doanh nghiệp khi cần vốn chỉ nghĩ đến ngân hàng thì nay các doanh
nghiệp có kênh mới huy động hiệu quả và năng động là TTCK.
Thứ 3, xu hướng doanh nghiệp chuyển đổi và hướng đến mô hình công ty cổ phần.
Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy và muốn tham gia TTCK, vì thế, nhiều công ty TNHH đã
chuyển thành công ty cổ phần và công ty cổ phần thành công ty đại chúng (tức công ty đã phát
hành CK ra công chúng).
Một số doanh nghiệp sau khi đã trở thành công ty đại chúng có xu hướng đăng ký giao dịch
trên sàn Upcom (Sàn GD Upcom thực chất là thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết được
thành lập vào 24/6/2009) để chuẩn bị tập dượt cách giao dịch sau khi chuyển lên niêm yết trên
Sở GD.
Thứ 4, công tác quản trị điều hành tại các doanh nghiệp niêm yết công khai, minh bạch, nâng
cao hiệu quả, chú trọng đến quyền lợi của cổ đông.
Đây thực sự là những tín hiệu đáng mừng đối với TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thông qua các quy định về công bố thông tin trên thị trường, hầu hết các công ty niêm yết đã
minh bạch hoạt động tài chính, nỗ lực để đem lại kết quả sản xuất kinh doanh tốt, đem lại
quyền lợi và cổ tức cao hơn cho cổ đông.
Hơn 50% trong tổng số các công ty niêm yết có chỉ sổ EPS đạt trên 3000 đồng (một 1000
vốn cổ phần mang lại thu nhập trên 3000 đồng).
1.2. Chính phủ.

Chính phủ cũng là một chủ thể phát hành quan trọng trên TTCK. Chứng khoán do chính phủ
phát hành trên TTCK gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc,...
Đối tượng chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Ngoài ra còn có các DN lớn, quỹ đầu tư, cá
nhân có vốn.
Năm 2008, 42 % nguồn vốn TPCP huy động qua TTCK.
Trong giai đoạn 2000-2002, TPCP là hàng hóa niêm yết chủ đạo trên SGDCK Tp.HCM, tuy
nhiên, số lượng không nhiều (40 mã). Trong giai đoạn này, TPCP tương đối kém thanh khoản,
giá trị giao dịch bình quân cũng rất thấp, với khoảng 2% giá trị TPCP niêm yết. Giai đoạn
2004-2007, giá trị trái phiếu niêm yết so với GDP tăng đáng kể, lên tới 11,3% GDP. Trong thời
gian gần đây, do biến động của lãi suất, việc phát hành TPCP không được như mong muốn, dẫn
đến tỷ lệ giá trị niêm yết so với GDP giảm xuống và chỉ còn khoảng 10,81% vào cuối năm
2009. Năm 2010, TPCP nội địa 495 mã , quy mô mỗi mã chỉ 330 tỷ.
Về lãi suất TPCP:
Năm 2005, lãu suất TPCP là 6.5% cho đợt phát hành thứ nhất, 6.6% cho đợt phát hành thứ hai.
Năm 2007, Nghị quyết 7/2007/NQ-CP ngày 1/6/2007 và Nghị quyết 54/2007/NQ-CP của
Chính phủ, lãi suất được ấn định là không quá 7%/năm với thời hạn 10 năm.
Năm 2009, lãi suất TPCP là 8%, năm 2010 là 12% và 12.1%.
Trong tháng 3/2011 có 3 đợt phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) thì cả 3 đợt đều không
thành công. Đợt 1 bán được 145/6.000 tỷ đồng, đợt 2 được 139/6.000 tỷ đồng, đợt 3 được
30/3.000 tỷ đồng. Số trái phiếu ít ỏi bán được trong đợt 3 thuộc kỳ hạn 10 năm, lãi suất
11,5%/năm (mức trần cao nhất của trái phiếu được Bộ Tài chính ấn định trong suốt 18 tháng
qua).
Mới đây, vào 29/9/2011 cũng đã diễn ra đợt phát hành TPCP với 1000 tỷ đồng cho kỳ hạn 3
năm và 1000 tỷ cho kỳ hạn 5 năm tại sàn HNX.
Nhìn chung, việc phát hành TPCP trên TTCK có những điểm đáng lưu ý:
- Quy mô phát hành nhỏ, các loại hình nhà đầu tư còn nhỏ hẹp (chủ yếu là các NHTM).
- Việc xác định lãi suất chỉ đạo trong các phiên đấu thầu trên các sàn đôi khi chưa căn cứ vào
tình hình kinh tế xã hội đất nước, không phản ánh chính xác tình hình thị trường.
1.3. Các tổ chức khác.
1.3.1. Ngân hàng thương mại.

Các NHTM có thể tham gia trực tiếp vào thị trường với tư cách là chủ thể phát hành cổ phiếu
của mình để tạo nguồn vốn mới khi thành lập hoặc bổ sung thêm trong quá trình hoạt động để
đáp ứng nhu cầu về vốn do NHNN quy định. Tính đến hết năm 2010, đã có 39 NHTMCP, 5
TCTD nhà nước, hơn 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tính đến nay, cả 2 sàn chứng khoán
HOSE và HNX đã có 6 ngân hàng tham gia niêm yết cổ phiếu gồm: STB, VCB, CTG, EIB,
ACB, SHB.
Trong năm 2010, có nhiều NHTM tổ chức phát hành giấy tờ có giá như:
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phát hành giấy tờ có giá dài hạn năm
2010 với tổng mệnh giá 10.000 tỉ đồng, trong đó VNĐ là 7.000 tỉ đồng và bằng USD (3.000 tỉ
đồng quy đổi); riêng người mua giấy tờ có giá bằng ngoại tệ không bao gồm các tổ chức kinh
tế (trừ tổ chức tín dụng).
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) được Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) cho phép phát hành giấy tờ có giá dài hạn năm 2010 với tổng mệnh giá 1.500 tỉ
đồng.
Nói chung về việc huy động vốn của NHTM thông qua phát hành chứng khoán thì một vấn đề
nổi bật và đáng chú ý là Nghị định 141/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của CP, theo đó, mức vốn
pháp định tối thiểu của các NHTM là 3000 tỷ đồng. Do đó, ban quản trị các NHTM nếu muốn
tiếp tục hoạt động phải gấp rút tăng vốn hoặc là sẽ phải sáp nhập vào NHTM khác lớn hơn.
Các ngân hàng khi đó đều đề ra kế hoạch tăng vốn và nhiều ngân hàng đã phát hành cổ phiếu
ra thị trường để tăng vốn điều lệ, các NH khi đó đã cung cấp 1 lượng lớn cổ phiếu với độ rủi ro
thấp, làm phong phú hàng hóa cho TTCK.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng thu hút thêm các cổ đông mới là các tổ chức tài chính ngân
hàng lớn, mạnh, có uy tín trên thế giới tham gia đầu tư lâu dài, hỗ trợ kỹ thuật và kinh nghiệm
quản lý.
NHTM Cổ đông chiến lược nước
ngoài
Tỷ lệ sở hữu
Á Châu Standard Charted APR Ltd
Standard Charted Bank (Hong
Kong) Limited

8.81
6.09
AB bank Maybank 20.00
Eximbank Sumitomo Mitsu Banking
Corporation
15.07
Habubank Deutsche Bank 10.00
Oricombank BNP Paribas 15.00
Sacombank Australia And New Zealand
banking Group Limited
10.00
Techcombank HSBC 20.00
VPbank Oversea Chinese Banking
Corporation Ltd
15.00
(Nguồn: Website và báo cáo thường niên của các NHTM)
`
Ngoài ra còn có quỹ đầu tư, quỹ đại chúng,....cũng tham gia phát hành chứng khoán trên
TTCK.
2. Nhà đầu tư.
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên
thị trường chứng khoán.
2.1. Nhà đầu tư trong nước.
2.1.1. Nhà đầu tư cá nhân.
- Tiềm lực tài chính:
Với một nhà đầu tư cá nhân, nguồn vốn đầu tư có thể là vốn tự có, vốn đi vay (thường dưới 1
năm). Việc đi vay vốn ngắn hạn đi đầu tư trung và dài hạn trên TTCK gây cho nhà đầu tư nhiều
áp lực, trong giai đoạn cuối 2007, đầu năm 2008, áp lực trả nợ đã buộc nhiều nhà đầu tư phải
bán tháo, góp phần đẩy thị trường vào thế đi xuống.
Tiếp nữa, khi đầu tư, nhà đầu tư cá nhân thường dùng tất cả số tiền mình có để mua cổ phiếu

và không có dự phòng rủi ro, thậm chí chỉ mua một cổ phiếu thay vì một danh mục đầu tư, với
mong muốn thu được khoản lợi nhuận “càng nhiều càng tốt”. Khi dành được lợi nhuận, họ
dành rất nhiều vào tiêu dùng.
- Chiến lược đầu tư:
Nhiều nhà đầu tư thường không các định đầu tư dài hạn, nên thường có tư duy kiếm lời nhanh
chóng dẫn đến hành động "lướt sóng", nhưng khi thị trường đi xuống thì hay bán tống bán
tháo, "bỏ của chạy lấy người".
- Đánh giá hiệu quả:
Nhiều nhà đầu tư cá nhân thường thiếu thông tin chính xác khi đầu tư. Họ hay căn cứ vào tin
đồn, hơn nữa, họ cũng gặp khó khăn trong việc đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp
để quyết định đầu tư, dẫn đến việc xác định giá trị cổ phiếu có nhiều sai lầm.
- Dẫn dắt thị trường:
Thực tế, trong hơn 300.000 tài khoản chứng khoán được mở, số vốn của nhà đầu tư cá nhân
chiếm tỷ trọng lớn so với vốn của các tổ chức, nhưng các nhà đầu tư cá nhân hay theo dõi hành
động của các nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt là các quỹ đầu tư nước ngoài. Chính vì hay dõi
theo nhà đầu tư tổ chức, nên khả năng “bị dẫn dắt” là điều không thể tránh khỏi.
2.2. Nhà đầu tư có tổ chức.
Các nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên thị trường chứng khoán là các ngân hàng thương mại,
công ty chứng khoán, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, quỹ lương hưu và các
quỹ bảo hiểm xã hội khác. Do nhiều nguyên nhân mà bài viết chỉ đề cập đến NHTM và cty
chứng khoán.
Đặc điểm chung:
- Tiềm lực tài chính:
Nhà đầu tư có tổ chức huy động vốn từ nhiều cổ đông với mục đích đầu tư trung và dài hạn
(thường là 5 năm) nhằm thu lợi nhuận.
Họ thường xác định lợi nhuận kỳ vọng, khi mức lãi từ danh mục đầu tư đó đạt được. thường
thì họ bán ngay. Hơn nữa, nhà đầu tư có tổ chức bao giờ cũng dành một phần vốn để dự phòng
rủi ro, họ "cắt lỗ" bằng cách bán từ từ chứ không như nhà đầu tư cá nhân cắt lỗ bằng bán vội,
bán gấp, bán bằng mọi giá.
Hơn nữa, các nhà đầu tư có tổ chức dành lợi nhuận cho hoạt động tái đầu tư.

- Nhà đầu tư có tổ chức có chiến lược dài hạn với mong muốn đạt lợi nhuận kỳ vọng đã đặt ra.
- Khả năng đánh giá giá trị cổ phiếu tốt, khả năng tạo lập thị trường khiến họ dễ mua được cổ
phiếu với giá hời.
2.2.1. Ngân hàng thương mại.
Trong những năm gần đây, khi mà TTCK ngày càng phát triển với số lượng hàng hóa đa dạng
và phong phú thì khoản mục đầu tư CK là một trong những vấn đề được các nhà đầu tư quan
tâm, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Đối với các NHTM, tỷ lệ chứng khoán nợ chiếm
phần lớn như tín phiếu NHNN, TPCP, công trái, .......Đầu tư vào các giấy tờ này có độ rủi ro
thấp và trong trường hợp cần thiết các loại giấy tờ có giá này có thể được đem đi cầm cố, thế
chấp, chiết khấu, đem giao dịch trên thị trường mở để rút tiền về đảm bảo thanh khoản cho
NH. Chính vì vậy, NHTM đầu tư vào các chứng khoán nợ với mục đích thanh khoản nhiều hơn
là lợi nhuận.
Trong năm 2009, 2 ngân hàng có số vốn đầu tư vào chứng khoán nhiều nhất là Vietinbank
(CTG) và Vietcombank (VCB) với số vốn lần lượt là 39.279 tỷ đồng và 33.066 tỷ đồng còn
NHTMCP Sài Gòn Hà Nội khiêm tốn nhất với 4.892 tỷ đồng.
Khi xem xét báo cáo tài chính của các NHTM, không ít các nhà đầu tư có những tiên đoán sai
lầm về những khoản lỗ lớn từ các khoản mục đầu tư chứng khoán hàng ngàn tỷ đồng của các
NHTM, ảnh hưởng đến giá và thanh khoản của nhiều cổ phiếu ngân hàng, có ngân hàng cổ
phiếu đóng băng không giao dịch. Trong khi đó, phần lớn chứng khoản đầu tư của NHTM như
đã nói ở trên là chứng khoán nợ nhằm mục đích thanh khoản, các CK này không có rủi ro về
giá và không bị ảnh hưởng bới thị trường cổ phiếu.
2.2.2. Công ty tài chính.
Công ty tài chính có thể mua vào hoặc bán ra các chứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết.
Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất của CTCK Việt Nam trong nâng cao lợi
nhuận.
Hoạt động đầu tư này của CTCK đã được nêu rõ trong quy chế hoạt động của CTCK số
55/2004/QĐ-BTC ngày 17/6/2004.
Lợi nhuận của một số CTCK năm 2007 và năm 2008
Công ty Năm 2007 Năm 2008
CTCK Kim Long (KLS) 126 -347,4

CTCK Rồng Việt (VDSC) 43 -100
CTCK Bảo Việt (BVSC) 215 -452,86
CTCK Hải Phòng (HPC) 20 -119,8
CTCK Sài Gòn (SSI) 864 +252,5
Nguồn: UBCKNN
Tài sản chủ yếu của các công ty chứng khoán là chứng khoán đầu tư (ngắn hạn và dài hạn). Giá
trị danh mục đầu tư đi xuống cùng với thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến việc thua lỗ
của các công ty chứng khoán trong năm 2008.
Năm 2009, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của TTCK và mức độ thanh khoản tăng nhanh, cùng
với việc các cty chứng khoán thực hiện nhiều DV hỗ trợ, kết quả kinh doanh của nhiều cty
chứng khoán đã cải thiện.
Tỷ lệ chứng khoán đầu tư/tổng vốn đầu tư tại các công ty chứng khoán lớn đều mức
lớn. Tại SSI khoảng 80%, BVSC khoảng 40%, HPC (55%), KLS (53%), ACBS (76%), Thăng
Long (26%)…
Bảng dưới đây đề cập đến kết quả kinh doanh của một số công ty chứng khoán đã niêm
yết trên 2 sàn HOSE và HNX.
Cơ cấu vốn ở các công ty chứng khoán năm 2009. (Đơn vị: Tỷ đồng)
Nguồn: Tổng hợp từ HOSE và HNX
Cơ cấu vốn ở các công ty chứng khoán.

CK
Tiền


tiền
Đầu

TCNH
Tổng
TSLĐ

ĐTTC
dài
hạn
Tổng
tài
sản
Vay
ngắn
hạn
Vay
dài
hạn
Vốn
góp
Vón
CSH
Tiền/
Nợ
ngắn
hạn
TSLĐ/
Nợ
NH
Vốn
vay/
Tài
Vốn
vay/
Vốn
Sở hữu

nước
ngoài
ÂGR 473 166 6.075 4.364 10.5337.1562.0001.2001.3760.84 0.85 0.876.650.67%
BVS 476 757 1.318 0 1.777 524 0 722 1.2532.51 2.52 0.290.426.77%
CTS 498 299 1.072 2 1.120 N/A N/A 790 852 2.23 2.17 0.170.310.14%
HCM 827 300 2.024 21 2.090 N/A N/A 395 1.5483.48 3.75 - - 44.60%
HPC 71 108 328 88 464 59 0 310 396 5.32 4.84 0.130.151.68%
KLS 1.348301 2.029 290 2.342 N/A N/A 1.0001.5082.44 2.44 - - 2.96%
SHS 271 183 790 32 834 185 0 411 446 2.03 2.04 0.220.413.08%
SSI 2.6501.372 4.738 2.132 7.077 N/A N/A 1.5334.8492.58 2.54 0.030.0544.78%
VIX 121 198 348 88 453 N/A N/A 302 336 2.98 2.96 - - 0.00%
WSS 39 245 290 141 440 N/A N/A 366 400 7.33 7.32 - - 6.03%
Ngành677 293 1901 716 2.713 N/A N/A 703 1.2963.17 3.14 0.170.8011.03%
Nhìn vào bảng cơ cấu vốn có thể thấy, hầu hết các công ty chứng khoán đều tập trung
vào đầu tư ngắn hạn, liên quan đến các hoạt động tự doanh. Nhìn chung, các công ty chứng
khoán đều có các khoản đầu tư dài hạn ít hơn so với nguồn vốn dài hạn (vốn vay dài hạn và
vốn chủ sở hữu), điều này cho thấy các công ty sử dụng vốn khá an toàn. Ngoại trừ trường hợp
AGR sử dụng cả vốn ngắn hạn cho hoạt động đầu tư dài hạn. Nếu chất lượng và tính thanh
khoản của các khoản đầu tư dài hạn không tốt, khi gặp các biến động thị trường, AGR có thể
phải chịu rủi ro lớn.
2.2. Nhà đầu tư nước ngoài.
* Giai đoạn 1997-2002: Do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997-1998
nên làn sóng đầu tư vào châu Á (gồm cả trực tiếp và gián tiếp) đều giảm, Việt Nam cũng không
nằm ngoài số đó. Trong 1998-2002, không những không có một quỹ đầu tư mới nào được
thành lập mà quỹ đầu tư trước đó lại đua nhau rút vốn, trong số 7 quỹ hoạt động tại Việt Nam
thì có đến 5 quỹ rút hoạt động khỏi Việt Nam, một quỹ thu hẹp quy mô đến 90%, riêng chỉ còn
quỹ Enterprise Investment Fung là còn hoạt động tại Việt Nam.
* Giai đoạn 2003 tới nay:
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mới thực sự được xem là hồi phục và ngày
càng tăng lên cùng với sự cải thiện môi trường đầu tư, sự ra đời của các Sở GDCK, cổ phần

hóa doanh nghiệp, nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các DNNN trong các DN cổ phần hóa từ
30% lên 49% ,.....
Dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam tăng dần qua các năm và đột biến trong năm
2006-2007 do chính sách cổ phần hóa DNNN, chủ trương hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt
Nam,.... cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam. Theo thống kê của ANZ, tổng
đầu tư gián tiếp vào Việt Nam từ 2001-2006 đạt 12 tỷ đồng và 2007 đạt 5.7 tỷ đồng.
Cùng với đó, lĩnh vực hoạt động của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng có sự thay
đổi. Nếu như các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việ Nam trong thời gian đầu chủ yếu là các quỹ
mạo hiểm sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam với khung pháp lý chưa hoàn
thiện, khu vực KT tư nhân chưa phát triển, cơ hội đầu tư ít thì những quỹ sau này được thành
lập do các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy tiềm năng lớn của TTCK Việt Nam cùng với
chính sách cổ phần hóa DNNN.
Tuy nhiên, sang tới 2008 và 2009, trước những khó khăn của kinh tế Việt Nam, dòng
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có dấu hiệu chậm lại và thậm chí đảo chiều trong nửa đầu
2008. Tuy nhiên, sang 2009, quy mô vốn ĐT gián tiếp nước ngoài rút khỏi TTCK đã giảm và
có xu hướng quay trở lại từ quý II/2009.
Tính đến hết 2009, đã có 12439 2009 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài,
trong đó có 1149 tài khoản là của tổ chức đầu tư nước ngoài (quỹ đầu tư + tổ chức khác). Mặc
dù nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1.5% số nhà đầu tư tham gia TTCK, tuy nhiên khối lượng
giao dịch chiếm tới 20-25%.
3. Cơ quan quản lý.
3.1. Ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC).
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo
Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức
và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản
lý thị trường chứng khoán (TTCK) trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ

×