Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

đề thi thử thpt quốc gia môn hóa trung tâm luyện thi nam thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.54 KB, 25 trang )

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2014-2015 Mơn thi: Hóa học
Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề

Mã đề thi: 001
Câu 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch Cr2(SO4)3 và 6 giọt dung dịch NaOH 2M. Ly tâm,
gạn bỏ dung dịch, còn lại kết tủa tiếp tục cho từ từ dung dịch NaOH 2M đến dư. Sau đó cho tiếp
5 giọt H2O2 đun nóng thì hiện tượng xảy ra là:
A. kết tủa tan dần, dung dịch có màu vàng
B. kết tủa tan dần, dung dịch có màu da cam
C. kết tủa khơng tan, dung dịch có màu vàng D. kết tủa khơng tan, dung dịch có màu da cam
Câu 2:Hấp thụ hồn tồn 7,84 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH
xM. Sau phản ứng làm bay hơi nước của dung dịch thu được 37,5 gam chất rắn. Xác định x?
A. 0,5
B. 1,8
C. 1,5
D. 1,0
Câu 3: Xi măng Pooclăng được sản xuất bằng cách nghiền nhỏ các nguyên liệu bằng phương
pháp khô hoặc phương pháp ướt, rồi nung hỗn hợp trong lò quay hoặc lò đứng ở 1400 − 1600 0C.
Sau khi nung, thu được hỗn hợp màu xám gọi là clanhke. Dưới đây là sơ đồ quay sản xuất clanke

Thành phần hóa học của các sản phẩm ra khỏi lò quay là:
A. hỗn hợp CaO.Al2O3, CaO.SiO2
B. hỗn hợp CaO.MgO, CaCO3
C. hỗn hợp CaO.SiO2, MgO.SiO2
D. hỗn hợp CaO.SiO2, CaCO3
Câu 4: Cho các phản ứng :

(a) Ag  O3 




(b) Na2 S2O3  H 2 SO4đ t


(c) Al4C3  H 2O 


(d) Cu  HCl  O2 

0

Số phản ứng sinh ra đơn chất là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp bột X (gồm Al và một oxit sắt) sau phản ứng thu
được 92,35 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong vẫn cịn
phần khơng tan Z và thu được 8,4 lít khí E (đktc). Cho 1 lượng chất Z tan hồn tồn trong dung
4

>>Truy cập: để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

1/25


dịch H2SO4 đặc nóng cần vừa đủ 60 gam H2SO4 98%. Khối lượng Al2O3 tạo thành có chứa trong
chất rắn Y là:
A. 40,8 gam

B. 48,96 gam
C. 24,48 gam
D. 38,08 gam
Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO-CH2-CH=CH-CH2OH. Đốt cháy hoàn
toàn m gam hỗn hợp X rồi dẫn sản phẩm cháy cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thấy
tạo ra 20 gam kết tủa dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Cô cạn dung
dịch Y rồi nung chất rắn đến khối lượng khơng đổi rồi đem cân thì thấy cân được 5,6 gam. Giá trị
của m là:
A. 8,2
B. 5,4
C. 8,8
D. 7,2
Câu 7: Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau. Cho m gam
X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối) và (m – 14,7)
gam hỗn hợp hơi gồm 2 anđehit no, đồng đẳng kế tiếp, có tỉ khối hơi so với H2 bằng 24,625. Cô
cạn dung dịch Y thu được (m – 3,7) gam chất rắn. Công thức cấu tạo của hai este là
A. HCOO-CH=CH-CH3 và CH3-COO-CH=CH2.
B. HCOO-C(CH3)=CH2 và HCOO-CH=CH-CH3.
C. CH3-COOCH=CH-CH3 và CH3-COO-C(CH3)=CH2.
D. C2H5-COO-CH=CH2 và CH3-COO-CH=CH-CH3.
Câu 8: Trong phương pháp thuỷ luyện dùng điều chế Ag từ quặng chứa Ag2S, cần dùng thêm
A. dung dịch HCl đặc và Zn.

B. dung dịch H2SO4 đặc, nóng và Zn.

C. dung dịch HNO3 đặc và Zn.

D. dung dịch NaCN và Zn.

Câu 9: Hỗn hợp X gồm anđehit Y, axit cacboxylic Z, este T. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần

0,625 mol O2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol nước. Cho Y trong 0,2 mol X tác dụng với
dung dịch AgNO3 dư trong NH3, đun nóng sau phản ứng được m gam Ag ( hiệu suất phản ứng
100%). Giá trị lớn nhất của m là:
A. 21,6.
B. 10,8.
C. 16,2.
D. 32,4.
Câu 10: Xà phịng hố 3,52 gam este X được tạo ra từ axit đơn chức và ancol đơn chức bằng
dung dịch NaOH vừa đủ được muối Y và ancol Z. Nung nóng Y với oxi thu được 2,12 gam muối,
khí CO2 và hơi nước. Ancol Z được chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na
vừa đủ thu được khí H2 có số mol bằng nửa số mol ancol phản ứng và 1,36 gam muối. Phần 2 cho
tác dụng với CuO dư, nung nóng được chất hữu cơ T có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo
của X là:
A. HCOOC2H5

B. CH3COOCH=CH2

C. CH3COOC2H5

D. C2H5COOCH3

Câu 11: Biết rằng màu sắc chất chỉ thị màu tổng hợp tương ứng môi trường dung dịch như sau:

>>Truy cập: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

2/25


Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, ZnSO4 thu được dung dịch X. Khi
nhúng giấy chỉ thị màu tổng hợp vào dung dịch X thì giấy chỉ thị màu không thể chuyển màu

thành
A. cam

B. vàng nhạt

C. lục đậm

D. đỏ

Câu 12: Trong thành phần của thuốc chuột có hợp chất của photpho là Zn3P2. Khi bả chuột bằng
loại thuốc này thì chuột thường chết gần nguồn nước bởi vì khi Zn3P2 vào dạ dày chuột thì sẽ hấp
thu một lượng nước lớn và sinh ra đồng thời lượng lớn khí X và kết tủa Y khiến cho dạ dày chuột
vỡ ra. Phát biểu nào sau đây khơng đúng?
A. Khí X thường xuất hiện ở các nghĩa trang, dễ bốc cháy tạo thành ngọn lửa lập lịe
B. Khí X có thể được điều chế trực tiếp từ các đơn chất ở nhiệt độ thường
C. Kết tủa Y có thể tan được trong dung dịch NaOH đặc
D. Kết tủa Y có thể tan trong dung dịch NH3
Câu 13: Trong số các polime: tơ nhện, xenlulozơ, sợi capron, nhựa PPF, poli isopren, len lơng
cừu, polivinilaxetat, số chất khơng bị đeplolyme hóa khi tiếp xúc với dung dịch kiềm là:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 14: Số liên kết  (xích ma) có trong một phân tử propen là
A. 10.


B. 7.

C. 8.

D. 6.

Câu 15: Dung dịch A chứa các cation gồm Mg2+, Ba2+, Ca2+ và các anion gồm Cl- và NO3-. Thêm
từ từ dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho tới khi lượng kết tủa thu được lớn nhất thì dừng
lại, lúc này người đo được lượng dung dịch Na2CO3 đã dùng là 250ml. Tổng số mol các anion có
trong dung dịch A là:
A. 0,25

B. 0,75

C. 0,5

D. 1,0

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức X 1, X2 (đều bậc I, cùng số
nguyên tử cacbon trong phân tử, X1 là amin no mạch hở và phân tử X1 nhiều hơn phân tử X2 hai
nguyên tử H) thu được 0,1 mol CO2. Mặt khác cho toàn bộ lượng X trên tác dụng với dung dịch
HNO2 sinh ra 0,05 mol N2. Trong các khẳng định sau có bao nhiêu khẳng định đúng?
(1) Trong phân tử X2 có 7 liên kết  và 1 liên kết 
(2) Cả X1 và X2 phản ứng được với HNO2 cho sản phẩm hữu cơ tham gia phản ứng tráng bạc
(3) Lực bazơ của X2 lớn hơn lực bazơ của X1
(4) X1 và X2 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử
A. 1

B. 2


C. 3

D. 4

Câu 17: Cho các hợp chất sau:
(a) HOCH2-CH2OH ;

(b) HOCH2-CH2-CH2OH ;

(c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH ;

(d) CH3-CH(OH)-CH2OH ;

(e) CH3-CH2OH ;

(f) CH3-O-CH2CH3.

Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là
>>Truy cập: để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

3/25


A. (c), (d), (e).

B. (c), (d), (f).

C. (a), (b), (c).

D. (a), (c), (d).


Câu 18: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng cịn lại
8,32 gam chất rắn khơng tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn
khan. Giá trị của m là:
A. 103,67.

B. 43,84.

C. 70,24.

D. 55,44.

Câu 19: Quan sát sơ đồ thí nghiệm

Phát biểu nào sau đây khơng đúng khi nói về q trình điều chế HNO3?
A.
Bản chất của quá trình điều chế HNO3 là một phản ứng trao đổi ion
B.
HNO3 sinh ra trong bình cầu là dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng
tụ
C.
Quá trình phản ứng là một quá trình thuận nghịch, chiều thuận là
chiều thu nhiệt
D.
Do hơi HNO3 có phân tử khối nặng hơn khơng khí nên mới thiết kế
ống dẫn hướng xuống
Câu 20: Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H2. Lấy a mol hỗn hợp X cho
qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y
rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 15 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi giảm 3,9 gam. Giá trị của a là

A. 0,1.

B. 0,5.

C. 0,25.

D. 0,15.

Câu 21: Thực hiện phản ứng este hóa giữa 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH. Sau mỗi lần hai
giờ xác định số mol axit còn lại, kết quả như sau :
t (giờ)

2

4

6

8

10

12

14

16

naxit
(cịn)


0,570

0,420

0,370

0,340

0,335

0,333

0,333

0,333

Hiệu suất của phản ứng este hóa đạt giá trị cực đại là :
A. 88,8%
B. 33,3%
C. 66,7%
D. 55,0%
Câu 22: Một trong những ưu điểm của chất giặt rửa tổng hợp so với xà phòng khi dùng để làm
sạch các vết dơ trên quần áo là:
>>Truy cập: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

4/25


A. tác dụng tẩy trắng mạnh hơn xà phịng


B. có thể dùng chung với nước cứng

C. tạo ra mùi thơm hơn trên quần áo

D. chất giặt rửa có thể bám lâu trên quần áo hơn

Câu 23: Lần lượt tiến hành thí nghiệm với phenol
theo thứ tự các hình (A), (B), (C) như hình bên. Kết
thúc thí nghiệm C, hiện tượng xảy ra là :
A. có hiện tượng tách lớp dung dịch
B. xuất hiện kết tủa trắng
C. có khí khơng màu thoát ra
D. dung dịch đổi màu thành vàng nâu
Câu 24: Hỗn hợp bột kim loại X và bột oxit Y khi xảy ra
phản ứng sẽ tự toả nhiệt với hiệu ứng nhiệt của phản ứng rất
lớn, nâng nhiệt độ của hệ đến nhiệt độ nóng chảy của kim loại
X vào khoảng 35000C. Phần oxit kim loại X nổi thành xỉ trên
bề mặt kim loại Y lỏng. Lợi dụng phản ứng này để thực hiện
quá trình hàn kim loại, nhất là đầu nối của các thanh ray trên
đường xe lửa. Kim loại X và oxit Y lần lượt là:
A. Al và Fe2O3
B. Al và Fe3O4
C. Fe và Al 2O3

D. Al và FeO

Câu 25: Một loại đá vơi có chứa 80% CaCO3, 10,2% Al2O3 và 9,8% Fe2O3 về khối lượng. Nung
đá ở nhiệt độ cao ta thu được chất rắng có khối lượng bằng 73,6% khối lượng đá trước khi nung.
Hiệu suất của quá trình phân hủy CaCO3 là:

A. 37,5%

B. 75%

C. 62,5%

D. 8,25%

Câu 26: Khi cho từ từ dung dịch NH4Cl vào dung dịch muối aluminat của natri trên ngọn lửa đèn
cồn thì hiện tượng thu được:
A. xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan và có bọt khí bay ra
B. xuất hiện kết tủa trắng khơng tan và có bọt khí bay ra
C. xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan, khơng có bọt khí bay ra
D. xuất hiện kết tủa trắng khơng tan, khơng có bọt khí bay ra
Câu 27: Khí X là một chất khí gần như trơ ở nhiệt độ thường, được sinh ra khi thổi amoniac qua
bột CuO. Vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn:
A. X nằm ở chu kì 2 nhóm VA

B. X nằm ở chu kì 3 nhóm VA

C. X nằm ở chu kì 2 nhóm IVA

D. X nằm ở chu kì 3 nhóm IVA

Câu 28: Cho các thí nghiệm
(1) Dẫn khí H2S dư qua dung dịch CuCl2
(2) Dẫn khí CO2 dư qua dung dịch Ca(OH)2
(3) Dẫn khí NH3 dư qua dung dịch Al(NO3)3
(4) Dẫn hỗn hợp khí C2H2 và NH3 dư qua dung dịch AgNO3
Số trường hợp thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng là:

>>Truy cập: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

5/25


A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 29: Một peptit có cơng thức phân tử
H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(CH(CH3)2)-CONH-CH2COOH
Khi thủy phân peptit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp các amino axit, dipeptit,
tripeptit và tetrapeptit . Khối lượng phân tử nào dưới đây không ứng với bất kì sản phẩm nào ở
trên?
A. 188

B. 146

C. 231

D. 189

Câu 30: Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết
thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai
khí khơng màu, trong đó có một khí hóa nâu trong khơng khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2.
Giá trị của m là

A. 61,375.

B. 64,05.

C. 57,975.

D. 49,775.

Câu 31: A là hơ ̣p chất đươ ̣c tạo ra từ 3 ion có cùng cấu hình electron là 1s22s22p6. Hơ ̣p chất A là
thành phần chính của quặng nào sau đây ?
A. photphorit.
B. Đolomit.
C. Xiđêrit.
D. Criolit.
Câu 32: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
A.
điện phân dung dịch NaCl, khơng có màng ngăn điện cực.
B.
điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
C.
điện phân NaCl nóng chảy.
D.
điện phân dung dịch NaNO3, khơng có màng ngăn điện cực.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây sai về axit nitric?
A. Dung dịch HNO3 đặc khơng hịa tan được Fe ở nhiệt độ thường
B. Độ bền của HNO3 kém hơn so với H3PO4
C. Trong phịng thí nghiệm, HNO3 được điều chế bằng phương pháp sunfat
D. Hỗn hợp dung dịch HCl và HNO3 theo tỉ lệ thể tích 1 : 3 có thể hịa tan được vàng
Câu 34: Cho 1,69 gam một oleum có cơng thức H2SO4.3SO3 vào nước dư thu được dung dịch X.
Để trung hòa dung dịch X cần dùng vừa đủ V lít dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là:

A. 20

B. 40

C. 80

D. 10

Câu 35: Thủy phân 4,3 gam poli(vinyl axetat) trong môi trường kiềm thu được 2,62 gam polime.
Hiệu suất của phản ứng thủy phân là
A. 60%.

B. 80%.

C. 75%.

D. 85%.

Câu 36: Chất nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom?
A. axit axetic

B. axit acrylic

C. etilen glicol

D. axit oxalic

Câu 37: Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng thuộc phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y
có electron cuối cùng thuộc phân lớp p. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử của X và Y là
20. Bản chất của liên kết hóa học trong hợp chất X – Y là:

A. sự góp chung đơi electron
>>Truy cập: để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

6/25


B. sự góp đơi electron từ một ngun tử
C. sự tương tác yếu giữa hai nguyên tử có chênh lệch độ âm điện lớn
D. lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu
Câu 38: Cho các chất sau: propen; isobutilen; propin; buta-1,3-đien; stiren và etilen. Số chất khi
tác dụng với HBr theo tỷ lệ mol 1 : 1 cho 2 sản phẩm là:
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 39: Ứng với cơng thức C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch
NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Câu 40: Thuốc lá là một chi thực vật gồm nhiều loài mà lá cây của chúng sau khi phơi khơ có thể

dùng để sản xuất thành thuốc lá điếu, thuốc lào, xì gà,…Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, liên
quan đến nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư vòm họng, các bệnh về tim
mạch… Chất độc hại gây ra bệnh ung thư có trong thuốc lá có tên là:
A. cafein
B. nicotin
C. moocphin
D. heroin
Câu 41: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp.
Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO (điều kiện tiêu chuẩn) sau một thời gian thu được
chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch
HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít NO (điều kiện tiêu chuẩn, sản phẩm khử duy
nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị của m gần với giá trị nào
sau đây nhất?
A. 42,5
B. 35,0
C. 38,5
D. 40,5
Câu 42: Chất được dùng để tẩy trắng nước đường trong quá trình sản xuất đường saccarozơ từ
cây mía là:
A. clorua vơi.
B. khí sufurơ.
C. nước gia-ven
D. khí clo
Câu 43: Điện phân dung dịch hỗn hợp HCl và 0,4 mol CuNO3 với điện cực trơ, cường độ dòng
điện không đổi I=10A trong khoảng thời gian t(s). Ở anot thu được hỗn hợp khí. Nhúng thanh Fe
vào dung dịch sau phản ứng đến khi phản ứng xảy ra hoàn tồn có khí NO duy nhất thốt
ra đồng thời thanh Fe tăng 1,2g. Giá trị của t là?
A 772 (s)
B 1544 (s)
C 2316 (s)

D 386 (s)
Câu 44: Thổi hỗn hợp khí chứa CO và H 2 qua m gam hỗn hợp gồm Fe 3 O4 và CuO có tỉ lệ số
mol là 1 : 2. Sau phản ứng thu được 10,4 gam hỗn hợp chất rắn A. Hịa tan hồn tồn A trong
dung dịch HNO3 lỗng dư thu được 0,05 mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m gần
với giá trị nào sau đây đúng?
A. 10,5 gam
B. 11,5 gam

C. 12,5 gam

D. 13,5 gam

Câu 45 : Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ.
A. propan-1-ol.
B. propan-2-ol.
C. xiclopropan.
D. Cumen
Câu 46: Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một amino axid X mạch hở, trong phân tử
chỉ chứa 1 nhóm amino. Phần trăm khối lượng nitơ trong X bằng 18,67%. Thủy phân khơng hồn
tồn 8,389 gam hỗn hợp K gồm hai peptit M, Q trong dug dịch HCl thu được 0,945 gam tripeptit
M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Tỉ lệ về số mol tripeptit M và tetrapeptit Q trong hỗn hợp K
là:
A. 1 : 2
B. 3 : 2
C. 1 : 1
D. 2 : 1
>>Truy cập: để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

7/25



Câu 47: Một nha sĩ đã gắn một nắp đậy bằng vàng (răng bịt vàng) lên một cái răng kề bên cái
răng được trám (bằng hỗn hống Hg-Sn). Cái răng bịt vàng trở thành cực dương của pin và có
dịng điện đi từ răng bịt vàng đến răng trám (Sn) đóng vai trị cực âm. Do đó bệnh nhân thấy khó
0
0
chịu kéo dài. Biết các thế điện E Sn2  / Sn  1,14V , E Au 3 / Au  1,5V

chỗ trám

dịng e

nắp đậy
bằng vàng

Dựa vào hình vẽ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Có thể giảm được hiện tượng khó chịu bằng cách thay thiếc bằng một kim loại hoạt động
hơn.
B. Miếng vàng bị hòa tan.
C. Chỗ trám là catot của pin
D. Miếng thiếc bị oxi hóa.
Câu 48: Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế etanol trong phịng thí nghiệm:
A. Thủy phân dẫn xuất halogen(C2H5Br) bằng dung dịch kiềm
B. Cho etilen hợp nước (xúc tác axit)
C. Khử andehit(CH3CHO) bằng H2
D. Thủy phân este CH3COOC2H5(xúc tác axit)
Câu 49: Khi thủy phân đến cùng xenlulozơ thì thu được sản phẩm :
A. -glucozơ
B. -glucozơ
C. -fructozơ

D. -fructozơ
Câu 50: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các amino axit ở điều kiện thường đều là chất rắn dạng tinh thể
B. Liên kết giữa nhóm CO và nhóm NH giữa các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit
C. Các peptit đều có phản ứng màu biure
D. Trong phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit

>>Truy cập: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

8/25


LỜI GIẢI CHI TIẾT CỦA ĐỀ
Câu 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch Cr2 (SO4)3 và 6 giọt dung dịch NaOH 2M. Ly tâm, gạn bỏ
dung dịch, còn lại kết tủa tiếp tục cho từ từ dung dịch NaOH 2M đến dư. Sau đó cho tiếp 5 giọt H 2O2 đun
nóng thì hiện tượng xảy ra là:
A. kết tủa tan dần, dung dịch có màu vàng
B. kết tủa tan dần, dung dịch có màu da cam
C. kết tủa khơng tan, dung dịch có màu vàng
D. kết tủa khơng tan, dung dịch có màu da cam
Giải:
Sau phản ứng đầu tạo kết tủa Cr(OH)3 và
6NaOH + Cr2(SO4)3 -> 3Na2SO4 + 2Cr(OH)3
Sau đó chỉ lấy Cr(OH)3 tác dụng tiếp với NaOH tới dư:
Cr(OH)3 + NaOH ---> NaCrO2 + 2H2O
Sau đó kết tủa tan:
2 NaCrO2 + 2 NaOH + 3 H2O2 -> 2 Na2CrO4 + 4 H2O
Tạo ra ion CrO4(2-) màu vàng
=> Đáp án A
Câu 2:Hấp thụ hồn tồn 7,84 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH xM. Sau

phản ứng làm bay hơi nước của dung dịch thu được 37,5 gam chất rắn. Xác định x?
A. 0,5
B. 1,8
C. 1,5
D. 1,0
Giải:
Số mol CO2 = 0,35
Số mol NaOH = 0,2 và mol KOH = 0,2x ==> mol OH- = 0,2 + 0,2x.
TH 1 : Nếu OH- dư ==> thu được muối M2CO3 ==> mol OH- > 2*mol CO2: 0,2 +0,2x >
0,7 ==> x > 2,5 ==> loại, không có đáp ánTH 2 : Nếu thu được 2 muối : M2CO3 a mol và MHCO3 b mol
CO2 + 2 MOH ---> M2CO3 + H2O
a----------------------------------a
CO2 + MOH ---> MHCO3
b----------------------b
mol C = mol CO2 = a + b = 0,35 (1)
mol M = mol MOH = 2a + b = 0,2+0,2x (2)
Bảo toàn khối lượng: 44*0,35 + 40*0,2 + 56*0,2x = 37,5 + 18a ==> 11,2x - 18a = 14,1
>>Truy cập: để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

9/25


(3)
(1), (2). (3) => a = 0,25 và b = 0,1 và x = 1,5
=> Đáp án C
Câu 3: Xi măng Pooclăng được sản xuất bằng cách nghiền nhỏ các nguyên liệu bằng phương pháp khô
hoặc phương pháp ướt, rồi nung hỗn hợp trong lò quay hoặc lò đứng ở 1400 − 1600 0C. Sau khi nung, thu
được hỗn hợp màu xám gọi là clanhke. Dưới đây là sơ đồ quay sản xuất clanke

Thành phần hóa học của các sản phẩm ra khỏi lò quay là:

A. hỗn hợp CaO.Al2O3, CaO.SiO2
B. hỗn hợp CaO.MgO, CaCO3
C. hỗn hợp CaO.SiO2, MgO.SiO2
D. hỗn hợp CaO.SiO2, CaCO3
Giải:
hỗn hợp thu được là là hỗn hợp CaO.Al2O3, CaO.SiO2
=> Đáp án A
Câu 4: Cho các phản ứng :


(a) Ag  O3 


(b) Na2 S2O3  H 2 SO4đ t


(c) Al4C3  H 2O 


(d) Cu  HCl  O2 

Số phản ứng sinh ra đơn chất là:
A. 1
B. 2
Giải:

0

C. 3


D. 4

chỉ có phản ứng A tạo O2 là đơn chất
=> Đáp án A
Câu 5: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp bột X (gồm Al và một oxit sắt) sau phản ứng thu được
92,35 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong vẫn cịn phần khơng tan

>>Truy cập: để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

10/25


Z và thu được 8,4 lít khí E (đktc). Cho 1 lượng chất Z tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng cần
4

vừa đủ 60 gam H2SO4 98%. Khối lượng Al2O3 tạo thành có chứa trong chất rắn Y là:
A. 40,8 gam
B. 48,96 gam
C. 24,48 gam
D. 38,08 gam
Giải:
2Al +(3/y)FexOy −> Al2O3 + (3x/y)Fe (1)Al+NaOH+H2O−−>NaAlO2+(3/2)H2
0,25 -------------------------------------------0,375 (mol)
Al2O3+2NaOH−−>2NaAlO2+H2O-> m Al dư = 6,75 (g)n H2SO4 = 0,6
(mol)2Fe+6H2SO4−−>Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
0,2 <-----0,6 (mol)
-> n Fe tạo thành từ (1) = 0,2.4 = 0,8 (mol)
-> m Fe (1) = 44,8 (g)
-> m Al2O3 = 92,35 - 6,75 - 44,8 = 40,8 (g)
=> Đáp án A

Câu 6:Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO-CH2-CH=CH-CH2OH. Đốt cháy hoàn toàn m
gam hỗn hợp X rồi dẫn sản phẩm cháy cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2 thấy tạo ra 20 gam
kết tủa dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn
đến khối lượng khơng đổi rồi đem cân thì thấy cân được 5,6 gam. Giá trị của m là:
A. 8,2
B. 5,4
C. 8,8
D. 7,2
Giải:

Để ý rằng phân tử khối của cả 3 chất đều là 88 và cả 3 chất đều có 4C
Ta có:
CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo ra CaCO3 kết tủa 0,2 mol và 0,1 mol CaO (sau khi cơ cạn
=> nCa(HCO3)2 = nCaO = 0,1 mol
Bảo tồn C:
nCo2 = 0,2 + 0,1.2 = 0,4
=> nx = 1/4 . nCO2 = 0,1 mol
=> m = 0,1 . 88 = 8,8
=> Đáp án C
Câu 7:Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau. Cho m gam X phản
ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối) và (m – 14,7) gam hỗn hợp hơi
gồm 2 anđehit no, đồng đẳng kế tiếp, có tỉ khối hơi so với H2 bằng 24,625. Cô cạn dung dịch Y thu được
(m – 3,7) gam chất rắn. Công thức cấu tạo của hai este là
A. HCOO-CH=CH-CH3 và CH3-COO-CH=CH2.
B. HCOO-C(CH3)=CH2 và HCOO-CH=CH-CH3.
C. CH3-COOCH=CH-CH3 và CH3-COO-C(CH3)=CH2.
>>Truy cập: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

11/25



D. C2H5-COO-CH=CH2 và CH3-COO-CH=CH-CH3.
Giải:
Gọi số mol cả 4 chất trong phương trình dưới là a, bảo tồn khối lượng ta có:
Este + NaOH -> muối
m

40a

+

m - 3,7

anđehit
m - 14,7

=> m + 40a = m - 3,7 + m - 14,7 <=> m - 40a = 18,4
Lại có phương trình: m - 14,7 = 49,25.a
=> m = 34,4 và a = 0,4 mol
Từ đây kết hợp với dữ kiện 2 anđehit no đồng đẳng kế tiếp, dễ dàng tìm ra 2 este là HCOO-CH=CHCH3 và CH3-COO-CH=CH2.
=> Đáp án A
Câu 8: Trong phương pháp thuỷ luyện dùng điều chế Ag từ quặng chứa Ag 2S, cần dùng thêm
A. dung dịch HCl đặc và Zn.

B. dung dịch H2SO4 đặc, nóng và Zn.

C. dung dịch HNO3 đặc và Zn.

D. dung dịch NaCN và Zn.


Giải:
Cần dùng thêm dung dịch HNO3 đặc và Zn.
=> Đáp án C
Câu 9:Hỗn hợp X gồm anđehit Y, axit cacboxylic Z, este T. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol
O2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol nước. Cho Y trong 0,2 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3
dư trong NH3, đun nóng sau phản ứng được m gam Ag ( hiệu suất phản ứng 100%). Giá trị lớn nhất của
m là:
A. 21,6.
B. 10,8.
C. 16,2.
D. 32,4.
Giải:
Nhận thấy số mol CO2 = số mol H2O mà mỗi chất X,Y,Z phải chứa tối thiểu 1 nối đôi nên chúng đều thuộc dãy no, đơn chức
Đăc biệt 2 chất Z, T có thể gộp chung cơng thức là chất H : CnH2nO2 với x mol và andehit CmH2mO với y mol
Giải hệ x + y = 0.2 và bảo tồn O có 2x + y = 0.525*3 - 0.625*2
Có x = 0.075 mol , y = 0.125 mol
Số mol của CO2 = 0.075n + 0.125m =0.525
Hay 3n +5m = 21
Kẻ bảng biện luận có n = 2 va m = 3

Câu 10:Xà phịng hố 3,52 gam este X được tạo ra từ axit đơn chức và ancol đơn chức bằng dung dịch
NaOH vừa đủ được muối Y và ancol Z. Nung nóng Y với oxi thu được 2,12 gam muối, khí CO2 và hơi
nước. Ancol Z được chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ thu được khí H2 có
>>Truy cập: để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

12/25


số mol bằng nửa số mol ancol phản ứng và 1,36 gam muối. Phần 2 cho tác dụng với CuO dư, nung nóng
được chất hữu cơ T có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là:

A. HCOOC2H5

B. CH3COOCH=CH2

C. CH3COOC2H5

D. C2H5COOCH3

Giải:
Dễ thấy muối thu được là Na2CO3 với số mol 0,02
=> nNaOH = 0,04 mol
=> n Ancol = 0,04 mol
Phần 1 tác dụng với Na vừa đủ => 0,02 mol rượu thu được số gam muối là 1,36
=> M = 68
=> C2H5ONa
Lại có M este = 3,52 : 0,04 = 88
=> CH3COOC2H5
=> Đáp án C
Câu 11: Biết rằng màu sắc chất chỉ thị màu tổng hợp tương ứng môi trường dung dịch như sau:

Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, ZnSO4 thu được dung dịch X. Khi nhúng giấy
chỉ thị màu tổng hợp vào dung dịch X thì giấy chỉ thị màu khơng thể chuyển màu thành
A. cam

B. vàng nhạt

C. lục đậm

D. đỏ


Giải:
khơng thể có màu lục đậm vì cả 3 đều là kim loại có thể bị điện phân, 3 gốc axit đều không bị điện phân
(phải điện phân nước thay thế) nên sinh ra H+ => màng vàng, cam ...
=> Đáp án C
Câu 12: Trong thành phần của thuốc chuột có hợp chất của photpho là Zn3P2. Khi bả chuột bằng loại
thuốc này thì chuột thường chết gần nguồn nước bởi vì khi Zn3P2 vào dạ dày chuột thì sẽ hấp thu một
lượng nước lớn và sinh ra đồng thời lượng lớn khí X và kết tủa Y khiến cho dạ dày chuột vỡ ra. Phát biểu
nào sau đây khơng đúng?
A. Khí X thường xuất hiện ở các nghĩa trang, dễ bốc cháy tạo thành ngọn lửa lập lịe
B. Khí X có thể được điều chế trực tiếp từ các đơn chất ở nhiệt độ thường
C. Kết tủa Y có thể tan được trong dung dịch NaOH đặc
D. Kết tủa Y có thể tan trong dung dịch NH3
Giải:
Phản ứng: Zn3P2 + 6H2O ------> 3Zn(OH)2 + 2PH3
Cũng giống NH3, PH3 không thể điều chế từ đơn chất ở nhiệt độ thường nên B sai
=> Đáp án b
>>Truy cập: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

13/25


Câu 13: Trong số các polime: tơ nhện, xenlulozơ, sợi capron, nhựa PPF, poli isopren, len lông cừu,
polivinilaxetat, số chất khơng bị đeplolyme hóa khi tiếp xúc với dung dịch kiềm là:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5


Giải:
Các polime không bị depolyme hóa (Tức là khơng tác dụng) với kiềm là PPF, poli isopren
=> Đáp án A
Câu 14:Số liên kết  (xích ma) có trong một phân tử propen là
A. 10.

B. 7.

C. 8.

D. 6.

Giải:
propen có cơng thức C3H6:
CH3-CH=CH2
=> có 6 liên kết xích ma giữa C với H và 2 liên kết xích ma C-C
=> 8 liên kết xích ma
=> Đáp án C
Câu 15: Dung dịch A chứa các cation gồm Mg2+, Ba2+, Ca2+ và các anion gồm Cl- và NO3 -. Thêm từ từ
dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho tới khi lượng kết tủa thu được lớn nhất thì dừng lại, lúc này
người đo được lượng dung dịch Na2CO3 đã dùng là 250ml. Tổng số mol các anion có trong dung dịch A
là:
A. 0,25

B. 0,75

C. 0,5

D. 1,0


Giải:
Chú ý cả 3 cation đều kết tủa với CO3(2-), theo bài ra số mol CO3(2-) là 0,25 mol
=> tổng số mol anion sẽ là 0,5 mol
=> Đáp án C
Câu 16:Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức X1, X2 (đều bậc I, cùng số nguyên tử
cacbon trong phân tử, X1 là amin no mạch hở và phân tử X1 nhiều hơn phân tử X2 hai nguyên tử H) thu
được 0,1 mol CO2. Mặt khác cho toàn bộ lượng X trên tác dụng với dung dịch HNO 2 sinh ra 0,05 mol N2.
Trong các khẳng định sau có bao nhiêu khẳng định đúng?
(1) Trong phân tử X2 có 7 liên kết  và 1 liên kết 
(2) Cả X1 và X2 phản ứng được với HNO2 cho sản phẩm hữu cơ tham gia phản ứng tráng bạc
(3) Lực bazơ của X2 lớn hơn lực bazơ của X1
(4) X1 và X2 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Giải:
Theo bài ra, vì số mol N2 = 1/2 số mol CO2 nên dễ thấy 2 amin đó là CH3-CH2-NH2 và CH2=CH-NH2
=> ý số 1 và 4 đúng
=> Đáp án B
Câu 17:Cho các hợp chất sau:
(a) HOCH2-CH2OH ;

(b) HOCH2-CH2-CH2OH ;


>>Truy cập: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

14/25


(c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH ;

(d) CH3-CH(OH)-CH2OH ;

(e) CH3-CH2OH ;

(f) CH3-O-CH2CH3.

Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là
A. (c), (d), (e).

B. (c), (d), (f).

C. (a), (b), (c).

D. (a), (c), (d).

Giải:
Tác dụng với Na: Loại f
Tác dụng với Cu(OH)2: loại e, b,
=> các chất thỏa mãn là a, c, d
=> Đáp án D
Câu 18:Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3 O4 trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng cịn lại 8,32
gam chất rắn khơng tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị
của m là:

A. 103,67.

B. 43,84.

C. 70,24.

D. 55,44.

Giải:
Ta có 8,32 chất rắn khơng tan là Cu Và Cu khử tồn bộ Fe(3+)thành Fe(+2)
Ta có theo bảo tồn e
Cu(lựong pứ) từ 0 lên Cu+2 ;Fe từ =+8/3 thành Fe +2 (giả sử là tồn tại Fe có SOXH=8/3)
trong hh nCu = x; nFe3O4 = y
ta có 2(x - 0,13) = 2y
và 135x + 3y.127 = 61,92 (muối khan)
x = 0,25.y = 0,12
m = 43,84
=> Đáp án B
Câu 19:Quan sát sơ đồ thí nghiệm

Phát biểu nào sau đây khơng đúng khi nói về q trình điều chế HNO3 ?
A. Bản chất của quá trình điều chế HNO3 là một phản ứng trao đổi ion
>>Truy cập: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

15/25


B. HNO3 sinh ra trong bình cầu là dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ
C. Quá trình phản ứng là một quá trình thuận nghịch, chiều thuận là chiều thu nhiệt
D. Do hơi HNO3 có phân tử khối nặng hơn khơng khí nên mới thiết kế ống dẫn hướng xuống

Giải:
ý C Quá trình phản ứng là một quá trình thuận nghịch, chiều thuận là chiều thu nhiệt hiển nhiên sai,
đây là phản ứng một chiều và khơng có chiều ngược lại
=> Đáp án C
Câu 20: Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H 2. Lấy a mol hỗn hợp X cho qua Ni,
đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ hết
sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam kết tủa
và khối lượng dung dịch nước vôi giảm 3,9 gam. Giá trị của a là
A. 0,1.

B. 0,5.

C. 0,25.

D. 0,15.

Giải:
Do hỗn hợp my = mx nên đốt Y giống đốt X
Đặt H2 x mol C2H2 y mol CH2O z mol
CH2O2 t mol + O2 => CO2 0.15mol + H2O 0.25mol
a = x + y + z + t = 0.25 (Bảo toàn nguyên tố H)
=> Đáp án C
Câu 21:Thực hiện phản ứng este hóa giữa 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH. Sau mỗi lần hai giờ xác
định số mol axit còn lại, kết quả như sau :
t (giờ)

2

4


6

8

10

12

14

16

naxit (cịn)

0,570

0,420

0,370

0,340

0,335

0,333

0,333

0,333


Hiệu suất của phản ứng este hóa đạt giá trị cực đại là :
A. 88,8%
B. 33,3%
C. 66,7%
Giải:
Hiệu suất cực đại là (1 - 33,3%) : 1 = 66,7%

D. 55,0%

=> Đáp án C
Câu 22: Một trong những ưu điểm của chất giặt rửa tổng hợp so với xà phòng khi dùng để làm sạch các
vết dơ trên quần áo là:
A. tác dụng tẩy trắng mạnh hơn xà phịng

B. có thể dùng chung với nước cứng

C. tạo ra mùi thơm hơn trên quần áo

D. chất giặt rửa có thể bám lâu trên quần áo hơn

Giải:
Ưu điểm của chất giặt rửa tổng hợp là có thể dùng chung với nước cứng, vì chúng ít bị kết tủa bởi ion
canxi
=> Đáp án B
Câu 23: Lần lượt tiến hành thí nghiệm với phenol theo thứ
tự các hình (A), (B), (C) như hình bên. Kết thúc thí
nghiệm C, hiện tượng xảy ra là :
>>Truy cập: để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

16/25



A. có hiện tượng tách lớp dung dịch
B. xuất hiện kết tủa trắng
C. có khí khơng màu thốt ra
D. dung dịch đổi màu thành vàng nâu
Giải:
Ban đầu phenol trong nước kết tủa trắng
Sau đó cho tác dụng với NaOH sẽ tạo muối C6H5ONa
Sục CO2 vào xảy ra phản ứng
CO2 + H2O + C6H5ONa -> C6H5OH + NaHCO3
=> Cuối cùng sẽ có kết tủa trắng của phenol
=> Đáo án B
Câu 24: Hỗn hợp bột kim loại X và bột oxit Y khi xảy ra phản ứng
sẽ tự toả nhiệt với hiệu ứng nhiệt của phản ứng rất lớn, nâng nhiệt
độ của hệ đến nhiệt độ nóng chảy của kim loại X vào khoảng
35000C. Phần oxit kim loại X nổi thành xỉ trên bề mặt kim loại Y
lỏng. Lợi dụng phản ứng này để thực hiện quá trình hàn kim loại,
nhất là đầu nối của các thanh ray trên đường xe lửa. Kim loại X và
oxit Y lần lượt là:
A.Al và Fe2O3

B.Al và Fe3O4

C.Fe và Al 2O3

D. Al và FeO

Giải:
đây là một ứng dụng của phản ứng nhiệt nhôm, gọi là hàn nhiệt nhơm, kim loại X là Al và oxit chính là

Fe2O3
=> Đáp án A
Câu 25: Một loại đá vơi có chứa 80% CaCO3, 10,2% Al2O3 và 9,8% Fe2O3 về khối lượng. Nung đá ở
nhiệt độ cao ta thu được chất rắng có khối lượng bằng 73,6% khối lượng đá trước khi nung. Hiệu suất của
quá trình phân hủy CaCO3 là:
A. 37,5%

B. 75%

C. 62,5%

D. 8,25%

Giải:
Gọi m (g) là khốI lượng ban đầu của đá
mCaCO3 = 80%m = 0,8m
CaCO3 ----> CaO + CO2
Nhận thấy khối lượng đá giảm là do lượng khí CO2 sinh ra ở trên
m(giảm)= mCo2 = (100-78)m/100 = 0,22m
nCO2 = 0,22m/44 = 0,005m mol
CaCO3 ------> CaO + CO2
0,005m 0,005m 0,005m
>>Truy cập: để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

17/25


H% =[ (0,005m.100).100]/0,8m = 62,5%
=> Đáp án C
Câu 26: Khi cho từ từ dung dịch NH4Cl vào dung dịch muối aluminat của natri trên ngọn lửa đèn cồn thì

hiện tượng thu được:
A. xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan và có bọt khí bay ra
B. xuất hiện kết tủa trắng khơng tan và có bọt khí bay ra
C. xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan, khơng có bọt khí bay ra
D. xuất hiện kết tủa trắng khơng tan, khơng có bọt khí bay ra
Giải:
Hiện tượng đúng là xuất hiện kết tủa trắng không tan và có bọt khí bay ra
NH4Cl + NaAlO2 +H2O -> NH3 + NaCl +Al(OH)3.
=> Đáp án B
Câu 27: Khí X là một chất khí gần như trơ ở nhiệt độ thường, được sinh ra khi thổi amoniac qua bột
CuO. Vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hồn:
A. X nằm ở chu kì 2 nhóm VA

B. X nằm ở chu kì 3 nhóm VA

C. X nằm ở chu kì 2 nhóm IVA

D. X nằm ở chu kì 3 nhóm IVA

Giải:
X chính là nito.
Nito có số hiệu ngun tử là 7, nằm ở nhóm VA và chi kì 2
=> Đáp án A
Câu 28: Cho các thí nghiệm
(5) Dẫn khí H2S dư qua dung dịch CuCl2
(6) Dẫn khí CO2 dư qua dung dịch Ca(OH)2
(7) Dẫn khí NH3 dư qua dung dịch Al(NO3)3
(8) Dẫn hỗn hợp khí C2H2 và NH3 dư qua dung dịch AgNO3
Số trường hợp thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng là:
A. 1


B. 2

C. 3

D. 4

Giải:
Phản ứng 1 thu được CuS
phản ứng 2 CO2 dư nên khơng có kết tủa
Phản ứng 3 NH3 dư nên cho kết tủa max
Phản ứng 4 cho kết tủa vàng
=> Đáp án C
>>Truy cập: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

18/25


Câu 29: Một peptit có cơng thức phân tử
H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(CH(CH3)2)-CONH-CH2COOH
Khi thủy phân peptit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp các amino axit, dipeptit, tripeptit và
tetrapeptit . Khối lượng phân tử nào dưới đây khơng ứng với bất kì sản phẩm nào ở trên?
A. 188

B. 146

C. 231

D. 189


Giải:
Cách duy nhất là thử, tách riêng từng aa, dipeptit, tripeptit và tetrapeptit, ta sẽ tìm được khơng có sản
phẩm nào có M = 188
=> Đáp án A
Câu 30:Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc các
phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí khơng màu,
trong đó có một khí hóa nâu trong khơng khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là
A. 61,375.

B. 64,05.

C. 57,975.

D. 49,775.

Giải:
Tính được nZn = 0,375 mol; nNH4+ = 0,05 mol
Muối có ZnCl2 0,375 mol
NH4Cl 0,05 mol
NaCl 0,05 mol và KCl 0,1 mol
Suy ra m = 64,05 g
=> Đáp án B
Câu 31: A là hơ ̣p chất đươ ̣c tạo ra từ 3 ion có cùng cấu hình electron là 1s22s22p6 . Hơ ̣p chất A là thành
phần chính của quặng nào sau đây ?
A. photphorit.
B. Đolomit.
C. Xiđêrit.
D. Criolit.
Giải:
cấu hình đó là của khí hiếm Neon

=> 3 chất đó là Na, F, Al
Na3AlF6
=> Criolit
=> Đáp án D

Câu 32: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
E.
điện phân dung dịch NaCl, khơng có màng ngăn điện cực.
F.
điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
G.
điện phân NaCl nóng chảy.
H.
điện phân dung dịch NaNO3, khơng có màng ngăn điện cực.
>>Truy cập: để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

19/25


Giải:
Điều chế trong công nghiệp nên phải dùng nguyên vật liệu rẻ tiền, là NaCl, điện phân phải có màng ngăn
để không cho Cl2 sinh ra tác dụng ngược trở lại với NaOH
=> Đáp án B
Câu 33: Phát biểu nào sau đây sai về axit nitric?
A. Dung dịch HNO3 đặc khơng hịa tan được Fe ở nhiệt độ thường
B. Độ bền của HNO3 kém hơn so với H3PO4
C. Trong phòng thí nghiệm, HNO3 được điều chế bằng phương pháp sunfat
D. Hỗn hợp dung dịch HCl và HNO3 theo tỉ lệ thể tích 1 : 3 có thể hịa tan được vàng
Giải:
ý B sai vì nito hoạt động hơn P nên axit nirtric bền hơn

=> Đáp án B
Câu 34:Cho 1,69 gam một oleum có cơng thức H2SO4.3SO3 vào nước dư thu được dung dịch X. Để trung
hòa dung dịch X cần dùng vừa đủ V lít dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là:
A. 20

B. 40

C. 80

D. 10

Giải:
nH2SO4.3SO3 =1,69 /338 = 0,005(mol)
H2SO4.3SO3 + 3H2O -> 4H2SO4
0,005(mol) -------------------------------> 0,02(mol)
H2SO4 + 2NaOH -------------- > Na2SO4 + H2O
0,02(mol) ----- > 0,04(mol)
=> V NaOH = 0,04 / 2 =0,02(lít) = 20(ml)
=> Đáp án A
Câu 35:Thủy phân 4,3 gam poli(vinyl axetat) trong môi trường kiềm thu được 2,62 gam polime. Hiệu
suất của phản ứng thủy phân là
A. 60%.

B. 80%.

C. 75%.

D. 85%.

Giải:

(CH3COOCH-CH2-)n + nOH- ----> nCH3COO- + (CH2-CH(OH)-)n
bảo toàn khối lượng 4,3+ mOH- = 2,62 + mCH3COOHay 4,3+ 17nx= 2,62+ 59nx --> nx= 0,04 (x là mol polime thủy phân)
nPVA ban đầu: 4,3/86n= 0,05/n
nPVA pứ= x= 0,04/n
H= (0,04/n)/(0,05/n)= 80%
=> Đáp án B
>>Truy cập: để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

20/25


Câu 36:Chất nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom?
A. axit axetic

B. axit acrylic

C. etilen glicol

D. axit oxalic

Giải:
axit acrylic có nối đơi nên có thể làm mất màu dung dịch brom
=> Đáp án B

Câu 37: Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng thuộc phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có
electron cuối cùng thuộc phân lớp p. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử của X và Y là 20. Bản
chất của liên kết hóa học trong hợp chất X – Y là:
A. sự góp chung đơi electron
B. sự góp đơi electron từ một nguyên tử
C. sự tương tác yếu giữa hai nguyên tử có chênh lệch độ âm điện lớn

D. lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu
Giải:
X có e cuối cùng điền vào lớp s => nhóm IA, IIA. Lại có tổng số electron = 20
=> 9 và 11 (F và Na)
=> liên kết ion
=> Đáp án D
Câu 38:Cho các chất sau: propen; isobutilen; propin; buta-1,3-đien; stiren và etilen. Số chất khi tác dụng
với HBr theo tỷ lệ mol 1 : 1 cho 2 sản phẩm là:
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Giải:
Các chất cho 2 sản phẩm là propen, propin, stiren
=> Đáp án A
Câu 39: Ứng với công thức C2H7 O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa
phản ứng được với dung dịch HCl?
A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Giải:

Có 2 chất là muối amoni: CH3COONH4 và muối của amoni: HCOOCH3NH3
=> Đáp án B
Câu 40: Thuốc lá là một chi thực vật gồm nhiều loài mà lá cây của chúng sau khi phơi khơ có thể dùng
để sản xuất thành thuốc lá điếu, thuốc lào, xì gà,…Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, liên quan đến
nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư vòm họng, các bệnh về tim mạch… Chất độc hại
gây ra bệnh ung thư có trong thuốc lá có tên là:
>>Truy cập: để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

21/25


A. cafein
B. nicotin
C. moocphin
D. heroin
Giải:
Chất gây ung thư trong thuốc lá là nicotin (moocphin và heroin có trong thuốc phiện)
=> Đáp án B
Câu 41: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m
gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO (điều kiện tiêu chuẩn) sau một thời gian thu được chất rắn Y và
hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư thu
được dung dịch T và 7,168 lít NO (điều kiện tiêu chuẩn, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu
được 3,456m gam muối khan. Giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 42,5
B. 35,0
C. 38,5
D. 40,5
Giải:
Ta có:
Z gồm CO 0,15 mol; CO2 0,25 mol

Y gồm Al, Cu, Fe, và O có số mol nO: 0,2539m/16 - 0,25 mol
Áp dụng bảo toàn khối lượng:
(3,456m - 0,7461m)/62 = (0,2539/16 - 0,25).2 + 0,32.3
=> m = 38,43
=> Đáp án C
Câu 42:Chất được dùng để tẩy trắng nước đường trong quá trình sản xuất đường saccarozơ từ cây mía là:
A. clorua vơi.
B. khí sufurơ.
C. nước gia-ven
D. khí clo
Giải:
Chất dùng để tẩy trắng đường mía là khí Sunfuro
=> Đáp án B
Câu 43:Điện phân dung dịch hỗn hợp HCl và 0,4 mol CuNO3 với điện cực trơ, cường độ dịng điện
khơng đổi I=10A trong khoảng thời gian t(s). Ở anot thu được hỗn hợp khí. Nhúng thanh Fe vào dung
dịch sau phản ứng đến khi phản ứng xảy ra hồn tồn có khí NO duy nhất thốt ra đồng thời thanh Fe
tăng 1,2g. Giá trị của t là?
A 772 (s)
B 1544 (s)
C 2316 (s)
D 386 (s)
Giải:
Nhúng thanh Fe vào dd sau diện phân ==> khối lượng thanh Fe tăng ==> Cu(NO3)2 còn dư sau điện
phân
Gọi 2a là mol HCl
Cu(NO3)2 + 2 HCl ---> Cu + Cl2 + 2 HNO3
a----------------2a--------a-----a--------2a
=> mol Cu(NO3)2 dư = x = 0,4 - a
Vì Fe còn dư => Fe2+
3 Fe + 8 HNO3 ---> 3 Fe(NO3)2 + 2 NO + 4 H2O

>>Truy cập: để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

22/25


0,75a-----2a
Fe + Cu2+ ----> Fe2+ + Cu
x--------x---------------------x
Khối lượng thanh Fe tăng = 64x - 56(0,75a+x) = 1,2 ===> 8x - 42a = 1,2
=> a = 0,04
Thời gian điện phân t = 2∗0,04∗96500 : 10 = 772
=> Đáp án A
Câu 44:Thổi hỗn hợp khí chứa CO và H 2 qua m gam hỗn hợp gồm Fe 3 O4 và CuO có tỉ lệ số mol là 1 :
2. Sau phản ứng thu được 10,4 gam hỗn hợp chất rắn A. Hòa tan hồn tồn A trong dung dịch

HNO3 lỗng dư thu được 0,05 mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m gần với giá trị nào sau
đây đúng?
A. 10,5 gam

B. 11,5 gam

C. 12,5 gam

D. 13,5 gam

Giải:
Đặt nFe3O4 = a => nCuO = 2a
Theo bài ra hòa tan A thu được 0,05 mol NO => có 0,15 mol e cho.
=> nO = 0,075 mol
=> m = 10,4 + 0,075.16 = 11,6 gam

=> Đáp án B
Câu 45 :Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ.
A. propan-1-ol.
B. propan-2-ol.
C. xiclopropan.

D. Cumen

Giải:
Trong cơng nghiệp, axeton được điều chế từ cumen vì phản ứng đơn giản, ít tốn kém
=> Đáp án A
Câu 46:Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một amino axid X mạch hở, trong phân tử chỉ chứa 1
nhóm amino. Phần trăm khối lượng nitơ trong X bằng 18,67%. Thủy phân khơng hồn tồn 8,389 gam
hỗn hợp K gồm hai peptit M,Q trong dug dịch HCl thu được 0,945 gam tripeptit M; 4,62 gam đipeptit và
3,75 gam X. Tỉ lệ về số mol tripeptit M và tetrapeptit Q trong hỗn hợp K là:
A. 1 : 2
B. 3 : 2
C. 1 : 1
D. 2 : 1
Giải:
Đặt số mol M là a, số mol Q là b và M M = 189; M Q = 246
TỪ %N => amino axit X là glyxin có M = 75
Sau phản ứng thu được 0,005 mol M; 0,035 mol gly-gly và 0,05 mol Gly
=> Tổng cộng số mol aa là 0,005.3 + 0,035.2 + 0,05 = 0,135 mol
Ta có hệ:
189a + 246b = 8,389
3a + 4b = 0,135
>>Truy cập: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

23/25



=> a = b = 173/9000
=> tỉ lệ 1:1
=> Đáp án C
Câu 47:Một nha sĩ đã gắn một nắp đậy bằng vàng (răng bịt vàng) lên một cái răng kề bên cái răng được
trám (bằng hỗn hống Hg-Sn). Cái răng bịt vàng trở thành cực dương của pin và có dòng điện đi từ răng
bịt vàng đến răng trám (Sn) đóng vai trị cực âm. Do đó bệnh nhân thấy khó chịu kéo dài. Biết các thế
0
0
điện E Sn2  / Sn  1,14V , E Au 3  / Au  1,5V

chỗ trám

dịng e

nắp đậy
bằng vàng

Dựa vào hình vẽ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Có thể giảm được hiện tượng khó chịu bằng cách thay thiếc bằng một kim loại hoạt động hơn.
B. Miếng vàng bị hòa tan.
C. Chỗ trám là catot của pin
D. Miếng thiếc bị oxi hóa.
Giải:
Ta có thiếc đứng trước vàng trong dãy điện hóa nên thiếc sẽ bị oxi hóa
( ý D), vàng khơng thể bị hòa tan (loại B) và nếu thay kim loại khác hoạt động hơn thì sự chênh lệch điện
thế càng lớn=> càng khó chịu hơn (loại A). Ý C hiển nhiên sai.
=> Đáp án D
Câu 48:Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế etanol trong phịng thí nghiệm:

A.Thủy phân dẫn xuất halogen(C2H5Br) bằng dung dịch kiềm
B.Cho etilen hợp nước (xúc tác axit)
C.Khử andehit(CH3CHO) bằng H2
D.Thủy phân este CH3COOC2H5(xúc tác axit)
Giải:
Điều chế etanol trong phịng thí nghiệm thì dùng cách Thủy phân dẫn xuất halogen(C2H5Br) bằng dung
dịch kiềm
ý B và C dùng tới khí sẽ khó điều chế hơn, cịn ý D phản ứng khơng hồn tồn nên khó thu được rượu
nguyên chất
-> Đáp án A

>>Truy cập: để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

24/25


Câu 49: Khi thủy phân đến cùng xenlulozơ thì thu được sản phẩm :
A.-glucozơ

B.-glucozơ

C.-fructozơ

D.-fructozơ

Giải:
Vì xenlulozo được cấu tạo từ các b-1,4-glucozit nên thủy phân tới cùng thu được các b-glucozơ
=> Đáp án B
Câu 50: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các amino axit ở điều kiện thường đều là chất rắn dạng tinh thể

B. Liên kết giữa nhóm CO và nhóm NH giữa các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit
C. Các peptit đều có phản ứng màu biure
D. Trong phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit
Giải:
ý B sai, vì phải là anpha amino axit mới đúng
ý C sai, các peptit phải có từ 2 liên kết peptit trở lên mới có phản ứng màu
ý D sai, tetrapeptit có 4 gốc aa nhưng chỉ có 3 liên kết peptit
=> Đáp án A

>>Truy cập: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

25/25


×