ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
---------------
tiểu luận
Môn: Một số tác phẩm kinh điển phương Đông
Tư tưởng nhân chính qua các tác phẩm
luận ngữ và mạnh tử
Người thực hiện : Nguyễn Thị Dịu
Lớp : K14-Cao học Triết
Hà Nội -2008
MỞ ĐẦU
Ngày nay, việc nghiên cứu và đánh giá lại vai trò của Nho giáo
đã được giới nghiên cứu ở các nước châu Âu cũng như châu Á đặc
biệt lưu tâm.
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức đã có nhiều
đóng góp cho việc tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tư tưởng Nhân chính
là cốt lõi, là nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của Nho giáo.
Nhân chính là sự vận dụng phạm trù Nhân - phạm trù cốt lõi,
trung tâm và cơ bản của Nho giáo vào việc “trị quốc, bình thiên hạ”,
đồng thời cũng là để thực hiện mục đích cao nhất trong việc đào tạo
con người mà Nho giáo đề cập. Vì vậy, khi tìm hiểu Nho giáo không
thể bỏ qua tư tưởng Nhân chính - một tư tưởng đã góp phần cho việc
xây dựng hệ thống hành chính và quản lý xã hội được Khổng Tử và
Mạnh Tử đề cập trong tác phẩm Luận ngữ và Mạnh Tử.
2
NỘI DUNG
1. QUAN NIỆM VỀ DÂN:
1.1. Khái niệm về dân:
Khái niệm về Dân đã được Khổng - Mạnh nói tới trong khi
trình bày học thuyết chính trị của mình. Trong những năm 60 của thế
kỷ này, đã từng có cuộc tranh luận của các học giả Trung Quốc về
khái niệm Dân.
Trong các bài nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về học
thuyết Khổng Mạnh cũng có những quan niệm khác nhau về Dân.
Không có điều kiện để giới thiệu về các tranh luận trên, trong luận
văn này chúng tôi tự hạn chế ở việc coi Dân là khái niệm dùng để chỉ
những người không ở bộ máy cai trị, đối lập với người cầm quyền.
Đọc sách Luận ngữ, ta thấy việc sử dụng hai danh từ Người và
Dân của Khổng Tử có sự khác biệt tương đối chặt chẽ. Trong Luận
ngữ có tới 48 lần dùng đến chữ Dân trong đó có 42 lần mang nội hàm
là trăm họ, dân thường và 6 lần mang nội hàm là con người nói
chung. Như vậy là có sự phân biệt giữa Dân với Người, đó cũng
chính là sự phân biệt giữa người thống trị - là Người với người cai trị
- là Dân.
Còn trong sách Mạnh Tử có đến 199 lần nói về chữ Dân cũng
với các nội hàm tương tự như ý của Khổng Tử. Dân được Khổng -
Mạnh nói đến khá nhiều và được trình bày theo các tiêu chí phân biệt
như sau: hoặc là theo tiêu chuẩn đạo đức (người quan tử với kẻ tiểu
nhân), hoặc là theo cương vị chính trị (người cai trị với người bị trị);
3
hoặc theo nghề nghiệp (người lao tâm với người lao lực); hoặc theo
hoàn cảnh sống (quan, quả, cô, độc).
Trong phạm vi nghiên cứu về Nhân Chính thì sự phân chia cơ
bản dựa vào tiêu chí: Người cai trị và dân thường, cho nên có thể
hiểu Dân là khái niệm để chỉ giai cấp nô lệ, còn Người là để chỉ giai
cấp chủ nô cầm quyền, Dân là những người lao động chân tay, người
bị sai kheién, người lao lực, nuôi người chứ không phải là người lao
tâm, người có quyền lực chính trị, hành chính.
Từ quan niệm về Dân như vậy, Khổng - Mạnh đã đưa ra những
quan niệm khác nhau về vị trí và vai trò của Dân.
1.2. Vị trí và vai trò của Dân.
Khổng Tử nói: “Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo.
Thảo thươngj chi phong tất yểu” - Này địa vị của người quân tử tức
nhà cầm quyển tỷ như gió, đian vị của kẻ tiểu nhân tức là dân chúng
tỷ như cỏ. Gió thổi qua thì cỏ rạp xuống). Như vậy, theo Khổng Tử
Dân là người có vị trí thấp nhất và phải phụ thuộc vào người quân tử
có vị trí, địa vị cao. Bởi vì vị trí thấp hèn “như cỏ” Dân phải phụ
thuộc vào người cầm quyền chẳng khác gì gió thổi qua làm rạp cỏ
xuống.
Mà dù Khổng Tử có đánh giá thấp về vị trí của Dân, nhưng mặt
khác Khổng Tử lại nói rõ trong kinh Thư mà ông san định rằng: “Dân
vi bang bảng” (dân là gốc nước). Điều này cho thấy mệnh đề tiến bộ,
đề cao vai trò của Dân ấy được thể hiện rõ trong học thuyết chính trị
của ông.
Mạnh Tử đã gọi Dân là dân thường, là người có vị trí thấp
trong mối quan hệ giữa người có vị trí cao với dân thường, kẻ dưới
4
thì mtu lại thể hiện quan niệm khá tiến bộ; coi mối quan hệ bề trên -
kẻ dưới đó như mối quan hệ mật thiết giữa cha với con. Nhà cầm
quyền là cha mẹ dân, phải thương yêu dân như thương yêu con cái
của mình: “Thú tương thực, thả nhân ố chi. Vi nhân phụ mẫu, hành
bất miễn ư suất thú nhi thực nhân, ô tại kỳ vi dân pụ mẫu giã”
(Huống chi làm bậc cha mẹ dân, thi hành chính trị, lại chẳng ngăn
cản được loài thú để cho chúng ăn thịt người, há đáng làm cha mẹ
dân sao).
Như vậy nhà cầm quyền thi hành Nhân chính phải năhmf vào
Dân, vì Dân. Vượt xa hơn Khổng Tử, Mạnh Tử đã đưa ra mệnh đề
nổi tiếng khi đánh giá về vị trí, vai trò của Dân: “Dân vi quý, xã tắc
thứ chi, quân vi khinh” - mệnh đề này chỉ rõ trong các vấn đề nều
trên vấn đề Dân được coi là quan trọng nhất, tiếp theo là vấn đề xã
tắc, cuối cùng mới đến vấn đề vua. Như vậy, chính Mạnh Tử đã đặt
vua - xã tắc và dân trong mối quan hệ nối liền mà ở đó vị trí của Dân
được nhấn mạnh và đề cao hơn cả. Theo trật tự Nho giáo quy định thì
trong mối quan hệ bộ ba đó phải nói tới vua trước, rồi đến xã tắc, sau
cùng mới đến Dân. Nhưng Mạnh Tử đã đảo trật tự đó và giải thích lý
do cần phải đảo ngược trật tự như vậy là vì được lòng Dân thì mới có
thể đạt ngôi Thiên tử, còn nếu được lòng vua, quan chư hầu thì nhiều
lắm cũng chỉ có thể đạt chức quan to mà thôi. Ông nói: “Được lòng
kẻ dân quê làm đến ngôi Thiên tử, được lòng Thiên tử chẳng qua làm
chư hầu, được lòng chư hầu chẳng qua làm quan đại phu”, qua đây ta
cũng cần hiểu rằng Mạnh Tử gắn liền đề cao Dân với lợi ích của
người cai trị, đó cũng chính là sự đồng thời tồn tại trong mệnh đề của
ông cả mặt tiến bộ cả mặt tiêu cực. Điều quan trọng cần ghi nhận ở tư
5