Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

người bào chữa và địa vị pháp lí của người bào chữa trong TTHS.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.01 KB, 18 trang )

I – Khái quát chung về người bào chữa và địa vị pháp lí của người bào
chữa trong TTHS.
1 - Tại sao lại có quy định về NBC.
Giải quyết vụ án HS là một quá trình phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến quyền
con người, quyền tự do của công dân với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức
và cá nhân. Vì vậy pháp luật TTHS quy định quá trình này phải được tiến hành
trên cơ sở pháp lí chung, đảm bảo không xét xử oan sai đối với người vô tội, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. BLTTHS thể hiện cách xử sự của Nhà
nước đối với NBTG, BCBC, họ vẫn có quyền như mọi công dân khác tự do trừ
một số quyền tạm thời bị pháp luật TTHS hạn chế hoặc tước bỏ. Khi một công
dân trở thành đối tượng bị Nhà nước nghi là thực hiện tội phạm và buộc phải
tham gia vào quan hệ TTHS với các cơ quan Nhà nước, đang trong quá trình điều
tra, truy tố, xét xử người đó có thể bị Nhà nước truy cứu TNHS, bị chịu biện
pháp nghiêm khắc nhất là hình phạt, có thể bị tước bỏ nhiều quyền cơ bản của
công dân như quyền tự do về thân thể…và thậm chí tước bỏ cả quyền sống. Vì
vậy pháp luật quy định những người này có quyền biện minh cho bản thân mình
nhằm phủ nhận một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội của Nhà nước, quyền đó là
quyền bào chữa. Quyền bào chữa có thể coi như quyền đối trọng với quyền buộc
tội của Nhà nước. Tuy nhiên khi tham gia vào TTHS, chủ thể của quyền bào chữa
thường có trạng thái căng thẳng, tự mình không nhận thức được hết những tình
tiết có lợi để bào chữa cho mình. Phần đông NBTG, BCBC không có kinh
nghiệm hi va chạm, tiếp xúc với cơ quan TTHS, người tiến hành tố tụng NTHTT
và hơn nữa pháp luật ngày càng phát triển, càng phức tạp nên không phải ai cũng
hiểu hết các quy định của pháp luật mà tự bào chữa cho mình, điều này dẫn tới
một nhu cầu khách quan trong xã hội là phải có những người hiểu biết chuyên
sâu, có chuyên môn về pháp luật để giúp BCBC bào chữa cho mình – đó chính là
những người bào chữa. Và pháp luật TTHS cũng có những quy định hết sức cụ
thể, chi tiết về chủ thể này. Khi người bào chữa tham gia vào TTHS thì pháp luật
phải quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của họ, những quy định này sẽ tạo
thành địa vị pháp lí của người bào chữa trong TTHS.
2 - Khái niệm về người bào chữa trong tố tụng hình sự


- Ở hầu hết các nước trên thế giới, hệ thống pháp luật TTHS đều quy định
một chế định riêng về người bào chữa. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia khác nhau thì
sự nhìn nhận khái niệm này cũng không đồng nhất.
Pháp luật một số nước quy định chỉ luật sư mới có thể làm người bào chữa.
Ví dụ ở Trung Quốc: khi một người bị truy tố và đưa ra xét xử, người đó có quyền
tự bào chữa hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của luật sư…
Mở rộng hơn, pháp luật TTHS Nga quy định chủ thể khác cũng có quyền
bào chữa trong TTHS: Theo quyết định của Tòa án bên cạnh luật sư thì một trong
số những người họ hàng thân thích của bị can hoặc người khác theo yêu cầu của
bị can có thể được chấp nhận là người bào chữa…
Mặc dù quan niệm về người bào chữa ở những nước trên thế giới có những
điểm khác biệt nhưng nó đều có chung những đặc điểm nổi bật như: người bào
chữa là người có kiến thức pháp luật, được BCBC hoặc người được pháp luật cho
phép mời để tiến hành hoạt động bào chữa. Hoạt động bào chữa nhằm mục đích
bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tình nghi, của bị
can, bị cáo.
Ở Việt Nam đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất cũng như không
nêu khái niệm thế nào là người bào chữa trong TTHS, nhưng dựa vào khái niệm
chung về người bào chữa, về luật sư…ta có thể hiểu: NBC trong TTHS là người
tham gia tố tụng để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS của người bị
buộc tội về mặt pháp lí nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, thông
qua đó góp phần bảo vệ pháp chế XHCN.
Hệ thống quy định của BLTTHS năm 2003 chỉ tập trung quy định về chủ
thể, quyền và nghĩa vụ, lựa chọn và thay đổi người bào chữa trong TTHS. Theo
đó tại điều 56 BLTTHS năm 2003 quy định, người bào chữa có thể là: luật sư,
người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, BCBC; Bào chữa viên nhân dân.
3 - Phân loại người bào chữa.
+ Luật sư: Muốn trở thành luật sư bào chữa trong TTHS thì phải có đủ điều
kiện hành nghề theo quy định của luật luật sư 2006 ( như: công dân VN trung
thành với tổ quốc, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, có bằng cử nhân luật, được

đào tạo nghề luật sư, qua thời gian tập sự, được cấp chứng chỉ hành nghề...), và
được NBTG, BCBC hay người đại diện hợp pháp yêu cầu hoặc được CQTHTT
chỉ định tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NBTG, BCBC.
Luật sư tham gia bào chữa trong trường hợp sau:
. Theo hợp đồng dịch vụ pháp lí
. Theo yeu cầu của CQTHTT
+ Người đại diện hợp pháp của NBTG, BCBC.
BLTTHS không quy định rõ khái niệm “ người đại diện hợp pháp của
NBTG, BCBC. Tuy nhiên dựa trên quy định tại BLDS 2005 về người đại diện
theo pháp luật thì theo quan điểm này, người đại diện hợp pháp của NBTG,
BCBC là cha mẹ hoặc người giám hộ đương nhiên của NBTG, BCBC chưa thành
niên hoặc người có nhược điểm về tinh thần hay thể chất. Người giám hộ có thể
là giám hộ đương nhiên hoặc giám hộ được cử.
+ Bào chữa viên nhân dân: Xem xét khoản 2 và khoản 3 điều 57 BLTTHS
năm 2003 có thể hiều bào chữa viên nhân dân là người được mặt trận Tổ quốc
VN, tổ chức thành viên của mặt trận cử để bào chữa cho NBTG, BCBC là thành
viên của tổ chức mình.
Bào chữa viên nhân dân tham gia tố tụng trong 2 trường hợp:
. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng ( khoản 2 điều 57)
. Ủy ban mặt trận tổ quốc VN , tổ chức thành viên của mặt trận tự cử bào
chữa viên nhân dân tham gia TTHS ( khoản 3 điều 57).
Như vậy có thể thấy bào chữa viên nhân dân phải là thành viên của mặt trận
tổ quốc VN hoặc tổ chức thành viên của mặt trận, tham gia vào TTHS để bào
chữa cho thành viên tổ chức mình .
Tóm lại: người bào chữa là người tham gia TTHS với trách nhiệm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của NBTG, BCBC. Việc tham gia tố tụng của người
bào chữa phải do NBTG, BCBC hoặc người đại diện hợp pháp của họ mời, hay
đươc CQTHTT yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư hoặc đề nghị
Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt nam, tổ chức thành viên mặt trận cử. Người bào
chữa có quyền do luật định để làm rõ sự thật vụ án, phát hiện và làm sáng tỏ các

tình tiết để chứng minh NBTG, BCBC không có tội, hoặc những tình tiết làm
giảm nhẹ TNHS cho họ, đồng thời giúp đỡ NBTG, BCBC về mặt pháp lí đảm
bảo cho họ thực hiện những quyền tố tụng theo luật định. Người bào chữa cũng
có địa vị pháp lí độc lập, có quyền và nghĩa vụ riêng biệt không phụ thuộc vào
quyền và nghĩa vụ của NBTG, BCBC. Người bào chữa tham gia TTHS cũng
không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án, mà chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người bị buộc tội.
- Địa vị pháp lí: của chủ thể theo từ điển luật học: địa vị pháp lí của chủ thể
pháp luật thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể
qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của cá chủ thể trong các hoạt động
của mình. Thông qua địa vị pháp lí có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ
thể pháp luật khác, đồng thời cũng có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của
chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật.
Từ định nghĩa trên có thể hiểu, địa vị pháp lí của người bào chữa trong
TTHS là tổng thể những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho họ trong
các giai đoạn của tố tụng nhằm thực hiện nhiệm vụ của mình.
Túm lai: chế định NBC có vị trí vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền
bào chữa của NBTG, BCBC. Cho đến nay, BLTTHS 2003 đã quy định khá đầy đủ
về các vấn đề liên quan đến người bào chữa. Toms lại: NBC trong TTHS bao gồm
3 chủ thể chính là: luật sư, người đại diện hợp pháp của NBTG, BCBC, và bào
chữa viên nhân dân. Những người này khi tham gia tố tụng để bào chữa cho
NBTG, BCBC có các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo quy định của pháp luật.
Người bào chữa tham gia tố tụng theo yêu cầu của chính thân chủ của họ hoặc do
CQTHTT chỉ định. Tuy nhiên sự tham gia của người bào chữa hoàn toàn được
phụ thuộc vào ý chí của người được bào chữa là chấp nhận hay từ chối. Trong
thực tiễn tố tụng ở VN, chủ thể chủ yếu tham gia tố tụng với vai trò người bào
chữa là luật sư.
3-Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA NGƯỜI BÀO
CHỮA TRONG TTHS.
a. Ý nghĩa chính trị

- quy định về địa vị pháp lí của người bào chữa trong TTHS góp phần bảo
vệ quyền , lợi ích hợp pháp của công dân.
- Góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa trong sự
nghiệp Đôỉ mới đất nước.
b- Ý nghĩa xã hội:
- thể hiện tính nhân đạo trong TTHS
- góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người tham gia tố tụng, cũng như
quần chúng nhân dân.
c- Ý nghĩa pháp lí:
- đảm bảo thực hiện các nguyên tắc cơ bản của LTTHS ( nguyên tắc tại điều
11- BLTTHS)
- Góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án. ( thoogn qua tranh luận)
4- KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT TTHS VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA NGƯỜI
BÀO CHỮA TRƯỚC KHI BAN HÀNH BLTTHS 2003
Lịch sử nước ta đã thừa nhận rất sớm về quyền và nghĩa vụ của người bào
chữa nhưng trong mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử, ở chế độ khác nhau thì có
quan điểm khác nhau về địa vị pháp lí của người bào chữa.
Trong giai đoạn 1945 – 1954 từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời,
nhà nước ta đã ban hành nhiều sắc lệnh quy định về địa vị pháp lý của người bào
chữa như: sắc lệnh về việc thành lập Tòa án quân sự; sắc lệnh số 13/SL ngày
24/01/1946 về tổ chức các Tòa án và ngạch thẩm phán; sau đó là sắc lệnh số 21
ngày 14/2/1946 về tổ chức các Tòa án quân sự; Nnghị định 01/ NĐ ngày
02/01/1950 của Bộ tư pháp…Những quy định trên là cơ sở pháp lý đầu tiên quy
định về quyền bào chữa, đồng thời chỉ ra được thành phần của người bào chữa.
Tuy nhiên do trình độ còn nhiều hạn chế và hoàn cảnh lịch sử của đất nước còn
nhiều khó khăn, trong các văn bản pháp lí đã quy định về địa vị pháp lí của người
bào chữa tuy chưa đầy đủ nhưng ngày càng được bổ sung hoàn thiện.
- Thời kì 1954 – 1988.
Với sự ra đời của thông tư số 22 – HCTP ngày 18/12/1957 của Bộ tư pháp
và đặc biệt sau khi các bản hiến pháp năm 1959 và 1980 ra đời đã quy định về

quyền và nghĩa vụ của người bào chữa khi tham gia tố tụng. Tuy nhiên thời kì
này các quy định về NBC còn rất tản mạn, không thống nhất. Và NBC hầu như
chỉ tham gia vào TTHS ở giai đoạn xét xử. Đó cũng là một trong những lí do mà
quyền của BCBC không được đảm bảo, gây ra nhiều oan sai, vi phạm. Nhu cầu
phải có quy định thống nhất về cách thức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của BCBC
thông qua NBC là hết sức cần thiết. Và đến sau này khi BLTTHS 1988 ra đời đã
làm được điều đó.
Để đảm bảo giải quyết vụ án được vô tư khách quan toàn diện và chính xác,
góp phần bảo vệ quyền lợi của BCBC, BLTTHS 1988 quy định khá cụ thể về địa
vị của NBC như: Điều 35 LTTHS đã phân loại cụ thể về người bào chữa ; Điều
36 quy định về quyền và nghĩa vụ của NBC ; Điều 37 đề cập vấn đề lựa chọn và
thay đổi NBC.
Từ chỗ người bào chữa chỉ có thể tham gia vào vụ án khi kết thúc điều tra,
BLTTHS năm 1988 – Bộ luật đầu tiên của nước ta thừa nhận sự tham gia của
người bào chữa sớm hơn rất nhiều – từ khi có quyết định khởi tố bị can. Đây là
quy định tiến bộ của pháp luật nhằm đảm bảo quyền bào chữa, quyền tranh tụng
của NBC. Tuy nhiên, luật TTHS năm 1988 vẫn chưa có khái niệm chính thức và
thống nhất về người bào chữa. Đồng thời, những quy định của BLTTHS về phạm
vi những người tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa còn giới hạn, NBC
còn khá bị lệ thuộc vào các quyết định của các cơ quan tư pháp…Để khắc phục
được những tồn tại trên, luật TTHS năm 2003 ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng
để NBC thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
V – NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS NĂM 2003 VỀ QUYỀN CỦA
NGƯỜI BÀO CHỮA.
Bộ luật TTHS năm 2003 quy định NBC tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị
can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại DD81, 82 BLTTHS 2003 thì
NBC tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí
mậtđiều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng VKS quyết
định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Theo đó NBC
có thể tham gia tố tụng vào một trong ba thời điểm:

- NBC tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ, trong trường hợp bắt
người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã ( điều 81), bắt người trong trường
hợp khẩn cấp ( điều 82 )
Từ khi kết thúc điều tra trong những trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối
với tội xâm phạm an ninh quốc gia, theo quyết định của VTVKS

×