Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

người bào chữa và địa vị pháp lí của người bào chữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.07 KB, 14 trang )

Mục lục
.....................................................................................................1
I. LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................2
1. Khái niệm người bào chữa ..........................................................................................................2
2. Phân loại ...........................................................................................................................2
3. Trường hợp không được bào chữa...............................................................................................3
4. Lựa chọn và thay đổi người bào chữa..........................................................................................4
5. Thời điểm tham gia của người bào chữa.....................................................................................5
6.1. Quyền của người bào chữa....................................................................................................6
6.2. Nghĩa vụ của người bào chữa...............................................................................................8
7. Hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về chế định người bào chữa.....................................9
Thứ nhất: Quy định về người bào chữa là bào chữa viên nhân dân theo Điều 58 BLTTHS
2003..............................................................................................................................................9
Thứ hai: Về thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa....................................................10
Thứ ba: Về sự lựa chọn và thay đổi người bào chữa.................................................................11
Thứ tư: Về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa...................................................................12
I. LỜI MỞ ĐẦU.
Chế định người bào chữa cùng với vai trò mang ý nghĩa lớn của mình đã sớm
được quan tâm tại Việt Nam. Thể hiện qua những bộ Luật tố tụng hình sự từ trước đến
nay, đặc biệt và rõ nét là qua BLTTHS 2003 với giá trị pháp lý đang tồn tại. Qua đó ta
thấy một quá trình hoàn thiện dần về lý luận và thực tiễn của Luật tố tụng nói chung và
chế định người bào chữa nói riêng. Bên cạnh đó còn một số điểm hạn chế nhất định cần
phải đưa ra hướng giải quyết về chế định người bào chữa để phù hợp với sự phát triển
của kinh tế và xã hội hiện nay, đặc biệt là trong việc bảo vệ pháp chế XHCN. Bài viết
dưới đây sẽ phân tích về quyền và nghĩa vụ của nguời bào chữa và việc hoàn thiện pháp
luật nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.
1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái niệm người bào chữa
Điều 56 BLTTHS năm 2003 quy định người bào chữa là người tham gia tố tụng


để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Từ quy định đó, có thể hiểu: “Người
bào chữa là người tham gia tố tụng được các CQTHTT cấp giấy chứng nhận người bào
chữa. Khi tham gia tố tụng, người bào chữa, theo quy định của pháp luật, sử dụng các lý
lẽ, chứng cứ để xác định NBTG, BC, BC vô tội, những tình tiết giảm nhẹ TNHS của
NBTG, BC, BC và giúp đỡ NBTG, BCBC về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của họ”.
2. Phân loại
Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 BLTTHS 2003, người bào chữa có thể là luật sư;
người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân.
- Luật sư: là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật tham
gia tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật. Hoạt động bào chữa của luật sư có tính
chất chuyên nghiệp.
- Người đại diện hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: Người đại diện
hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là cha mẹ hoặc người giám hộ của người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc
tâm thần.
- Bào chữa viên nhân dân: Bào chữa viên nhân dân có thể là người được Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử để bào chữa cho người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.
Khi tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa, luật sư, đại diện hợp pháp của
bị can, bị cáo, bào chữa viên nhân dân đều có các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã
quy định chung cho người bào chữa.
2
Bên cạnh đó người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng có quyền tự mình bào chữa
theo Điều 48, 49 và 50 BLTTHS 2003 nếu họ có khả năng làm việc đó như có kiến
thức, có sự hiểu biết nhất định về pháp luật, biết sử dụng các quyền mà pháp luật cho
phép để bác bỏ sự buộc tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bản thân.
3. Trường hợp không được bào chữa
Bên cạnh đó pháp luật còn quy định trường hợp những người không được bào

chữa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 BLTTHS 2003, những người sau đây không
được bào chữa: Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người
đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó. Người đã tiến hành tố tụng có trách
nhiệm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ cả về mặt
buộc tội và gỡ tội. Người bào chữa tham gia tố tụng để gỡ tội cho người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người này. Người đã tiến hành
tố tụng không được là người bào chữa trong cùng một vụ án và họ không thể đồng thời
thực hiện tốt trách nhiệm chứng minh vụ án và nghĩa vụ bào chữa.
Người thân thích của những người đã hoặc đang tiến hành tố tụng không được là
người bào chữa trong vụ án đó vì việc họ tham gia bào chữa trong vụ án có thể sẽ gây
ảnh hưởng đến sự khách quan trong việc giải quyết vụ án của người tiến hành tố tụng là
người thân thích của họ.
- Người tham gia trong vụ án đó với tư cách người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch.Những người này phải thực hiện nghĩa vụ một cách trung thực, không
chỉ theo hướng gỡ tội cho bị can, bị cáo. Vì vậy, họ không thể đồng thời là người bào
chữa trong cùng một vụ án.
Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.
3
4. Lựa chọn và thay đổi người bào chữa
Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp
của họ lựa chọn. Nếu bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về
thể chất tâm thần thì họ và đại diện hợp pháp của họ đều có quyền lựa chọn người bào
chữa. Nếu bị can, bị cáo đã thành niên, không có nhược điểm về thể chất và tâm thần thì
chỉ có họ mới có quyền lựa chọn người bào chữa. Nếu người thân thích hoặc người
khác lựa chọn người bào chữa cho họ thì Tòa án chỉ cấp giấy chứng nhận cho người bào
chữa đó nếu đã có sự ủy quyền của bị can, bị cáo hoặc nếu không có sự ủy quyền thì
phải được sự đồng ý của bị can, bị cáo đối với người bào chữa đã được lựa chọn.
Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp
pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án

phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoăc
đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người
bào chữa cho thành viên của tổ chức mình: Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có
mức cao nhất là tử hình được quy định tại BLHS.Bị can, bị cáo là người chưa thành
niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Trong các trường hợp này, phải thông báo ngay cho bị can, bị cáo và người đại
diện hợp pháp của họ biết, những người này vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối
người bào chữa nhưng phải nêu rõ lý do.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử
bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên
của tổ chức mình.
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt
người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì
người bào chữa tham gia từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật
điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết
định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
4
Sự tham gia tố tụng của người bào chữa là rất cần thiết, bằng kinh nghiệm nghề
nghiệp và sự hiểu biết của mình, người bào chữa tham gia vào quá trình giải quyết vụ
án để giúp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Qua đó sự tham
gia của người bào chữa cũng góp phần vào việc xác định sự thật của vụ án được đúng
đắn, không để bị can, bị cáo bị buộc tội oan sai.
5. Thời điểm tham gia của người bào chữa
Trước hết, Bộ luật tố tụng hình sự quy định cho người bào chữa được tham gia tố
tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can là phù hợp với điều kiện và tình hình kinh tế,
chính trị và xã hội của nước ta hiện nay.
Sau một thời gian thực hiện chính sách đổi mới, mở rộng giao lưu và hợp tác
quốc tế, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội; thực tế đã đặt ra nhu cầu hội nhập với các nước trong khu vực và các nước trên thế
giới. Trong bối cảnh đó vấn đề thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa đã có

thêm những thay đổi mới hoàn thiện hơn. BLTTHS 2003 đã quy định cho người bào
chữa tham gia tố tụng từ khi người thực hiện hành vi phạm tội bị tạm giữ sau khi bị bắt
quả tang, bị bắt khẩn cấp, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc khi họ ra đầu thú hay tự
thú trước cơ quan chức năng.
Trong trường hợp một người bị bắt quả tang hay bắt khẩn cấp và sau đó họ bị áp
dụng biện pháp tạm giữ cũng có nghĩa là người đó đang bị cơ quan chức năng buộc tội
về hành vi mà họ bị tạm giữ. Hơn nữa khi một người bị bắt và bị tạm giữ thì họ đã bị
hạn chế quyền tự do về thân thể nên lúc này họ rất cần sự giúp đỡ về mặt pháp lý.
Để người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi một người bị bắt giữ là hoàn
toàn hợp lý. Đây là một quy định mới rất đúng đắn về mặt lý luận và phù hợp với điều
kiện khách quan hiện nay. Trong những trường hợp khác người bào chữa được tham gia
khi có quyết định khởi tố bị can như trước đây đã từng quy định.
6. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa .
5

×