Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề kiểm tra HKII Vật lý 6 năm 2015 mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.45 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS LIÊN BẢO- VĨNH YÊN
BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT (HKII)
MÔN: VẬT LÝ 6
Năm học: 2014-2015
Thời gian làm bài: 45 phút ngày … tháng 3 năm 2015
HỌ TÊN:……………………………….
LỚP:……
ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
A. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Các câu sau, câu nào đúng:
A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo
B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn và phương của lực kéo
C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn và chiều của lực kéo
D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng và độ lớn của lực kéo
Câu 2. Cho bảng 1 biểu thị độ tăng chiều dài của một số thanh kim
loại khác nhau có cùng chiều dài ban đầu 1m khi nhiệt độ tăng lên
50
o
C. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới
đây, cách sắp xếp đúng là:
A. Nhôm, đồng, sắt B. Sắt, đồng, nhôm
C. Sắt, nhôm, đồng D. Đồng, nhôm, sắt
Câu 3. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng
dựa trên:
A. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. B. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.
C. Sự nở vì nhiệt của chất khí. D. Sự nở vì nhiệt của các chất
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng riêng của vật tăng. B. Thể tích của vật tăng.
C. Khối lượng của vật tăng. D. Thể tích, khối lượng riêng của vật đều tăng
Câu 5. Khi các vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn, do đó trong thực tế khi lắp đặt
đường ray xe lửa ở chỗ nối các thanh ray người ta thường để một khe hở nhỏ để:


A. Dễ uốn cong đường ray. B. Tiết kiệm thanh ray.
C. Dễ tháo lắp thanh ray khi sửa chữa hoặc thay thế.
D. Tránh hiện tượng làm cong đường ray do dãn nở khi nhiệt độ tăng.
Câu 6. Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì:
A. Khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn. B. Khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.
C. Khối lượng của không khí nóng lớn hơn. D. Khối lượng riêng của không khí nóng lớn hơn.
.Câu 7. Băng kép hoạt động dựa trên nguyên tắc:
A. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng B. Sự nở vì nhiệt của chất khí
C. Sự nở vì nhiệt của chất rắn D. Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau
Câu 8. Đối với nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan được quy ước là:
A. 100
0
C B. 32
0
C C. 0
0
C D. 80
0
C
Câu 9. Đối với nhiệt giai Farenhai, hơi nước đang sôi được quy ước:
A. 212
0
F B. 100
0
F C. 32
0
F D. 180
0
F
Câu 10. Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào đúng:

A. Rắn > Lỏng > Khí B. Khí > Lỏng > Rắn
C. Lỏng > Khí > Rắn D. Khí > Rắn > Lỏng
B. Tự luận: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau
Nhôm 0,120 cm
Đồng 0,086 cm
Sắt 0,060 cm
Bảng 1
Câu 11. Đổi nhiệt độ:
a) 36
0
C =
0
F b) 92
0
C =
0
F
c) 77
0
F =
0
C d) 131
0
F =
0
C
Câu 12. Một bình cầu thuỷ tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cao su,
xuyên qua nút là một thanh thuỷ tinh hình chữ L (hình trụ, hở hai đầu). Giữa ống
thuỷ tinh nằm ngang có một giọt nước màu như hình 2. Hãy mô tả hiện tượng xảy
ra khi hơ nóng và làm nguội bình cầu? Từ đó có nhận xét gì?

Câu 13. Giải thích tại sao khi nút gỗ của chai thủy tinh bị kẹt người ta thường hơ
nóng cổ chai?
Câu 14. Khi quả bóng bàn bị móp(chưa thủng), làm thế nào để quả bóng phồng
lên. Giải thích tại sao?
Bài làm:






























Hình 2
III.3) ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (HKII)
MÔN: VẬT LÝ 6
NĂM HỌC: 2014-2015
A. Trắc nghiệm(5 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ.án A B A B D A D C A B
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Đáp án Điểm
B. Tự luận:
(5điểm)
Câu 11(1điểm)
a) 36
0
C = 96,8
0
F b) 92
0
C = 197,6
0
F
c) 77
0
F = 25
0
C d) 131

0
F = 55
0
C
Mỗi ý 0,25đ
Câu 12(1,5điểm)
- Khi áp tay vào bình thuỷ tinh (hoặc hơ nóng), ta thấy giọt nước màu chuyển
động ra phía ngoài. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình nở ra khi nóng lên.
- Khi để nguội bình (hoặc làm lạnh), thì giọt nước màu chuyển động vào phía
trong. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình co lại khi lạnh đi.
Mỗi ý 0,75đ
Câu 13(1điểm)
Vì chai thủy tinh là chất rắn nên khi hơ nóng cổ chai cổ chai nở ra lấy được
nút mắc kẹt.

Câu 10 (1,5 điểm)
- Ta bỏ quả bóng bàn chìm trong cốc nước nóng. Quả bóng sẽ phồng lên.
- Vì không khí chứa trong quả bóng khi nóng lên sẽ nỡ ra làm phồng quả
bóng ( vỏ quả bóng bàn là chất rắn lúc này nở ra không đáng kể so với
không khí bên trong quả bóng bàn)
Mỗi ý 0,75đ

Hết

×