Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.17 KB, 106 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cơ giáo
TS. Nguyễn Thị Bích – người đã giành cho em sự quan tâm chu
đáo, sự hướng dẫn tận tình và những gợi ý q báu trong q
trình em thực hiện khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy - cô trong tổ bộ
môn Phương pháp dạy học lịch sử, các thầy - cô trong khoa Lịch
Sử đã quan tâm và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Xin gửi tới gia đình, người thân, bạn bè - những người ln
bên tơi những tình cảm u thương nhất!

Hà nội, Tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Vương Thị Ly


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DHLS

: Dạy học lịch sử

PPDH

: Phương pháp dạy học

QTDH

: Quá trình dạy học

THPT



: Trung học phổ thông

SGK

: Sách giáo khoa


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nếu sản phẩm của các ngành cơng nghiệp, nơng nghiệp là hàng hóa thì
sản phẩm của giáo dục lại là con người - những chủ nhân tương lai của đất
nước. Trong bối cảnh đất nước đang bước vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa thì nhân tố con người càng được chú trọng. Giáo dục phổ thông
là nền tảng vững chắc để đào tạo học sinh trở thành những công dân năng
động, sáng tạo – cơng dân tồn cầu nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa
truyền thống dân tộc. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển đó luật Giáo dục
Việt Nam được Quốc hội thông qua số 38, ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã xác
định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Là môn học thuộc khoa học xã hội nhân văn, bộ mơn lịch sử ở trường
phổ thơng có ưu thế rất lớn trong việc giáo dục thái độ, tình cảm, truyền thống
cho học sinh. Ngay từ thời cổ đại, Marcus Tullisscicero (106-43 TCN) đã cho
rằng sử học là “người thầy dạy của cuộc đời”, cịn nhà sử học Ngơ Sĩ Liên ở

thế kỷ XV thì cho rằng mục đích của việc chép sử là “treo gương răn cho đời
sau”, chủ nghĩa Mác khẳng định sử học góp phần giúp cho con người nhận
thức thế giới, cải tạo xã hội và giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm cho con
người. Học tập lịch sử giúp học sinh hình thành hệ thống tri thức cơ bản về
lịch sử thế giới và dân tộc và nhờ đó các em có được hành vi ứng xử, thái độ,
tình cảm đúng đắn trong cuộc sống.
Lịch sử xã hội loài người và dân tộc gắn liền với sự kiện và các nhân
vật cụ thể. Trong các nhân vật đó có những nhân vật kiệt suất góp phần thúc
đẩy sự tiến bộ của xã hội, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nhưng
cũng có nhân vật phản diện gây cản trở sự phát triển lịch sử, học sinh cần phải
1


biết và hiểu rõ để có thái độ ứng xử đúng cho bản thân. Làm thế nào để học
sinh hiểu rõ về các nhân vật lịch sử? Câu trả lời chính nguồn sử liệu là cơ sở
giúp các em nhận thức đúng về các nhân vật lịch sử. Đồng thời, nguồn sử liệu
cũng bổ sung những tri thức, câu chuyện lí thú, bổ ích về cuộc đời và sự
nghiệp của nhân vật làm cho học sinh học tập lịch sử không nhàm chán, khô
khan. Tuy nhiên, sử dụng nguồn tài liệu về nhân vật như thế nào cho có hiệu
quả trong từng bài học thì vai trị quan trọng lại thuộc về giáo viên. Sử liệu là
khơng khí của sử học, còn nhân vật lịch sử là người làm nên sự kiện. Sử dụng
tài liệu về nhân vật vừa giúp học sinh hiểu rõ bản chất sự kiện, nắm vững kiến
thức đồng thời qua đó giáo dục truyền thống cho các em.
Hiện nay với tác động của nền kinh tế thị trường các môn thuộc khoa
học tự nhiên được xã hội, gia đình và nhà trường, bản thân các em chú trọng
vì đây là các mơn học để thi vào các ngành dễ xin việc và thu nhập cao.
Ngược lại là “số phận” của các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân
văn, đặc biệt là môn Sử. Thực tế dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay cho
thấy, giáo viên có rất ít thời gian để giúp học sinh hiểu rõ về các nhân vật, cho
nên việc sử dụng nguồn tư liệu về nhân vật để giáo dục học sinh cũng chưa

được chú trọng. Rất ít học sinh sau khi học xong bài học lịch sử mà biết và
hiểu rõ về các nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc, nhầm lẫn nhân vật này
với nhân vật khác là chuyện khơng hiếm. Ngun nhân thì có nhiều và một
trong những nguyên nhân cơ bản là do giáo viên chưa chú ý đến việc giúp học
sinh hiểu rõ về các nhân vật lịch sử trong QTDH các sự kiện thông qua các tài
liệu về nhân vật lịch sử. Trong dạy học, giáo viên luôn chú ý đến các nhân vật
lịch sử, song bản thân họ thường hay mắc phải sai lầm là thần thánh hoá các
nhân vật hoặc sa đà vào chi tiết li kỳ hoang đường về đời tư các nhân vật để
tạo sự chú ý cho học sinh dẫn đến không đánh giá đúng vai trò của các nhân
vật. Điều này cho thấy giáo viên chưa thật sự hiểu được tầm quan trọng của
việc dạy học về các nhân vật, làm cho nhận thức lịch sử của học sinh không

2


tồn diện, thậm chí cịn sai lệch, ảnh hưởng đến thái độ, tình cảm, hành động
của các em trong cuộc sống.
Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) là thời kì đất nước bị thực dân Pháp
xâm lược, bị biến thành nước thuộc địa nửa phong kiến, gắn liền với tên tuổi
của nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu. Do thời gian của một tiết học có hạn,
giáo viên chưa thể giúp học sinh hiểu rõ về các nhân vật. Vì vậy, sử dụng
nguồn sử liệu về nhân vật là một việc làm cần thiết giúp học sinh nắm vững,
hiểu sâu kiến thức cơ bản của bài học.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Sử
dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước trong dạy học
lịch sử Việt Nam (1858-1918) ở trường Trung học phổ thơng - Chương trình
chuẩn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn qua nghiên cứu giúp
cho bản thân cũng như các bạn đồng nghiệp có thể sử dụng tài liệu về nhân
vật lịch sử vào dạy học lịch sử có hiệu quả, gây hứng thú, phát huy tính tích
cực chủ động học tập của học sinh.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan tới vấn đề sử dụng tài liệu nói chung, tài liệu về nhân vật lịch
sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu.
2.1. Tài liệu nước ngồi
Nhà giáo dục học nổi tiếng N.C Crúpskela đã đặt cơ sở cho lí luận
Mác-xít về việc nghiên cứu sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong DHLS ở
trường THPT.
Các nhà giáo dục lịch sử Châu Âu và khu vực Đông Nam Á có những
cơng trình dạy học về nhân vật lịch sử qua môn lịch sử. Trong quyển L’
Histoire et ses function (Une pense’e et des pratiques au pre’sent) năm 2000
của Henei Moniot và Mecief Serwannski đã đề cập đến ý nghĩa của việc
nghiên cứu, tìm hiểu các nhân vật lịch sử và phương pháp tiến hành nhằm góp
phần vào hình thành cho thế hệ trẻ “nhận thức và ý thức về lịch sử”.
3


Các nhà giáo dục lịch sử của Liên Xô trước đây có nhiều cơng trình
nghiên cứu về việc nêu vai trò của cá nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với
quần chúng nhân dân trong DHLS. Đồng thời các tác giả Xô viết cũng đưa ra
các biện pháp, con đường sư phạm để làm cho học sinh nhận thức vai trị của
các nhân vật lịch sử đối với tiến trình phát triển của xã hội. Những vấn đề này
được trình bày trong các quyển về phương pháp DHLS.
A.A Vaghin trong cuốn Phương pháp DHLS ở trường THPT trình bày
các biện pháp nâng cao chất lượng DHLS trong đó có ý nghĩa của việc sử
dụng SGK và tài liệu lịch sử.
Trong cuốn giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học
do Vũ Hữu Tây chủ biên, Nxb Giáo dục Bắc Kinh năm 1992, các nhà lí luận
DHLS Trung Quốc cũng đã đề ra cách thức để giảng dạy về nhân vật lịch sử.
Chủ yếu là áp dụng hai phương pháp đó là “Lấy việc để nói người (Dĩ sự đối

nhân)” và “Lấy người nói việc (dĩ nhân đối sự)”.
I.F. Khalamop trong cuốn Phát huy tính tích cực học tập của học giảng
dạy lịch sử ở trường phổ thông đã đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy
tính tích cực, độc lập của học sinh trong DHLS nói chung. Khi giảng dạy về
các nhân vật lịch sử giáo viên nên đưa hình ảnh của từng nhân vật cụ thể thì
học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về nhân vật trong sự kiện đồng
thời hiểu bài học cụ thể và sinh động.
Tập san Giáo dục lịch sử của Hội giáo dục lịch sử quốc tế, số 3 năm
2002 có bài về “Nhân vật lịch sử trong nhà trường” (bản tiếng Anh) đã khẳng
định sự cần thiết phải học tập các nhân vật lịch sử nhằm giáo dục cho hế hệ
trẻ lịng biết ơn với ơng cha.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã đề
cập đến vấn đề về giảng dạy và giáo dục nhân vật lịch sử ở trường phổ thông
nhưng chưa đi sâu vào vấn đề làm sao để sử dụng nguồn tài liệu về nhân vật
lịch sử Phần 2, lớp 11 ở trường phổ thông để giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh được hiệu quả.
4


2.2. Tài liệu trong nước
Các nhà giáo dục họa và giáo dục lịch sử trong nước đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về DHLS và dạy học các nhân vật lịch sử nói chung. Đặng
Thành Hưng trong tác phẩm Dạy học hiện đại lí luận - biện pháp - kĩ thuật cũng
đã nêu lên cách sử dụng các phương tiện dạy học trong đó có tài liệu học tập.
Tác giả Nguyễn Cảnh Tồn trong cuốn Q trình dạy và tự học đã cho
thấy vai trò của tài liệu trong quá trình tự học: tài liệu và sách giáo khoa là
ngoại lực giúp cho học sinh trong quá trình tự học, tự chiếm lĩnh tri thức.
Các nhà lí luận DHLS đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phương
pháp dạy học lịch sử nói chung, đề cập tới việc giảng dạy về cá nhân và quần
chúng nhân dân trong DHLS ở trường THPT. Đó là các giáo trình về phương

pháp dạy học lịch sử. Sơ thảo về phương pháp DHLS ở cấp II – III của Lê
Khắc Nhãn - Hoàng Triều - Hoàng Trọng Hanh, năm 1957. Phương pháp
DHLS do nhà xuất bản Giáo dục 1976, 1980, 1992 do Phan Ngọc Liên và
Trần Văn Trị chủ biên. Bộ giáo trình Phương pháp DHLS (2 tập) của Nhà
xuất bản ĐHSP Hà Nội năm 2002 do Phan Ngọc Liên chủ biên, Trịnh Đình
Tùng, Nguyễn Thị Côi biên soạn; nhiều bài viết, chuyên khảo về nhân vật lịch
sử của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử, giáo viên lịch sử, đặc biệt về
giảng dạy nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh. Đây là những tài liệu làm cơ sở cho
chúng tôi giải quyết đề tài của luận văn.
Trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử tập I do Phan Ngọc Liên chủ
biên, nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2002, Ở phần viết của tác
giả Trịnh Đình Tùng về biểu tượng lịch sử, đã cho ta những hiểu biết khái
quát về biểu tượng lịch sử, phân loại biểu tượng, các biện pháp sư phạm tạo
biểu tượng lịch sử, khái niệm, vai trò của việc tạo biểu tượng trong DHLS với
những ví dụ cụ thể và sinh động. Tuy nhiên, do đây là một giáo trình học tập
nên tác giả chưa thể có điều kiện đi sâu vào các biện pháp tạo biểu tượng về
nhân vật lịch sử cụ thể.

5


Bài viết của Phan Thế Kim “Hướng dẫn hoạt động nhận thức của học
sinh trong học tập lịch sử” trong cuốn Đổi mới dạy học lịch sử lấy học sinh
làm trung tâm của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1996, đã cho
rằng nắm vững các kiến thức về nhân vật lịch sử là yêu cầu cấp thiết đối với
DHLS ở trường phổ thông hiện nay.
Cuốn Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử do Phan Ngọc
Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Cơi, Trần Vĩnh Tường (đồng chủ biên)
viết về các chủ đề cụ thể. Trong đó có các bài của Đặng Văn Hồ “tạo biểu
tượng về nhân vật lich sử để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh” và

Đặng Thanh Tốn “Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh trong
giáo dục lịch sử để giáo dục cho học sinh tinh thần quốc tế chân chính”. Hai
bài viết của tác giả đã nêu lên những cơ sở lí luận quan trọng về việc tạo biểu
tượng về nhân vật, nguyên tắc của tạo biểu tượng về nhân vật trong dạy học
lịch sử, vai trị của nó và lấy ví dụ về việc tạo biểu tượng một nhân vật tiêu
biểu đó là Hồ Chí Minh để giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Tuy vấn
đề hai tác giả khai thác và tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo dục học
sinh nhưng qua bài viết, với lí luận chặt chẽ và biện pháp cụ thể khi tiến hành
tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử đã giúp người viết có cơ sở thuận lợi khi
tiến hành đề tài này.
Trong cuốn Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông
(một số chuyên đề) của Hội giáo dục lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội do Phan Ngọc Liên (chủ biên), có bài : “Sử dụng tài liệu trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông” đề cập tới vấn đề sử dụng tài liệu trong dạy học
lịch sử.
Đặc biệt cuốn Bài học lịch sử trường phổ thông trung học của cô
Nguyễn Thị Côi chủ biên đã hướng dẫn cụ thể bài giảng về cuộc đời, sự
nghiệp của một nhân vật lịch sử đó là Nguyễn Ái Quốc có thể tham khảo.
Trong một cơng trình nghiên cứu khác Kênh hình trong dạy học lịch sử ở
trường THPT tập 1 phần lịch sử Việt Nam SGK, tác giả kể ra chi tiết các loại
6


kênh hình và biện pháp sử dụng từng loại kênh hình. Chân dung các nhân vật
lịch sử là một trong những loại kênh hình mà tác giả nói tới trong cơng trình
nghiên cứu của mình. Đây là một cuốn sách rất cần thiết và quan trọng đối với
giáo viên trong DHLS. Với sự hướng dẫn về nội dung lịch sử sinh động, biện
pháp sư phạm hợp lí giúp cho giáo viên tạo biểu tương lịch sử khi sử dụng hệ
thống kênh hình một cách dễ dàng. Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1858-1918,
hệ thống các nhân vật cũng được trình bày một cách sinh động về tiểu sử, sự

nghiệp cùng với hình ảnh trực quan về chân dung của họ, giúp cho người
nghiên cứu khai thác được những thông tin cụ thể về các nhân vật cũng như
cách sử dụng đồ dùng trực quan trong việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử.
Từ đó, người viết sẽ lựa chọn được những hoạt động chính của nhân vật, nét
tiêu biểu để khắc họa hình ảnh về nhân vật.
Để có cơ sở tìm hiểu, giảng dạy nhân vật trong dạy học trên quan điểm
của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả tham khảo các bài viết của Trần Huy Liệu
trong nghiên cứu lịch sử số 96 năm 1967 với nhan đề “Anh hùng tạo thời thế
hay thời thế tạo anh hùng”, của Nhất Nguyên trong nghiên cứu lịch sử số 14
năm 1960 nhan đề “Chủ nghĩa Mác- Lê-nin bàn về nhân vật lịch sử”. Của
Nguyễn Bá Tân trong nghiên cứu lịch sử số 25 năm 1961 với bài viết “một số
vấn đề trong việc đánh giá về nhân vật lịch sử”.
Một số luận án tiến sĩ về phương pháp DHLS như luận án của Nguyễn
Văn Phong, Đỗ Hồng Thái… với những cơng trình nghiên cứu về việc dạy
học các nhân vật lịch sử trong chương trình lịch sử Việt Nam cận đại và sử
dụng tài liệu trong dạy học lịch sử. Đặc biệt, Luận án của Nguyễn Văn Phong
với đề tài Dạy học các nhân vật lịch sử trong chương trình lịch sử Việt Nam
1858-1930 ở trường THPT đã đưa ra các phương pháp dạy học các nhân vật
lịch sử thông qua việc sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử. Tác giả cũng đã
đưa ra những yêu cầu cơ bản trong việc dạy học các nhân vật thời kì này,
đồng thời nêu lên các biện pháp sư phạm để giảng dạy các nhân vật lịch sử

7


trong bài nội khóa và ngoại khóa. Đây là nguồn tài liệu quan trọng cho tơi tìm
hiểu và nghiên cứu đề tài của mình.
Luận văn thạc sĩ về Phương pháp giảng dạy lịch sử Sử dụng tài liệu
văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử Việt Nam (giai đoạn 1975 đến nay)
nhằm giáo dục cho học sinh niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

của học viên Đặng thị Hương Sen, đã chỉ ra một số biện pháp sư phạm sử
dụng tài liệu là văn kiện Đảng vào trong dạy học lịch sử Việt Nam.
Đặc biệt trong những năm gần đây, các luận văn của sinh viên tốt
nghiệp chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ mơn lịch sử đã có
nhiều đề tài nghiên cứu về nhân vật và phương pháp giảng dạy các nhân vật.
Các luận văn của sinh viên Trần Anh Cơ với đề tài “Sử dụng tài liệu nhân vật
lịch sử của Nam Định để dạy học chương II: Khái quát tiến trình lịch sử Việt
Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất cho học sinh lớp
11 THPT ở địa phương”, hay của sinh viên Lê Thị Luyến với đề tài “Sử dụng
tài liệu về tiểu sử một số nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn
1919-1945 ở lớp 12 THPT”… đã nêu lên được cơ sở lí luận, vai trị của giảng
dạy nhân vật trong dạy học lịch sử ở trường THPT và đi sâu tìm hiểu biện
pháp tạo biểu tượng về nhân vật thông qua sử dụng tài liệu tiểu sử của họ.
Đây cũng là một biện pháp tương đối hiệu quả trong việc tạo biểu tượng về
nhân vật lịch sử. Đặc biệt là luận văn của sinh viên Trần Vân Anh với đề tài
“một số biện pháp giảng dạy về nhân vật trong bộ môn lịch sử ở lớp 10 THPT
(phần lịch sử thế giới cận đại)”, trên cơ sở lí luận và thực tiễn giảng dạy nhân
vật ở trường THPT, tác giả nêu lên được một hệ thống các phương pháp giảng
dạy nhân vật lịch sử và áp dụng vào phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10
THPT. Đây là cơ sở tốt cho chúng tôi tham khảo, phát triển khi thực hiện đề
tài của mình.
Thơng qua các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nước chúng
tôi nhận thấy hầu hết đều đề cập đế vấn đề dạy học lịch sử về nhân vật, nhưng
vấn đề sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho
8


học sinh lớp 11 phần Lịch sử Việt Nam (1858-1918) lại chưa được đề cập,
nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết. Song các cơng trình nghiên cứu của các
tác giả trong nước cũng như các tác giả nước ngoài là nguồn tài liệu quí báu

về cơ sở lí luận để chúng tôi nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài
đặt ra.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: của đề tài là sử dụng nguồn tài liệu về
nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về thời gian của một khóa luận
Tốt nghiệp, chúng tơi khơng có điều kiện để nghiên cứu toàn diện việc sử
dụng nguồn tài liệu về nhân vật trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng nói
chung mà chỉ đi sâu tìm hiểu việc sử dụng nguồn sử liệu về nhân vật trong
dạy học lịch sử Việt Nam (1858- 1918) lớp 11, THPT - Chương trình chuẩn,
trong bài nội khóa.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích: Trên cơ sở khẳng định vai trị ý nghĩa của việc sử dụng
tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, đề tài đi
sâu đề xuất các biện pháp sử dụng tài liệu về nhân vật trong dạy học lịch sử
Việt Nam (1858 -1918) ở trường THPT – Chương trình chuẩn nhằm nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn.
4.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc sử dụng tài liệu nói chung, tài liệu về
nhân vật lịch sử nói riêng.
- Tìm hiểu chương trình, SGK lớp 11, THPT – Chương trình chuẩn,
phần lịch sử Việt Nam (1858 – 1918).
- Điều tra thực tế việc sử dụng tài liệu về nhân vật trong dạy học lịch sử
Việt Nam (1858-1918) ở trường THPT Ngọc Tảo – Phúc Thọ - Hà Nội.

9


- Đề xuất một số biện pháp sử dụng tài liệu về nhân vật lịch trong dạy

học lịch sử Việt Nam (1858-1918).
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Ngọc Tảo - Phúc
Thọ - Hà Nội để khẳng định tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5. 1. Cơ sở phương pháp luận: của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về giáo dục và giáo
dục lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng chủ yếu các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu các tài liệu kinh điển, Giáo dục học, Tâm lý giáo dục,
Giáo dục lịch sử, và các tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu chương trình, SGK Lịch sử lớp 11, THPT - Chương trình
chuẩn phần lịch sử Việt Nam (1858-1918) để xác định những nguồn tài liệu
về nhân vật cần khai thác để đề xuất các biện pháp sử dụng tài liệu trong dạy
học lịch sử.
- Điều tra thực tiễn việc sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền
thống yêu nước trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, THPT – Chương trình
chuẩn thơng qua phiếu điều tra, dự giờ thăm lớp, phỏng vấn…
- Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Ngọc Tảo
– Hà Nội để khẳng định tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
- Sử dụng toán học thống kê để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng tốt các biện pháp sử dụng tài liệu về nhân vật như khóa
luận đề xuất sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về các nhân vật lịch sử, bồi dưỡng
truyền thống yêu nước cho các em góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch
sử ở trường phổ thông.

10



7. Đóng góp của đề tài
- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu tham
khảo nói chung, tài liệu về nhân vật lịch sử nói riêng trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thơng.
- Phản ánh đúng thực trạng việc sử dụng tài liệu nhân vật lịch sử trong
dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Đề xuất được các biện pháp sử dụng có hiệu quả tài liệu về nhân vật
để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử ở
trường THPT.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục, và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm
hai chương:
Chương 1. Sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu
nước cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thơng – Lí
luận và thực tiễn
Chương 2. Một số biện pháp sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục
truyền thống yêu nước trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858-1918) ở trường
Trung học phổ thông – Chương trình chuẩn

11


Chương 1. SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐỂ GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG – LÍ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm
Tài liệu nói chung là loại tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập,
nghiên cứu của giáo viên, học sinh và các nhà nghiên cứu.

Tài liệu lịch sử là loại tư liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và
giảng dạy lịch sử nhưng đã ít nhiều được người nghiên cứu tìm hiểu, phản
ánh, khơi phục lại thơng qua lăng kính chủ quan.
Nhân vật là khái niệm được đề cập trong nhiều ngành khoa học khác
nhau. Nhân vật trong một tác phẩm văn học là người được đề cập chính trong
tác phẩm hoặc có một vai trị nhất định trong việc giúp tác giả hoàn thành nội
dung tư tưởng theo ý định của mình. Nhân vật trong một vở kịch, một tác
phẩm hội họa cũng vậy, thường là con người được chọn làm trung tâm của tác
phẩm và có vai trị hồn thành nội dung nghệ thuật mà tác giả muốn thể hiện.
Như vậy, nói đến nhân vật trong bất kì một lĩnh vực nào cũng nói đến con
người, con người trung tâm được đề cập tới và có một vai trị nhất định đối
với lĩnh vực, cơng việc mà con người đó tham gia cống hiến. Về vấn đề này,
trong các cuốn từ điển cũng cho ta những định nghĩa chuẩn xác về nhân vật.
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của trung tâm Từ điển ngôn ngữ định nghĩa
nhân vật như sau: 1. Đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện
trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật… 2. Người có vai trị nhất định trong
xã hội. [1; tr7].
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội
cũng định nghĩa tương tự: Nhân vật: 1. người có tiếng tăm, có một địa vị
hoặc một vị trí quan trọng. 2. Vai trò trong truyện, người trong vở kịch thể
hiện trên sân khấu bằng một diễn viên [1; tr8]. Theo cách giải thích này, nhân
12


vật không chỉ là về con người mà là con người trung tâm, có tiếng tăm, địa vị
trong xã hội, có nghĩa là hoạt động của con người đó có đóng góp cho lĩnh
vực họ tham gia ở một mức độ nhất định. Quan niệm về nhân vật nói chung
cho phép chúng ta rút ra kết luận: nói đến nhân vật là nói đến vai trị trung
tâm của chủ thể, của con người trong từng lĩnh vực nhất định. Từ quan niệm
đó, ta có quan niệm về nhân vật trong lịch sử.

Nhân vật lịch sử là những con người có thật, tham gia vào quá trình
sáng tạo ra lịch sử, là những cá nhân có vai trị quan trọng đối với tiến trình
lịch sử. Lịch sử là quá khứ đã qua của con người, là lịch sử của xã hội loài
người. Con người là chủ thể hoạt động của lịch sử, làm nên lịch sử, hoạt động
với tính mục đích và tư tưởng cao tạo nên các cốt lõi vận động và phát triển
đầy mâu thuẫn nhưng hợp quy luật của lịch sử. Đây cũng là điểm khác căn
bản giữa lịch sử của xã hội loài người với lịch sử của tự nhiên chỉ vận động
theo quy luật của tự nhiên. Do vậy, nói đến lịch sử là nói đến sự tác động của
yếu tố con người, khơng có con người thì sẽ khơng có lịch sử và ngược lại,
nói đến lịch sử thì khơng thể tách rời yếu tố con người. Nhân vật lịch sử
chính là con người lịch sử, có nghĩa là con người là một sản phẩm của một
hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định và hoạt động của họ là tác động lớn đến
hoàn cảnh lịch sử đó. Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” do
GS. Phan Ngọc Liên chủ biên đã định nghĩa về nhân vật lịch sử như sau:
“Nhân vật lịch sử là người có một vai trị nhất định trong một sự kiện lịch sử,
trong một thời kì lịch sử” [14; tr226].
Như vậy, nhân vật lịch sử ở đây được hiểu là người có vai trị nhất
định, tác động nhất định đối với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể (sự kiện lịch sử
hay thời kỳ lịch sử).
Tài liệu về nhân vật lịch sử là những tư liệu về nhân vật lịch sử như tiểu
sử, thân thế, con người và quá trình hoạt động cách mạng được người ta ghi
lại thông qua các câu truyện, các bài thơ, bài văn… được phản ánh cụ thể,
chính xác về đặc điểm của các nhân vật đó.
13


Truyền thống là những hoạt động có tính chất xã hội, được lặp lại nhiều
lần và có tính chất cố định trong một thời điểm nhất định. Truyền thống trở
thành giá trị văn hóa, thành chuẩn mực xã hội, ăn sâu vào tư tưởng, tình cảm
và tính cách của mỗi con người trong một thời điểm cụ thể được xác định.

Truyền thống là phạm trù lâu bền, chứ không phải là một hành động ngẫu
nhiên, bất ngờ, phải được kế thừa và phát huy. Truyền thống được xã hội bảo
vệ, giữ gìn và phát huy.
Với cách định nghĩa trên, khái niệm truyền thống lịch sử được hiểu
gồm nhiều truyền thống tốt đẹp: truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, truyền thống bảo vệ tổ quốc, truyền thống đoàn kết tương thân tương ái
đùm bọc giúp đỡ nhau... nhưng bao trùm lên trên hết đó chính là truyền thống
u nước - một truyền thống vô cùng quý báu của một dân tộc, như Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là
truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì
tinh thần ấy lại sục sơi, nó kết thành một làn sóng vơ cũng mạnh mẽ, to lớn;
nó lướt qua mọi sự khó khăn, thử thách; nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ
cướp nước". Truyền thống yêu nước được kế thừa và phát triển cho tới ngày
nay, bao gồm:
+ Ý chí quyết tâm, dũng cảm, bất khuất, sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc
lập, tự do, khơng cam chịu cảnh mất nước và làm nô lệ.
+ Vững vàng trước mọi thử thách, khó khăn, gian khổ, trung thành với
đất nước, với dân tộc.
+ Anh dũng trong chiến đấu, cần củ, bền bỉ trong lao động.
+ Sống giản dị, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Như vậy, truyền thống yêu nước là nét nổi bật trong đời sống văn hoá tinh
thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm,
được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam.

14


1.1.2. Yêu cầu sử dụng tài liệu để tìm hiểu về nhân vật trong dạy học lịch
sử ở trường phổ thông
Do đặc trưng riêng biệt của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử phải

dựa trên cơ sở nắm bắt các sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Vì vậy, trong
DHLS việc giáo dục học sinh có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là khắc họa
về nhân vật, vì sự kiện là cơ sở của tri thức lịch sử mà nhân vật là những con
người làm nên sự kiện đó. Tuy nhiên, trong DHLS một bộ phận giáo viên
chưa gắn liền sự kiện với nhân vật lịch sử, chưa khắc họa sinh động về chân
dung nhân vật. Vì vậy, thực tế cho thấy hiện tượng học sinh nhầm lẫn hoặc
không hiểu biết về nhân vật trở nên phổ biến.
Nhân vật lịch sử có vai trị quan trọng trong DHLS. Khắc sâu biểu
tượng nhân vật lịch sử không những giúp học sinh ghi nhớ đến các anh hùng,
danh nhân của dân tộc mà còn giáo dục các em học tập, noi gương những đức
tính tốt đẹp của thế hệ cha anh đi trước trong công cuộc xây dựng và gìn giữ
đất nước. Do đó, việc khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh là
một nội dung không thể thiếu trong dạy - học Lịch sử. Hiện nay, vốn hiểu
biết của người dân nói chung và giới trẻ nói riêng về lịch sử dân tộc rất đáng
lo ngại. Học sinh học lịch sử một cách thụ động, đối phó chứ khơng thực sự
mong muốn tìm hiểu lịch sử nước nhà.
Lịch sử khơng đặt ra cho mình những vấn đề khơng thể giải quyết
được, có nghĩa là bất kỳ một vấn đề nào của lịch sử cũng xuất hiện con người
hành động để đáp ứng yêu cầu đó. Tác động của họ có thể là thúc đẩy lịch sử
tiến lên (nhân vật chính diện) nếu như hành động của họ phù hợp với nguyện
vọng của quần chúng nhân dân như Mác – Angghen trong lịch sử thế giới hay
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc, có thể là kìm hãm sự phát triển
(nhân vật phản diện) khi hành động của họ trái ngược với yêu cầu, nguyện
vọng của quần chúng nhân dân tiến bộ theo xu hướng đi lên của lịch sử như
Hít – le, Ngơ Đình Diệm… Tuy nhiên, ranh giới giữa nhân vật chính diện và
nhân vật phản diện khơng phải bao giờ cũng rõ ràng. Có những người mà hoạt
15


động của họ có tác động khác nhau trong cùng một thời kỳ lịch sử nhất định,

giai đoạn đầu có tác động tích cực nhưng giai đoạn sau lại có tác động hạn
chế và ngược lại.
Vì vậy, sử dụng tài liệu để tìm hiểu về nhân vật trong DHLS cần phải
có sự chọn lọc và kết hợp các loại tài liệu khác nhau để làm nổi bật lên nhân
vật đó. Lịch sử là lịch sử của con người với hoạt động phong phú, đa dạng tạo
nên xã hội loài người, DHLS là giúp học sinh hiểu đúng quá khứ đã qua của
con người với hoạt động của họ, do vậy DHLS không thể bỏ qua yếu tố con
người mà càng phải làm sáng tỏ con người với vai trò của họ đối với hoàn
cảnh lịch sử nhất định.
Con người trong lịch sử hoạt động phong phú đa dạng trên nhiều lĩnh
vực khác nhau. Vì vậy nhân vật lịch sử cũng được chia thành nhiều nhóm
hoạt động trên tất cả các lĩnh vực. Lĩnh vực nào trong hoạt động của con
người cũng có vị trí nhất định đối với sự phát triển của lịch sử nói chung do
đó đóng góp của nhân vật lịch sử trên bất kỳ lĩnh vực nào cũng có vai trị
quan trọng. Ví như trong lĩnh vực hội họa có Leona Dvanhxi, Milenlanggio…
là những thiên tài trên lĩnh vực này, hay chúng ta có Napoleong, Xeda… làm
thay đổi cả nền chính trị - quân sự của thế thời một thời… Như vậy, con
người trong lịch sử có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động thì cũng để lại dấu ấn của
mình trên bấy nhiêu lĩnh vực. Chẳng hạn trong giai đoạn lịch sử Việt Nam
1858-1918 có các nhân vật tiêu biểu hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau đó
là cách mạng - qn sự, chính trị, văn hóa – tư tưởng…
Nhân vật trong DHLS là hết sức phong phú và đa dạng trên mọi mặt
hoạt động trong cuộc sống của con người. Các lĩnh vực có mối quan hệ mật
thiết với nhau, mặt này nhiều lúc là cơ sở, là nền tảng phát triển cho lĩnh vực
khác chính vì vậy mà cũng có những trường hợp con người khơng chỉ thể
hiện vai trị của mình trên một lĩnh vực mà trên cả nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ví dụ như Phan Bội Châu trong giai đoạn lịch sử này, hoạt động của ông rất
đa dạng. Phan Bội Châu vừa là một nhà chí sĩ cách mạng lỗi lạc vừa là “ngôi
16



sao sáng trên bầu trời” của nước ta lúc bấy giờ, và trong lĩnh vực văn học đã
để lại một khối lượng các tác phẩm văn thơ dồi dào. Tính phong phú, đa dạng
của nhân vật lịch sử giúp cho người giáo viên nhận thức đúng vai trò của họ
trên từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, từ đó biết phân loại nhân vật và giảng dạy
có hiệu quả, tránh tình trạng cịn phân biệt nhân vật lịch sử ở những lĩnh vực
khác nhau có vai trị khác nhau. Như thế, việc giảng dạy nhân vật lịch sử trên
lĩnh vực nào là do nội dung kiến thức của bài học đó quy định. Việc đổi mới
chương trình nội dung hiện nay đang theo tinh thần tăng lịch sử kinh tế, văn
hóa, do vậy nhận thức đúng vai trị của nhân vật trong DHLS là một yếu tố
thành công của giáo viên.
Nhận thức, quan niệm đúng về yêu cầu sử dụng tài liệu về nhân vật
trong DHLS sẽ giúp cho giáo viên biết lựa chọn nhân vật hợp lí để tạo biểu
tượng cho học sinh, không đi sa đà vào dạy chỉ về cá nhân mà bỏ qua quần
chúng nhân dân. Khơng những vậy, cịn góp phần định hướng cho giáo viên
biết cách phân loại, chọn lọc các nhân vật. Từ đó sẽ giáo dục cho học sinh
truyền thống yêu nước của dân tộc một cách cụ thể, sinh động hơn. Tuy
nhiên, với phạm vi trong một khóa luận, chúng tơi xin phép được đi sâu tập
trung vào việc sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử để giáo dục truyền thống
yêu nước với tư cách là những cá nhân trong lịch sử.
1.1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền
thống yêu nước cho học sinh
Việc sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử nói riêng có tầm quan trọng và
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của bài học lịch sử ở trường phổ thông. Để đem
đến được hiệu quả trong mỗi bài học giáo viên cần phải khắc họa được hình
tượng nhân vật tiêu biểu từ đó nêu gương về truyền thống yêu nước. Việc sử
dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh có ý
nghĩa đối với cả giáo viên và học sinh.
Đối với giáo viên sử dụng tài liệu về nhân vật, thơng qua người thực,
việc thực về nhân vật đó để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh.

17


Ngay từ thời cổ đại các nhà sử học đã coi lịch sử là “cô giáo của cuộc sống”.
Quan niệm đúng đắn này vẫn tồn tại cho tới ngày nay. Lịch sử nghiên cứu quá
trình hình thành, phát sinh và phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp. Đó là một quá trình thống nhất giữa quá khứ, hiện
tại và tương lai. Trong câu mở đầu của quyển “Lịch sử nước ta” Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã viết:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Như thế, biết lịch sử để hiểu biết rõ về cội nguồn của truyền thống dân
tộc. Để từ đó có niềm tin và yêu nước hơn. Cùng với tất cả các môn học và
các hoạt động ở trường THPT, việc DHLS góp phần giáo dục thế hệ trẻ theo
mục tiêu đào tạo đã được xác định. Hiệu quả giáo dục của môn lịch sử tùy
thuộc vào quan niệm, việc khai thác những nội dung khóa trình, những biện
pháp sư phạm thích hợp, hình thức tổ chức, phương tiện, trình độ của giáo
viên và sự quan tâm của các cơ quan, xã hội.
Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng khơng chỉ về mặt
trí tuệ mà cả về thái độ, tình cảm, tư tưởng. Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc
giáo dục tình cảm, tư tưởng, thái độ, thẩm mĩ… Những con người và những
việc thực trong quá khứ có sức thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ với các
thế hệ trẻ. Giáo viên có thể lấy những tấm gương anh dũng tuyệt vời của các
chiến sĩ đấu tranh, hi sinh vì độc lập, tự do cho tổ quốc giúp học sinh học tập
và noi gương suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước. Tác dụng
giáo dục quan trọng của sử học cũng như bộ mơn lịch sử ở trường phổ thơng
là giáo dục trí tuệ, tư tưởng chính trị, tình cảm, đạo đức, lối sống… Những
yêu cầu giáo dục thế hệ trẻ nêu trên hoàn toàn phù hợp với chức năng của
khoa học lịch sử, với nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển của bộ môn
Lịch sử ở trường THPT. Giáo viên có thể lấy ví dụ về Nguyễn Tri Phương Tổng đốc thành Hà Nội khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất. Nguyễn Tri

Phương đã chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm tới hơi thở cuối cùng. Khi bị
18


giặc bắt, ông đã khước từ mọi sự dụ dỗ của giặc và đã tuyệt thực cho đến
chết. Việc làm đó đã khiến cho nhân dân ta vơ cùng biết ơn và tơn vinh một vị
quan chính trực trong triều đình. Sự dũng cảm, hi sinh xả thân vì nước của
ông là những biểu hiện rõ nét của truyền thống của dân tộc. Qua những việc
thật và con người thật của Nguyễn Tri Phương học sinh đã thấy được sự cụ
thể về biểu hiện của lịng u nước, từ đó có những xúc cảm nhất định.
Trong thực tiễn DHLS ở trường THPT chúng ta thường gặp phải những
sai lầm, cần khắc phục. Một là coi nhẹ việc giáo dục tư tưởng trong bộ môn.
Hai là không xuất phát từ sự thực lịch sử mà giải thích dài dịng, cơng thức,
áp đặt. Một số người cho rằng giáo viên chỉ cần trình bày sự kiện khách quan
là đủ hoặc là hướng dẫn học sinh nhận thức theo một phương hướng đã định
mà khơng khai thác nhiều nội dung khóa trình. Làm như vậy là hạ thấp chức
năng giáo dục của môn học, hạ thấp vai trò giáo dục. Phải trên cơ sở nhận
thức đúng hiện thực lịch sử khách quan để đánh giá, rút ra bài học chứ không
dừng lại ở việc biết lịch sử, hoặc không biết mà suy diễn. Việc sử dụng tài
liệu về nhân vật lịch sử trong q trình giảng dạy khơng chỉ giúp cho bài học
lịch sử thêm sống động cụ thể và chân thực mà cịn nâng cao chất lượng
giảng dạy và giáo dục tình cảm, tư tưởng cho học sinh. Đối với học sinh việc
sử dụng tài liệu về nhân vật có ý nghĩa đối với học sinh trên cả ba mặt:
Về cung cấp kiến thức: Tài liệu về nhân vật lịch sử nói chung và nhân
vật lịch sử giai đoạn 1858-1918 nói riêng góp phần làm cụ thể hơn, phong
phú hơn và sinh động hơn các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử đang học. Giúp
học sinh hiểu sâu sắc hơn về nhân vật lịch sử thông qua “người thật, việc
thật”. Làm cho học sinh được “trực quan sinh động” quá khứ của dân tộc,
nâng cao tầm hiểu biết, mức độ chính xác và sinh động về nhân vật, từ đó
giáo dục truyền thống yêu nước cho các em.

Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình đã nghiên cứu tồn bộ xã
hội loài người từ thấp đến cao. Lịch sử ghi lại đầy đủ, tồn bộ hình ảnh của
q khứ đúng như nó từng tồn tại. DHLS nhằm cung cấp cho các em sự hiểu
19


biết về quá khứ xã hội loài người để nâng cao sự hiểu biết về hiện tại và định
hướng cho tương lai. Với vốn kiến thức đầy đủ, học sinh sẽ có ý thức về trách
nhiệm của mình trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ quá
khứ, học sinh sẽ hiểu được những gì ơng cha ta đã làm được, hiểu được giá trị
của quá khứ và giá trị của ngày nay. Muốn vậy, học sinh phải được giáo dục
truyền thống dân tộc. Việc giáo dục truyền thống dân tộc qua bộ môn lịch sử
trở nên cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng. Trên cơ sở sự kiện khoa học, môn
lịch sử tạo biểu tượng chân thực, hình ảnh rõ nét về các nhân vật lịch sử. Ví
như, khi dạy bài 19: “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược
từ 1858-1873” lớp 11 chương trình chuẩn, giáo viên cung cấp cho học sinh
những thơng tin cơ bản về các nhân vật chính trong bài này như Nguyễn Tri
Phương, Nguyễn Trung Trực, Trương Định… kết hợp với việc sử dụng hình
ảnh và kênh chữ trong sách giáo khoa khắc họa biểu tượng về các nhân vật
thông qua những việc làm của họ. Với sự hiểu biết cơ bản về các nhân vật,
học sinh sẽ hiểu được vai trị của các nhân vật trong cơng cuộc kháng chiến
chống Pháp xâm lược ngay từ những buổi đầu. Với những việc làm cao cả, ý
chí quyết tâm chống Pháp của các nhân vật tiêu biểu trên cho học sinh nhận
thấy đó là những biểu hiện rõ nét nhất về truyền thống yêu nước của dân tộc
ta trong thời kì này. Qua đây, các em sẽ có được khả năng đánh giá, phê phán
các nhân vật lịch sử.
Về rèn kĩ năng: Ngồi ý nghĩa giáo dưỡng thì việc sử dụng tài liệu về
nhân vật lịch sử cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện các năng lực
nhận thức của học sinh. Trong đó quan trọng nhất là phát triển tư duy độc lập
và các kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét. Sử dụng tài liệu về

nhân vật lịch sử trong DHLS còn là một biện pháp cần thiết để thực hiện
nguyên lí “học đi đơi với hành” như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Khi dạy
bài 20 lớp 11 chương trình chuẩn: “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng
chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng”
giáo viên trình bày những nét cơ bản về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm
20


lược do Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… lãnh đạo, giáo viên gợi mở cho
học sinh liên hệ với kiến thức bài trước có sự so sánh, đối chiếu giữa các nhân
vật lịch sử với những vai trị khác nhau. Thơng qua các nhân vật lịch sử cụ thể
và chính xác, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về tinh thần yêu nước
chống Pháp của các nhân vật tiêu biểu đại diện cho quần chúng nhân dân ta.
Hình thành kĩ năng phân tích, đánh giá nhân vật lịch sử nói chung và vấn đề
lịch sử nói riêng.
Về giáo dục: Giáo dục thế hệ trẻ bao giờ cũng là mối quan tâm đặc biệt
to lớn của mỗi dân tộc, mỗi giai cấp. Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ
Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau. Nhà trường phổ thông chịu trách nhiệm quan trọng cùng với xã hội hoàn
thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay. Môn lịch sử
với chức năng và nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào cơng việc này.
Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng khơng chỉ về mặt
trí tuệ mà cả về thái độ, tình cảm, tư tưởng. Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc
giáo dục tình cảm, tư tưởng, thái độ, thẩm mĩ… Những con người và những
việc thực trong quá khứ có sức thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ với các
thế hệ trẻ. Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thơng khơng chỉ có khả năng cung
cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng mà cịn có khả năng giáo dục học sinh truyền
thống tốt đẹp về lòng yêu nước, thương yêu đồng bào, trọng nhân nghĩa, quý
lao động, anh hùng, dũng cảm… và có nhiều kinh nghiệm quý báu về giáo
dục cho thế hệ trẻ truyền thống dân tộc, tinh hoa của nhân loại. Khai thác nội

dung khóa trình lịch sử ở trường THPT, chúng ta có thể giáo dục cho học sinh
nhiều truyền thống dân tộc, nổi bật là giáo dục truyền thống yêu nước. Đây là
sở trường, ưu thế của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Lòng yêu nước là vốn quý của mọi dân tộc, mỗi dân tộc lại có những
nét đặc sắc riêng về lòng yêu nước. Lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam
được hình thành trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ đất nước,
giải phóng dân tộc. Nó đã trở thành đạo lí của người Việt Nam, là tiêu chí cao
21


nhất để đánh giá mọi người trong nước từ trước tới nay. Chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam - một động lực phát triển của dân tộc – có sức mạnh như một làn
sóng vơ cùng mạnh mẽ và to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấm chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Giáo dục về tư tưởng chính trị, giáo dục ý thức lao động, đạo đức, thẩm
mĩ đặc biệt giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua việc sử
dụng nguồn tài liệu về nhân vật là rất lớn. Ví dụ như khi dạy bài 21 lớp 11
chương trình chuẩn: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt
Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX” có những nhân vật tiêu biểu trong
phong trào Cần Vương như Vua Hàm Nghi, Tơn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện
Thuật, Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám… Giáo viên khắc họa biểu tượng
chân thực về các nhân vật này thông qua những việc làm của họ. Đặc biệt là
vua Hàm Nghi, tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã có tinh thần đấu tranh chống Pháp
triệt để, ơng là một vị vua, song ông đã khước từ mọi sự dụ dỗ của Pháp để
đứng lên phát động nhân dân kháng chiến chống Pháp. Những việc làm ấy thể
hiện tinh thần yêu nước thương dân của một ông vua thời Nguyễn lúc bấy giờ.
Ông đại diện cho tầng lớp thống trị, đứng về phía nhân dân, sẵn sàng chống
lại Pháp với tinh thần quyết tâm mạnh mẽ khiến cho Pháp tức tối đày ông
sang An-giê-ri. Tấm gương của vị vua trẻ tuổi yêu nước này là động lực giúp
cho học sinh có được những xúc cảm lịch sử nhất định về nhân vật lịch sử.

1.1.4 Những yêu cầu khi sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền
thống yêu nước cho học sinh
* Tài liệu về nhân vật được sử dụng phải đảm bảo tính khoa học, cơ
bản, cụ thể
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin việc tìm
kiếm tài liệu về một nhân vật lịch sử bất kỳ là điều vô cùng dễ dàng. Bởi vậy,
giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trước hết phải đảm bảo được sự
chính xác về tài liệu mà giáo viên sử dụng.

22


×