Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi học kỳ I lớp 11 THPT chuyên Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Sinh học (Có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.41 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
THÁI NGUYÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN THI: SINH HỌC LỚP 11 (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (4 điểm) : Phân biệt các nhân tố tiến hóa về tần số kiểu gen, tần số alen, vốn
gen, vai trò ?
Câu 2 (2 điểm) : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào làm biến đổi tần số
tương đối các alen trong quần thể nhanh hơn? Tại sao?
a. Chọn lọc loại bỏ alen A và chọn lọc alen a.
b. Chọn lọc ở quần thể vi khuẩn (sinh vật nhân sơ) và chọn lọc ở quần thể sinh vật
nhân thực lưỡng bội.
Câu 3 (2 điểm) : Từ quần thể sống trên đất liền, một số cá thể di cư tới một đảo và
thiết lập nên một quần thể mới. Hãy mô tả diễn biến quá trình tiến hoá nhỏ xảy ra
khiến quần thể mới này trở nên một loài mới và nêu rõ các nhân tố tiến hoá nào
đóng vai trò chính trong quá trình hình thành loài này.
Câu 4 (2 điểm) :Vì sao nói ở các loài giao phối, đơn vị tiến hoá cơ sở là quẩn thể
chứ không phải là cá thể hay loài ?
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh Chữ ký giám thị
Đáp án
Câu 1 : Phân biệt các nhân tố tiến hóa về tần số kiểu gen, tần số alen, vốn gen, vai trò ?
(Mỗi đặc điểm phân biệt 1 đ)
Nhân tố tiến
hóa
Tần số kiểu gen Tần số alen Vốn gen Vai trò đặc trưng
1.ĐỘT
BIẾN
thay đổi chậm thay đổi chậm tăng vốn gen tạo nguồn nguyên liệu


sơ cấp
2.DI
NHẬP
GEN
có thể thay đổi
nhiều hay ít
có thể thay đổi
nhiều hay ít
tăng vốn gen
của quần thể
nhập
tạo dòng gen, quần thể
chỉ cách li tương đối
3.GIAO
PHỐI
KHÔNG
NGẪU
NHIÊN
thay đổi, thể đồng
hợp tăng, thể dị
hợp giảm
không thay đổi
(QT tự phối), hay
có thay đổi ( QT
giao phối chọn
lọc, giao phối
gần)
không thay đổi Tạo nguồn nguyên liệu
thứ cấp.
4.CHỌN

LỌC TỰ
NHIÊN
Có thể thay đổi
đột ngột hay
chậm, nhiều hay
ít, tăng kiểu gen
thích nghi
Có thể thay đổi
đột ngột hay
chậm, nhiều hay
ít
Giảm vốn gen
và đa dạng di
truyền
Định hướng cho tiến
hóa , hình thành quần
thể thích nghi
5.YẾU TỐ
NGẪU
NHIÊN
thay đổi đột ngột
do hiệu ứng sáng
lập hay thắt cổ
chai
thay đổi đột ngột,
ngẫu nhiên, có
thể mất hẳn alen
nào đó
giảm đột ngột
vốn gen

Thường không hình
thành QT thích nghi
hơn QT gốc
Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào làm biến đổi tần số tương đối các alen
trong quần thể nhanh hơn? Tại sao?
a. Chọn lọc loại bỏ alen A và chọn lọc alen a.
b. Chọn lọc ở quần thể vi khuẩn (sinh vật nhân sơ) và chọn lọc ở quần thể sinh vật nhân
thực lưỡng bội.
Hướng dẫn trả lời:
a) Alen A biểu hiện ở cả trạng thái AA và Aa nên bị đào thải nhanh hơn. (1 đ)
b. Quần thể vi khuẩn có tốc độ trao đổi chất và tốc độ sinh sản nhanh, sinh sản vô tính nên
kiểu đồng nhất, dễ chịu tác động của môi trường, dễ phát sinh đột biến nhất là đột biến gen nên
tác động của chọn lọc tự nhiên diễn ra mạnh mẽ hơn, tần số tương đối của các alen biến đổi
nhanh hơn. Quần thể vi khuẩn là quần thể đơn bội nên đột biến phát sinh có điều kiện biểu hiện
ngay ra kiểu hình. Quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội có sinh sản hữu tính, tạo nhiều biến dị
tổ hợp quần thể là kho dự trữ nguồn biến dị phong phú cho quá trình chọn lọc nhưng đột biến có
hại ở trạng thái lặn không bị đào thải do đó chọn lọc tự nhiên tác động chậm hơn, tần số tương
đối các alen biến đổi chậm hơn. (1 đ)
Câu 3: Từ quần thể sống trên đất liền, một số cá thể di cư tới một đảo và thiết lập nên một
quần thể mới. Hãy mô tả diễn biến quá trình tiến hoá nhỏ xảy ra khiến quần thể mới này
trở nên một loài mới và nêu rõ các nhân tố tiến hoá nào đóng vai trò chính trong quá trình
hình thành loài này.
Hướng dẫn trả lời:
- Để quần thể mới tiến hóa thành một loài mới thì tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể mới phải khác biệt với quần thể gốc sao cho sự khác biệt này phải gây nên sự cách li
sinh sản giữa hai quần thể. (0,5đ)
- Sự thay đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa hai quần thể thoạt đầu gây nên bởi
các yếu tố ngẫu nhiên (nghĩa là một nhóm nhỏ di cư khỏi quần thể gốc ngẫu nhiên có tần số alen
và thành phần kiểu gen khác biệt với quần thể gốc). Tiếp đến, tại môi trường mới, chọn lọc tự
nhiên tiếp tục phân hóa tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể làm cho chúng càng

khác so với quần thể cũ (khi điều kiện sống mới khác xa với điều kiện sống của quần thể gốc).
(0,5đ)
- Ngoài hai nhân tố tiến hóa là các yếu tố ngẫu nhiên và CLTN là chính, thì các nhân tố tiến
hóa khác như di nhập gen, sự phát sinh đột biến và giao phối không ngẫu nhiên cũng góp phần phân
hóa tần số alen và thành phần kiểu gen giữa hai quần thể. (0,5đ)
Tóm lại, quá trình tiến hóa nhỏ được kết thúc bằng sự xuất hiện loài mới được gây nên bởi
sự tác động tổng hợp của các nhân tố tiến hóa, trong đó yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là
hai nhân tố chính. (0,5đ)
Câu 4: Vì sao nói ở các loài giao phối, đơn vị tiến hoá cơ sở là quẩn thể chứ không phải là
cá thể hay loài ?
Hướng dẫn trả lời:
+ Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì : (1đ)
- Quần thể là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
- Quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình
- Quần thể có cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong
loài.
+ Cá thể không thể là đơn vị tiến hoá vì : (0,5đ)
- Mỗi cá thể chỉ có một kiểu gen, khi kiểu gen đó bị biến đổi, cá thể có thể bị chết hoặc mất
khả năng sinh sản.
- Đời sống cá thể có giới hạn, còn quần thể thì tồn tại lâu dài.
+ Loài không thể là đơn vị tiến hoá vì : (0,5đ)
- Trong tự nhiên, loài tồn tại như một hệ thống quần thể cách li tương đối với nhau.
- Quần thể là hệ gen mở, còn loài là hệ gen kín, không trao đổi gen với các loài khác.

×