Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN SÓC SƠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.7 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ THANH HÒA
QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN SÓC SƠNTỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
HÀ NỘI, 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ THANH HÒA
QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN SÓC SƠNTỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Thu Hương
HÀ NỘI, 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tin
trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2003
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Hòa
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu tôi đã luôn nhận được sự
giúp đỡ, chỉ bảo, đóng góp ý kiến hết sức nhiệt tình và quý báu của PGS.TS.


Trần Thị Thu Hương để hoàn thành Luận văn với đề tài đã chọn. Tôi vô cùng
kính trọng và chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Ban Giám hiệu, Phòng
Đào tạo Sau đại học, khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, Đại học quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ,
động viên, cổ vũ, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Hòa
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CN : Công nhân
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
GD - ĐT : giáo dục - đào tạo
GDTX : Giáo dục thường xuyên
GDTX & DN : Giáo dục thường xuyên và dạy nghề
LLCT : Lý luận Chính trị
QLNN : Quản lý Nhà nước
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
HÀ NỘI, 2013 1
HÀ NỘI, 2013 2
MỤC LỤC 6
MỞ ĐẦU 1

Chương 1 7
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
HUYỆN SÓC SƠN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA SAU 15 NĂM ĐỔI
MỚI 7
1.1. Các yếu tố tác động đến công tác giáo dục - đào tạo huyện Sóc Sơn 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Sóc Sơn 7
Chương 2: 34
ĐẢNG BỘ HUYỆN SÓC SƠN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC -
ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 34
2.1. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục - đào tạo
của Đảng bộ huyện Sóc Sơn từ năm 2000 đến năm 2005 34
2.1.1. Đảng bộ huyện Sóc Sơn cụ thể hóa chủ trương của các cấp bộ Đảng
về phát triển giáo dục - đào tạo từ năm 2000 đến năm 2005 34
2.1.2. Quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện phát triển công tác giáo dục -
đào tạo của Đảng bộ huyện Sóc Sơn từ năm 2000 đến năm 2005 43
2.2. Đảng bộ huyện Sóc Sơn lãnh đạo phát triển giáo dục - đào tạo phục vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2006 - 2010) 54
2.2.1. Chủ trương đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ mới
(2006 - 2010) 54
* 71
Chương 3: 73
NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 73
3.1. Nhận xét 73
3.1.1. Thành tựu đạt được 73
3.1.2. Một số hạn chế 81
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 103
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn
hóa kiệt xuất của dân tộc ta đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho dân tộc ta
những di sản vô cùng to lớn, một trong những di sản có tính thời đại sâu sắc
chính là chiến lược “trồng người”. Người đã từng nói “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu”, “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa”, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc làm rất quan trọng và cần thiết” [59, tr.105].
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt
Nam sớm nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
Đặc biệt, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 7/1996) Đảng đã
xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [26,
tr.31]. Quan điểm này tiếp tục được nâng lên tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX: “Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát
huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững” [24, tr.54].
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện ngành giáo dục - đào tạo
nước ta đã có những chuyển biến đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân
lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, là đầu não chính trị, hành chính
quốc gia; trung tâm lớn về văn hóa, kinh tế, khoa học, giáo dục và giao dịch
quốc tế cả nước. Chính vì vậy, phát triển Thủ đô là một trọng điểm trong
chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay. Muốn phát triển được kinh tế - xã hội của Thủ đô thì việc quan tâm đầu
tư không chỉ dành riêng cho khu vực nội thành mà khu vực ngoại thành cũng
1
cần được quan tâm đầu tư thích đáng nhằm phát huy được các thế mạnh của
từng địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô.

Sóc Sơn là một huyện ngoại thành phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, được
coi như một đô thị vệ tinh của Thành phố. Mặc dù là một huyện còn nhiều
khó khăn nhưng trong tương quan so sánh với các địa phương khác của Thành
phố, thì Sóc Sơn có những tiềm năng lớn về tài nguyên, khí hậu, lao động và
đặc biệt là trí tuệ con người. Với mục tiêu từng bước phát triển kinh tế - xã
hội với tốc độ nhanh, hiệu quả cao, toàn diện và bền vững theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa… không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, trở
thành huyện phát triển của Thủ đô Hà Nội, Đảng bộ và nhân dân huyện Sóc
Sơn đã rất quan tâm đến công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện nhằm
nâng cao dân trí, xây dựng đội ngũ lao động trình độ cao đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đóng góp vào sự phát triển chung của
Thủ đô Hà Nội và cả nước.
Trong thời kỳ 2000 - 2010, được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của
Trung ương Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện Sóc Sơn,
công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến lớn.
Bên cạnh đó, công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện cũng gặp nhiều
khó khăn về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục giữa các ngành học, cấp học
còn chưa đồng đều, cơ cấu đào tạo, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được
yêu cầu của xã hội về trình độ nhân lực… Chính vì vậy, việc tìm hiểu vai trò
lãnh đạo của Đảng bộ huyện Sóc Sơn; quá trình vận dụng quan điểm, đường
lối của Trung ương Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội về phát triển giáo dục -
đào tạo trên địa bàn huyện là việc làm có ý nghĩa to lớn. Xuất phát từ suy nghĩ
đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Quá trình lãnh đạo công tác giáo dục - đào
tạo của Đảng bộ Huyện Sóc Sơn từ năm 2000 đến năm 2010” làm Luận văn
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề giáo dục - đào tạo từ trước tới nay đã nhận được sự quan tâm
tìm hiểu, đầu tư nghiên cứu của rất nhiều các nhà khoa học, các cơ quan, tổ
2
chức trong và ngoài nước. Nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã

được công bố, có thể kể ra như sau:
Thứ nhất là các công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục - đào tạo nói
chung như: Giáo dục 10 năm đổi mới và chặng đường trước mắt của tác giả
Trần Hồng Quân, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996; Giáo dục Việt Nam
trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI của Gs Phạm Minh Hạc, Nbx Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1999; Toàn cảnh giáo dục - đào tạo Việt Nam của tác giả
Nguyễn Quang Hưng, Nxb Chính trị Quốc, Hà Nội, 2000; Giáo dục phổ
thông với chất lượng nguồn nhân lực. Những bài học thực tiễn từ Nhật Bản
của tác giả Đặng Thị Thanh Huyền, Nxb Khoa học Xã hội năm 2001; Nhà
trường phổ thông qua các thời kỳ lịch sử của tác giả Nguyễn Đăng Tiến, Nxb
Viện khoa học giáo dục Việt Nam năm 2001; Suy nghĩ về các giải pháp phát
triển giáo dục phổ thông nước ta hiện nay của tác giả Trần Viết Lưu đăng
trên Tạp chí Giáo dục số 92 năm 2002; Chiếc lược phát triển giáo dục trong
thế kỷ XXI của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện nghiên cứu phát triển giáo
dục Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Nhân tố mới về giáo
dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Gs
Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Giáo dục Việt Nam
những thập niên đầu thế kỷ XXI: Chiến lược phát triển của Đặng Bá Lãm,
Nxb Giáo dục, 2003; Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai: Vấn đề và giải
pháp của Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2004; Hồ Chí Minh với công tác giáo dục trong nhà trường, Nxb Lao
động, Hà Nội năm 2010…
Thứ hai là các công trình khoa học nghiên cứu về giáo dục - đào tạo ở
các địa phương cụ thể như: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo
dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006, Phạm Thị Hồng Thiết, Luận văn
Thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo
sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1991 đến năm 2000, Lương Thị Hòe,
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng bộ tỉnh Thái Bình
lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2005, Nguyễn
3

Thị Quế Liên, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng bộ
Thành phố Hà Nội lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến
năm 2006, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam; Giáo dục - Đào tạo Phú Thọ: Sự nghiệp “ trồng người” trên mảnh
đất cội nguồn của Thu Hà, Việt Cường, Tạp chí Đông Nam Á, số 11 năm
2004; Phát huy truyền thống dạy và học trên vùng đất Tổ của tác giả Phan
Văn Lân, Tạp chí Thương mại số 13 năm 2005…
Thứ ba là các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến huyện Sóc
Sơn có các đề tài: Đảng bộ huyện Sóc Sơn lãnh đạo công cuộc xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1991 - 2000, Trần Thị Phương Thảo,
Khóa luận cử nhân Lịch sử năm 2001; Đảng bộ huyện Sóc Sơn lãnh đạo thực
hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương thời kỳ 1992 - 2000, Lê
Tiến Dũng, Khóa luận cử nhân Lịch sử năm 2001; Đảng bộ huyện Sóc Sơn
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 1986 - 2005, Lê Tiến Dũng, Luận
văn Thạc sĩ Lịch sử năm 2007; Lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn,
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 2010… Những công trình
nêu trên đã đề cập tới một vài khía cạnh trong toàn bộ quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn nhưng chưa có công trình cụ thể nào
nghiên cứu về công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện. Hầu hết các vấn
đề liên quan đến giáo dục - đào tạo mới chỉ được đề cập đến trong các báo cáo
tổng kết của các ban ngành chức năng của huyện. Chính vì vậy, đề tài được
thực hiện với mong muốn làm rõ thêm sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện với
công tác GD - ĐT huyện Sóc Sơn thời kỳ 2000 - 2010 đóng góp vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của huyện.
3. Muc đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Làm sáng tỏ một cách khách quan và toàn diện quá trình
lãnh đạo, chỉ đạo một cách sáng tạo của Đảng bộ huyện Sóc Sơn trong việc
vận dụng chủ trương của Đảng về công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn
huyện thời kỳ 2000 - 2010, qua đó khẳng định tầm quan trọng của công tác
4

giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ những yếu tố tác động tới sự phát triển của giáo dục - đào tạo
của huyện Sóc Sơn từ năm 2000 đến năm 2010.
- Hệ thống hóa quan điểm của Trung ương Đảng, Đảng bộ Thành phố
Hà Nội và sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ huyện Sóc Sơn trong lãnh đạo,
chỉ đạo công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện thời kỳ 2000 - 2010.
- Đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn chế trong công tác
giáo dục - đào tạo huyện Sóc Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện từ
năm 2000 đến năm 2010, qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho công tác giáo
dục - đào tạo của huyện thời gian tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: Nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn quán triệt
quan điểm, đường lối của Trung ương Đảng và Đảng bộ Thành phố Hà Nội
trong lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn
huyện từ năm 2000 đến năm 2010.
* Phạm vi: Khảo sát trường học trên địa bàn huyện Sóc Sơn từ năm
2000 đến năm 2010.
5. Nguồn tài liệu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu
Tài liệu gốc: Các văn kiện của Đảng, Nhà nước, HĐND, UBND Thành
phố Hà Nội và Huyện Sóc Sơn về công tác giáo dục – đào tạo; Các bài phát
biểu, các tác phẩm, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã
được xuất bản hoặc in trên các tạp chí (Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Giáo
dục ); Các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch, Chương
trình, Đề án…của Đảng bộ Thành phố, Đảng bộ huyện Sóc Sơn về giáo dục –
đào tạo; Các báo cáo tổng kết năm học của Phòng Giáo dục huyện Sóc Sơn.
Tài liệu tham khảo: các công trình nghiên cứu của các cá nhân, tập thể
đã được xuất bản thành sách hoặc đăng trên các tạp chí về công tác giáo dục –

5
đào tạo; Các khóa luận, Luận văn, Luận án của các tác giả đã được công nhận
về công tác giáo dục - đào tạo.
* Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam về giáo dục - đào tạo.
- Sử dụng phương pháp lịch sử nhằm mô tả đúng sự thật lịch sử đã diễn
ra, kết hợp phương pháp logic, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng
hợp sự kiện lịch sử, kết hợp khảo sát thực tiễn tại địa phương nghiên cứu.
6. Đóng góp của Luận văn
- Tái hiện một cách tương đối toàn diện, cụ thể các chủ trương, biện
pháp thực hiện cũng như kết quả thực hiện của Đảng bộ huyện và nhân dân
Sóc Sơn về công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện từ năm 2000 đến
năm 2010.
- Từ những thành công, hạn chế của công tác giáo dục - đào tạo trong
10 năm (2000 - 2010) luận văn góp phần cung cấp các dữ liệu lịch sử cho quá
trình bổ sung về chủ trương thực hiện công tác giáo dục - đào tạo của Đảng
bộ huyện trong thời gian tiếp theo.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của Luận văn chia thành 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Các yếu tố tác động đến công tác giáo dục - đào tạo huyện
Sóc Sơn và những vấn đề đặt ra sau 15 năm đổi mới
Chương 2: Đảng bộ huyện Sóc Sơn lãnh đạo công tác giáo dục - đào
tạo từ năm 2000 đến năm 2010
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm
6
Chương 1
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

HUYỆN SÓC SƠN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA SAU 15 NĂM ĐỔI
MỚI
1.1. Các yếu tố tác động đến công tác giáo dục - đào tạo huyện Sóc Sơn
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Sóc Sơn
* Vị trí địa lý và lịch sử
Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, nằm cách trung
tâm thành phố khoảng 35km về phía Bắc, giới hạn từ 22
0
43

đến

22
o
46

vĩ độ
Bắc, 105
0
75

đến

105
0
97

kinh độ Đông.
Phía Tây huyện giáp huyện Mê Linh (ngoại thành Hà Nội). Phía Bắc
huyện giáp huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) với ranh giới tự nhiên là dòng

sông Công. Phía Đông huyện giáp 2 huyện là Hiệp Hòa (Bắc Giang) và Yên
Phong (Bắc Ninh) với ranh giới tự nhiên là dòng sông Cầu và sông Cà Lồ.
Phía Nam huyện giáp huyện Đông Anh (ngoại thành Hà Nội) với ranh giới tự
nhiên là dòng sông Cà Lồ.
Ngày 5/7/1977 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 178 - QĐ/ CP,
hợp nhất các huyện theo vùng quy hoạch của tỉnh Vĩnh Phúc. Theo Quyết
định đó, huyện Sóc Sơn được hình thành trên cơ sở hợp nhất hai huyện Đa
Phúc và Kim Anh. Đến ngày 1/4/1979, sau khi chiến tranh biên giới kết thúc,
Chính phủ ra Quyết định chuyển huyện Sóc Sơn của tỉnh Vĩnh Phúc về trực
thuộc Thành phố Hà Nội. Kể từ thời điểm đó, huyện Sóc Sơn bao gồm 25 xã
và 1 Thị trấn (trung tâm Thị trấn đặt trên địa bàn của 2 xã là Phù Linh và Tiên
Dược); địa giới này được giữ nguyên cho tới ngày nay với tổng diện tích tự
nhiên là 30. 651,24ha.
Huyện Sóc Sơn là cửa ngõ của Thủ đô đi Tây Bắc - Việt Bắc, trở thành
đầu mối giao thông quan trọng nối liền Thủ đô Hà Nội với các vùng công
nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn trong khu vực tam giác kinh tế thông qua
các tuyến đường lớn: Đường Quốc lộ 3 (đi lên Việt Bắc); Đường Quốc lộ 2
7
(lên Tây Bắc); Đường Đò Vát (sang Bắc Giang); Đường Cao tốc Bắc Thăng
Long - Nội Bài (nối huyện Sóc Sơn với Thủ đô Hà Nội); Đường 18 (nối liền
vành đai kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có Cảng hàng không Sân bay Quốc tế
Nội Bài, tuyến đường quốc lộ 3 - đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh
phía Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền trong, đường sắt Hà Nội - Thái
Nguyên chạy qua ga Đa Phúc và ga Trung Giã nằm ở hai đầu của huyện,
nhiều khu công nghiệp lớn đã và sẽ hình thành. Tất cả những yếu tố đó tạo
cho Sóc Sơn những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
huyện Sóc Sơn nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.
Theo quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội, với vị trí địa lý quan trọng
như vậy, trong tương lai Sóc Sơn là một trong những hướng quan trọng để

phát triển và mở rộng Thủ đô lên phía Bắc, lấy sông Hồng làm trung tâm. Đây
là điều kiện thuận lợi để Sóc Sơn trao đổi, giao lưu kinh tế, văn hóa, mở rộng
thị trường, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo cơ sở nền tảng và
những tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Sóc Sơn thuộc vùng trung du phía Tây Nam của dãy Tam Đảo, địa hình
đa dạng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia thành 3 vùng rõ rệt.
Vùng gò đồi (phía Tây Bắc) bao gồm 5 xã: Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ,
Minh Trí, Minh Phú; đây là vùng đất có nhiều đồi núi xen kẽ những cánh
đồng nhỏ hẹp, đất xói mòn, chua và bạc màu nặng: vùng này có diện tích tự
nhiên là 12.587,61ha. Vùng đất bằng gồm 8 xã: Tân Minh, Tân Dân, Quang
Tiến, Hiền Ninh, Phù Linh, Trung Giã, Mai Đình, Tiên Dược và Thị trấn Sóc
Sơn; tổng diện tích đất tự nhiên của vùng này là 7.578,63ha. Vùng đất trũng
ven sông bao gồm 12 xã: Thanh Xuân, Phù Lỗ, Việt Long, Kim Lũ, Xuân
Giang, Phú Minh, Phú Cường, Đông Xuân, Đức Hòa, Tân Hưng, Xuân Thu,
Bắc Phú; tổng diện tích đất tự nhiên của vùng này là 10.485ha. Như vậy, diện
tích đất tự nhiên của toàn huyện là 30.651,24ha. Với diện tích đất tự nhiên lớn
như vậy, không những cho phép phát triển nền kinh tế đa dạng về loại hình
8
mà đó còn là cơ sở, là nền móng để tiến hành xây dựng các công trình hạ tầng
cơ sở phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Huyện Sóc Sơn được bao bọc bởi 4 con sông: Sông Cà Lồ (hay trong
lịch sử còn gọi là sông Như Nguyệt) ở phía Nam với chiều dài 56km; sông
Công ở phía Bắc với chiều dài 11km; sông Cầu ở phía Đông với chiều dài tự
nhiên 13km và phía Tây là con sông Đại Lạn. Tổng chiều dài của 4 dòng sông
khoảng 90km. Sông không chỉ cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp, diện
tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản…mà các dòng sông chảy qua địa bàn
huyện còn tạo ra tuyến giao thông đường thủy quan trọng và thuận tiện cho
việc đi lại, trao đổi buôn bán và giao lưu văn hóa giữa các vùng. Chính vì vậy,
lãnh đạo huyện cần phải có những biện pháp thiết thực và cụ thể để khai thác
nguồn lợi từ những dòng sông này phục vụ có hiệu quả cho việc phát triển

kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Có thể nói, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên kể trên, huyện Sóc
Sơn có những thế mạnh cần được đầu tư khai thác hiệu quả hơn để phục vụ
cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Tuy
nhiên, để các yếu tố đó thực sự phát huy có hiệu quả cần phải có nguồn nhân
lực chất lượng cao, có trình độ để có thể khai thác hết những tiềm năng mà
điều kiện ấy mang lại. Điều đó có nghĩa là sự nghiệp GD – ĐT cần phải được
quan tâm chỉ đạo của Trung ương và của Thành ủy Hà Nội, Đảng bộ huyện
cũng cần có những chương trình hành động, những quy hoạch cụ thể, quan
tâm đúng mức và đầu tư kịp thời, đúng hướng nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã
đề ra, phấn đấu đưa huyện Sóc Sơn trở thành huyện phát triển của Thủ đô.
* Tình hình kinh tế
Điều kiện tự nhiên phong phú cùng với địa hình đa dạng đã tạo ra
những tiềm năng to lớn cho huyện Sóc Sơn phát triển nền kinh tế đa dạng về
loại hình.
9
Nguồn tài nguyên đất đai canh tác, tài nguyên nước, khí hậu, sông ngòi
thuận lợi tạo điều kiện để phát triển nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Mô
hình kinh tế trang trại cũng đang được hình thành và đi vào phát triển: hình
thành các vùng sản xuất tập trung (vùng cây ăn quả, vùng sản xuất rau tập
trung, vùng sản xuất chè, ); chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp
(chương trình Sind hóa đàn bò, phát triển đàn gia cầm…). Huyện đã chỉ đạo
cho các xã lập dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở quy
hoạch phát triển ngành nông nghiệp của huyện nhằm giảm dần diện tích cây
lương thực, tăng diện tích rau an toàn, hoa, cây cảnh, hỗ trợ kinh phí cho các
mô hình chăn nuôi.
Bên cạnh đó, Sóc Sơn là địa phương có rừng với diện tích 6.630ha,
nhiều hồ, đập có khả năng trữ nước tưới cho cây trồng đồng thời có khả năng
phát triển du lịch sinh thái. Trên địa bàn huyện đã có nhiều di tích lịch sử văn

hóa được Nhà nước xếp hạng: Đền Sóc Sơn, chùa Non nước, chùa Thanh
Nhàn, Núi Đôi, Việt Phủ Thành Chương…
Công nghiệp và Thủ công nghiệp do huyện quản lý đạt tốc độ tăng
trưởng khá, hình thành những ngành tương đối tập trung, phát huy được lợi
thế của địa phương như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè, sản xuất
bia, thép… Quy mô đầu tư cho các ngành này ngày càng mở rộng, máy móc
công nghệ được đổi mới, sử dụng nhiều lao động, các cơ sở công nghiệp quy
mô và hiện đại đã thể hiện ưu thế vượt trội so với các địa phương khác. Khu
công nghiệp Nội Bài thu hút được 13 dự án của các đơn vị, đang có 11 doanh
nghiệp tập trung hoạt động và một số công ty liên doanh như: YAMAHA,
DAIHATSU… Trên địa bàn huyện còn có một số công ty TNHH chế biến
chè xuất khẩu (Kim Anh, Thăng Long…).
Thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện cũng ngày càng được đẩy
mạnh, chủ yếu là hình thức kinh doanh bán lẻ, hệ thống chợ được mở rộng (từ
chợ làng, đến chợ huyện, chợ trung tâm). Các mặt hàng phong phú, nhiều
10
hình thức khác nhau. Nhìn chung, do xu hướng đô thị hóa, đòi hỏi chuyển đổi
cơ cấu kinh tế theo hướng chung khiến cho hoạt động thương mại và dịch vụ
cũng trở nên phong phú và sôi nổi. Tuy nhiên, mạng lưới thương mại và dịch
vụ của huyện còn mang tính tự phát, tự đáp ứng nhu cầu tối cần thiết của
người dân, chưa thực sự đi sâu vào phát triển đa dạng các mặt hàng, nâng cao
chất lượng phục vụ, chưa khai thác được hết tiềm năng phát triển của huyện.
* Dân cư và lao động
Là huyện ngoại thành xa trung tâm Thủ đô, có diện tích lớn 314km
2
,
địa hình và các điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú song cũng có nhiều
khó khăn. Tính đến cuối năm 2003, tổng dân số trên địa bàn huyện khoảng
258.099 người, phân bố trên 25 xã và 1 Thị trấn. Toàn huyện có khoảng
149.697 người trong độ tuổi lao động, độ tuổi trung bình của lao động rất trẻ.

Tỉ lệ sinh và số khẩu bình quân/hộ của huyện còn khá cao, trong những năm
gần đây, tỉ lệ sinh có giảm đi song công tác kế hoạch hóa gia đình của huyện
cần phát huy hơn nữa nhằm giảm tỉ lệ sinh con thứ 3 góp phần ổn định đời
sống của nhân dân.
Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 1991 – 1995 là 1,35%; giai
đoạn 1996 – 2000 là 1,4%; và giai đoạn 2001 – 2003 là 1,25%. Tỉ lệ tăng dân
số tự nhiên qua các giai đoạn có xu hướng giảm đều. Trong giai đoạn này,
Sóc Sơn ít chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nên tỉ lệ tăng dân số cơ
học còn thấp. Đến năm 2005 – 2010, dân số của huyện không có sự đột biến
về tốc độ tăng, đồng thời số dân nông nghiệp cũng giảm đi cùng với quá trình
đô thị hóa diễn ra trên địa bàn huyện.
Theo điều tra của Sở Lao động thương binh xã hội, năm 2000 tỉ lệ hộ
nghèo ở huyện Sóc Sơn cao nhất thành phố, với 23,9%. Toàn huyện có tới
khoảng 88% dân số làm lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp chỉ
chiếm 12%. Số lao động nông nghiệp trong những lúc nông nhàn thường phải
đi làm thuê trong khi các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn của huyện vẫn
11
phải sử dụng một số công nhân không có hộ khẩu thường trú tại huyện. Nói
cách khác, việc đào tạo công nhân, thợ lành nghề đáp ứng kịp thời nhu cầu và
đòi hỏi ngày càng cao của các doanh nghiệp, nâng cao thu nhập ổn định đời
sống nhân dân đang trở thành vấn đề cấp thiết của huyện Sóc Sơn.
Nhìn chung, trong lĩnh vực lao động và công tác cán bộ, huyện Sóc Sơn
đang đứng trước nhiều vấn đề mà nổi bật là:
Cơ cấu lao động phân bổ trong các ngành không đều, chưa hợp lý, lao
động trong ngành sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn chiếm chủ yếu, các ngành
khác chiếm tỉ lệ ít hơn.
Chất lượng lao động thấp, số lao động được đào tạo chỉ chiếm 15,62%,
số không qua đào tạo chiếm 84,38% trên tổng số lao động của huyện.
Số lao động của huyện được tuyển chọn vào làm việc tại các dự án
công nghiệp có đầu tư nước ngoài còn thấp.

Cán bộ có nhiệt tình, song tỉ lệ cán bộ có trình độ chuyên nghiệp và
kinh nghiệm quản lý theo cơ chế thị trường không cao.
Chế độ đào tạo và đãi ngộ cán bộ cũng như lao động trên địa bàn huyện
vẫn chưa có ưu đãi so với các địa phương khác trong Thủ đô, chưa tạo động
lực khuyến khích nâng cao trình độ cán bộ hoặc thu hút nhân lực trình độ cao
trở về hoặc bám trụ địa bàn.
Những vấn đề nổi bật kể trên cho thấy nhiệm vụ đặt ra cho ngành GD –
ĐT của huyện Sóc Sơn là không nhẹ. Nó đòi hỏi cần phải nhận được sự quan
tâm chỉ đạo và đầu tư của Trung ương, của Thành phố và của ngay Đảng bộ
huyện Sóc Sơn nhằm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Về tổng thể có thể nói, huyện Sóc Sơn có nhiều thuận lợi, nhiều triển
vọng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đứng trước không ít
khó khăn và vấn đề đặt ra. Những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đó
cũng đã tác động không nhỏ tới sự phát triển GD - ĐT của huyện.
12
* Về thuận lợi và triển vọng phát triển
Trước hết đó là nguồn lực to lớn về đất đai, địa hình phong phú, đa
dạng, thuận lợi cho phát triển đa dạng các ngành kinh tế (công nghiệp, nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ). Chính vì vậy, GD -
ĐT luôn được quan tâm phát triển, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, mở
rộng cả không gian và quy mô mạng lưới GD - ĐT (từ giáo dục mầm non, tới
giáo dục phổ thông, đào tạo nghề…). Giáo dục phổ thông của huyện luôn đạt
tỉ lệ học sinh đến trường, tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT, đỗ Đại học - Cao đẳng
nguyện vọng 1 hàng năm cao.
Thứ hai, Sóc Sơn là vùng đất có bề dày lịch sử, nhân dân nơi đây có
truyền thống hiếu học, truyền thống ấy có từ lâu đời và tiếp tục được phát huy
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Trong khoảng
5 thế kỷ (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX), huyện Sóc Sơn đã có 12 người thi đỗ
đại khoa (thời Lê Sơ, thời Mạc, thời Lê - Trịnh) và đều được ghi danh tại Bia

Tiến sĩ (Văn Miếu - Quốc Tử Giám), nhiều người trong số đó đã làm quan
cho triều đình. Tiếp nối truyền thống hiếu học ấy, hiện nay học sinh các xã
trên địa bàn huyện đều ra sức học tập đạt kết quả cao, đặc biệt là các xã vùng
sâu, vùng xa học sinh luôn luôn tìm cách vượt khó, vươn lên trong học tập.
Tiêu biểu là tại trường THPT Trung Giã - một ngôi trường làng nằm ở phía
Bắc của huyện, học sinh theo học tại trường chủ yếu là các xã vùng núi của
huyện (Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Trung Giã) nhưng ở các em học sinh
này có tinh thần vươn lên vượt khó, đạt thành tích cao trong học tập. Trường
THPT Trung Giã là một ngôi trường có bề dày thành tích trong dạy và học, tỷ
lệ học sinh thi đỗ Đại học hàng năm cao, đứng thứ nhất, nhì trong số các
trường THPT trên địa bàn huyện, có nhiều em thi đỗ thủ khoa Đại học.
Thứ ba, huyện Sóc Sơn đã có chính sách quan tâm tới công tác giáo
dục - đào tạo: vấn đề luân chuyển trường của giáo viên THCS, vấn đề xây
dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư cơ sở vật chất giáo dục cho các trường học…
13
Đặc biệt là công tác khuyến học rất được quan tâm: các trường phổ thông trên
địa bàn huyện có nhiều hình thức để động viên tinh thần học tập cho thế hệ
trẻ; lãnh đạo huyện Sóc Sơn cũng rất quan tâm tới sự nghiệp trồng người,
hàng năm vẫn tổ chức Lễ Tuyên dương tài năng trẻ trên địa bàn huyện, trao
học bổng cho những học sinh học giỏi, có kết quả thi Đại học - Cao đẳng cao.
Chính sách khuyến học của huyện đã có tác dụng to lớn trong việc cổ vũ tinh
thần học tập cho các em học sinh phổ thông, đặc biệt là các em học sinh có
hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
* Những khó khăn, thách thức đối với GD - ĐT huyện Sóc Sơn
Thứ nhất, do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn,
dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông, thu nhập thấp, đời sống nhân dân lại
gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn chưa cao, vì vậy nhận thức của họ về
sự nghiệp giáo dục - đào tạo còn nhiều hạn chế, thậm chí không đủ điều kiện
cho con đi học THCS hay THPT, do đó mức độ đóng góp của nhân dân cho
việc học tập của con chưa cao, việc đầu tư cho con đi học còn hạn chế hoặc

không có, trông chờ vào nhà trường. Đây là trở ngại không nhỏ cho sự nghiệp
phát triển giáo dục trên địa bàn huyện.
Vẫn còn những học sinh do điều kiện gia đình mà phải bỏ học sớm đi
làm phụ giúp bố mẹ, hoặc có những học sinh không có tiền đóng học phí mà
bỏ học sớm. Số học sinh này không nhiều nhưng lại là nguy cơ tiềm tàng làm
nghèo các hộ dân khi số học sinh này lớn lên làm chủ hộ.
Thứ hai, do đặc trưng địa hình bán sơn địa, chia thành 3 vùng khác
nhau (vùng núi, vùng đồng bằng và vùng trũng ven sông) đã ảnh hưởng đến
sự phân bố dân cư của huyện Sóc Sơn, dân cư tập trung đông đúc ở thị trấn và
vùng trung tâm là chủ yếu, ở vùng núi và vùng trũng do điều kiện tự nhiên
khó khăn dân cư ít tập trung, sống thưa thớt hơn, nền kinh tế cũng kém phát
triển. Ở các vùng xa, vùng sâu, nhiều xã có diện tích rộng, nhiều rừng đồi nên
14
thc t cú nhng em phi i hc rt xa (t 7 - 10km), chớnh vỡ vy cú lp hc
ch cú 5 hc sinh, 8 hc sinh gõy ra khú khn cho vic t chc dy v hc.
1.1.2. Quan im, ch trng ca ng, ng b Thnh ph H Ni v phỏt
trin giỏo dc - o to trong cụng cuc i mi
Ti i hi ln th VI (thỏng 12 nm 1986), ng ó khi xng ng
li i mi ton din, trong ú cú i mi giỏo dc - o to. Mc ớch ca i
mi i vi giỏo dc - o to l: Nhằm mục tiêu hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động
có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động
của xã hội. Sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp, trực
tiếp góp phần vào đổi mới quản lý kinh tế và xã hội [26, tr.89 - 90]. Quỏn trit
quan im ch o ca ng, nhõn dõn c nc bc vo thi k i mi, thc
hin i mi ng b, ton din cỏc ngnh kinh t - xó hi nhm mc tiờu thoỏt
khi khú khn, xõy dng t nc Vit Nam xó hi ch ngha.
Thỏng 6 nm 1991 i hi i biu ton quc ln th VII ca ng
Cng sn Vit Nam ó hp Tng kt vic thc hin Ngh quyt i hi VI
(thỏng 12 nm 1986). Trờn c s ú, i hi ra phng hng, mc tiờu,

nhim v ch yu cho 5 nm (1991 - 1995) v thụng qua Cng lnh v thi
k quỏ lờn ch ngha xó hi nc ta, thụng qua chin lc n nh v
phỏt trin kinh t - xó hi n nm 2000.
Trờn c s ỏnh giỏ chung thc trng cụng tỏc giỏo dc - o to t sau
i hi VI, i hi VII ó ra mc tiờu giỏo dc v o to nh sau: Mc
tiờu giỏo dc v o to nhm nõng cao dõn trớ, o to nhõn lc, bi dng
nhõn ti, hỡnh thnh i ng lao ng cú tri thc v cú tay ngh, cú nng lc
thc hnh, t ch, nng ng v sỏng to, cú o c cỏch mng, tinh thn
yờu nc, yờu ch ngha xó hi. Nh trng o to th h tr theo hng
ton din v cú nng lc chuyờn mụn sõu, cú ý thc v kh nng t to vic
lm trong nn kinh t hng húa nhiu thnh phn [26, tr.21].
15
Để thực hiện mục tiêu ấy, nhiệm vụ của 5 năm (1991 - 1995) là “tiếp
tục đổi mới, ổn định phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Coi trọng chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh và sinh viên;
hiện đại hóa một bước nội dung, phương pháp giáo dục; dân chủ hóa nhà
trường và quản lý giáo dục; đa dạng hóa các loại hình đào tạo và loại hình
trường lớp, từng bước hình thành những trường bán công, dân lập, tư thục,
dạy nghề, phát triển loại hình vừa học vừa làm…” [26, tr.21].
Báo cáo cũng nêu rõ nhiệm vụ phải “Tập trung thực hiện chương trình
phổ cập giáo dục cấp I và chống mù chữ; phát triển cấp II, cấp III phù hợp
với yêu cầu và điều kiện của nền kinh tế. Củng cố và phát triển trường phổ
thông trẻ em có tật… Tăng cường đầu tư cho giáo dục ở miền núi và dân tộc
thiểu số, mở rộng các trường nội trú, quy hoạch đào tạo cán bộ và trí thức
người dân tộc” [26, tr.22].
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng tại Đại hội VII đối với giáo dục,
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khóa VII) đã được tổ chức
(tháng 1/1993). Hội nghị đã phân tích về tình hình giáo dục đào tạo Việt Nam
giai đoạn đã qua, khẳng định và tự hào về thành tựu giáo dục của nhân dân ta,
đội ngũ giáo viên và học sinh đã đạt được. Đồng thời “nhìn thẳng vào sự

thật”, nhận thức rõ yếu kém của công tác giáo dục, đòi hỏi phải tiếp tục đẩy
mạnh công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Hội nghị đã đề ra các
quan điểm chỉ đạo cũng như các chủ trương, chính sách và biện pháp để phát
triển giáo dục - đào tạo trong tình hình mới. Đây là Hội nghị Trung ương đầu
tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra một Nghị quyết riêng Về
tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo (14/1/1993). Đây là Nghị quyết
đáp ứng lòng mong đợi từ lâu của toàn Đảng, toàn dân ta, nhất là đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh trong cả nước, về việc xác định
quan điểm, chủ trương, chính sách, biện pháp tiếp tục phát triển mạnh mẽ sự
nghiệp “trồng người” đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng
16
CNXH của nước ta. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) đã và đang soi sáng
cho quá trình tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà.
Rút kinh nghiệm từ 5 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, quán triệt
Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, tại Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đảng
bộ Thành phố Hà Nội khóa XI (1991 - 1996), Báo cáo chính trị trình Hội nghị
có nêu rõ: “Tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục theo
các mục tiêu đã đề ra. Bảo đảm đủ các điều kiện tối thiểu phục vụ dạy và học,
sửa chữa các trường lớp dột nát, hư hỏng, chấm dứt các lớp học ca 3; trang
bị thêm và từng bước hiện đại hóa thiết bị dạy và học…” [7, tr.50]. Đảng bộ
Thành phố cũng nhấn mạnh cần phải sắp xếp lại hệ thống giáo dục - đào tạo
theo hướng gắn dạy chữ với dạy người, dạy nghề; đào tạo, nghiên cứu phải
gắn với sản xuất. Phải thực hiện xã hội hóa giáo dục: nhà nước và nhân dân
cùng đầu tư cho giáo dục; xây dựng chính sách khuyến khích học sinh giỏi và
học sinh có năng khiếu.
Giai đoạn 1996 - 2000 được coi là một bước rất quan trọng trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thức tầm quan trọng của sự
nghiệp giáo dục - đào tạo, Đại hội VIII của Đảng (tháng 7 năm 1996) đã xác
định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

Phương hướng chung của lĩnh vực giáo dục trong 5 năm tới là phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khắc phục
những tiêu cực, yếu kém trong giáo dục và đào tạo… lấy việc phát triển
nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”
[26, tr.36]. Như vậy, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đã trở thành
“khâu đột phá” của thời kỳ cách mạng mới. Giáo dục phải đi trước một bước
hợp lý so với phát triển kinh tế; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản quan
trọng nhất, không chỉ về tài chính mà là đầu tư về mọi mặt.
17
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã họp (tháng 12/1996) và ra Nghị quyết số 02-
NQ/TW “Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”.
Hội nghị đã phân tích sâu sắc thực trạng giáo dục và đào tạo, vạch ra
những nguyên nhân khách quan, chủ quan và nhận định: “Hiện nay sự nghiệp
giáo dục - đào tạo đang đứng trước mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát
triển nhanh quy mô giáo dục - đào tạo, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng
giáo dục - đào tạo, trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn
nhiều hạn chế” [12, tr.60]. Trên cơ sở đó Hội nghị đã đề ra những định hướng
chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông thời kỳ 1996 -
2000 được tập trung vào 10 chữ: “chấn chỉnh”, “sắp xếp”, “củng cố”, “nâng
cao” và “phát triển”. Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục phổ thông toàn
diện: đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục, ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng
giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực
thực hành cho người học.
Để thực hiện những mục tiêu đó, nhiều biện pháp tích cực đã được đề
ra, cụ thể:
- Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục: coi đầu tư cho giáo dục là
đầu tư phát triển, đầu tư cơ bản quan trọng nhất. Kết hợp giáo dục xã hội, giáo

dục gia đình và giáo dục nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh. Thể chế hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học:
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục nói chung và đặc biệt
là giáo dục phổ thông. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài. Thực hiện chương
trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất và
18

×