Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề kiểm tra Học kỳ I lớp 9 năm 2014 - 2015, THCS EA Tiêu tỉnh Đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.68 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT CƯ KUIN KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2014-2015
TRƯỜNG THCS EA TIÊU Môn : NGỮ VĂN 9
Thời gian : 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1:(3,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên”.
(Ngữ Văn 9, tập một)
a. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
b. Xác định lời dẫn trực tiếp và từ láy có trong đoạn thơ.
c. Viết đoạn văn ngắn (không quá nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về người
bà trong bài thơ.
d. Kể tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 học kì một cũng viết về
người phụ nữ Việt Nam, nêu rõ tên tác giả.
Câu 2:(1,0 điểm)
Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong
các câu thơ sau:
a. Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 3:(6,0 điểm)
Đóng vai nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn
Thành Long để kể về cuộc sống và công việc của anh trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.
HẾT
ĐỀ CHÍNH THỨC


PHÒNG GD&ĐT CƯ KUIN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I,
TRƯỜNG THCS EA TIÊU NĂM HỌC 2014-2015
Môn : NGỮ VĂN 9
Câu 1:(3,0 điểm)
a.
* Mức tối đa: HS đạt đúng, đủ các tiêu chí.
- Đoạn thơ trên trích từ bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt. (0,5 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là du học sinh
học ngành Luật ở nước ngoài. (0,5 điểm)
* Mức chưa tối đa: HS chưa đạt đầy đủ các tiêu chí trên.
* Không đạt: HS không trả lời được câu hỏi.
b.
* Mức tối đa: HS đạt đúng, đủ các tiêu chí.
- Xác định lời dẫn trực tiếp: (0,25 điểm)
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên”.
- Từ láy : đinh ninh(0,25 điểm)
* Mức chưa tối đa: HS chưa đạt đầy đủ các tiêu chí trên.
* Không đạt: HS không trả lời được câu hỏi.
c.
* Mức tối đa: HS viết đoạn văn theo yêu cầu: (1,0 điểm)
– Về nội dung:HS viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về người bà trong bài
thơ “Bếp lửa”. HS có thể trình bày suy nghĩ, những cảm nhận riêng của bản thân nhưng
cần thể hiện nổi bật được: Bà là người giàu tình yêu thương, đức hi sinh, niềm tin yêu cuộc
sống, là chỗ dựa, là người chắp cánh ước mơ cho cháu… Để khi cháu lớn lên, học tập và
công tác ở nơi xa nhưng bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên, là nơi nâng đỡ
cháu.
- Về hình thức: HS viết được đoạn văn có mỏ đoạn, kết đoạn, mạch lạc, đúng chủ đề;
không mắc các lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ…

* Mức chưa tối đa: HS chưa đạt đầy đủ các tiêu chí trên.
* Không đạt: HS không viết đoạn văn.
d.
* Mức tối đa: HS kể đúng tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 học
kì một viết về người phụ nữ Việt Nam: (ví dụ hai tác phẩm sau) (0,5 điểm)
- “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
- “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
* Mức chưa tối đa: HS chưa đạt đầy đủ các tiêu chí trên.
* Không đạt: HS không trả lời hoặc trả lời sai.
Câu 2:(1,0 điểm)
* Mức tối đa: HS xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của
các từ in đậm:
a. nghĩa gốc
b. nghĩa chuyển (phương thức ẩn dụ).
* Mức chưa tối đa: HS chưa đạt đầy đủ các tiêu chí trên.
* Không đạt: HS không trả lời hoặc trả lời sai.
Câu 3:(6,0 điểm)
1.Tiêu chí về nội dung các phần bài viết:
a. Mở bài:
- Mức tối đa: HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu, lựa chọn ngôi kể (thứ nhất) và người kể
chuyện phù hợp (HS đóng vai nhân vật để kể chuyện).
- Mức chưa tối đa: HS đã biết cách dẫn dắt, giới thiệu, lựa chọn ngôi kể và người kể
chuyện phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt.
- Không đạt: Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu.
b. Thân bài: HS dựa vào văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” để kể về cuộc sống, công việc và
những suy nghĩ về công việc và cuộc sống của anh thanh niên:
- Mức tối đa: HS kể chuyện với đầy đủ sự việc, làm nổi bật tâm hồn, lý tưởng sống đẹp
của nhân vật. Kết hợp được các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm và nghị luận khi kể.
- Mức chưa tối đa: HS biết cách kể chuyện nhưng chưa hay,việc kết hợp các yếu tố
miêu tả, miêu tả nội tâm và nghị luận chưa tốt, còn mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt.

- Không đạt: Lạc đề, kể chuyện không đạt yêu cầu.
c. Kết bài:
- Mức tối đa: HS biết kết thúc câu chuyện một cách khéo léo, thuyết phục.
- Mức chưa tối đa: HS biết cách kết bài, còn mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt.
- Không đạt: HS kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài.
1.Các tiêu chí khác:
a. Hình thức:
- Mức tối đa: HS viết được bài văn có bố cục rõ ràng. Các phần, các ý trong bài được
sắp xếp hợp lý, chữ viết rõ ràng.
- Mức chưa tối đa: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết. Hoặc các phần, các ý trong bài
chưa được sắp xếp hợp lý, chữ viết không rõ ràng.
- Không đạt: HS không làm bài.
b. Sáng tạo:
- Mức tối đa: HS viết được bài văn kể chuyện thể hiện sự sáng tạo của bản thân, dùng
đa dạng kiểu câu, phù hợp với mục đích kể chuyện, sử dụng từ ngữ có chọn lọc.
- Mức chưa tối đa: HS viết được bài văn kể chuyện thể hiện sự sáng tạo của bản thân,
dùng đa dạng kiểu câu, phù hợp với mục đích kể chuyện.
- Không đạt: HS chưa đạt được những yêu cầu trên của bài viết.
* Lưu ý : Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản, khi chấm bài giáo viên cần vận
dụng linh hoạt, cần căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm nhằm
đánh giá học sinh trên các phương diện kiến thức,kĩ năng, theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh THCS. Cần khuyến khích những bài làm có
sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp …

×