Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề thi học kỳ I lớp 10 THPT chuyên Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Văn (Có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.99 KB, 10 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: Văn – Lớp 10 – Chương trình Chuẩn
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 (2,0 điểm):
Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.
Câu 2 (8,0 điểm):
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

…………………………HẾT………………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:………………………………………Chữ ký giám thị……………………
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Văn 10 – Chương trình chuẩn
Câu 1: Đặc trưng của văn học dân gian :
1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính
truyền miệng) (1 điểm)
- Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng vì văn học
dân gian ra đời từ thời cổ xưa, khi nhân loại chưa có chữ viết .
- Truyền miệng đó là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói
hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe.
- Văn học dân gian được truyền miệng theo không gian (là sự di chuyển tác
phẩm từ nơi này sang nơi khác); truyền miệng theo thời gian (là sự bảo lưu tác
phẩm từ đời này qua đời khác từ thời đại này qua thời đại khác).
- Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian: nói,
hát, kể, diễn tác phẩm…
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình tập thể (Tính tập thể)(1điểm))
- Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể. Quá trình đó làm
cho tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn cả về hình thức nội dung lẫn nghệ


thuật.
- Văn học dân gian là tài sản chung của tập thể
- Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản chi phối, xuyên
suốt quá trình sáng tạo của văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của
văn học dân gian với các sinh hoạt khác trong đời sống cộng đồng
Câu 2:
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm được cách làm bài nghị luận văn học.
- Dẫn chúng chính xác.
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
II. Yêu cầu về kiến thức:
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, là một nàh thơ lớn của
dân tộc.
- Bài thơ nằm trong chủ đề Nhàn – một chủ đề lớn của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2. Cảm nhận về bài thơ “Nhàn”:
2.1. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
- Cuộc sống thuần hậu gắn liền với công việc lao động chốn thôn quê. Nhà thơ
ung dung tự tại và thanh thản với cuộc sống mình đã chọn mặc cho người đời
say mê đắm chìm trong những thú vui.
- Cuộc sống đạm bạc, thanh cao, mùa nào thức nấy,, đắm chìm với thiên nhiên
không bị ràng buộc vào nghi lễ và những bon chen danh lợi.
2.2. Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
- Nhà thơ trở về với thiên nhiên, sống hòa thuận với thiên nhiên là thoát ra ngoài
vòng đua của thói tục, không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị để tâm hồn an nhiên
khoáng đạt. Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện trong quan niệm
về “dại” và “khôn”, trong thế đối lập giữa “ta” và “người” ở cách lựa chọn lối
sống cho mình.
- Vẻ đẹp nhân cách toát lên trong thái độ coi phú quý chỉ là giấc mộng chiêm bao.
- Thái độ dứt khoát của nhà thơ với lối sống mình đã chọn thể hiện một trí tuệ

tỉnh táo, hơn người.
2.3. Đánh giá chung:
Bài thơ đã thể hiện một cốt cách thanh cao của một nghệ sĩ lớn trước thời cuộc
rối ren của đất nước.
BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt yêu cầu của đề, diễn đạt mạch lạc, văn có cảm xúc, dẫn
chứng chính xác.
- Điểm 5 – 6: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu của đề, diễ đạt mạch lạc, văn có
cảm xúc, dẫn chứng chính xác.
- Điểm 4: Đáp ứng cơ bản yêu cầu của đề, diễn đạt còn mắc một số lỗi.
- Điểm 2 - 3: Đáp ứng một nửa yêu cầu của đề, phân tích chưa sâu, còn mắc lỗi
diễn đạt.
- Điểm 0 – 1: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2012-2013 Môn thi: Ngữ văn-Lớp 10-Chương trình Chuyên
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu 1 (2 điểm): Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian
Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì), ca dao.
Câu 2 (8 điểm):
“Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu li
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân ! »
(Nguyễn Du)
Qua bài thơ « Độc Tiểu Thanh kí » của Nguyễn Du, anh (chị) hãy làm
sáng tỏ ý thơ trên.
………………hết……………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:……………… Chữ ký của giám thị………………………

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (2 điểm):
- Truyện cổ tích, tiểu loại truyện cổ tích thần kì (1 điểm):
+ Hình thức: là thể loại tự sự dân gian bằng văn xuôi.
+ Nội dung: truyện cổ tích thần kì kể về số phận của các kiểu nhân vật bất hạnh: người
mồ côi, người em, người dị dạng xấu xí, qua đó thể hiện mơ ước của nhân dân về hạnh
phúc và công lí xã hội.
+ Nghệ thuật: yếu tố kì ảo, môtip kết thúc có hậu.
- Ca dao (1 điểm):
+ Hình thức: là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần.
+ Nội dung: diễn tả đời sống nội tâm của các kiểu nhân vật trữ tình: người mẹ, người
chị, người vợ trong quan hệ gia đình, tình bạn, tình yêu và các mối quan hệ xã hội.
+ Nghệ thuật: sử dụng phổ biến thể lục bát, lối thơ trữ tình – trò chuyện, các hình ảnh
so sánh, ẩn dụ và biểu tượng mang tính truyền thống, các hình thức lặp lại…
Câu 2 (8 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục bài làm hợp lý, chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
- Trên cơ sở hiểu biết chắc chắn về giá trị đặc sắc của bài thơ “Độc Tiểu Thanh
kí” (Nguyễn Du), học sinh cần làm sang tỏ cảm hứng về thân phận con người,
đặc biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh của tác giả.
3. Yêu cầu cụ thể: bài viết cần đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau:
a.Đặt vấn đề: 0,5 điểm
b.Giải quyết vấn đề: 7 điểm
* Giải thích: (1 điểm)
- Nỗi xót xa, thương cảm trước những số phận những người phụ nữ tài sắc phải
chịu oan khổ bất hạnh.
- Sự phẫn nộ, lời lên án đối với chế độ phong kiến bất công, vô nhân đạo đã chà

đạp, vùi dập cái tài, cái đẹp.
* Phân tích - chứng minh (4 điểm)
- Xót xa, thương cảm cho cuộc đời và số phận Tiểu Thanh
+ Cội nguồn cảm hứng : “nhất chỉ thư”.
+ Đồng cảm mãnh liệt: Vườn hoa tươi đẹp thành gò bãi tiêu điều hoang phế.
=> Gặp gỡ qua trang sách “một lòng đau đến với một lòng đau” (Xuân Diệu)
+ Xót xa: Có tài, có sắc (son phấn, văn chương), nhưng bị vùi dập, đày đoạ
(chôn vẫn hận, đốt còn vương)
- Sự uất ức, phẫn nộ:
+ “Trời khôn hỏi”: sự phi lí, bất công, không ai có thể lí giải, biện minh được.
+ “Án phong lưu”: viết thơ văn là có tội, có tài văn chương thơ phú nghĩa là
phải mang án (kì oan: án oan kì lạ)
- Sự đồng điệu, đồng cảm: tự coi mình “cùng hội cùng thuyền”, cùng số phận và bi
kịch (bị vùi dập, đơn độc…).
=> Khóc vì cuộc đời dâu bể. Khóc thương Tiểu Thanh tài sắc mà bị đoạ đầy, phải chết
oan khuất. Khóc cho chính mình vì bị vần xoay bởi thời cuộc, phải sống trong nỗi cô
độc không người cảm thông chia sẻ. Khóc cho những thân phận tài hoa bạc mệnh bị
vùi dập…
* Bình luận: (2 điểm)
- Cảm thương cho số phận những người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh là chủ đề lớn, bao
trùm, xuyên suốt trong sáng tác của Nguyễn Du (Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Long
Thành cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh kí).
- Ý nghĩa :
+ Chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, lớn lao, sâu sắc (mở rộng đối tượng cảm thương,
không chỉ là những người phụ nữ bình dân lam lũ, bé nhỏ, bị phụ thuộc như trong ca
dao mà còn thương thân phận những người phụ nữ xuất thân trong những gia đình
quyền quý, có tài, có sắc song phải chịu số phận trớ trêu; không chỉ thương người mà
còn thương mình).
+ Giá trị phê phán, tố cáo đối với xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo đương thời,
đã vùi dập cái tài, cái đẹp.

- Mở rộng : sự gặp gỡ trong các tư tưởng nhân đạo xưa và nay (Tì bà hành - Bạch Cư
Dị, Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu) => vấn đề lớn lao, sâu sắc, không có giới hạn
không gian và thời gian…
c) Kết thúc vấn đề: 0,5 điểm
BIỂU ĐIỂM
- Điểm 9, 10: đáp ứng tốt những yêu cầu của đề, khuyến khích những bài có triển
vọng (có sang tạo, sâu sắc, phong phú…).
- Điểm 7, 8: đáp ứng khá tốt những yêu cầu của đề.
- Điểm 5, 6: đáp ứng cơ bản những yêu cầu của đề.
- Điểm 3, 4: chưa đạt yêu cầu, phạm nhiều lỗi.
- Điểm 1, 2: chưa hiểu đề, lạc ý
- Điểm 0: không làm bài.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KÌ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 10 – Chương trình nâng cao
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (2 điểm):
Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt
Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng phương thức
truyền miệng?
Câu 2 (8 điểm):
Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Độc
Tiểu Thanh kí).
HẾT
Họ và tên thí sinh: ……………………… Chữ kí giám thị:
…………………
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN


ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2012 -2013
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 - CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

Câu 1 (2 điểm): Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học
dân gian Việt Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng
phương thức truyền miệng.
NỘI DUNG CẦN TRÌNH BÀY ĐIỂM
- Đặc trưng cơ bản nhất của VHDG là tính truyền miệng. Đó là phương thức sáng
tác và lưu truyền chủ yếu của VHDG. Phương thức này có thể diễn ra như sau:
Người này sáng tác ra một tác phẩm tác phẩm VHDG nào đó sẽ đọc (hoặc kể, hát,
…) cho người khác nghe. Người nghe lưu giữ tác phẩm trong trí nhớ rồi lại đọc
(kể, hát) cho người khác nữa nghe. Cứ như thế, tác phẩm được lưu truyền rộng rãi
từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác.
1
- VHDG sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng, vì:
+ Do đ/k lịch sử - xã hội: VHDG ra đời rất sớm, khi dân tộc chưa có chữ viết.
Ngay cả khi đã có chữ viết thì đại đa số tầng lớp bình dân vẫn không biết chữ nên
họ vẫn sáng tác VHDG bằng ngôn ngữ nói.
+ Do nhu cầu thưởng thức văn hóa: người bình dân có nhu cầu sáng tác và hưởng
thụ văn học trực tiếp. VHDG là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa các thành viên
trong cộng đồng.
+ Do đặc điểm loại hình: VHDG thường gắn với các hình thức diễn xướng (kể,
hát, nói, trình diễn, ) nên phù hợp hơn với ngôn ngữ nói và phương thức truyền
miệng.
1
Câu 2 (8 điểm): Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ Đọc Tiểu
Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí).
1. Yêu cầu về kiến thức (7 điểm)
NỘI DUNG CẦN TRÌNH BÀY
Đ

1. Giới thiệu Nguyễn Du – nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn trong văn học VN thế kỉ XVIII và vài
nét khái quát về bải thơ Đọc Tiêu Thanh kí
0,5
2. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ 6
- Niềm cảm thông, xót thương chân thành cho số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh – người
phụ nữ hồng nhan, tài hoa mà bạc mệnh.
1.5
- Thái độ trân trọng, ngợi ca cái đẹp ở đời. Nguyễn Du khẳng định tài hoa, nhan săc con người
là những cái đẹp ở đời thường bị đố kị, vùi dập nhưng không dễ gì tiêu diệt. Nó vẫn sống mãi
trong trái tim của những kẻ tri âm, trong tâm hồn những người biết tiếc, biết trân trọng cái
đẹp.
1
- Từ chỗ khóc thương người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh, Nguyễn Du thương cảm cho tất cả
những người nghệ sĩ – những con người tài hoa đã cống hiến những giá trị tinh thần tốt đẹp
cho XH nhưng luôn bị đối xử bất công. ND lên tiếng đòi quyền sống cho người nghệ sĩ, đòi
hỏi Xh phải biết trân trọng người nghệ sĩ – con người là chủ nhân của những giá trị tinh thần
trong XH.
1
- Lên án XH bất công chà đạp những kẻ hồng nhan, những đấng nghệ sĩ tài hoa. XH ấy gián
tiếp xuất hiện qua hình ảnh mang đậm triết lí duy tâm, tư tưởng thiên mệnh của Nguyễn Du –
hình ảnh “thiên” (trời).
1
- Tấm lòng nhân đạo của ND đặc biệt sâu sắc ở chỗ: không chỉ đứng ngoài bày tỏ niềm cảm
thông, thương xót người xưa, ND còn tự nhận mình là người cùng cảnh ngộ với người xưa –
người tài hoa bạc mệnh. Niềm thương cảm trở thành niềm đồng cảm. Nỗi thương người
chuyển thành nỗi thương thân sâu sắc – Cái tôi cô đơn tự ý thức đã xuất hiện rõ nét trong văn
học trung đại.
1.5
3. Đánh giá thành công về nghệ thuật bài thơ: hàm súc, đa nghĩa; âm hưởng trầm lắng, da
diết; thủ pháp đối lập,…

0,5
2. Yêu cầu về kĩ năng (1 điểm): Bài viết đúng kiểu bài văn nghị luận, các ý
trình bày phải mạch lạc, tập trung làm sáng tỏ luận để của bài viết.
Lưu ý: Các ý chỉ đạt điểm tối đa khi học sinh diễn đạt tốt, không mắc lỗi về
câu, chính tả, lỗi dùng từ. Khuyến khích sự sáng tạo trong cách cảm nhận và diễn đạt.

×