Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.47 KB, 58 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Nhìn lại sau hơn 20 năm qua,từ năm 1986,khi Đại hội VI của đảng đề ra
đường lối đổi mới toàn diện,ta sẽ thấy so với thời điểm ấy,ngày nay bộ mặt
của đất nước và xã hội đã có sự thay đổi lớn.
Sau 20 năm đổi mới,Việt Nam hiện đang sở hữu một tốc độ tăng trưởng
kinh tế ở mức cao và liên tục,bền vững qua nhiều năm.Chất lượng cuộc sống
người dân ngày càng được cải thiện,hình ảnh của những năm tháng khủng
hoảng đã bị đẩy lùi.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đang tạo nên vóc dáng của
một đất nước tiến nhanh về phía trước.
Toàn đảng,toàn dân,cùng góp công chung sức để thay đổi diện mạo cho đất
nước,nhiều mô hình kinh tế đã được thử nghiệm và đưa lại những thành công
đáng ghi nhận.trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm vị trí đặc biệt quan
trọng trong những thành công ấy.
Những năm gần đây,doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang bước những
bước đột biến,trở thành một lực lượng quan trọng trong quá trình công ngiệp
hoá,hiện đại hoá đất nước,góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất,huy
động và phát triển nội lực vào phát triển kinh tế xã hội góp phần quyết định
vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế,tăng kim nghạch xuất khẩu,tăng thu ngân
sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như : tạo việc làm,
xóa đói, giảm nghèo ..
Đường lối đổi mới kinh tế và định hướng phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần,vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Điều này hoàn toàn phù hợp quy luật phát triển và với
điều kiện nước ta hiện nay.Hai mươi năm đổi mới, vai trò của các doanh
1
nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được đánh giá cao,thể hịên qua sự quan tâm,hỗ
trợ của chính phủ,các cơ quan ban nghành có liên quan.
Tuy nhiên trong thực tế,các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp rất nhiều khó
khăn,vướng mắc cần được tháo gỡ,trong đó những vấn đề cần được đặc biệt


quan tâm là :
- Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn thấp ( so với các
nước khác trong khu vực và thế giới ),khả năng tiếp cận với các nguồn
vốn còn hạn chế
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thường gắn với công nghệ lạc
hậu,thủ công
- Trình độ quản lý thấp
- Trình độ lao động thấp
- Khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường còn hạn chế
- Hoạt động chủ yếu trên diện tích đất thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư
Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ,Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng
xuất khẩu cũng ý thức được những khó khăn cũng như thuân lợi của mình
trước vận hội lớn của đất nước, đặc biệt là khi Việt Nam đã chính thức trở
thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO,toàn bộ
lãnh đạo cũng như công nhân của công ty đang ra sức cố gắng để khẳng định
vị thế của mình trên thương trường.
2
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU
I.Khái quát về công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất
khẩu
1.Quá trình hình thành và phát triển
Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
Tên giao dịch : PRODUCTION FOR PACKING AND EXPORTING
GOODS JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : PROMEXCO
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0103013308 do Bộ thương mại
cấp ngày 01/08/2006
Địa chỉ trụ sở : Km9 - Đường Ngọc hồi - Phường Phương liệt - Quận

Hoàng mai – thành phố Hà nội
Từ khi thành lập đến nay công ty đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính :
* Giai đoạn từ năm 1973 đến 1987 : công ty hoạt động trong nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung
Tiền thân là Xí nghiệp bao bì II,trực thuộc bộ ngoại thương được thành lập
từ ngày 24/12/1973.Trong thời kì bao cấp Xí nghiệp chuyên chỉ đóng bao bì
gỗ theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước
* Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1995
Từ sau khi đại hội VI của đảng đề ra đường lối đổi mới,xí nghiệp đã
chuyển sang thực hiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường và chuyển
thành xí nghiệp liên hiệp sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu,vừa sản xuất vừa
kinh doanh gỗ tròn,gỗ xẻ.Do trình độ quản lý yếu kém của cán bộ lãnh đạo xí
nghiệp,hơn nữa hàng hoá đang mua bán với số lượng tồn kho lớn để xuất
3
khẩu thì chính phủ lại có chỉ thị số 90/HĐBT ngày 24/03/1992 cấm xuất khẩu
gỗ tròn và gỗ xẻ.Nên toàn bộ hàng hóa của công ty không xuất khẩu được
phải đưa vào sản xuất dẫn đến tiêu hao lớn và thua lỗ gần 40 tỷ đồng.Nợ ngân
hàng và các khách hàng khác xí nghiệp không có khả năng thanh toán. Đứng
trên bờ vực phá sản,gần 1.000 công nhân không có việc làm phải nghỉ việc,
đời sống gặp muôn vàn khó khăn.
* Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2001
Được sự quan tâm giúp đỡ của thủ tướng chính phủ,bộ thương mại cùng
các bộ nghành địa phương,thủ tướng đã cho thành lập lại công ty theo quyết
định số 766+767/TM/TCCB ngày 04/09/1996 của bộ thương mại,Xí nghiệp
được đổi tên thành công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, đồng thời cho
xoá nợ lãi,giảm nợ gốc vay ngân hàng trong 5 năm 1996 – 2001. điều động
cán bộ lãnh đạo công ty ở trên bộ xuống thay thế
Tuy nhiên,trong 06 năm hoạt động.Công ty cũng chỉ duy trì được việc làm
cho 209 cán bộ công nhân viên,doanh thu đạt năm cao nhất cũng chỉ đạt 26,7
tỷ đồng/năm,nộp ngân sách nhà nước được hơn 800 triệu đồng/năm.Thu nhập

của người lao động đạt 435.000 đồng/người/tháng.Trước tình hình đó Bộ
thương mại cho kiện toàn lại tổ chức,thay giám đôc mới từ tháng 4 năm 2000.
Đảng uỷ,giám đôc,công đoàn đã bố trí sắp xếp lại bộ máy quản lý,tổ chức lại
mô hình toàn công ty với 3 phòng nghiệp vụ ( TCHC,KTTC,KH – KDXNK )
và 3 phòng kinh doanh.06 xí nghiệp sản xuất cùng 02 chi nhánh tại Thành
phố Hồ chí Minh và chi nhánh tại thị xã Móng cái tỉnh Quảng ninh.Do
vậy,sản xuất kinh doanh của công ty đã dần dần ổn định và đã có lãi,doanh
số,lợi nhuận,nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước.Năm 2000 doanh số
đạt trên 112 tỷ đồng,nộp ngân sách 2,28 tỷ đồng,lao động bình quân đạt 254
người/năm,thu nhập bình quân đạt 900.000 đồng/người/tháng;lợi nhuận đạt
được 152,9 triệu đồng.Tập thể CBCNV đoàn kết, đời sống dần dần được nâng
4
lên. Đảng uỷ,Giám đốc,Công đoàn luôn chăm lo đến đời sống người lao động
nhất là con em thương binh liệt sỹ,gia đình có công với cách mạng.Do
vậy,CBCNV đã an tâm trong sản xuất kinh doanh tin tưởng vào sự lãnh đạo
của đảng uỷ Giám đôc công ty.
* Giai đoạn từ năm 2002 đến nay
Công nợ tồn đọng dần dần được giải quyết.Các ngân hàng đã cho công ty
vay vốn hoạt động theo nhu cầu kinh doanh,công ty luôn luôn bảo toàn được
vốn,trả gốc và lãi đúng hạn.Vừa qua công ty được thủ tướng chính phủ cho xử
lý xoá nợ gốc vay ngân hàng 15,586 tỷ đồng.tới nay tài chính của công ty đã
tương đối lành mạnh.Công ty đã được Bộ chủ quản cùng các vụ chức năng
tạo điều kiện giúp đỡ từ một công ty sản xuất kinh doanh yếu kém đến nay đã
mở mang ra được nhiều nghành nghề : sản xuất kết hợp với kinh doanh dịch
vụ tổng hợp nên hiệu quả sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước.
Do công ty sản xuất,kinh doanh ngày càng phát triển nên ngày
23/12/2005.theo quyết định số 3147/2005/QĐ-BTM,công ty đã thực hiện
thành công cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước,và chuyển sang hoạt động
dưới dạng công ty cổ phần.tên công ty chính thức lúc đó là công ty cổ phần
sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu.và tên công ty được giữ nguyên đến thời

điểm này
Trong suốt quá trình phát triển,công ty luôn xác định phương châm hoạt
động là : lấy khách hàng là trung tâm,luôn luôn hoàn thiện,và không ngừng
đổi mới sản xuất kinh doanh để đa dạng hoá sản phẩm, đồng thời chú trọng
đến việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng được sự thay đổi
của nhu cầu thị trường tại mọi thời điểm.
2.Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
được minh hoạ dưới sơ đồ sau :
5
Bảng 1: sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
Ghi chú : : Điều hành trực tiếp
: Kiểm soát hoạt động
( Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
)
6
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
CN Công ty tại thị xã
Móng Cái - Quảng Ninh
CN Công ty tại Thành phố
Hồ Chí Minh
Phòng kinh doanh xuất
nhập khẩu I
Phòng kinh doanh xuất
nhập khẩu II
Xí nghiệp sản xuất kinh
doanh lâm sản

Xí nghiệp sản xuất bao bì
xuất khẩu
Phòng tổ chức kinh
doanh
Phòng tài chính
kế toán
Phòng kế hoạch
Đầu tư
Ban quản lý Dự án
3.Chức năng,nhiệm vụ hoạt động của công ty
Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu có chức năng,nhiệm vụ :
sản xuất và kinh doanh như sau :
 Sản xuất,gia công bao bì và hàng xuất khẩu
 Kinh doanh các sản phẩm bao bì,hàng nông sản,lâm sản ( trừ loại lâm
sản nhà nước cấm ).hải sản,rượu bia,nước giải khát,phương tiện vận tải,vật
liệu xây dựng,phân bón ( không bao gồm kinh doanh quán bar )
 Kinh doanh máy móc thiết bị,vật tư,nguyên liệu phục vụ sản xuất và
tiêu dùng
 Kinh doanh nhà hàng,khách sạn,lữ hành nội địa ( không bao gồm kinh
doanh quán bar,phòng hát karaoke,vũ trường )
 Đầu tư,xây dựng hạ tầng cơ sở,kinh doanh nhà ở,văn phòng và trang trí
nội thất,cho thuê văn phòng,căn hộ,kho,bãi,nhà xưởng
 Dịnh vụ trông giữ xe ô tô trong phạm vi kho bãi của Doanh nghiệp
 Mở cửa hàng bán buôn,bán lẻ hàng sản xuất trong nước và hàng xuất
khẩu
 Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh
Mục tiêu khách hàng của công ty là : đảm bảo cung cấp ổn định,thoả mãn
các sản phẩm với chất lượng cao,giá cả cạnh tranh,dịch vụ hoàn hảo.Luôn làm
hài lòng mọi thành phần khách hàng là mục tiêu hành động và cam kết của
công ty trong suốt thời gian qua.

Sự phát triển của công ty dựa trên chính sách khách hàng và không ngừng
đổi mới công nghệ và đổi mới chính sách chất lượng lao động.Chính nhu cầu
đa dạng của khách hàng là động lực thúc đẩy sự phát triển của các loại sản
phẩm,công nghệ,dịch vụ hỗ trợ và chất lượng lao động của công ty.
7
II.Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi
hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao.
Như vậy,năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo từ
thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh
nghiệp,không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ,tài chính,nhân
lực,tổ chức quản trị doanh nghiệp … một cách riêng biệt mà cần đánh giá,so
sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng lĩnh vực,cùng một
môi trường.Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong
doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương
ứng với các đối thủ cạnh tranh.Trên cơ sở các so sánh đó,muốn tạo nên năng
lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối
tác của mình.Nhờ lợi thế này,doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi
hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác
cạnh tranh.
Thực tế cho thấy,không một doanh nghiệp nào có khả năng thoả mãn đầy
đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng.Thường thì doanh nghiệp có lợi thế
về mặt này và có hạn chế về mặt khác.Vấn đề cơ bản là,doanh nghiệp phải
nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình
đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng.Những điểm mạnh
và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh
vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing,tài chính,sản
xuất,nhân sự,công nghệ,quản trị,hệ thống thông tin … Tuy nhiên, để đánh giá
năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp,cần phải xác định được các yếu tố

phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần
thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng.Các doanh nghiệp
8
hoạt động sản xuất kinh doanh ở những nghành,lĩnh vực khác nhau có các yếu
tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau.
Mặc dù vậy,vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh
tranh của một doanh nghiệp bao gồm :
- Giá cả sản phẩm
- Chất lượng sản phẩm và bao gói
- Kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng
- Thông tin và xúc tiến thương mại
- Năng lực nghiên cứu và phát triển
- Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
- Trình độ lao động
- Thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần
- Vị thế tài chính
- Năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp .
1.Giá cả sản phẩm
Giá cả sản phẩm được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua chính
sách giá bán mà doanh nghiệp áp dụng đối với thị trường có sự kết hợp với
một số điều kiện khác. Định giá có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó là yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Giá của sản phẩm trên thị
trường được hình thành thông qua quan hệ cung cầu,người bán và người mua
thoả thuận mặc cả với nhau để đi tới một mức giá cuối cùng cả hai bên cùng
có lợi. Giá đóng vai trò quan trọng quyết định mua hoặc không mua của
khách hàng : khách hàng cần giá thành sử dụng của hàng hoá và dịch vụ đó
cho nên khách hàng chỉ chọn mua những hàng hoá có chất lượng sản phẩm
tương đương nhưng giá thấp hơn số hàng hoá,dịch vụ cùng loại.Tính quy luật
chung của cầu hàng là khi giá cao thì ít người mua và giá hạ thì nhiều người
mua,giá hạ sẽ khuyến khích người ta mua thêm và người ít tiền có thể mua

9
được,và tất nhiên mức cầu tăng lên.Do vậy không phải căn cứ giá cao là thu
được lợi nhuận cao hoặc ngược lại,không phải cứ bán giá thấp là lợi nhuận
giảm.Doanh nghiệp phải tính toán nhiều phương án định giá, ứng với mỗi giá
là một lượng cầu,từ các phương án này ta chọn ra phương án có thể thu được
lợi nhuận cao nhất.Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả mà doanh nghiệp có thể
kiểm soát là : chi phí sản xuất sản phẩm,chi phí bán hàng và chi phí lưu
thông, để bán được hàng và nâng cao ưu thế trong cạnh tranh,các doanh
nghiệp phải đưa ra giá cả sản phẩm thấp hơn các đối thủ cạnh tranh.Chính vì
vậy,doanh nghiệp phải tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm như : thuê
nhân công có trình độ với giá thấp,đặt nhà máy tại nơi gần nguồn nguyên vật
liệu để giảm bớt chi phí vận chuyển…
Như vậy với một mức giá phù hợp doanh nghiệp sẽ tạo được chỗ đứng của
mình trên thị trường,làm sức mạnh để phát triển sức cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường và lợi thế với đối thủ cạnh tranh.
2.Chất lượng sản phẩm và bao gói
Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản
xuất và ngày cả sau khi tiêu dùng hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu
tố : công nghệ dây chuyền sản xuất,nguyên vật liệu,trình độ tay nghề lao
động,trình độ quản lý…Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu là mức độ đáp
ứng các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật hoặc là khả năng thoả mãn nhu cầu của
người tiêu dùng.Nâng cao chất lượng thì phải giải quyết được cả hai vấn đề
trên.
Xuất phát từ quan điểm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng,khi đời
sống của con người ngày càng cao thì việc cải thiện chất lượng sản phẩm trở
thành vấn đề cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp.Làm ngược lại,doanh nghiệp
đã tự từ chối khách hàng, đẩy lùi hoạt động sản xuất kinh doanh.Mặt khác,cải
10
thiện chất lượng sản phẩm còn giúp doanh nghiệp hội nhập tốt hơn với xu
hướng toàn cầu hoá nên Kinh tế,vươn tới những thị trường xa hơn.

Hiện nay,khi nền Kinh tế ngày càng phát triển,một quan niệm mới về chất
lượng đã xuất hiện : chất lượng sản phẩm không chỉ là tốt, đẹp,bền mà nó còn
do khách hàng quyết định.Quản lý chất lượng sản phẩm là yếu tố chủ quan
còn sự đánh giá của khách hàng mang tính khách quan. ở đây,nhân tố khách
quan đã tác động,chi phối yếu tố khách quan.Quan điểm này xuất phát từ thực
tế là mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt hơn,chất
lượng sản phẩm thể hiện tính quyết định sức mạnh của doanh nghiệp :
- Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản
phẩm,tăng khối lượng hàng hoá bán ra,kéo theo chu kỳ sống của sản
phẩm
- những Sản phẩm chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh
nghiệp,kích thích khách hàng mua hàng và mở rộng thị trường
- Chất lượng sản phẩm làm tăng khả năng sinh lời,cải thiện tình hình tài
chính của doanh nghiệp
- Chất lượng sản phẩm tạo tiền đề giúp doanh nghiệp có thể xâm nhập
trường khó tính.
Tóm lại,chất lượng hàng hoá là yếu tố cạnh tranh được nhìn nhận theo quan
điểm tổng hợp. Đây là bài toán đòi hỏi có lời giải riêng của từng tổ chức cung
cấp hàng hoá,dịch vụ.
3.Kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng
Doanh nghiệp trong nền Kinh tế thị trường bao gồm cả chức năng sản
xuất và tiêu thụ.Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất
kinh doanh, đây cũng là giai đoạn thực hiện bù đắp chi phí và thu lợi nhận.
Mục tiêu của tiêu thụ sản phẩm là phát triển cầu sản phẩm của doanh
nghiệp nhằm ngày càng được nhiều hàng và mở rộng sản xuất.Về hệ thống
11
tiêu thụ sản phẩm,việc tiêu thụ được doanh nghiệp thực hiện thông qua các tổ
chức tiêu thụ của doanh nghiệp,trong đó kể cả các bộ phận có tính chất độc
lập về Kinh tế như mở cửa hàng hoặc chi nhánh công ty.Cũng có thể lựa chọn
một trong các kênh tiêu thụ sau :

- Cung cấp sản phẩm,dịch vụ cho người tiêu dùng
- Bán sản phẩm,dịch vụ cho doanh nghiệp thương mại lẻ
- Bán sản phẩm,dịch vụ cho doanh nghiệp thương mại tổng hợp bán
buôn
Việc xác định hệ thống kênh tiêu thụ hàng hoá,dịch vụ phụ thuộc vào đặc
điểm sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đặc điểm của sản
phẩm hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp muốn tiêu thụ.Thực chất khi xác
định hệ thống kênh tiêu thụ doanh nghiệp đã xác định hệ thống các điểm bán
hàng của mình,việc xác định này dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường,các
điểm bán hàng phải được bố trí ở vị trí thuận lợi đảm bảo thu hút được nhiều
khách hàng nhất.Muốn vậy,các điểm bán hàng,tư liệu sản xuất phải đảm bảo
thuận tiện cho xe cộ đi lại ra vào,các điểm bán hàng tiêu dùng phải tính đến vị
trí đông dân cư,giao thông thuận tiện.Trong toàn bộ các biện pháp nhằm hạn
chế hoặc xoá bỏ các trở ngại trên thị trường tiêu thụ,quảng cáo được coi là
công cụ đóng vai trò quan trọng hướng con người vào những hoạt động nhất
định,kick thích tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.Các hình thức như
khuyến mãi,các dịch vụ sau bán hàng,yểm trợ bán hàng… là hình thức cạnh
tranh phi giá,gây sự chú ý của khách hàng tới sản phẩm của doanh
nghiệp.Hoạt động tiêu thụ tốt sẽ làm tăng sản lượng bán hàng từ đó tăng
doanh thu,tăng lợi nhuận dẫn đến tốc độ thu hồi vốn nhanh,kick thích sản xuất
phát triển.Công tác tiêu thụ tốt là một trong những yếu tố làm tăng uy tín của
doanh nghiệp trên thị trường,cùng với kỹ thuật yểm trợ bán hàng như chào
hàng,quảng cáo,triển lãm,hội chợ … các hoạt động xúc tiến bán hàng,xuất
12
bản các tài liệu nhằm đẩy mạnh bán hàng và xuất khẩu,thực hiện các dịch vụ
hỗ trợ sản phẩm như bán kèm theo phụ tùng thay thế cho khách hàng mua sản
phẩm của doanh nghiệp, đây là hoạt động cần thiết để đẩy mạnh bán hàng trên
thị trường,là con đường đi tới chiến thắng trong cạnh tranh.
Tiêu thụ nhanh với số lượng nhiều để tăng nhanh vòng quay của vốn,tăng
lợi nhuận,thúc đẩy sản xuất kinh doanh,nâng cao vị thế của doanh nghiệp …

không có doanh nghiệp nào là không mong muốn,nhưng muốn làm được điều
đó không phải là vấn đề đơn giản.Xây dựng một hệ thống mạng lưới tiêu thụ
sản phẩm đòi hỏi phải tính toán nhiều yếu tố,phải mất nhiều tiền của,nhiều
năm tháng và không dễ gì có thể thay đổi,nhưng bù lại,doanh nghiệp có một
nền móng vững chắc để phát triển thị trường,bảo về thị phần doanh nghiệp
đang có và là tiền đề giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường,chiếm lĩnh thị
trường.
4.Thông tin và xúc tiến thương mại
Thông tin là một nguồn lực then chốt trong tổ chức cùng với nguồn nhân
lực,tài chính và các nguồn lực hữu hình khác.Thông tin cũng là một vấn đề
kinh doanh.Thông qua quản trị có hiệu quả nguồn thông tin và hệ thống thông
tin của tổ chức,các nhà quản lý trong tổ chức có thể :
- Tăng thêm giá trị cho các dịch vụ cung cấp tới khách hàng
- Nhân viên nhanh chóng xử lý giải quyết công việc được giao
- Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
- Giảm chi phí trong quá trình hoạt động và cung cấp dịch vụ
- Khuyến khích đổi mới quá trình hoạt động trong nội bộ và cung cấp
dịch vụ cho bên ngoài
Cũng như thông tin,thì xúc tiến thương mại góp phần quan trọng trong việc đa
dạng hoá thị trường,từ đó dẫn đến việc doanh nghiệp có thể nhận được nhiều
hơn các đơn đặt hàng,giúp doanh nghiệp tăng cường liên kết để tăng quy mô
13
sản xuất,hạ giá thành,nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời kêu
gọi được sự hợp tác của các nhà đầu tư sở hữu hợp đồng gia công những
thương hiệu nổi tiếng đã có chỗ đứng trên thị trường ngoài nước.
5.Năng lực nghiên cứu và phát triển
Một doanh nghiệp nếu có năng lực nghiên cứu và phát triển,thì doanh
nghiệp có thể :
Thứ nhất : tự mình làm chủ những công nghệ hiện đại,thậm chí là độc
quyền,qua đó có thể nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản

phẩm chủ lực và chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp
Thứ hai : cải tiến,nâng cấp các công nghệ cũ nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư
cho công tác mua sắm máy móc,trang thiết bị thay thế,qua đó giải phóng cho
doanh nghiệp một khối lượng tiền của đáng kể để có thể đầu tư cho các công
đoạn khác,cũng như có cơ sở để nghĩ tới những chiến lược dài hơi.
Do đó năng lực nghiên cứu và phát triển,cũng đồng nghĩa với việc nâng cao
chất lượng và tính cạnh tranh về chi phí sản xuất,từ đó nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
6.Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
Đối với bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào hoạt động trong nên
Kinh tế thị trường,thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp đóng vai trò
vô cùng to lớn :
Thứ nhât : thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp là tài sản vô hình và thậm
chí là vô giá của doanh nghiệp,thương hiệu góp phần quan trọng tăng thu lợi
nhuận trong tương lai bằng những giá trị tăng thêm của hàng hoá.Trên thế
giới,nhiều công ty trở thành nổi tiếng không phải chỉ do quy mô đầu tư và đổi
mới công nghệ,mà còn nhờ chính thương hiệu.Bản thân thương hiệu cũng đã
được định giá rất cao,như : nhãn hiệu Coca – cola trong năm 2002 theo đánh
giá của công ty Interbrand Corp có giá trị 69,6 tỷ USD,nhãn hiệu Microsoft
14
được định giá 64,1 tỷ USD,IBM là 51,2 tỷ USD.Một ví dụ khác để so sánh
giá trị của một sản phẩm nhưng khi mang nhãn hiệu khác nhau,giá rất khác
nhau,ví dụ : một chiếc áo sơ mi do công ty việt nam sản xuất nếu mang nhãn
hiệu An phước thì bán với giá 218.000 VND/chiếc,còn nếu mang nhãn hiệu
nổi tiếng của pháp – Piere Cardin thì giá bán lên tới 526.000 VND/chiếc.Như
vậy,phần giá trị gia tăng 308.000 VND/chiếc là do thương hiệu mang lại cho
doanh nghiệp.
Thứ hai : thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp duy trì
lượng khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm các khách hàng
mới,các khách hàng tiềm năng.Thực tế cho thấy,người tiêu dùng thường bị lôi

kéo,chinh phục bởi những hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng, ưa chuộng và
ổn định.Những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng lâu đời sẽ tạo ra và
củng cố được lòng trung thành của một số lượng khách hàng truyền thống,
đồng thời doanh nghiệp có cơ hội thu hút thêm những khách hàng hiện thời
chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp,thậm chí cả những khách hàng của
các doanh nghiệp là đổi thủ cạnh tranh.
Thứ ba : thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp giảm
các khoản chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại,hoạt động
Marketing.Thực chất,thương hiệu cũng chính là công cụ Marketing,xúc tiến
thương mại hữu hiệu của doanh nghiệp nhằm tấn công vào các thị trường mục
tiêu,hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chính sách thâm nhập,mở rộng thị trường,
đồng thời nhờ có thương hiệu nổi tiếng mà quá trình phân phối sản phẩm của
doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi,hiệu quả hơn.
Thứ tư : thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp mang lại lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp,giúp doanh nghiệp có điều kiện phòng thủ và chống lại các
đối thủ cạnh tranh khác.Thông thường những mặt hàng có thương hiệu nổi
15
tiếng,lâu đời sẽ tạo được sự bền vững trong cạnh tranh vì dễ dàng tạo ra sự tin
cậy của khách hàng đối với sản phẩm.
7.Trình độ lao động
Có thể nói,trình độ lao động hay chất lượng của nguồn nhân lực là yếu tố
quyết định cho sự phát triển của một doanh nghiệp.Trình độ nghề nghiệp của
người lao động thấp thì tài nguyên,vốn và công nghệ cũng trở thành lãng
phí,và tất yếu là dẫn đến hiệu quả Kinh tế thấp.Không những thế trình độ lao
động thấp sẽ hạn chế,nếu không nói là cản trở khả năng tiếp thu và chuyển
giao công nghệ.Có nghĩa là,nếu thiếu lao động có trình độ đáp ứng ở một mức
độ nào đó,việc phổ biến công nghệ sẽ khó hoặc không xảy ra.và ngược lại nếu
đội ngũ lao động của doanh nghiệp có chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp tận
dụng được tối đa lợi thế của mình,qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.

8.Thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần
Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trước các đối thủ khi doanh
nghiệp đó nâng cao được thị phần của mình hơn các đối thủ khác với cùng
một đồng vốn đầu tư. Thị phần của doanh nghiệp càng lớn - đồng nghĩa với
việc khẳng định ưu thế, vị thế lớn của doanh nghiệp trên thương trường -
khẳng định sự chấp nhận về sản phẩm của doanh nghiệp của người tiêu dùng
trên thị trường. Nó thể hiện sự thắng lợi của doanh nghiệp trong cạnh tranh
giành thị trường.
“Thương trường là chiến trường”, thất bại trên thương trường là việc
không chiếm lĩnh được thị trường, không được thị trường chấp nhận, do đó nó
cũng nguy hiểm không kém thất bại trên chiến trường. Trong chiến tranh, các
bên tranh giành nhau từng vùng đất, vùng trời để khẳng định thế mạnh quân
sự của mình trong cạnh tranh trên thương trường, các bên cùng điều hành các
thủ pháp và công đoạn chiếm lĩnh thị trường, nhằm thâu tóm thị trường, thu
16
hút thêm khách hàng, để từ đó có điều kiện ngày càng mở rộng thế lực của
doanh nghiệp trên thương trường. Khi đã thu hút được người khách hàng, có
được một thị phần lớn, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm, nâng
cao doanh thu, tăng lợi nhuận, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã đạt được
lợi thế cạnh tranh.
9.Vị thế tài chính
Người xưa có câu “Mạnh vì gạo,bạo vì tiền”.Trong cơ chế thị trường hiện
nay, đặc biệt khi Việt nam chính thức bước vào hội nhập Kinh tế khu vực và
quốc tế,thì vấn đề tài chính của doanh nghiệp càng trở nên bức xúc hơn bao
giờ hết,doanh nghiệp cần có vốn để chủ động sản xuất,đầu tư phát triển …
doanh nghiệp nào sở hữu một vị thế tài chính tốt sẽ vô cùng thuận lợi trong
cạnh tranh :
- Với khả năng tài chính dồi dào doanh nghiệp có khả năng trong việc
đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ
quản lý mới để tạo ra sản phẩm – hàng hoá - dịch vụ có chất lượng và

sức cạnh tranh cao.
- Vị thế tài chính tốt giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các
nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính
- vị thế tài chính tốt giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng nhập khẩu các
nguyên vật liệu trực tiếp từ các đối tác, đặc biệt là các đối tác nước
ngoài,tránh được tình trạng quyết định kinh doanh dựa trên cảm
tính,hay kinh nghiệm
- vị thế tài chính tốt giúp doanh nghiệp có thể sử dụng được các dịch vụ
tư vấn chuyên nghiệp,giảm thiểu rủi ro trong quá trình thâm nhập thị
trường mới,tiết kiệm thời gian cho công tác điều tra,khám phá thị
trường
- …
17
10.Năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp
Năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp là khả năng “cầm lái” con tàu
doanh nghiệp của đội ngũ quản lý.Trong nền kinh tế thị trường biến động như
hiện nay,các quyến định của đội ngũ quản lý luôn mang tính chất động và
đóng vai trò then chốt,trực tiếp góp phần vào tăng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp,nếu các quyết định luôn đạt được sự chính xác cao độ,cũng như
công tác tổ chức hợp lý thì không có lý do gì có thể khiến tốc độ tăng trưởng
của doanh nghiệp bị chậm lại,và ngược lại nếu năng lực tổ chức yếu kém
cộng thêm kinh trình độ quản lý thấp thì sẽ là rào cản rất lớn,trên con đường
tiến lên của doanh nghiệp.Trong doanh nghiệp nếu đội ngũ lao động nhận
thấy rằng mình đang làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, đội ngũ
cán bộ quản lý có trình độ,có kinh nghiệm,và có khả năng đưa doanh nghiệp
ngày càng đi lên thì đội ngũ lao động sẽ làm việc tận tuỵ hơn,quan tâm đến
doanh nghiệp hơn,và trung thành hơn,nó là tiền đề cho các nghiên cứu,sáng
chế cải tiến công nghệ,mà thông qua đó năng suất sẽ được đẩy lên cao,chi phí
sẽ được giảm xuống,và qua ngày tháng sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.

III.Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty
cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
1.Tổng quan về hoạt động đầu tư của công ty giai đoạn 2004 - 2006
1.1.Kết quả hoạt động
Trong mấy năm qua mặc dù tài chính gặp nhau khó khăn nhưng sản xuất
kinh doanh của công ty đã khắc phục và không để xảy ra thua lỗ, đã có lãi
bình quân 5 năm được trên 100 triệu đồng.công ty đã hoàn thành một số chỉ
tiêu chính cơ bản mà bộ giao.đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.Bên
cạnh những lĩnh vực truyền thống như sản xuất bao bì,gỗ.Công ty còn sản
18
xuất được các sản phẩm mộc cao cấp phục vụ cho tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu.Ngoài ra mở rộng được ra thị trường xuất nhập khẩu vật tư,nguyên
liệu sắt thép,vật liệu xây dựng và hàng nông sản các loại,bán buôn,bán lẻ xe
gắn máy,kinh doanh khách sạn nhà hàng ăn uống và đang chuẩn bị mở ra đầu
tư vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng,kinh doanh nhà ….
Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2004 - 2006
Bảng 2 :
( Đơn vị tính : Đồng )
TT Chỉ tiêu 2004 2005 09 tháng 2006
1 Doanh thu 106.586.389.534 192.810.159.990 225.827.636.723
2 Tổng lợi nhuận 106.534.163.077 192.657.191.137 225.827.636.723
3 Lợi nhuận trước
thuế
52.226.457 152.968.853 -
4 Lợi nhuận sau thuế 35.513.991 110.137.574 -
5 Chỉ tiêu lao động
tiền lương
- - -
A
Lao động bình quân

343 355 350
B
Tổng quỹ tiền lương
2.778.527.513 3.159.029.552 2.640.353.275
C
Thu nhập bình quân
850000 900.000 950.000
6 Tổng vốn kinh
doanh
44.099.294.795 61.767.576.692 59.385.201.168
Trong đó : Vốn nhà
nước
8.151.732.095 8.151.732.095 4.447.251.972
7 Các khoản nộp
ngân sách
1.659.718.442 2.232.896.635 2.704.658.305
8 Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế/vốn NN
0,44% 1,35% -
9 Nợ phải trả 49.260.864.365 66.803.224.449 54.937.949.196
10 Nợ phải thu 6.586.868.992 10.140.718.807 13.309.249.837
( Nguồn :phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
)
Qua bảng số liệu ta thấy,trong 3 năm gần đây từ năm 2004 đến 09 tháng đầu
năm 2006 nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có nhiều kết
quả khả quan.Doanh thu 09 tháng năm 2006 đạt 225.827.636.723 đồng,giả sử
nếu lấy đó là doanh thu của cả năm đi nữa thì cũng tăng 33.017.476.733 đồng
19
so với cả năm 2005,tăng 119.241.247.189 đồng so với cả năm 2004,hay nói
cách khác.Doanh thu 09 tháng năm 2006 tăng 17,12% so với cả năm

2005,tăng 111,87% so với cả năm 2004.Lợi nhuận sau thuế vì thế cũng tăng
đáng kể,năm 2005 là 110.137.574 đồng,tăng 74.623.583 đồng so với năm
2004 hay tăng 210%.Tại thời điểm này công ty chưa có quyết toán đầy đủ của
năm 2006,nhưng nếu như căn cứ vào tốc độ của việc tăng doanh thu thì ước
chừng năm 2006 lợi nhuận sau thuế có thể là khoảng 130 triệu đồng.Do đặc
thù sản xuất kinh doanh của công ty từ trước đến năm 2006,nên công ty có xu
hướng không gia tăng nhiều lao động,trong năm 2005 số lao động bình quân
chỉ tăng có 12 người so với năm 2004,sau đó giảm 5 người trong 09 tháng đầu
năm 2006,nhưng trong thời điểm 3 tháng cuối năm 2006,do đợt cuối năm
công ty nhận thêm được nhiều hợp đồng sản xuất trong năm 2007 nên công ty
đã tuyển dụng thêm 150 lao động các loại,tăng đột biến so với các năm về
trước.Thu nhập bình quân tăng đều qua các năm,nhưng tăng ở mức chậm,năm
2006 tăng 50.000 đồng so với năm 2005,tăng 100.000 đồng so với năm 2004
hay tăng 5,55% so với năm 2005,tăng 12,5% so với năm 2004.Tổng vốn kinh
doanh tăng nhanh từ năm 2004 đến năm 2005,nhưng sau đó có giảm chút ít
trong năm 2006,cụ thể,năm 2005 tăng 17.668.281.039 đồng hay 40,06% so
với năm 2004,sau đó giảm 2.382.375.530 đồng hay 3,85% trong năm 2006,
điều này là dễ hiểu vì trong năm 2006 vốn nhà nước trong tổng vốn kinh
doanh của công ty đã giảm 3.704.480.123 đồng hay 45,44% từ 8.151.732.095
đồng xuống chỉ còn 4.447.251.972 đồng.Cùng với sự gia tăng của sản
lượng,doanh thu,lợi nhuận nên các khoản nộp ngân sách cũng không ngừng
tăng lên,năm 2006 tăng 471.761.670 đồng so với năm 2005,tăng
1.044.939.863 đồng so với năm 2004 hay 21,12% so với năm 2005 và
62,96% so với năm 2004.
1.2.Thuận lợi và khó khăn
20
1.2.1.Thuận lợi
Bước đầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã được đa dạng dần
dần đi vào ổn định và phát triển.Doanh thu,nộp ngân sách,thu nhập của người
lao động năm sau cao hơn năm trước.Với bề dày kinh nghiệm trên 30 năm uy

tín hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất bao bì và
hàng xuất khẩu ngày một nâng lên. đội ngũ cán bộ đoàn kết,gắn bó,lăn lộn với
thương trường vì sự nghiệp phát triển của công ty.
1.2.2.Khó khăn
- Do tồn tại để lại hậu quả quá lớn về tài chính,nợ ngân hàng và ngân
hàng trừ phần chính phủ và bộ chủ quản,bộ tài chính ngân hàng cho
xoá nợ lãi năm 1996-2001,giãn nợ gốc vay công ty vẫn nợ gốc ngân
hàng và các khách hàng tổng số trên 20 tỷ đồng.nguồn vốn còn lại chủ
yếu trên sổ sách,hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn dựa vào vốn
vay lãi suất lớn không chủ động được trong sản xuất kinh doanh do vậy
dẫn đến hiệu quả thấp.
- Lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông xuất thân từ nông
thôn chỉ quen với việc làm thời bao cấp cưa xẻ gỗ sơ chế còn sản xuất
hàng tinh chế phải đi thuê ngoài,xảy ra tình trạng có việc làm công
nhân lại phải nghỉ việc.
- Nhà xưởng máy móc thiết bị được mua sắm từ những năm 1970,1980
quá cũ kỹ lạc hậu.hơn nữa từ khi chính phủ có chỉ thị cấm xuất khẩu gỗ
tròn,gỗ xẻ nên dây chuyền xẻ gỗ tròn JAPAN và TAIWAN của công ty
phải ngừng hoạt động từ năm 2001.Bên cạnh đó các nước láng giềng
như lào, cho trên 320 người lao động vừa phải trả nợ dần các công nợ
cũ.
- Ngoài ra một số hợp đồng liên doanh liên kết như hợp đồng liên doanh
với Công ty hợp tác kinh tế quân khu 4 bộ quốc phòng,
21
VIEXIM,PETEL, cũng cần phải giải quyết thanh lý vì các hợp đồng
này không có hiệu quả.
1.2.3.Về quản lý đất đai
Tổng số diện tích đất đai Công ty đang quản lý là : 54.986 m
2
trong đó

chia ra :
- Diện tích 40.684 m
2
bao gồm : Văn Phòng Công ty,khách sạn Nam
Thành,nhà tập thể 05 tầng và toàn bộ nhà xưởng phục vụ cho công
nhân sản xuất ở Km9 - Pháp Vân - Hoàng liệt - Hoàng mai - Hà
nội.Công ty đang ký hợp đồng thuê đất với sở địa chính nhà đất hà nội
là 20 năm
- Diện tích 4.060 m
2
xây dựng cơ sở gia công tái chế hàng xuất khẩu và
dịch vụ Móng Cái - Quảng Ninh,Công ty ký hợp đồng thuê đất với sở
địa chính Quảng Ninh là 50 năm
- Khu tập thể 10 A Nghĩa Dũng - Phường Phúc Xá - Quận Ba Đình – Hà
Nội với diện tích là 2.017 m
2
. Công ty đang làm thủ tục bàn giao cho
công ty kinh doanh nhà số 1.
- Khu tập thể cụm dân cư số 08 - Phường Hoàng Liệt - Quận Hoàng Mai
– Hà Nội với diện tích 8.225 m
2
.Công ty đang làm thủ tục bàn giao cho
Công ty kinh doanh nhà số 2.
Ngoài ra công ty đang :
- Lập dự án xây dựng cơ sở nhà xưởng để ổn định sản xuất mặt hàng bao
bì và đồ mộc trên diện tích gần 7.000 m
2
Tại Cụm Công Nghiệp Ngọc
Hồi - Huyện Thanh Trì - Hà Nội
- Đền bù giải phóng mặt bằng diện tích 29,1 ha để những năm tiếp theo

đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng khu đô thị ở xã Hải Yên -
Thị xã Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh mà UBND tỉnh Quảng Ninh đã
phê duyệt
22
- Sớm di dời khu sản xuất ra khỏi nội thành để khắc phục tình trạng úng
lụt mà công nhân thường xuyên phải nghỉ việc như hiện nay
2.Tình hình đầu tư trong 3 năm gần đây của Doanh nghiệp
- 2.1.Tình hình Tài sản và vốn kinh Indonexia,Malaysia cũng cấm xuất
khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ.02 dây chuyền xẻ gỗ lại lạc hậu cần phải thanh lý
bổ sung mua sắm thiết bị máy móc sản xuất hàng tinh chế mới,mới
đảm bảo có đủ thiết bị để sản xuất các sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Mô hình quản lý công ty bộc lộ những hạn chế.Bộ máy gián tiếp còn
cồng kềnh,trình độ năng lực còn quá hạn chế,các đơn vị thành viên như
các Xí nghiệp phòng ban phân tán,nhỏ lẻ,hoạt động kém hiệu quả.Số ít
lợi dụng cơ chế,quy chế của công ty vun vén cho cá nhân hơn chăm lo
đến tập thể nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp
Các khoản công nợ dây dưa,ngoài nợ ngân hàng được thủ tướng chính phủ
cho xoá nợ vẫn còn một số công nợ của các khách hàng do hậu quả cũ để
lại.Do vậy công ty vừa phải cố gắng duy trì đảm bảo sản xuất việc làm doanh
2.1.1.Tài sản và vốn kinh doanh tại thời điểm 30/09/2006
- Tổng giá trị thực tế Doanh nghiệp : 59.385.201.168 đồng
- Tổng vốn Nhà Nước tại Doanh nghiệp : 4.447.251.972 đồng
2.1.2.Nguồn vốn
a,Phân bổ theo cơ cấu
Bảng 3 : phân bổ nguồn vốn theo cơ cấu
(Đơn vị tính : đồng )
Năm 2004 2005 2006
Vốn nhà nước 8.151.732.095 8.151.732.095 4.447.251.972
1.Vốn cố định 3.022.343.999 3.022.343.999

2.Vốn lưu động 5.129.388.096 5.129.388.096
( Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
)
23
b,Phân theo chủ sở hữu
Bảng 4 : phân bổ nguồn vốn theo chủ sở hữu
(Đơn vị tính : đồng )
Năm 2004 2005 2006
Nguồn vốn 8.151.732.095 8.151.732.095 4.447.251.972
1.Vốn NSNN 6.500.227.213 6.500.227.213
2.Vốn tự bổ sung 1.651.504.882 1.651.504.882
( Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
)
Qua bảng số liệu về vốn kinh doanh của công ty chúng ta có thể nhận
thấy : từ năm 2005 trở về trước do công ty bị hạn chế trong việc tiếp cận với
các Tổ chức tín dụng mà đặc biệt là các Tổ chức ngân hàng,nên quá trình sản
xuất kinh doanh dựa nhiều vào việc sử dụng nguồn vốn nhà nước có trong
công ty,trong đó vốn lưu động là lớn nhất,chiếm 5.129.388.096 đồng trong
tổng số 8.151.732.095 đồng vốn nhà nước,tức là 62,92%,còn vốn cố định chỉ
chiếm 3.022.343.999 đồng tức là 37,08%.Sang năm 2006 do chủ động tiếp
xúc với các tổ chức tín dụng và tiến hành cổ phần hoá thành công nên công ty
đã có thể phần nào tự chủ được về nguồn vốn,và đó cũng là lý do trong năm
2006 nguồn vốn nhà nước đã có chiều hướng đi xuống rõ rệt,bằng chứng là so
với năm 2004 và 2005 nguồn vốn nhà nước đã giảm 3.704.480.123 đồng hay
45,44% từ 8.151.732.095 đồng xuống chỉ còn 4.447.251.972 đồng. Đây là
dấu hiệu đáng mừng của công ty khi đã có thể chủ động được nguồn vốn kinh
doanh,giảm sự phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước.Và với việc có thêm
được nhiều đơn đạt hàng với số lượng lớn trong năm 2007,công ty đang dự
định phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ công ty cũng như nguồn
vốn dành cho sản xuất kinh doanh.

Vốn của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu được huy
động từ các nguồn chính là : Nguồn vốn ngân sách nhà nước,nguồn vốn chủ
sở hữu
24
( bao gồm cả việc công ty phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ ),quỹ khấu hao
cơ bản và quỹ Đầu tư phát triển ;nguồn vốn vay ngân hàng bao gồm : vay dài
hạn,vay ngắn hạn,vay khác như vay công nhân viên.ta có thể tham khảo thông
qua số liệu sau :
Bảng 5 : nguồn vốn huy động
( đơn vị tính : đồng )
TT Chỉ tiêu 2005 2006
1 Vốn chủ sở hữu 5.035.647.757 4.447.152.972
2 Vốn vay 66.803.224.449 54.937.949.196
- Vay dài hạn
26.283.763.107 10.374.029.359
- Vay ngắn hạn
40.088.617.232 44.467.117.882
- Vay khác
430.844.110 96.801.955
3 Tổng số 71.838.872.206 59.385.201.364
( Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
)
Qua bảng số liệu ta thấy : trong 2 năm,về số lượng thì cả vốn chủ sở hữu
và vốn vay đều giảm.vốn chủ sở hữu năm 2006 giảm 588.494.785 đồng hay là
11,68% so với năm 2005,còn vốn vay giảm 11.865.275.253 đồng hay là
17,76% so với năm 2005,mặc dù vay ngắn hạn năm 2006 tăng so với năm
2005 là 4.378.500.650 đồng tức là 10,92%,nhưng do vay dài hạn giảm mạnh
từ 26.283.763.107 đồng xuống chỉ còn 10.374.029.359 đồng ( giảm
15.909.733.748 đồng hay là 60,53% ),và vay khác cũng giảm xuống chỉ còn
96.801.955 đồng ( giảm 334.042.155 đồng hay là 77,53% ) nên quy lại vốn

vay vẫn giảm.
Dưới đây ta có bảng tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng vốn Đầu tư của
công ty trong 2 năm qua,năm 2005 và năm 2006 :
25

×