Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá tương tác thuốc bất lợi trên bệnh án điều trị nội trú tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.55 KB, 56 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI










NGUYỄN THẾ HUY


ĐÁNH GIÁ TƯƠNG TÁC THUỐC
BẤT LỢI TRÊN BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG




LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I









HÀ NỘI - 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI









NGUYỄN THẾ HUY


ĐÁNH GIÁ TƯƠNG TÁC THUỐC
BẤT LỢI TRÊN BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Chuyên nghành: Dược lý - Dược lâm sàng
Mã số: 62730505


Người hướng dẫn: TS Nguyễn Hoàng Anh
Thời gian thực hiện: Từ 5/2013 đến 9/2013

Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội





HÀ NỘI - 2013

MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Đặt vấn đề
1
Chương I: Tổng quan
1.1. Đại cương về tương tác thuốc
3
3
1.1.1. Khái niệm tương tác thuốc
3
1.1.2. Tương tác dược động học
3
1.1.3. Tương tác dược lực học
8
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tương tác thuốc
10
1.1.5. Ý nghĩa và tầm quan trọng của tương tác thuốc trong thực hành
lâm sàng
10
1.1.6. Tương tác thuốc trên bệnh nhân tim mạch
12

1.2. Vài nét về phần mềm tra cứu tương tác thuốc Micromedex
13
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
15
15
2.2. Phương pháp nghiên cứu
15
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
15
2.2.2. Cách thức lấy thông tin
15
2.2.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu
16
2.3. Chỉ tiêu mô tả và đánh giá
16
2.3.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
16
2.3.2. Đánh giá tương tác thuốc trên bệnh án
17
2.3.3. Phân tích các yếu tố liên quan đến việc xuất hiện tương tác thuốc
17
2.3.4. Đối với đơn thuốc có tương tác thuốc liên quan đến sự thay đổi
nồng độ kali máu
18
2.4. Xử lý kết quả
18
Chương III: Kết quả nghiên cứu
19
3.1. Đặc điểm bệnh nhân và bệnh trong mẫu nghiên cứu

19
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới, ngày nằm viện trong mẫu nghiên cứu.
19
3.1.2. Đặc điểm các bệnh chính thuộc bệnh lý tim mạch trong mẫu
nghiên cứu
20
3.1.3. Đặc điểm của bệnh mắc kèm trong mẫu nghiên cứu
20
3.1.4. Thuốc và các nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất
21
3.2. Đánh giá tương tác thuốc trên bệnh án trong mẫu nghiên cứu
22
3.2.1. Tỷ lệ bệnh án có tương tác thuốc và tương tác có ý nghĩa lâm
sàng

22
3.2.2. Số tương tác thuốc, tương tác có ý nghĩa lâm sàng trong đơn
22
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất hiện tương tác thuốc trong đơn
23
3.3.1. Ảnh hưởng của số lượng thuốc trong đơn đến khả năng xảy ra
tương tác
23
3.3.2. Ảnh hưởng của tuổi đến khả năng xuất hiện tương tác thuốc
25
3.3.3. Ảnh hưởng của bệnh chính đến khả năng xuất hiện tương tác
25
3.3.4. Các tương tác và tương tác có ý nghĩa lâm sàng thường gặp trong
nghiên cứu
26

3.4. Theo dõi xét nghiệm với các bệnh án có tương tác liên quan đến sự thay
đổi nồng độ kali máu
29
Chương IV: Bàn luận
30
Kết luận và đề xuất
35
Tài liệu tham khảo

Phụ lục 1: Phiếu thu thập số liệu

Phụ lục 2: Danh mục bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng, biểu Trang
Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
19
Bảng 3.2 Đặc điểm về bệnh trong mẫu nghiên cứu
20
Bảng 3.3 Tỷ lệ các bệnh mắc kèm ở bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
20
Bảng 3.4 Mười nhóm thuốc được kê đơn nhiều nhất
21
Bảng 3.5 Tỷ lệ bệnh án có tương tác và tương tác có YNLS trong mẫu nghiên cứu

22
Bảng 3.6 Số tương tác thuốc và tương tác có YNLS trong mẫu nghiên cứu
22
Bảng 3.7 Số tương tác và số thuốc trung bình trong bệnh án

24
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của tuổi đến khả năng xảy ra tương tác
25
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của bệnh chính đến khả năng gặp tương tác
25
Bảng 3.10 So sánh tỷ lệ TTT trong bệnh suy tim và các bệnh tim mạch khácnanBa
26
Bảng 3.11 Các tương tác thuốc thường gặp trong mẫu nghiên cứu
27
Bảng 3.12 Các cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng
27
Bảng 3.13 Theo dõi xét nghiệm trong các bệnh án có tương tác thuốc liên quan
đến sự thay đổi nồng độ kali máu
29



DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình Trang
Hình 3.1-
Số lượng tương tác thuốc và tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng
23
Hình 3.2- Mối tương quan giữa số thuốc và số tương tác trong bệnh án 24

Các chữ viết tắt
ADE
Adverse Drug Event- Sự cố bất lợi khi dùng thuốc
ADR
Adverse Drug Reaction- Phản ứng có hại của thuốc
CCĐ

Chống chỉ định
CSDL
Cơ sở dữ liệu
ICD-10
International Classification of Diseases- Phân loại bệnh tật quốc tế

MM
Micromedex
NXB
Nhà xuất bản
TB
Trung bình
SD
Độ lệch chuẩn
TTT
Tương tác thuốc
YNLS Ý nghĩa lâm sàng









LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới:

TS. Nguyễn Hoàng Anh - người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn tới Ban giám hiệu, phòng Sau đại học, các thầy cô
giáo, các đồng nghiệp công tác tại trung tâm DI & ADR Quốc gia - đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn tới Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa
Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp
tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người đã luôn ở
bên động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2013
Học viên


Nguyễn Thế Huy

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tương tác thuốc (drug interactions) là một vấn đề khá phổ biến trong
thực hành lâm sàng, đặc biệt trên các bệnh nhân mắc đồng thời nhiều bệnh lý,
được điều trị bằng nhiều thuốc khác nhau [1],[26]. Thực tế cho thấy tương tác
thuốc khá phổ biến trong thực hành lâm sàng tim mạch. Theo một tổng quan y
văn công bố năm 2007, ước tính khoảng 0,6% số bệnh nhân nhập viện và
khoảng 0,1% số bệnh nhân tái nhập viện với lý do gặp các tác dụng không mong
muốn liên quan đến tương tác thuốc [17]. Tương tác thuốc (TTT) gây ra những
phản ứng bất lợi, làm tăng chi phí điều trị, tăng các bệnh mắc kèm, thậm chí có
thể đe dọa tính mạng cho bệnh nhân [13]. Vì vậy phát hiện, đánh giá và quản lý
tương tác thuốc luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người dược sỹ lâm sàng.
Bệnh lý tim mạch là các bệnh có diễn biến phức tạp, thường mắc kèm với
nhiều bệnh lý khác nhau, các thuốc dùng điều trị có phạm vi điều trị hẹp, có

nhiều tác dụng không mong muốn và độc tính cao. Mặt khác các bệnh lý tim
mạch thường gặp ở người cao tuổi với những thay đổi về dược động học và
dược lực học khiến bệnh nhân trở nên nhạy cảm hơn với tác dụng không mong
muốn và độc tính của thuốc. Vì vậy việc phát hiện và xử trí các tương tác thuốc
đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch điều trị và chăm sóc dược với các bệnh nhân này.
Kết quả nghiên cứu công bố
trong y văn cho thấy tỷ lệ bệnh án tim mạch
có tương tác thuốc khá cao, đặc biệt hay gặp với nhóm thuốc tim mạch [14],
[20], [26], [27], [33]. Xu hướng này cũng được khẳng định lại trong nghiên cứu
gần đây của Trần Nhân Thắng và Cẩn Tuyết Nga khi khảo sát bệnh án của bệnh
nhân điều trị nội trú tại Viện Tim mạch, bệnh viện Bạch mai [10]
.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang là Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh Hạng
II với 550 giường bệnh, hơn 600 cán bộ nhân viên, 34 khoa phòng. Khoa Nội
tim mạch là một khoa lớn của bệnh viện, tiếp nhận và điều trị trung bình khoảng
90 bệnh nhân nội trú/ngày. Đánh giá sử dụng thuốc nói chung, trong đó phát

1
hiện và xử lý các tương tác thuốc trong khoa nhằm đảm bảo việc sử dụng thuốc
hợp lý, an toàn là ưu tiên của công tác dược lâm sàng triển khai tại khoa.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tương tác
thuốc bất lợi trên bệnh án điều trị nội trú tại khoa Nội tim mạch, Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bắc Giang” với ba mục tiêu:
1. Khảo sát các tương tác thuốc thường gặp trong bệnh án điều trị nội
trú tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
2. Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng xuất hiện tương tác
thuốc trong bệnh án
3. Đánh giá việc kiểm soát tương tác thuốc thông qua các xét nghiệm
thường qui
Từ đó đưa ra những ý kiến, đề xuất góp phần hạn chế các tương tác bất lợi

trên các đối tượng bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bắc Giang.











CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

2
1.1. Đại cương về tương tác thuốc
1.1.1. Khái niệm về tương tác thuốc
Tương tác thuốc là hiện tượng thay đổi tác dụng của một thuốc khi được
sử dụng đồng thời với thuốc khác hoặc với thức ăn, đồ uống. Kết quả có thể là
tăng hoặc giảm tác dụng và độc tính của một thuốc hay cả hai, gây nguy hiểm
cho bệnh nhân hoặc làm mất hiệu quả điều trị, hoặc cũng có thể làm thay đổi các
kết quả xét nghiệm, đôi khi còn xuất hiện những tác dụng dược lý mới không có
khi sử dụng riêng từng thuốc [3],[4],[5].
Bên cạnh tương tác giữa thuốc với thuốc còn có các tương tác thuốc với
thức ăn, đồ uống và tương tác thuốc với trạng thái bệnh lý [3],[4],[5].
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến tương tác thuốc-
thuốc (drug-drug interactions). Dựa vào cơ chế tương tác thường chia thành 2
loại tương tác thuốc: Tương tác dược động học (pharmacokinetic interactions)
và tương tác dược lực học (pharmacodynamic interactions) [1],[4],[25].

1.1.2. Tương tác động học
Tương tác động học (pharmacokinetic interactions): Tương tác dược
động học là những tương tác làm thay đổi một hay nhiều thông số cơ bản của
các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc. Đây là loại tương
tác xảy ra trong giai đoạn lưu hành của thuốc trong cơ thể [3],[4].
 Tương tác dược động học trong quá trình hấp thu:
+ Do thay đổi pH tại dạ dày
- Cơ chế: Sự vận chuyển thuốc qua màng sinh học chủ yếu theo cơ chế
khuyếch tán thụ động, do đó phụ thuộc vào hệ số phân bố lipid/nước của thuốc.
Những thuốc tồn tại dưới dạng không bị ion hoá mới phân tán tốt trong môi
trường lipid nên dễ dàng qua màng theo cơ chế này.

3
Độ phân ly của thuốc có bản chất là acid hay base yếu tuân theo phương
trình HENDERSON-HASSELBACK:
pKa=PH+lg[HA]/[H
+
] ( thuốc có bản chất acid yếu)
pKb=PH+lg[[H
+
]/[HB] ( thuốc có bản chất base yếu)
Như vậy thuốc có bản chất acid yếu sẽ hấp thu tốt hơn trong môi trường
acid, ngược lại những thuốc có bản chất base yếu sẽ hấp thu tốt hơn trong môi
trường kiềm. Sự thay đổi pH trong ống tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp
thu thuốc. pH dịch vị giao động từ 1-2, nên khi sử dụng những thuốc gây giảm
tiết acid (thuốc kháng thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton) hoặc trung hoà HCl
bằng các thuốc antacid thì khả năng hấp thu một số dược chất khi tan như:
ketoconazol, griseofulvin sẽ giảm.
- Ý nghĩa lâm sàng: Có thể hạn chế tương tác bằng cách điều chỉnh thời
gian uống, thường uống 2 thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ.

+ Do thay đổi nhu động đường tiêu hóa:
- Cơ chế: Phần lớn thuốc được hấp thu tại ruột non nếu nhu động đường
tiêu hóa tăng, thuốc được tống nhanh ra khỏi ruột, thời gian thuốc lưu ngắn sẽ
làm giảm hấp thu do đó sẽ dẫn đến giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Ngược
lại, những thuốc làm giảm nhu động đường tiêu hóa sẽ kéo dài thời gian lưu tại
dạ dày của thuốc và thuốc có thể bị phá huỷ trong môi trường pH thấp.
- Ý nghĩa lâm sàng: Không nên phối hợp các thuốc giải phóng kéo dài
(12h-24h) với các thuốc tăng nhu động đường tiêu hoá do việc phối hợp này sẽ
làm tăng tốc độ tống nhanh thuốc ra khỏi đường tiêu hoá dẫn đến mất tác dụng
của thuốc.
+ Do tạo phức khó hấp thu giữa hai thuốc khi dùng đồng thời
- Cơ chế: Khi phối hợp đồng thời những thuốc có chứa ion kim loại hóa
trị cao như Al
3+
, Ca
2+
, Mg
2+
, Fe
2+
, Fe
3+
, sẽ tạo phức chất chelat giữa ion kim

4
loại với thuốc dẫn đến thuốc không qua được niêm mạc ruột và không hấp thu
được. Các thuốc có khả năng tạo phức chelat cao bao gồm các kháng sinh nhóm
tetracyclin, fluoroquinolon.
- Ý nghĩa: Không nên phối hợp cùng một lúc đường uống kháng sinh
nhóm tetracyclin, fluoroquinolon với các thuốc như smecta, stoccel…

+ Do cản trở cơ học, tạo lớp ngăn sự tiếp xúc của thuốc với niêm mạc
ống tiêu hóa.
Các loại thuốc kháng acid chứa Al, Mg, than hoạt, kaolin, cholestyramin.
- Ý nghĩa lâm sàng: Khi cần phải phối hợp thì nên uống thuốc khác cách
xa ít nhất 2 giờ.
+ Do thay đổi vi hệ vi khuẩn đường ruột
Các kháng sinh làm thay đổi vi khuẩn chí ở ruột có thể làm giảm tốc độ
tổng hợp vitamin K của vi khuẩn, do đó tăng cường tác dụng của các thuốc
chống đông đường uống (là những chất cạnh tranh với vitamin K). Với một
thuốc được chuyển hoá bởi vi sinh vật đường tiêu hoá như digoxin, điều trị
kháng sinh có thể dẫn đến tăng hấp thu thuốc [5].
 Tương tác dược động học trong quá trình phân bố
+ Các tương tác đẩy nhau ra khỏi protein huyết tương:
Sau khi hấp thu vào hệ tuần hoàn, phần lớn thuốc sẽ được vận chuyển tới
tổ chức dưới dạng liên kết với protein huyết tương (albumin và globulin). Thực
tế luôn tồn tại một cân bằng động giữa dạng thuốc tự do và dạng thuốc liên kết.
Thuốc ở dạng tự do mới có tác dụng dược lý, còn dạng liên kết giống như là kho
dự trữ giải phóng từ từ thuốc ra thành dạng tự do khi nồng độ thuốc ở dạng tự do
trong huyết tương giảm xuống.
Tương tác thuốc xảy ra trong quá trình phân bố khi một thuốc đẩy thuốc
khác ra khỏi protein liên kết làm tăng nồng độ thuốc dạng tự do, có thể kèm theo
hậu quả làm tăng tác dụng và tăng độc tính. Khi phối hợp hai thuốc cùng gắn

5
vào cùng một vị trí trên protein huyết tương, thuốc nào có ái lực với protein
mạnh hơn sẽ đẩy thuốc kia ra khỏi vị trí liên kết.
Tương tác loại này chỉ xảy ra có ý nghĩa lâm sàng với các thuốc có tỷ lệ
liên kết protein cao (trên 90%). Đồng thời thuốc bị đẩy ra có thể tích phân bố
thấp và phạm vi điều trị hẹp. Các thuốc chống đông đường uống, thuốc điều trị
đái tháo đường đường uống, methotrexat thường bị đẩy ra khỏi liên kết protein

huyết tương bởi các thuốc có ái lực mạnh hơn như miconazol, các NSAIDs
(aspirin, phenylbutazon).
+ Các tương tác do thay đổi tỷ lệ nước của dịch ngoại bào của cơ thể
Những thuốc phân bố nhiều trong nước như digoxin, theophylin, kháng
sinh nhóm aminoglycosid (gentamicin, amikacin ) rất nhạy cảm với sự mất
nước ngoại bào. Thuốc lợi tiểu gây mất dịch ngoại bào mạnh như furosemid có
thể làm tăng nồng độ trong huyết tương của các thuốc nêu trên dẫn tới làm tăng
độc tính của các thuốc này.
 Tương tác dược động học trong quá trình chuyển hóa
Quá trình chuyển hoá thuốc ở gan bao gồm 2 pha với pha I (các phản ứng
oxy hoá khử, hydroxyl hoá) và pha II (các phản ứng liên hợp với các chất nội
sinh như acid glucuronic, glycin, sulfat, methyl, glutathione).
Thuốc chuyển hoá ở pha I sẽ trở nên phân cực hơn do đã gắn một nguyên
tử oxy vừa được hoạt hóa làm cho chất chuyển hoá trở nên thân nước hơn, khó
khuyếch tán qua màng, dễ thải trừ. Trong pha II, thuốc liên hợp với acid
glucuronic của cơ thể tạo thành chất chuyển hoá có tính acid rõ rệt, rất tan trong
nước.
Quá trình chuyển hóa thuốc chủ yếu diễn ra ở gan nhờ vai trò của hệ
enzym cytochrom P450 ở gan (CYP450), hệ enzym này đóng vai trò quan trọng
trong quá trình chuyển hóa phần lớn các thuốc đang sử dụng trong điều trị bao
gồm: CYP1A2, CYP2C9, CYP2C19, CYP2D6, CYP2E1 và CYP3A4. Thuốc

6
gây cảm ứng hay ức chế enzym có thể thay đổi lượng thuốc chuyển hóa qua gan,
làm thay đổi sinh khả dụng đường uống cũng như tác dụng, độc tính của các
thuốc dùng cùng [4],[25].
Thuốc gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc làm tăng khả năng chuyển
hóa của thuốc dùng đồng thời và của chính bản thân thuốc này. Hậu quả là làm
giảm nồng độ thuốc trong huyết tương, giảm hoặc mất tác dụng điều trị của đa
số thuốc dùng cùng. Với những thuốc chỉ sau khi chuyển hóa mới có tác dụng

hoặc những thuốc tạo ra sản phẩm chuyển hóa có độc tính thì cảm ứng enzym
làm tăng tác dụng hoặc tăng độc tính của thuốc dùng cùng.
Ngược lại thuốc ức chế enzym chuyển hóa thuốc làm giảm chuyển hóa
các thuốc dẫn đến tăng tác dụng dược lý, tăng tác dụng phụ và độc tính của các
thuốc dùng đồng thời. Cần lưu ý đặc biệt khả năng bị ức chế chuyển hóa của các
thuốc có phạm vi điều trị hẹp (hormon, thuốc chống động kinh, thuốc chống
đông đường uống, thuốc điều trị đái tháo đường đường uống, các thuốc tim
mạch…) [2],[3],[4].
 Tương tác dược động học trong quá trình thải trừ
Các thuốc bị ảnh hưởng nhiều bao gồm những thuốc được bài xuất chủ
yếu qua thận ở dạng còn hoạt tính. TTT có thể làm thay đổi quá trình bài xuất
thuốc qua thận theo cơ chế [3]:
+ Thay đổi pH của nước tiểu:
Khi dùng các thuốc antacid (NaHCO
3
, Maalox, Phosphalugel ) hoặc các
thuốc ức chế bài tiết acid dịch vị (omeprazol, famotidin ) thì gây kiềm hóa nước
tiểu. Do đó, làm giảm sự thải trừ các thuốc có bản chất base yếu như quinidin,
theophilin dẫn đến nguy cơ quá liều khi phối hợp với nhóm thuốc này. Ngược
lại, các thuốc này làm tăng thải trừ các thuốc có bản chất acid yếu như thuốc ngủ
barbiturat, dẫn chất salicylat dẫn tới làm giảm tác dụng của thuốc phối hợp.

7
Vitamin C liều cao (>2g) gây acid hóa nước tiểu, làm tăng thải trừ các
thuốc có bản chất alkaloid (base yếu) dẫn đến làm giảm tác dụng, đồng thời làm
kéo dài thời gian tồn lưu của các salicylat (acid yếu) trong cơ thể làm tăng nguy
cơ chảy máu.
+ Do ảnh hưởng đến cơ chế trao đổi chất ở ống thận
Thuốc muốn qua màng tế bào ống thận phải được vận chuyển bởi chất
mang có bản chất là protein xuyên màng. Các thuốc sử dụng cùng loại chất

mang có khả năng cạnh tranh để thải trừ, thuốc gắn được chất vận chuyển sẽ bị
đào thải và làm thuốc còn lại quay trở lại dịch kẽ, tăng tích lũy, từ đó tăng tác
dụng và tăng độc tính [3],[4]. Probenecid cạnh tranh bài tiết với kháng sinh
penicillin ở ống thận làm kéo dài thời gian tác dụng của penicillin. Đồng thời,
probenecid cạnh tranh với cephaloridin lại làm tăng độc tính trên thận và mô của
kháng sinh này.
1.1.3. Tương tác dược lực học
Tương tác dược lực học (pharmacodynamic interactions): là những tương
tác xảy ra tại các thụ thể (receptor) của thuốc. Tương tác có thể xảy ra trên cùng
một thụ thể hoặc trên các receptor khác nhau, gặp khi phối hợp các thuốc có tác
dụng dược lý hoặc độc tính tương tự nhau hoặc đối kháng nhau. Đây là loại
tương tác đặc hiệu, các thuốc có cùng cơ chế sẽ có cùng một kiểu tương tác
dược lực học. Tương tác dược lực học không làm thay đổi các thông số dược
động học mà làm biến đổi đáp ứng của bệnh nhân đối với thuốc.
 Tương tác đối kháng
Tương tác đối kháng là những tương tác xảy ra tại cùng một receptor giữa
hai thuốc dẫn đến làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc dùng kèm. Ví dụ:
atropin- pilocarpin ; morphin- naloxon…Một số tương tác này được sử dụng để
giải độc trong trường hợp ngộ độc thuốc. Các tương tác còn lại thường được xếp

8
vào tương tác loại chống chỉ định hoặc tránh phối hợp do làm giảm thậm chí
triệt tiêu tác dụng của nhau
+ Đối kháng cạnh tranh
Chất chủ vận và chất đối kháng cạnh tranh với nhau ở cùng một vị trí gắn
trên thụ thể (atropin- pilocarpin) [3],[4].
+ Đối kháng không cạnh tranh
Chất đối kháng có thể tác động trên thụ thể ở vị trí khác với vị trí gắn của
chất chủ vận; chất đối kháng làm biến đổi cấu trúc không gian của thụ thể, do đó
làm giảm ái lực gắn của thụ thể với chất chủ vận (caffein – diazepam).

 Tương tác hiệp đồng
Tương tác xảy ra trên những thụ thể khác nhau nhưng có cùng đích tác
dụng, làm tăng tác dụng. Đây là tương tác được sử dụng nhiều trong điều trị với
mục đích tăng tác dụng, giảm liều và giảm độc tính của thuốc [3],[4].
Tùy sự phối hợp có thể tạo nên tác dụng hiệp đồng cộng hoặc hiệp đồng
vượt mức, tận dụng các TTT có lợi để giảm tác dụng phụ, tăng hiệu quả điều trị
[3],[4], ví dụ: sulfamethoxazol + trimethoprim; rifampicin + isoniazid +
pyrazinamid; haloperidol + trihexyphenidyl; phối hợp các thuốc lợi tiểu với các
thuốc chống tăng huyết áp; phối hợp kháng sinh kém bền với β- lactamase với
chất ức chế β- lactamase (acid clavulanic, sulbactam)…
- Tương tác do phối hợp thuốc có cùng kiểu độc tính
Tương tác thuốc - thuốc có tác dụng điều trị khác nhau nhưng lại có độc
tính trên cùng một cơ quan, hoặc phối hợp các thuốc cùng nhóm với nhau có
cùng một kiểu độc tính [4]:
+ Phối hợp furosemid + gentamicin làm tăng độc tính trên thận
+ Corticoid + NSAID tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa
Thuốc gây hạ kali - máu (lợi tiểu quai hoặc thiazid, corticoid ) làm tăng

9
+ độc tính trên tim của các digitalis
+ Phối hợp 2 thuốc chống viêm không steroid với nhau dẫn đến tăng tỷ lệ
loét tiêu hóa và xuất huyết.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tương tác thuốc
- Các yếu tố thuộc về bệnh nhân
Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh, sử dụng nhiều thuốc, bệnh mãn
tính, bệnh mắc kèm thường được phối hợp thuốc để điều trị. Do đó nguy cơ xuất
hiện TTT cao, có nhiều nguy cơ gặp phải tác dụng bất lợi do thuốc [3].
- Các yếu tố thuộc về thuốc
Số TTT tăng theo số thuốc phối hợp trong đơn thuốc, số TTT có ý nghĩa
lâm sàng tăng từ 34% khi bệnh nhân dùng 2 thuốc lên 82% khi dùng trên 7

thuốc [22].
Nhiều nhóm thuốc có thể gây ra TTT như: kháng sinh, thuốc tim mạch,
thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống đông, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị đái
tháo đường [4].
- Các yếu tố thuộc về nhận thức của cán bộ y tế
Các bác sỹ kê đơn cũng như các dược sỹ không thể nhớ được toàn bộ các
cặp tương tác. Một số nguồn thông tin tra cứu tương tác mà các bác sỹ có thể
tiếp cận trong việc kiểm tra TTT như: Tờ rời hướng dẫn sử dụng, MIMS,
VIDAL, Dược thư, thông tin từ dược sỹ lâm sàng hoặc sử dụng các phần mềm
tra cứu TTT sẽ làm giảm thiểu các tương tác bất lợi cho bệnh nhân, đặc biệt là
những thuốc có khoảng điều trị hẹp.
1.1.5. Ý nghĩa và tầm quan trọng của tương tác thuốc trong thực hành
lâm sàng
Ảnh hưởng của TTT trên bệnh nhân rất đa dạng, TTT có thể làm tăng
phản ứng bất lợi của thuốc, làm thay đổi sinh khả dụng hoặc làm thay đổi đặc
tính dược lực học của thuốc dẫn đến giảm hiệu quả điều trị, giảm tác dụng và

10
tăng độc tính, làm tăng bệnh mắc kèm thậm chí gây tử vong cho người bệnh
[3],[4],[22].
Thống kê dịch tễ học cho thấy khoảng 4,4% đến 25% ADR xuất hiện trên
bệnh nhân liên quan đến TTT [23],[32]. Ước tính có tới 3% tổng số bệnh nhân
nhập viện là do TTT [30], [33], [36]. Với bệnh nhân cao tuổi, tỷ lệ nhập viện do
TTT có thể tăng tới 4,8% [31].
Các nghiên cứu cho thấy tần suất xuất hiện khá phổ biến TTT và tỷ lệ TTT
thay đổi rất lớn giữa các nghiên cứu. Phần lớn TTT xảy ra ở mức độ nhẹ, các
TTT có ý nghĩa lâm sàng tuy chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 4,7% đến 8,8% nhưng có
nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng thậm chí gây tử vong [24]. Số
TTT tăng theo số thuốc phối hợp trong đơn thuốc, số TTT có ý nghĩa lâm sàng
tăng từ 34% khi bệnh nhân dùng 2 thuốc lên 82% khi dùng trên 7 thuốc

[21],[22].
Vì lý do đó, từ những năm 1970 các phần mềm duyệt tương tác thuốc đầu
tiên đã được phát triển. Hiện nay, nhiều phần mềm đã được xây dựng và sử dụng
rộng rãi trong thực hành trên nhiều quốc gia, một số trong đó đã được đưa vào
sử dụng online trên mạng internet. Tại Việt Nam việc áp dụng phần mềm duyệt
tương tác thuốc đã được triển khai trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên
với nhiều cơ sở khám, chữa bệnh việc áp dụng các phần mềm này vẫn còn rất
mới mẻ, gặp nhiều khó khăn. Một số phần mềm duyệt tương tác thuốc đã được
sử dụng tại Việt Nam bao gồm: Drug Interation Facts, incompatex, Martindale,
MIMS, Vidal và một số phần mềm online như: http://
www.drugs.com,
, , [8].
Trong thực hành chăm sóc dược, phát hiện và quản lý TTT là một phần
quan trọng giúp sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa
trong trường hợp đa bệnh lý, đa trị liệu, sử dụng các thuốc có phạm vi điều trị

11
hẹp, việc phát hiện TTT và quản lý TTT sẽ giúp giảm thiểu các biến cố bất lợi
do TTT gây ra.
1.1.6. Tương tác thuốc trên bệnh tim mạch
+ Bệnh lý tim mạch rất đa dạng với diễn biến bệnh phức tạp với tỷ lệ bệnh
mắc kèm và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi,
với số thuốc điều trị đa dạng, nhiều thuốc trong số này có phạm vi điều trị hẹp.
Tại Châu Âu, ước lượng tần suất người mắc bệnh suy tim chiếm 0,4%-2%
dân số, do vậy có từ 2 triệu đến 10 triệu người mắc suy tim. Tại Việt Nam hiện
chưa có con số chính xác, nhưng nếu ngoại suy dựa trên dân số 80 triệu người
và tần suất của Châu Âu, sẽ có từ 320.000 đến 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim
cần điều trị. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân suy tim tại Châu Âu sử dụng trung
bình 6-8 thuốc trong giai đoạn điều trị, có tỷ lệ bệnh án tương tác thuốc dao
động từ 68% đến 88,8%. Trong đó, tương tác thuốc ở mức độ nặng chiếm

25,7%, ở mức độ trung bình chiếm 65,2%, ở mức độ nhẹ chiếm 9,1% [19]. Một
nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ bệnh án có tương tác thuốc trên bệnh nhân suy
tim giao động từ 33%-63% [15].
Liên quan đến bệnh lý động mạch vành ước tính tại Hoa kỳ có khoảng 7
triệu người mắc bệnh mạch vành và hàng năm có thêm khoảng 350.000 bệnh
nhân đau thắt ngực mới. Tại Châu Âu có khoảng 600.000 bệnh nhân tử vong
mỗi năm do bệnh động mạch vành, con số này giải thích đây là nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu [12].
Điều tra tần suất gặp tương tác thuốc liên quan đến các thuốc chống tăng
huyết áp trên 876 bệnh nhân tim mạch. Sử dụng phần mềm Drug Interaction
Facts cho thấy, số cặp tương tác thuốc trong số các hoạt chất chống tăng huyết
áp hiện diện trong đơn thuốc của các bệnh nhân là 433: có 16 tương tác (3,7%) ở
cấp độ một, 34 tương tác (7,8%) ở cấp độ 2, 116 tương tác (26,8%) cấp độ 3,
136 tương tác (31,4%) cấp độ 4, và 131 (30,3%) tương tác ở cấp độ 5 [34].

12
Tuổi cao và số lượng thuốc được kê đơn nhiều có quan hệ mật thiết với
khả năng xuất hiện tương tác ở tất cả các cấp độ [34]. So với các bệnh nhân trẻ
tuổi, bệnh nhân cao tuổi có rối loạn lipid máu có nguy cơ xuất hiện tương tác
thuốc cao hơn, 7,9% số bệnh án ở nhóm bệnh nhân ≤ 54 tuổi có tương tác, tỷ lệ
này tăng lên 18,4% ở nhóm bệnh nhân ≥ 75 tuổi [20]. Nghiên cứu với bệnh
nhân điều trị tăng huyết áp ở tuổi ≥ 65 tuổi, có số thuốc dùng từ 02 thuốc trở lên
cho thấy tỷ lệ bệnh án có tương tác thuốc có YNLS chiếm 90,6% [15]. Một
nghiên cứu khác tiến hành trên 1.574 bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị tăng
huyết áp cho thấy 23-48% bệnh nhân có tương tác thuốc, trong đó 55%-84% có
ít nhất 1 tương tác [16].
1.2. Vài nét về phần mềm tra cứu tương tác thuốc Micromedex
Hiện có nhiều CSDL khác nhau được sử dụng trong phát hiện và giúp xử
trí tương tác thuốc. Tuy vậy, các CSDL chưa thống nhất về nhận định các tương
tác và mức độ nghiêm trọng của tương tác, do đó có khả năng các phần mềm

duyệt tương tác đưa ra các cảnh báo khác nhau gây nhiễu trong quá trình xử lý
thông tin của cán bộ y tế. Thêm vào đó, nhiều tương tác có YNLS có thể bị bỏ
qua, trong khi các TTT không có YNLS lại được nhận định là YNLS và được
cảnh báo quá mức gây khó khăn cho người tra cứu khi đưa ra nhận định về mức
độ nghiêm trọng và thái độ xử trí tương tác [8],[32]. Nghiên nghiên cứu của Ngô
Chí Dũng và Hoàng Kim Huyền cho thấy trong các CSDL duyệt tương tác khảo
sát Martidale là chương trình có khả năng phát hiện tương tác chính xác nhất.
Trong khi đó Vũ Đình Hiển và Hoàng Kim Hiền trong một nghiên cứu khác lại
ghi nhận Mims interactive có khả năng phát hiện được số lượng hoạt chất và biệt
dược nhiều nhất, đồng thời phát hiện được nhiều tương tác nhất. Martindale và
Drug interaction fact có khả năng sàng lọc những tương tác có YNLS tốt nhất
[11]. Đỗ Minh Tuấn và Vũ Đình Hiển trong một nghiên cứu khác đã đưa ra kết
quả khác biệt. Theo đó, CSDL được khảo sát đã phát hiện được không quá 50%
số TTT. Mims interaction được ghi nhận là có khả năng phát hiện ít tương tác có
YNLS nhất [7]. Đánh giá sự đồng thuận giữa Micromedex và MIMS Online trên

13
510 đơn thuốc xuất viện và điều trị ngoại trú 68,6% số TTT có sự tương đồng về
kết quả giữa 2 phần mềm. Tuy vậy, 06 TTT có YNLS theo nhận định của
Micromedex nhưng không được MIM Online ghi nhận. Ngược lại, có 154 TTT
MIMS Online nhận định có YNLS nhưng không được Micromedex đánh giá ở
mức độ tương đồng [9].
Phần mềm tra cứu TTT Micromedex là CSDL tra cứu tương tác thuốc có
uy tín, được nhiều nghiên cứu nhận định có độ chính xác cao, được áp dụng rộng
rãi trong thực hành tra cứu thông tin thuốc tại nhiều bệnh viện trên thế giới.
Phần mềm này có khả năng xét tương tác xảy ra với một thuốc, tương tác
của các thuốc trong đơn.
Các tương tác được chia thành 5 mức độ:
1. Chống chỉ định (contraindicated): Chống chỉ định phối hợp
2. Tương tác nghiêm trọng (major): Tương tác đe dọa tính mạng bệnh nhân,

cần can thiệp y khoa để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tác dụng có hại nguy
hiểm
3. Tương tác trung bình (moderate): Tương tác làm xấu đi tình trạng của
bệnh nhân, cần thay thuốc.
4. Tương tác nhẹ (minor): Tương tác có tác dụng trên lâm sàng hạn chế, biểu
hiện của tương tác có thể gồm sự tăng lên về mức độ và tần suất xuất hiện
phản ứng có hại
5. Tương tác chưa rõ (unknown): Chưa rõ.









14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tất cả các bệnh án được điều trị nội trú tại khoa nội tim mạch Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong tháng 03/2011. Thu thập số liệu hồi cứu thông
qua bệnh án lưu tại phòng Kế hoạch tổng hợp thoả mãn các tiêu chí lựa chọn và
loại trừ:
+ Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bệnh án trong tháng 03/2011 được điều trị
nội trú tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang với bệnh chính
là các bệnh tim mạch.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: Các bệnh án được điều trị tại khoa nội tim mạch
trong tháng 03/2011 với bệnh chính không phải là bệnh tim mạch.
- Các tương tác thuốc trong mỗi bệnh án điều trị nội trú được tra cứu

bằng phần mềm DRUG-REAX Micromedex 2.0 (viết tắt là MM) của Thomson
Reuters, phần mềm trả phí để sử dụng tại Trung tâm Quốc gia về TTT và theo
dõi phản ứng có hại của thuốc, trường Đại học Dược Hà Nội (địa chỉ truy cập
http: //www.thomsonhc.com/micromedex2/librarian/).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Mô tả cắt ngang không can thiệp thông qua hồi cứu bệnh án
2.2.2. Cách thức lấy thông tin:
- Lấy tất cả các bệnh án lưu tại Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Bắc Giang thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Số liệu
thu thập được ghi vào phiếu thu thập số liệu (phụ lục 1), bao gồm:

15
+ Tuổi, giới, bệnh chính, bệnh mắc kèm, kết quả xét nghiệm huyết học,
kết quả xét nghiệm sinh hoá, điện tâm đồ, máu chảy, máu đông
+ Thuốc dùng: Tên thuốc, số lượng, đường dùng, thời gian sử dụng
2.2.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu
- Phát hiện TTT trong đơn thuốc và đánh giá TTT được xác định bằng
phần mềm DRUG-REAX Micomedex 2.0 của Thomson Reuters. Micomedex
2.0 phân loại mức độ nghiêm trọng của TTT như sau:
1. Chống chỉ định (contraindicated): Chống chỉ định phối hợp.
2. Tương tác nghiêm trọng (major): Tương tác đe dọa tính mạng bệnh nhân,
cần can thiệp y khoa để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tác dụng có hại nguy
hiểm
3. Tương tác trung bình (moderate): Tương tác làm xấu đi tình trạng của
bệnh nhân, cần thay thuốc.
4. Tương tác nhẹ (minor): Tương tác có tác dụng trên lâm sàng hạn chế, biểu
hiện của tương tác có thể gồm sự tăng lên về mức độ và tần suất xuất hiện
phản ứng có hại
5. Tương tác chưa rõ (unknown)

Trong đó, tương tác ở mức độ chống chỉ định và nghiêm trọng được coi là
tương tác có ý nghĩa lâm sàng.
2.3. Chỉ tiêu mô tả và đánh giá
2.3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
- Tuổi
- Giới

16
- Số ngày nằm viện
- Tỷ lệ các bệnh trong nhóm bệnh tim mạch
- Tỷ lệ bệnh mắc kèm
- Thuốc và các nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất
2.3.2. Đánh giá tương tác thuốc trên bệnh án
+ Đánh giá các tương tác xuất hiện trong bệnh án
- Số bệnh án có TTT
- Số tương tác trung bình/bệnh án
- Tỷ lệ bệnh án có TTT: 1 tương tác, 2 tương tác, 3 tương tác, trên 3
tương tác.
- Mười cặp TTT có tần xuất gặp nhiều nhất.
+ Đánh giá các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng:
- Số bệnh án có tương tác có YNLS
- Tỷ lệ tương tác có YNLS/bệnh án
- Tần suất các cặp tương tác có YNLS
2.3.3. Phân tích các yếu tố liên quan đến việc xuất hiện tương tác
thuốc:

- Mối liên quan giữa số thuốc được kê đơn trong bệnh án
- Tuổi

17

×