Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Khảo sát chương trình đào tạo và định hướng công việc khi ra trường của dược sỹ trung học tại trường trung cấp y dược tuệ tĩnh hà nội năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 88 trang )








































B Y T
TRNG I HC DC H NI






PHM TH MY


Khảo sát chơng trình đào tạo và định hớng
công việc khi ra trờng của dợc sỹ trung học
tại trờng trung cấp y dợc tuệ tĩnh hà nội
năm 2011-2013






LUN VN DC S CHUYấN KHOA CP 1










H Ni 2014








































B Y T
TRNG I HC DC H NI






PHM TH MY




Khảo sát chơng trình đào tạo và định hớng
công việc khi ra trờng của dợc sỹ trung học
tại trờng trung cấp y dợc tuệ tĩnh hà nội
năm 2011-2013





LUN VN DC S CHUYấN KHOA CP 1

CHUYấN NGNH: T CHC V QUN Lí DC

M S: CK60.72.04.12


Ni thc hin: Trng i hyocj Dc H Ni
Trng Trung cp Y Dc Tu Tnh H Ni
Thi gian: thỏng 11/2013 n thỏng 3/2014
Giỏo viờn hng dn: PGS.TS Nguyn Th Thỏi Hng






H Ni 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học lớp chuyên khoa cấp I của Trường Đại học
Dược Hà Nội khóa 15, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ chu đáo, chỉ bảo

tận tình của Thầy Cô giáo Bộ môn, đặc biệt là Bộ môn Quản lí và Kinh tế
Dược của trường Đại học Dược Hà Nội.
Nhân dịp thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn
các Thầy giáo, Cô giáo các Bộ môn, các Thầy Cô Bộ môn Quản lí Kinh tế
dược đã trang bị kiến thức chuyên môn quý giá cho tôi. Xin cảm ơn Ban Giám
hiệu nhà trường, Phòng sau Đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu Đề tài.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng nguyên Trưởng Bộ môn Quản lí và
Kinh tế dược trường Đại học Dược Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi trân trọng cảm ơn Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu, các Thầy,
Cô phụ trách Bộ môn Dược của trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi trong công tác cũng như việc thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động
viên, chia sẻ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 2014
Học viên


Phạm Thị Mây

DANH MỤC HÌNH


Số
hình
Tên hình
Số

trang
1.1
Sơ đồ tổ chức bộ máy của trường Trung cấp Y Dược
Tuệ Tĩnh Hà Nội - năm 2013
21
3.1 Biểu đồ Phân bố trình độ giáo viên cho các ngành học 31
3.2
Biểu đồ cơ cấu giáo viên dược của trường qua
các năm từ 2011 đến 2013
32
3.3 So sánh số học sinh theo học qua 3 năm 2011 - 2013 34
3.4 Biểu đồ mức độ đánh giá giáo trình phục vụ học tập 42
3.5 Biểu đồ so sánh chương trình đào tạo 46
3.6 Tỷ lệ cơ cấu thời gian các môn chuyên môn 48
3.7 Biểu đồ môn học chung học sinh yêu thích 50
3.8 Biểu đồ môn học cơ sở học sinh yêu thích 51
3.9 Tỷ lệ môn học chuyên ngành ưa thích nhất 53
3.10 Biểu đồ phương pháp giảng dạy 54
3.11 Phương pháp học bài của học sinh 56
3.12 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ học sinh xếp loại tốt nghiệp 57
3.13 Biểu đồ định hướng lựa chọn ngành Dược 59
3.14
Biểu đồ tỷ lệ học sinh lựa chọn việc làm sau khi ra
trường
60
3.15 Biểu đồ khả năng tìm được việc khi ra trường 61
3.16 Biểu đồ nhu cầu học nâng cao 62

DANH MỤC BẢNG


Số
bảng
Tên bảng
Số
trang
3.1 Tổng số giáo viên của trường thời điểm 12/2013 29
3.2 Phân bổ trình độ giáo viên cho các ngành học 30
3.3 Cơ cấu giáo viên dược qua các năm từ 2011 đến 2013 32
3.4 Số học sinh học dược trung cấp của Trường 34
3.5 Thống kê một số thiết bị dùng cho đào tạo Dược 38
3.6 Số đầu sách do Bộ môn Dược biên soạn 41
3.7 Mức độ đánh giá giáo trình phục vụ học tập 42
3.8 Khung chương trình đào tạo Dược của trường 43
3.9 So sánh sự thay đổi về số tiết học 45
3.10 Cơ cấu thời gian học các môn chuyên môn 48
3.11 Môn học chung học sinh ưa thích 49
3.12 Môn học cơ sở học sinh ưa thích 51
3.13 Môn học chuyên ngành học sinh thích nhất 52
3.14 Phương pháp giảng dạy của giáo viên 54
3.15 Phương pháp học bài của học sinh 55
3.16
Xếp loại tỷ lệ học sinh Tốt nghiệp ra trường của ngành
Dược
57
3.17 Định hướng chọn ngành dược của học sinh 58
3.18 Lựa chọn lĩnh vực làm việc sau khi ra trường 60
3.19 Dự kiến khả năng tìm được việc khi ra trường 61
3.20 Nhu cầu học nâng cao 62
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


BYT
Bộ Y tế

Cao đẳng
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
CNKT
Công nhân Kỹ thuật
DSTH
Dược sỹ trung học
ĐH
Đại học
GD-ĐT
Giáo dục - Đào tạo
HĐQT
Hội đồng quản trị
HSSV
Học sinh sinh viên
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
KHCN
Khoa học công nghệ
LĐKT
Lao động kỹ thuật
NVSP I
Nghiệp vụ sư phạm 1
NVSP II
Nghiệp vụ sư phạm 2
TCYD
Trung cấp y dược

TCHC
Tổ chức hành chính
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
THCN
Trung học chuyên nghiệp
SX-DV
Sản xuất - Dịch vụ
UBND
Ủy ban Nhân dân
MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Chương I. TỔNG QUAN
3
1.1
Vài nét về nguồn nhân lực 3
1.1.1
Khái quát chung 3
1.1.2
Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 4
1.1.3
Định hướng chiến lược nguồn nhân lực tại Việt Nam
5
1.1.4
Hiện trạng phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam 8

1.2
Thách thức & giải pháp trong phát triển nguồn nhân lực 11
1.2.1
Những thách thức mới đối với nguồn nhân lực Việt Nam
11
1.2.2
Giải pháp để khác phục khó khăn và yếu kém trong phát
triển nguồn nhân lực
12
1.2.3
Điều kiện thực hiện các giải pháp 13
1.3
Đào tạo nhân lực ngành Dược ở Việt Nam 14
1.3.1
Đường lối chính sách GD ĐT VN 14
1.3.2
Vấn đề đào tạo nhân lực Dược 15
1.4
Đặc điểm Trường trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội 19
1.4.1
Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường 19
1.4.2
Chức năng nhiệm vụ của Trường 20
1.4.3
Các hệ đào tạo của Trường
22
1.4.4
Bộ môn Dược của Trường. 23
1.4.5
Giới thiệu tổng quát ngành Dược 23

Chương II. ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
25
2.1
Đối tượng, thời gian nghiên cứu 25
2.1.1
Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.2
Thời gian địa điểm nghiên cứu 25
2.2
Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1
Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.2
Phương pháp thu thập số liệu 26
2.2.3
Phương pháp phân tích và sử lý số liệu
26
2.3
Các chỉ tiêu nghiên cứu 27
2.4
Đạo dức nghiên cứu 27
2.5
Sai số nghiên cứu 28
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
29
3.1
Thực trạng đào tạo DSTH của trường 29
3.1.1
Nguồn nhân lực của trường
29

3.1.2
Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của trường 35
3.2
Khảo sát chương trình đào tạo và định hướng công
việc khi ra trường của học sinh
43
3.2.1
Khung chương trình đào tạo của Trường
43
3.2.2
So sánh chương trình đào tạo của trường với khung của
chương trình của Bộ GDĐT
45
3.2.3
Khảo sát thời gian các môn học chuyên môn của trường 47
3.2.4
Môn học được học sinh thích nhất.
49
3.2.5
Phương pháp giảng dạy của giáo viên 54
3.2.6
Phương pháp học bài của học sinh
55
3.2.7
Tỷ lệ học sinh khá giỏi ra trường năm học 2011 - 2013
57
3.2.8
Định hướng chọn ngành học của học sinh
58
3.2.9

Khảo sát nguyện vọng lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp
59
3.2.10
Khả năng tìm việc sau khi ra trường 61
3.2.11
Nhu cầu học nâng cao 62
Chương IV. BÀN LUẬN

64
4.1
Thực trạng chất lượng đào tạo DSTH tại Trường 64
4.2
Về cơ sở vật chất 65
4.3
Về đội ngũ Giáo viên 66
4.4
Về kết quả đào tạo 66
4.5
Về các môn học với học sinh 67
4.6
Về định hướng công việc sau khi tốt nghiệp của học
sinh theo học tại Trường
68
KẾT LUẬN 71
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỚI NHÀ TRƯỜNG.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Những năm qua đất nước ta phát triển theo hướng nền kinh tế thị
trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa. Công tác giáo dục - đào tạo nói
chung và đào tạo nhân lực Dược nói riêng chịu sự biến động khá lớn.
Chiến lược phát triển ngành dược giai đoạn 2001 - 2010 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/8/2002 đã nêu rõ: “Tăng cường đào
tạo và đào tạo lại các loại hình cán bộ dược, phát triển đào tạo sau đại
học, phát triển bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn cán bộ nghiên cứu có
trình độ cao…”. [30]
Để thực hiện chiến lược đó, những năm qua các trường Đại học
dược và Trung cấp dược trong cả nước đã đào tạo được nhiều cán bộ,
nhân viên kĩ thuật dược, đáp ứng phần lớn yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, góp
phần quan trọng vào việc xây dựng ngành dược Việt Nam ngày càng vững
mạnh và phát triển. Bên cạnh các trường đào tạo dược sĩ đại học, hệ thống
các trường đào tạo trung cấp dược những năm gần đây đã tăng về số
lượng. Hầu hết ở các tỉnh, thành phố trên cả nước đều có các trường có
chức năng đào tạo trung cấp dược. Ngoài hệ thống trường công nói trên,
để đáp ứng nhu cầu về đào tạo nhân lực dược thì hệ thống các trường Tư
thục có chức năng đào tạo y dược cũng hình thành và phát triển ở 1 số
tỉnh, thành phố như: trường Cao đẳng Asean, trường Cao đẳng Dược Phú
Thọ, trường Trung cấp Y Dược Phạm Ngọc Thạch…
Theo xu thế phát triển chung của xã hội, trường Trung cấp Y dược
Tuệ Tĩnh Hà Nội được UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập
ngày 25/09/1992 với tên ban đầu: “Trường Trung học Dân lập Y học Cổ
truyền Hà Nội” chuyên đào tạo và nâng cao chuyên ngành Y sĩ Y học Cổ
truyền. Đến năm 2010 trường có thêm mã ngành đào tạo Trung cấp Dược,

2
Y sĩ Đa khoa, Y tá Điều dưỡng. Về lĩnh vực đào tạo dược, đến nay nhà
trường đã và đang tổ chức đào tạo Dược trung học đến khóa thứ 3.
Mục tiêu hoạt động của trường là xây dựng và phát triển trường

Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội theo mô hình giáo dục và đào tạo
khoa học, chất lượng cao. Chương trình giáo dục của nhà trường luôn
hướng tới đào tạo nguồn nhân lực y dược có kiến thức, kĩ năng chuyên
môn vững vàng, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác
phong nghề nghiệp. Việc khảo sát và đánh gia chương trình đào tạo dược
sĩ trung học là việc làm thiết thực để có những đánh giá cần thiết góp phần
tạo ra những bước chuẩn bị cao hơn trong chiến lược mục tiêu nhà trường
đề ra.
Đề tài “ Khảo sát chương trình đào tạo và định hướng công
việc sau khi ra trường của dược sĩ trung học tại trường Trung cấp Y
dược Tuệ Tĩnh Hà Nội năm 2011 - 2013” được thực hiện với các mục
tiêu:
1. Khảo sát nguồn lực và các yếu tố ảnh hưởng tới chương trình
đào tạo DSTH tại trường TCYD Tuệ Tĩnh Hà Nội năm 2011-2013.
2. Khảo sát chương trình đào tạo DSTH tại trường TCYD Tuệ
Tĩnh Hà Nội năm 2011- 2013.
3. Khảo sát định hướng về công việc sau khi ra trường của học
viên học tại trường TCYD Tuệ Tĩnh Hà Nội khóa 2012-2013.
Từ các kết quả đó, đề tài có những đóng góp ý kiến với nhà
trường, cơ quan cấp trên, mong muốn góp phần hoàn thiện và nâng cao
chất lượng đào tạo. Mục đích để cán bộ trung cấp dược nói riêng và cán
bộ Y tế nói chung được đào tạo tại trường có đủ khả năng đáp ứng nhu
cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng như tự thích ứng với môi trường
công tác và quá trình phát triển của xã hội.

3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.1. Khái quát chung

Trong xã hội hiện đại, tri thức đã trở thành nguồn của cải quan
trọng, đẩy yếu tố tài nguyên xuống hàng thứ yếu. Nếu trước đây, các nhà
Tư bản nói về của cải là nói tới chế độ sở hữu công cụ lao động, công
nghệ và các nguồn vật lực thì ngày nay, người ta chú ý tới khả năng kiểm
soát tri thức. Một nền kinh tế, trong đó có sự sản sinh, truyền bá và sử
dụng tri thức là động lực chủ yếu của tăng trưởng, tạo ra của cải, việc làm
trong tất cả các ngành kinh tế.
Thực tế cho thấy, quốc gia nào có mặt bằng dân trí cao, có hệ
thống giáo dục hiện đại, chú trọng đầu tư cho con người thì có khả năng
sản xuất ra nhiều tri thức mới và tiến tới làm chủ công nghệ mới, nhất là
công nghệ cao.
Đây là yếu tố tạo ra sự phân hoá giàu nghèo giữa những nước có
tài nguyên tri thức với những nước nghèo nàn về phương diện này. Ví dụ,
Nhật Bản là một nước thiếu sự đa dạng và phong phú các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, lại bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh thế giới,
nhưng bù lại, con người Nhật Bản rất cần cù, thông minh và có tri thức
cao. Đây là hệ quả của một nền giáo dục được chú trọng phát triển từ rất
sớm. Chính yếu tố này đã biến Nhật Bản đi đầu trong lĩnh vực công nghệ
cao và trở thành một trong những nước cường quốc về khoa học, kinh tế
trên thế giới. Như vậy, tri thức là “tài nguyên quý” tạo tiền đề cho sự phát
triển. [1,6,17]


4
1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
Cùng với sự phát triển không ngừng về công nghệ và khoa học kỹ
thuật trên toàn cầu trong những thập kỉ đầu của Thế kỉ XXI. Việt Nam
cũng đang phải đối đầu với nhiều thách thức mới, đòi hỏi phải đương đầu
và nhanh chóng vượt qua mọi khó khăn để thực hiện toàn diện công cuộc
đổi mới trên cơ sở phát huy các thành tựu to lớn của Cách mạng Việt Nam

trong những năm cuối thế kỉ XX, đồng thời tập trung cao độ để nâng cao
nội lực, nhằm đủ sức nắm bắt các tiến bộ khoa học công nghệ và sớm hoà
nhập vào dòng chảy vũ bão của công nghệ cao trên thế giới.
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm, nghị quyết mục tiêu
kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói
chung và con người nói riêng, phấn đấu đến năm 2020 nước ta sẽ trở
thành một nước công nghiệp hiện đại trong đó nhân tố quyết định nhất
chính là con người, vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trở
thành nhiệm vụ then chốt của nước ta vào những thập kỉ tới, đó cũng
chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Có thể khẳng định rằng giáo dục ngày càng được coi là nền móng
của sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền
kinh tế quốc dân, không có bất cứ sự phát triển nào kể cả đối với con
người, đối với kinh tế, với văn hóa mà đứng ngoài sự giáo dục. Nền tảng
giáo dục càng tốt càng tạo ra được nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng
cao.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ: Nâng cao dân trí; Đào tạo nhân lực và
Bồi dưỡng nhân tài trên nền tảng phát triển nhân cách con người Việt
Nam. Ba nhiệm vụ trên xét cho cùng là tập trung vào việc hình thành và
phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, nhằm góp phần cùng với các thành tố

5
khác tạo dựng nên toàn cảnh công cuộc đổi mới toàn diện của Việt Nam
trong thế kỉ XXI và mở ra cánh cửa hướng tới tương lai đầy triển vọng.
Tại Việt Nam, sự phát triển nguồn nhân lực chịu tác động của
nhiều yếu tố như Phát triển dân số, Cách mạng Khoa học Công nghệ, phát
triển thị trường lao động … Trong đó chính sách phát triển nguồn nhân
lực của Nhà nước có vai trò quan trọng, định hướng sự phát triển nguồn
nhân lực trong phạm vi toàn quốc, vùng miền, ngành nghề và trong những

khoảng thời gian xác định của sự phát triển kinh tế - xã hội. [12,13,14]
1.1.3. Định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực được hình thành trên cơ sở
chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược phát triển Khoa học Công nghệ
và Giáo dục - Đào tạo không chỉ khuôn vào phạm vi quốc gia mà chịu tác
động của các xu thế toàn cầu. Bởi vậy có một số khái niệm cốt lõi liên
quan tới nguồn nhân lực cần được xác định rõ:
* Nguồn Nhân lực chỉ những người đang và sẽ bổ sung vào lực
lượng lao động xã hội đa dạng và phong phú, bao gồm các thế hệ đang
học tập văn hoá và nghề nghiệp để tham gia vào lao động xã hội. Hay nói
cách khác thì nguồn nhân lực được hình thành trên cơ sở là các cá nhân có
vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất
định.
* Nhân lực kĩ thuật chỉ những người trong nguồn nhân lực sau khi
được đào tạo ở một trình độ nào đó trờ thành nhân lực kĩ thuật tham gia
vào dội ngũ lao động xã hội.
Cơ cấu trình độ của đội ngũ lao động kĩ thuật gồm :
- Trình độ sau đại học và đại học
- Trình độ trung cấp kĩ thuật, nghiệp vụ ;

6
- Trình độ công nhân kĩ thuật ở 3 cấp: CNKT bán lành nghề;
CNKT lành nghề; CNKT lành nghề diện rộng.
* Cơ cấu lao động thường được chú ý hình thành cân đối, phù hợp
với đòi hỏi của thị trường lao động, gồm 4 yếu tố là: Cơ cấu trình độ, cơ
cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền và cơ cấu xã hội.
* Hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nguồn nhân lực tương lai của đất nước kể từ tuổi
niên thiếu đến trưởng thành qua các cấp, bậc học từ phổ thông đến giáo
dục nghề nghiệp và đại học. Quá trình đó tập trung vào mục tiêu đào tạo

con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,
thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và Chủ
nghĩa Xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hướng
mục tiêu phát triển chiến lược là Việt nam sẽ cơ bản trở thành một nước
công nghiệp vào năm 2020. Để thực hiện mục tiêu chiến lược đó cần khai
thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người
là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với Việt Nam, khi
nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp.
Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành
thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một
nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại.
Những tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì
CNH, HĐH, trong đó có phát triển nguồn nhân lực là :
+ Xây dựng con người Việt Nam mới vừa "Hồng" vừa "Chuyên"
như lời căn dặn của Bác Hồ.

7
+ Thực sự coi Giáo dục - Đào tạo là Quốc sách hàng đầu.
+ Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước
và của toàn dân.
+ Phát triển Giáo dục - Đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội, những tiến bộ Khoa học - Công nghệ và củng cố Quốc phòng, an
ninh.
+ Thực hiện công bằng xấ hội trong Giáo dục - Đào tạo.
+ Giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng
hoá các loại hình Giáo dục - Đào tạo.
+ Phát triển nguồn nhân lực kĩ thuật trên nền dân trí cao, phát huy
nhân tài và đảm bảo cân đối hài hoà lao động Kỹ thuật đáp ứng sự nghiệp

CNH, HĐH.
* Có thể nêu một số chỉ tiêu quan trọng của chiến lược phát triển
nguồn nhân lực Việt Nam tới năm 2010 và 2020 như sau :
+ Trên 60% thanh niên từ 18-23 tuổi được đào tạo từ Công nhân
kỹ thuật trở lên, trong đó đại học và cao đẳng là 25%, đưa số sinh viên
trên một vạn dân từ 54,4 người (năm 1995) lên 168 người (năm 2010) và
258,9 người (năm 2020).
+ Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm
việc trong nền Kinh tế Quốc dân tăng từ 11% (năm 1995) lên 22 - 25%
(năm 2000) và 60 - 70% (năm 2020).
+ Số lượng học sinh học nghề, THCN và CĐ, ĐH :
Năm 1995 là 158.000/ 110.000/413.183.
Và dự kiến sẽ là :
Năm 2000 : 2.413.445/ 200.000/ 669.420.

8
Năm 2010 : 3.678.465/400.000/ 1.600.080.
Năm 2020 : 5.286.529/ 600.000/ 2.871.700.
(Trích số liệu từ niên giám thống kê Bộ y tế năm 2010)
Những định hướng chiến lược và một vài số liệu minh hoạ đã
phản ánh quyết tâm cao của Chính phủ Việt Nam trong phát triển nguồn
nhân lực với quy mô lớn, chất lượng cao nhằm đáp ứng sự nghiệp CNH,
HĐH vào những năm đầu của thế kỉ XXI [9,13,16,19,29]
1.1.4. Hiện trạng phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam
1.1.4.1. Về hệ thống đào tạo
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học có nhiệm vụ trực tiếp
đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam trên cơ sở tiếp nhận các sản phẩm từ
giáo dục phổ thông, tốt nghiệp lớp 9 (THCS) hoặc tốt nghiệp lớp 12
(THPT).
Tính đến năm 2010, cả nước có 376 trường đại học và cao đẳng

(Không kể các trường thành viên), tăng 7 trường so với năm học trước;
282 trường trung cấp chuyên nghiệp, bao gồm 207 trường công lập và 75
trường dân lập. Cũng trong năm học 2009- 2010, tổng số sinh viên đại
học, cao đẳng tăng 12% so với năm học trước; tổng số học sinh trung cấp
chuyên nghiệp tăng 9,4%. Số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng năm
2010 tăng 15% so với năm trước, số học sinh tốt nghiệp hệ trung cấp
chuyên nghiệp tăng 5%.
Năm 2010, cả nước có 118 trường cao đẳng nghề; 280 trường
trung cấp nghề; 810 trung tâm dạy nghề và 1000 cơ sở khác có dạy nghề.
Số học sinh tuyển mới cao đẳng và trung cấp nghề năm 2010 của cả nước
tăng 17% so với năm trước; số lượt học sinh tuyển mới sơ cấp nghề và học
nghề thường xuyên tăng 3,9%. Ngoài ra còn hàng ngàn lớp dạy nghề ở các

9
xí nghiệp, công ty, đào tạo ra công nhân kĩ thuật đáp ứng yêu cầu của sản
xuất, dịch vụ tại chỗ.
Như vậy về số lượng cơ sở đào tạo của hệ thống Giáo dục Nghề
nghiệp và Đại học của Việt Nam là không nhỏ và đã qua chặng đường 50
năm phát triển, trưởng thành của nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, điều
kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu chưa đáp ứng
được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu
cầu mới của công nghệ cao, hiện đại hoá và sự hội nhập trong thế giới
rộng mở, quốc tế hoá. [7,12,18,19]
1.1.4.2. Về các khó khăn và yếu kém của sự nghiệp phát triển nguồn
nhân lực Việt Nam thời gian qua
* Về trình độ chuyên môn
Năm 1995 có 4,77 triệu lao động đã qua đào tạo (ĐH 76 vạn,
THCN 1,24 triệu và 2,77 triệu CNKT các loại) chiếm 12,2% tổng số lao
động ; tới năm 2000 cỏ khoảng 7,7 triệu lao động được đào tạo, chiếm
18% tổng số lao động. Đó là tỉ lệ hết sức thấp về trình độ, không đủ đảm

bảo tiếp thu và phát huy kĩ thuật hiện đại trong nền SX-DV mới.
Đáng lưu ý rằng, cả nước chỉ có khoảng 900 ngàn công nhân kỹ
thuật lành nghề được đào tạo chính quy theo hệ chuẩn Quốc gia, trong đó
chỉ có 8% là công nhân kỹ thuật lành nghệ bậc cao. Số năm được đào tạo
nghề bình quân của một lao động ở Việt Nam chí có 0,222 năm là quá
thấp, đã ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng hoạt động nghề nghiệp và
làm hạn chế khả năng thích ứng với điều kiện sản xuất mới. [10,16,18,28]
* Về cơ cấu trình độ
Tỉ lệ lao động có trình độ CĐ, ĐH/ THCN/ CNKT thay đổi từ 1/
2,25/ 7,1 (năm 1979) đến 1/1,68/2,3 (năm 1989) và 1/1,6/3,6 (năm 1995)

10
và 1/1,33/ 4,17 (năm 2000). Cơ cấu trên cho thấy là rất thiếu CNKT,
những người trực tiếp chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất và đời
sống. Trong khi đó, theo kinh nghiệm của thế giới, mỗi giai đoạn phát
triển của tiến bộ kĩ thuật cần có cơ cấu chất lượng lao động theo các trình
độ thích hợp. Nếu ở giai đoạn 3, từ thủ công lên cơ khí hoá như ở Việt
Nam hiện nay thì cơ cấu đội ngũ lao động cần 1ĐH/4 THCN/20 CNKT
lành nghề/60 CNKT bán lành nghề/15 lao động giản đơn. [17,28,29]
* Về cơ cấu ngành nghề
Là một nước nông nghiệp, có tới 80% dân số sống ở nông thôn và
hơn 72% lao động nông, lâm, ngư nghiệp song chỉ có khoảng 14% tổng số
LĐKT và chi có 5,06% tổng số người có trình độ CĐ, ĐH trở lên thuộc
chuyên ngành Nông - Lâm - Ngư, 2,1% người có trình độ CĐ, ĐH về
chuyên ngành Dược. Trong khi đó, LĐKT lại tập trung chủ yếu vào khu
vực dịch vụ (hơn 52%) và khu vực CN và DV là 34%. Điều này phản ánh
sự bất hợp lí ngay trong cấu trúc ngành nghề đào tạo tại các trường đại
học. Ví dụ : Khối ngành Kinh tế - Luật tăng đột biến và chiếm tỉ lệ cao tới
48%. Trong khi đó, khối ngành Kĩ thuật, Sư phạm và Y tế rất cần cho sự
nghiệp CNH, HĐH và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chi chiếm tỉ lệ thấp

(20%, 12% và 8%). [17,28,29]
* Về cơ cấu vùng miền và xã hội
Trình độ học vấn của nguồn nhân lực có sự chênh lệch đáng kể
giữa thành thị và nông thôn: Tỉ lệ người có trình độ tốt nghiệp THPT và
THCN ở thành thị cao gấp 2,5 lần ở nông thôn; còn trình độ tốt nghiệp
CĐ, ĐH và trên đại học là 7 lần.
Lực lượng LĐKT phân bố không đều giữa các vùng, tính, thành
phố: Lao dông kĩ thuật tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Nội và thành phố

11
Hồ Chí Minh. Năm 1996, lao động kĩ thuật phân bố ở Đồng bằng Sông
Hồng là 27,1% ; Đồng bằng Nam Bộ là 20,1% ; trong khi đó ở Duyên Hải,
Nam Trung Bộ là 8,1 rỉ và Tây Nguyên có 3,1%.
Những tồn tại, yếu kém trên đây được từng bước khắc phục ở Việt
Nam bằng những chính sách, cụ thể mà Chính phủ thực hiện nhằm quán
triệt quan điểm định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu trong
NQTW2 là : "Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy
mạnh đào tạo công nhân lành nghề, bảo đảm có được nhiều nhân tài cho
đất nước trong thế kỉ XXI" . [27,28,29]

1.2. THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP TRONG PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC
1.2.1. Những thách thức mới đối với nguồn nhân lực Việt Nam
Nguồn nhân lực Việt Nam cần được phát triển để đáp ứng Công
nghiệp hóa, Hiện đại hóa với quy mô lớn, chất lượng cao và phát huy hiệu
quả tích cực trong một thế giới có nhiều tác động bởi các xu thế phát triển
chủ yếu của nền Kinh tế thế giới. Các xu thế đó là :
+ Sự gia tăng ngày càng nhanh của quá trình nhất thế hoá
(ỉntergration) nền Kinh tế Thế giới thông qua tốc độ tăng trưởng mau
chóng của thương mại Quốc tế.

+ Sự gia tăng mạnh của dòng đầu tư nước ngoài tới các nước đang
phát triển bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
+ Quá trình Quốc tế hoá ngày càng rộng khắp và những thay đổi
cách mạng của ngành công nghiệp dịch vụ.
+ Cạnh tranh Quốc tế mang những đặc trưng mới và ngày càng

12
quyết liệt trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lao động kĩ thuật và bí quyết công
nghệ.
* Nguồn nhân lực Việt Nam phát triển chủ yếu do hệ thống giáo
dục - đào tạo trong nước, song lại đang trong quá trình giải quyết mâu
thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển nhanh quy mô, vừa phải nâng cao
chất lượng trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn nhiều hạn
chế. [14,17,20,21]
1.2.2. Giải pháp để khắc phục khó khăn và yếu kém trong phát triển
nguồn nhân lực
Những chính sách và giải pháp khả thi mà chính phủ Việt Nam
đang tiến hành đã chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
thời gian tới trong đó nổi bật là một số giải pháp đang được định hướng và
triển khai là:
- Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo cho thời kỳ
Công nghiệp hóa hiện đại hóa đã định hướng cho phát triển nguồn nhân
lực Việt Nam như là điều kiện tiên quyết của sự thành công. Đảm bảo có
tính pháp lí là việc ban hành Luật Giáo dục của Chủ tịch nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 2/12/1998.
- Củng cố hệ thống Giáo dục nghề nghiệp để đảm bảo đào tạo kỹ
thuật viên và công nhân kỹ thuật với quy mô lớn và chất lượng cao. Trong
đó chú trọng xây dưng cấc trường đào tạo chất lượng cao với chuẩn đào
tạo Quốc gia và Quốc tế.
- Nâng cao chất lượng Giáo dục phổ thông, giải quyết tốt vấn đề

phân luồng học sinh sau THCS và THPT để tạo điều kiện phát triển lao
động kĩ thuật. Đa dạng hoá loại hình và mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực
với cơ sở quốc lập, dân lập, tư thục, đặc biệt là các chính sách khuyến

13
khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tập trung cho đào tạo, bồi dưỡng
lao động kĩ thuật ở trong và ngoài nước để phát huy hiệu quả của chính
sách xã hội hoá giáo dục - đào tạo.
- Mở rộng hơn nữa các dự án, chương trình qua tài trợ nước ngoài
để tập trung cho đào tạo kĩ thuật - nghề nghiệp và hệ thống giáo dục công
nghệ, hướng nghiệp ở các cấp phổ thông.
-
Phát triển hơn hợp tác Quốc tế về các nội dung như: hội thảo
khoa học, tập huấn, tham quan nghiên cứu của các chuyên gia và giáo viên
Việt Nam ra nước ngoài và các nước ngoài tới Việt Nam; đổi mới nội
dung và phương pháp đào tạo, hiện đại hoá trang thiết bị đào tạo nghề
nghiệp theo hướng tin học hoá [13,14,17,21]
1.2.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp
- Tăng mạnh ngân sách của Chính phủ Việt Nam dành cho phát
triển Giáo dục
- Đào tạo và huy động mạnh mẽ sự hỗ trợ của xã hội đối với sự
nghiệp đào tạo nguồn nhân lực. Đổi mới các chính sách khuyến khích đối
với giáo viên, học sinh trong hệ thống giáo dục Đại học và Nghề nghiệp.
- Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí
trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực. Hiện đại hoá các trang thiết bị, đào
tạo kĩ năng chuyên nghiệp cho lao động kĩ thuật.
- Tăng cường hợp tác Quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực và
phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và thực nghiệm trong đào tạo
nguồn nhân lực. [27,29]




14
1.3. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH DƯỢC Ở VIỆT NAM.
1.3.1. Đường lối chính sách GD ĐT VN.
Việt Nam với nền kinh tế còn kém phát triển, sản xuất còn nhỏ lẻ,
trình độ quản lý còn yếu, việc am hiểu luật pháp và thông lệ quốc tế còn
chưa được tốt vốn còn ít, cơ sở vật chất nghèo, cơ sở hạ tầng chưa phát
triển
Luật Giáo dục Việt Nam ra đời cùng lúc xu hướng Toàn cầu hóa
tạo ra cơ hội cho giáo dục - đào tạo của Việt Nam bắt kịp với giáo dục -
đào tạo các nước tiên tiến trên thế giới. Toàn cầu hóa cũng tạo ra sự di
chuyển lao động tự do, khi nền giáo dục - đào tạo có chuẩn mực trong khu
vực và trên trường quốc tế thì không những tăng cường chất lượng lao
động cho thị trường trong nước mà còn tạo ra khả năng cạnh tranh ở thị
trường lao động nước ngoài.
Trong một vài năm nay gần đây, chúng ta đã có một sự chuyển
biến trong nhận thức: đã tập trung đầu tư xây dựng phát triển hệ thống các
trường nghề, các trường kỹ thuật; giáo dục tinh thần doanh nghiệp cho học
sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Xu thế toàn cầu hóa, xã hội hóa
giáo dục bắt buộc nền giáo dục của nước ta phải xây dựng được các nhà
trường đạt chuẩn quốc gia, chuẩn khu vực và chuẩn quốc tế. cần đẩy mạnh
việc cải tiến chương trình và nội dung đào tạo của các bậc học cho phù
hợp với mục tiêu của giáo dục đào tạo cùng với việc cải tiến sáng tạo, độc
lập, linh hoạt, quyết đoán của người học
Các nhà trường phải xây dựng chiến lược phát triển với tầm nhìn
xa, phải đưa ra những giải pháp hữu hiệu, phải thực hiện những biện pháp
hiệu quả, mạnh mẽ và khả thi. Trong đó những giải pháp, biện pháp về
tăng cường nguồn nhân lực cho đào tạo, tăng cường vật chất, trang thiết bị


15
giáo dục cho đào tạo, cải tiến nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp
với yêu cầu của thực tế ngành nghề, yêu cầu của xã hội là vô cùng quan
trọng.
Nhà nước đã và đang tăng cường đầu tư cho các trường học, bởi lẽ
những yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục - đào tạo không cho phép
kéo dài tình trạng trường lớp nghèo nàn, thiếu những thiết bị giáo dục tối
thiểu. Theo kết luận 242-TB/T.Ư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo
đến năm 2020, Bộ Chính trị đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với yêu
cầu đổi mới căn bản toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo
nước nhà, trong đó chỉ rõ "đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đổi với
giáo dục và đào tạo. Chấn chỉnh sắp xếp lại hệ thống các trường đại học,
cao đẳng; đội ngũ cán bộ giảng dạy về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đầu
vào của sinh viên; không duy trì các trường đào tạo có chất lượng kém.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng,
đáp ứng yêu cầu về chất lượng [7,15,16,17]
1.3.2. Vấn đề đào tạo nhân lực Dược
* Về đào tạo nhân lực dược trên thê giới.
Hiện nay các nước trên thế giới có xu hướng tăng cường công tác
Dược cộng đồng và chăm sóc Dược. Số người làm trong lĩnh vực sản xuất
thuốc chỉ chiếm từ 5% - 10% tổng số nhân lực Dược. Công tác dược lâm
sàng ngày càng được quan tâm và vai trò của người dược sỹ về tư vấn sử
dụng thuốc hợp lý an toàn ngày càng quan trọng , do đó nhu cầu về dược
sỹ ngày càng tăng.
Đào tạo dược sỹ đại học: Phần lớn các nước không thi tuyển đầu
vào nhưng trong suốt quá trình đào tạo có sự chọn lọc khắt khe, sinh viên

16
phải cố gắng rất nhiều mới qua được các kỳ thi. Sinh viên Dược các nước

được quyền lựa chọn lĩnh vực ngành nghề yêu thích kể từ khi bắt đầu năm
học thứ 2.
Phần lớn các nước hiện nay đều xây dựng chế độ học tập liên tục.
Người dược sỹ đại học mới tốt nghiệp có thể học thẳng lên thạc sĩ hoặc
tiến sĩ mà không cần thâm niên công tác.
Các chức danh dược tá và dược sỹ trung học tại các nước không
được đào tạo chính thức theo chuẩn quốc gia mà chủ yếu do hội Dược
hoặc các cơ sở sử dụng nhân lực Dược tự đào tạo. Đây là điểm khác biệt
so với công tác đào tạo ở Việt Nam, dược tá và dược sỹ trung học được
đào tạo theo chuẩn quốc gia. [14,20,27]
* Về đào tạo nhân lực dược tại Việt Nam
Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công không được bao lâu,
cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ngành Dược vừa thiếu mhân lực
vừa thiếu trang thiết bị, vật tư, lại thiếu cả kinh nghiệm tổ chức, quản lý
nhưng vẫn phải tổ chức sản xuất thuốc và dụng cụ y tế để phục vụ cho
quân đội và nhân dân.
Công tác đào tạo dược thời kỳ này được đẩy mạnh, các lớp trung
cấp Dược được mở ở Thanh Hoá, dược đại học được mở ở Việt Bắc, các
liên khu mở nhiều lớp dược tá. Tuy nhiên giai đoạn này chưa có một nhà
trường đào tạo dược sỹ trung học nào được thành lập
Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, đã thành lập một số Trường
Trung cấp Y - Dược để đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và chăm sóc sức khỏe nhân đân.
Đó là Trường Trung cấp Dược - Bộ y tế, Trường Trung cấp Quân y, v.v

17
Đầu năm 1961, trường Đại học Dược được tách ra từ trường đại
học Y - Dược. Số lượng học sinh học đại học, trung học ngày càng tăng,
đào tạo được đội ngũ đông đảo cán bộ chuyên môn cho cách mạng giải
phóng miền Nam. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã gửi cán bộ sang Trung

Quốc và các nước Đông Âu để đào tạo chuyên sâu về Dược
Sau năm 1975, nhiều trường trung cấp Dược đã được thành lập.
Số lượng học sinh học trung học Dược ngày càng tăng, các nhà trường đã
đào tạo được đội ngũ đông đảo cán bộ nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho
cách mạng giải phóng miền Nam và cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ
nhân dân. Tại Miền nam từ 1975 - 1979 Khoa Dược trường Đại học Y -
Dược thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu đào tạo dược sỹ đại học theo sự chỉ
đạo của Bộ Y tế. Ngoài miền Bắc trường Đại học Dược Hà Nội là địa
điểm duy nhất đào tạo dược sỹ đại học. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực
dược: tăng cường đào tạo và đào tạo các loại hình cán bộ dược. Thành lập
một số khoa dược ở các Trường đại học Y để đào tạo dược sỹ đại học…
[12,14,21,27]
* Thực trạng nhân lực Dược tại Việt Nam
Để đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, trong những
năm qua, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan đã triển khai nhiều hình thức
đào tạo như hình thức: Chính quy, cử tuyển, liên thông, đào tạo theo địa
chỉ với nhiều cấp học như Dược tá, Dược Trung học, Dược Đại học,
Chuyên khoa, Thạc sỹ … Và kết quả cho thấy, mạng lưới các trường đại
học, cao đẳng về y dược đã được mở rộng, nhiều trường được thành lập
mới, nâng cấp.
Cho đến năm 2010, cả nước có 14 trường Đại học Y, Đại học
Dược, Đại học Y - Dược, Học viện chuyên ngành; 33 trường Cao đẳng Y,
Cao đẳng Dược; 42 trường Trung cấp Y, Trung cấp Dược và Cơ sở dạy

×