Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm phòng chống HIV AIDS hải dương giai đoạn 2011 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 86 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC CẢNH

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
HẢI DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2011- 2013

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC CẢNH

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS HẢI DƯƠNG

GIAI ĐOẠN 2011- 2013
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : CK 60720412

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng
Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hải Dương


Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2013 đến tháng 03/2014

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS
Nguyễn Thị Thái Hằng người đã hướng dẫn, giúp đỡ em nhiệt
tình trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp.
Cũng qua đây em xin tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu
trường Đại học Dược Hà Nội, phòng đào tạo sau Đại học, Bộ
môn Quản lý kinh tế Dược cùng các thầy cô của trường Đại học
Dược Hà Nội
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ths. Nguyễn Văn
Hải, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hải Dương,
Ban Giám đốc, các đồng nghiệp cùng các phòng ban chức năng
của trung tâm, gia đình cùng bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Y Tế Hải Dương, Ban
Giám hiệu Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương, các
phòng ban của Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
hồn thành khóa học.
Xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Ds. Nguyễn Đức Cảnh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

ADR

Tác dụng có hại của thuốc

ARV

Thuốc kháng virus

BHYT

Bảo hiểm y tế

BS

Bác sỹ

BSCKI

Bác sỹ chuyên khoa I

DMT

Danh mục thuốc

DMTTT

Danh mục thuốc trung tâm


DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

DSĐH

Dược sĩ đại học

DSTH

Dược sĩ trung học

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

MHBT

Mơ hình bệnh tật

S.W.O.T

Strength, Weekness, Opportunity, Threat
(Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức)


SL

Số lượng

TL

Tỷ lệ

TTBQĐN

Tiền thuốc bình quân đầu người

TTY

Thuốc thiết yếu


TTT&DLS

Thơng tin thuốc và dược lâm sàng

TT

Trung tâm

TTPC
HIV/AIDS

Trung tâm phịng chống HIV/AIDS


Ths,BS

Thạc sỹ bác sỹ

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

YTĐD

Ytá điều dưỡng


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN

3

1. Thực trạng về tình hình cung ứng thuốc trong giai đoạn hiện nay.

3


1.1.Tình hình cung ứng thuốc trên thế giới.

3

1.2. Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam.

4

1.2.1. Thực trang tình hình cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế

6

1.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá hoạt động cung ứng thuốc ở các cơ sở y tế

7

1.2.3 Tổng quan về cung ứng thuốc tại TTPC HIV/AIDS Hải Dương

9

1.2.4. Giám sát thực hiện danh mục thuốc

18

1.3. Một vài nét về trung tâm PCHIV/AIDS Hải Dương

22

1.3.1. Vị trí, chức năng , nhiệm vụ của TTPC HIV/AIDS Hải Dương.


22

1.3.2. Tổ chức bộ máy của TTPC HIV/AIDS Hải Dương.

23

1.3.3. Hoạt động của HĐT&ĐT . TTPC HIV/AIDS Hải Dương.

23

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

2.1. Đối tượng nghiên cứu

25

2.2. Địa điểm thời gian nghiên cứu

25

2.3. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

25

2.4. Phương pháp nghiên cứu

27


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

30

3.1. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại TTPC
HIV/AIDS Hải Dương.
3.1.1. Hoạt động của HĐT&ĐT, đơn vị thông tin thuốc của trung tâm
phòng chống HIV/AIDS Hải Dương.
3.1.2. Tổ chức của khoa dược

30

30
31


3.1.3. Kinh phí

35

3.1.4. Trang thiết bị của khoa dược

36

3.1.5. Chỉ tiêu và công suất sử dụng giường bệnh

37

3.2. Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại TTPC HIV/AIDS Hải Dương


39

3.2.1. Khảo sát hoạt động lựa chọn thuốc

39

3.2.2. Khảo sát hoạt động mua thuốc

49

3.2.3. Khảo sát hoạt động cấp phát tồn trữ thuốc

51

3.2.4 Khảo sát hoạt động giám sát sử dụng thuốc

56

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

65

4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng thuốc

65

4.1. Hội đồng thuốc và điều trị, đơn vị thông tin thuốc

65


4.2. Tổ chức nhân lực khoa dược TTPC HIV/AIDS Hải Dương

65

4.3. Hoạt động cung ứng thuốc tại TTPC HIV/AIDS Hải Dương

66

4.4. Hoạt động cấp phát và bảo quản ,tồn trữ

66

4.5 Hoạt động giám sát sử dụng thuốc

67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

69

KẾT LUẬN:

69

1.1. Về hoạt động lựa chọn thuốc:

69

1.2. Về hoạt động mua sắm thuốc


69

1.3. Về hoạt động cấp phát thuốc

69

1.4. Về hoạt động giám sát sử dụng thuốc

69

KIẾN NGHỊ

70

2.1. Với Bộ Y tế

70

2.2. Với trung tâm PC HIV/AIDS Hải Dương

70


DANH MỤC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang


Bảng 3.1.

Chức trách các cấp quản trị trong công tác dược…

33

Bảng 3.2.

Cơ cấu nhân lực khoa dược

34

Bảng 3.3.

Tỷ lệ biên chế cán bộ dược so với tỷ lệ biên chế ...

34

Bảng 3.4.

Kinh phí cấp cho khoa dược của bệnh viện qua các
năm

35

Bảng 3.5.

Số lượng trang thiết bị khoa dược bệnh viện qua các
năm


36

Bảng 3.6.

Chỉ tiêu giường bệnh và kết quả thực hiện qua các
năm

37

Bảng 3.7.

Các bệnh thường gặp ở TTPC HIV/AIDS Hải
dương qua các năm

40

Bảng 3.8.

Một số bệnh có tỷ lệ cao nhất tại TTPC HIV/AIDS
Hải dương qua các năm

42

Bảng 3.9.

DMT trung tâm qua các năm

43


Bảng 3.10.

Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại trong DMTTT qua
các năm

44

Bảng 3.11.

Bảng so sánh tỷ lệ thuốc mang tên gốc và tên
thương mại trong DMTTT qua các năm

45

Tình hình sử dụng tiền thuốc 7 nhóm thuốc chính
Bảng 3.12. trong DMTTT của TTPC HIV/AIDS Hải dương
năm 2009

46

Bảng 3.13. Mức dự trữ bình quân các năm từ 2011-2013

47

Bảng 3.14.

Số lượng thuốc trung bình trong 1 đơn, số lượng
thuốc đơn chất, đa chất được kê năm 2013

55



Bảng 3.15. Số lượng thuốc được kê tên gốc năm 2013

57

Bảng 3.16. Số đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh năm 2013

59

Bảng 3.17. Tỷ lệ TCYđược kê năm 2013

60

Bảng 3.18.

Tỷ lệ thuốc được kê có hướng dẫn đầy đủ, chính
xác

61

Bảng 3.19.

Số lượng bệnh án thực hiện đúng các quy chế
chuyên môn

62

Bảng 3.20. Số lượng báo cáo về ADR qua các năm
Bảng 3.21.


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động cung
ứng thuốc tại TTPC HIV/AIDS Hải dương

63

64


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Chu trình cung ứng thuốc trong trung tâm

9

Hình 1.2.

Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới MHBT TT

11

Hình 1.3.


Các yếu tố quyết định đến việc xây dựng DMT.TT

14

Hình 1.4.

Quy trình cấp phát thuốc.

16

Hình 1.5.

Sơ đồ tổ chức bộ máy TTPC HIV/AIDS Hải Dương.

23

Hình 2.6.

Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

26

Hình 3.7.

Sơ đồ mơ hình tổ chức khoa dược TTPC HIV/AIDS
Hải dương

31

Hình 3.8.


Biểu đồ biểu diễn kinh phí cấp cho dược và kinh phí
mua thuốc qua các năm

35

Hình 3.9.

Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu giường bệnh của TTPC
HIV/AIDS Hải Dương qua các năm

38

Hình 3.10.

Biểu đồ biểu diễn công suất sử dụng giường bệnh
của TTPC hIV/AIDS Hải Dương qua các năm

38

Hình 3.11.

Sơ đồ quy trình lựa chọn xây dựng DMTBV của
TTPC HIV/AIDS Hải Dương qua các năm

39

Hình 3.12.

Biểu đồ biểu diễn một số bệnh có tỷ lệ cao nhất qua

các năm

42

Hình 3.13.

Biểu đồ so sánh tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại trong
DMTTT qua các năm

45

Hình 3.14.

Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ thuốc mang tên gốc và tên

46


thương mại trong DMTTT qua các năm
Hình 3.15.

Biểu đồ so sánh tỷ lệ tiền thuốc của 7 nhóm thuốc
sử dụng năm 2013, tại TTPC HIV/AIDS Hải dương

48

Hình 3.16.

Sơ đồ quy trình mua thuốc của TTPC HIV/AIDS
Hải dương


50

Hình 3.17.

Quy trình cấp phát thuốc tới các khoa, phòng và
bệnh nhân nội trú, ngoại trú tại TTPC HIV/AIDS
Hải dương

52

Hình 3.18.

Biểu đồ biểu diễn mức dự trữ tiền thuốc qua các
năm

55

Hình 3.19.

Sơ đồ quy trình bổ sung thuốc vào DMTBV của
TTPC HIV/AIDS Hải dương qua các năm

56

Hình 3.20.

Biểu đồ biểu diễn số lượng thuốc đơn chất, đa chất
được kê năm 2013


57

Hình 3.21.

Biểu đồ biểu diễn số lượng thuốc được kê tên gốc
năm 2013

59

Hình 3.22.

Biểu đồ biểu diễn số đơn thuốc có kê thuốc kháng
sinh năm 2013

60


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là tài sản quí báu nhất của con người, quan tâm tới sức
khỏe, là quan tâm tới sự phát triển của tồn xã hội, vì vậy quan tâm chăm
sóc sức khỏe cho mọi người chính là quan tâm đầu tư cho sự phát triển kinh
tế xã hội của đất nước [34].
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân của nước ta nêu rõ: mọi cơng dân đều
có quyền được bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Sự nghiệp bảo vệ sức khỏe
nhân dân là trách nhiệm cao quý của Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp
và toàn thể xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt.
Các cơ sở y tế là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho
người bệnh, là bộ mặt của ngành y tế, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống
y tế quốc gia. Vì vậy, để đảm bảo đáp ứng tốt hoạt động khám chữa bệnh
và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Thuốc đóng một vai trò rất quan

trọng, là một trong những yếu tố chủ yếu nhằm đảm bảo mục tiêu sức khỏe
cho mọi người [37].
Hoạt động cung ứng thuốc là một trong những hoạt động thường
xuyên, trọng tâm trong toàn bộ hoạt động của mỗi đơn vị. Cung ứng thuốc
không đảm bảo kịp thời, đầy đủ và kém chất lượng không những gây lãng
phí tiền của, mà cịn gây nên những tác hại đến sức khỏe, thậm chí cịn
nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
khám, chữa bệnh của đơn vị. Công cuộc đổi mới đất nước đã tạo đà cho
nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh chóng, cùng với các
ngành kinh tế khác ngành dược Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng ghi
nhận. Tồn ngành đã chủ động tích cực phát triển sản xuất, mở rộng kinh
doanh, hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc
biệt đã đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng cho phịng bệnh và chữa
bệnh, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực việc
1


cung ứng thuốc trong cơ chế thị trường còn nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng
đến hoạt động cung ứng và sử dụng thuốc, không đảm bảo hợp lý - an tồn
- tiết kiệm. Việc kê đơn khơng đúng quy chế đang có nguy cơ phát triển và
rất khó quản lý tại các cơ sở y tế [9].
TTPC HIV/AIDS Hải Dương là trung tâm hạng II trực thuộc Sở y tế
Hải Dương. Trong cơng tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân
dân, trung tâm luôn tiếp nhận lưu lượng bệnh nhân đến khám, điều trị lớn
và ngày càng tăng với mơ hình bệnh tật rất đa dạng, do đó nhu cầu thuốc
của trung tâm rất lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng hoạt
động cung ứng thuốc, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa
bệnh của trung tâm là hết sức cần thiết. Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề
tài khoa học nào nghiên cứu, phân tích đầy đủ về hoạt động đảm bảo cung

ứng thuốc của TTPC HIV/AIDS Hải Dương.
Để đánh giá thực trạng hoạt động cung ứng thuốc, góp phần nâng
cao chất lượng khám chữa bệnh tại trung tâm một cách khoa học và khách
quan, chúng tôi chọn đề tài:
Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại TTPC HIV/AIDS Hải
Dƣơng, giai đoạn 2011-2013.
ĐỀ TÀI ĐƢỢC THỰC HIỆN VỚI MỤC TIÊU:
1. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại
trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hải Dương.
2. Khảo sát hoạt động lựa chọn, mua, cấp phát và giám sát sử dụng
thuốc tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hải Dương, giai đoạn 2011
- 2013.
* Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra những đề xuất, kiến
nghị góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cung ứng thuốc
tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hải Dương một cách tốt nhất.

2


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN
1. Thực trạng về tình hình cung ứng thuốc trong giai đoạn hiện nay.
1.1. Tình hình cung ứng thuốc trên thế giới.
Trong vài thập kỷ trở lại đây cùng với sự phát triển vượt bậc của
khoa học kỹ thuật, nhiều thành tựu khoa học tiên tiến được áp dụng đã tác
động đến mọi mặt của nền kinh tế trong đó có ngành dược. Giá trị thuốc sử
dụng trên thế giới ngày càng tăng với tỷ lệ tăng hàng năm 9 -10%[23], [24].
Thị trường dược phẩm thế giới ngày càng mở rộng và phát triển.
Thuốc sản xuất đa dạng về số lượng, chủng loại, phong phú về mẫu mã và

chất lượng ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó hệ thống cung cấp thuốc
cũng đa dạng và phát triển khơng ngừng. Mơ hình cung ứng thuốc ở từng
quốc gia, từng cơng ty có những hướng đi khác nhau tùy thuộc vào cách tổ
chức và khả năng tài chính của mỗi quốc gia, cơng ty đó.
Các cơng ty đa quốc gia hàng đầu về dược phẩm trên thế giới chi
phối hoạt động cung ứng thuốc trên tồn cầu, kiểm sốt và chiếm thị phần
chủ yếu. Chi phí của các cơng ty này cho nghiên cứu và phát triển thuốc
mới ngày càng được chú trọng (chiếm 10 -24% doanh số, bình quân là 15%
doanh số). Hệ thống cung ứng thuốc trên thế giới ngày càng được mở rộng
và phát triển mạnh. Tuy nhiên sự phân bố tiêu dùng thuốc trên thế giới rất
chênh lệch giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Năm
1976 các nước phát triển chiếm 27% dân số thế giới đã sử dụng hơn 75% lượng thuốc được sản xuất. Sau 10 năm thì khoảng cách này ngày càng
tăng. Năm 1985, 25% dân số thế giới thuộc các nước phát triển đã sử dụng
79% lượng thuốc [23].
Tiền thuốc bình quân đầu người (TTBQĐN) hàng năm trên thế giới
liên tục tăng qua các năm: năm 1976 là 20,3 USD; năm 1985 là 19,4 USD;
năm 1995 là 40 USD và năm 1999 là 63 USD. TTBQĐN hàng năm cũng
3


rất chênh lệch giữa các nước: Nhật Bản TTBQĐN hàng năm là 264 USD;
Mỹ là 230 USD; Đức là 207 USD; Thụy Sĩ trên 19 USD; Anh là 105 USD.
Trong khi đó, TTBQĐN hàng năm ở Thái Lan là 9 USD; Indonesia là 3
USD, thậm chí ở một số vùng Châu Phi là 1 USD [23].
Mặt khác thị phần dược phẩm thế giới có xu hướng phát triển chủ
yếu đáp ứng cho nhu cầu a các nước phát triển. Các sản phẩm được chú
trọng như: thuốc tim mạch, thuốc hướng tâm thần, thuốc chống viêm phù
hợp với mơ hình bệnh tật của các nước đó [23].
1.2. Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam.
Hệ thống cung ứng thuốc trong thời kỳ kinh tế hoạt động theo cơ chế

kế hoạch hóa tập trung, thuốc được cung ứng theo kế hoạch với giá bao cấp
của Nhà nước. Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân được Nhà nước bao
cấp hoàn toàn về thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống quản lý Nhà
nước và quản lý chất lượng thuốc. Mặc dù trong thời kỳ bao cấp TTBQĐN
mỗi năm chỉ là 0,3 USD nhưng đã đảm bảo được nhu cầu tối thiểu trong
cơng tác phịng, chữa bệnh và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy vậy
tình trạng khan hiếm thuốc vẫn là một vấn đề cần quan tâm [23].
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, nhà
nước đã xoá bỏ bao cấp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cung ứng thuốc
và xóa bỏ chế độ bù lỗ, giá cả đã phản ánh đúng giá trị của thuốc. Thuộc
tính hàng hóa của thuốc đã được công nhận, nhưng đặc biệt vẫn phải nhấn
mạnh thuốc cần được sử dụng an tồn, hợp lý, có hiệu quả và luôn luôn
phải đảm bảo chất lượng cao [23].
Sau hơn 10 năm vận hành theo cơ chế thị trường, ngành dược nước
ta cũng như các ngành kinh tế khác đã có những bước phát triển mạnh. Hệ
thống phân phối thuốc được tổ chức sắp xếp lại, mạng lưới bán lẻ thuốc được mở rộng đến tận miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thuốc được cung cấp đủ
cả về số lượng, chủng loại và đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám
4


chữa bệnh của nhân dân, chấm dứt tình trạng thiếu thuốc trong những năm
trước đây. tiền thuốc bình quân đầu người tăng lên rõ rệt: Năm 2004 là 8,6
USD; Năm 2005 là 9,85 USD; Năm 2006 là 11,23 USD; Năm 2007 là 13,4
USD [29], [23].
Theo báo cáo của Cục quản lý dược Việt Nam tính đến hết năm
2007, có 16.626 loại thuốc lưu hành trên cả nước, trong đó có 9.046 thuốc
sản xuất trong nước dựa trên 773 hoạt chất và 7.580 thuốc nước ngoài với
727 hoạt chất. Ngành dược không chỉ đảm bảo về số lượng mà chất lượng
thuốc luôn được giám sát chặt chẽ với hệ thống kiểm tra chất lượng thường
xuyên được củng cố ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước [28], [29].

Cũng theo báo cáo của Cục quản lý duợc, năm 2007 cả nước có 171
doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó có 54 cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành
sản xuất thuốc tốt (GMP). Thuốc sản xuất trong nước ngày càng đa dạng về
số lượng, chủng loại, mẫu mã đẹp, công nghệ bào chế và chất lượng ngày
một nâng cao. Giá trị thuốc sản xuất trong nước liên tục tăng, đến năm
2007 đạt trên 600 triệu USD (tăng 26,4% so với năm 2003). Giá trị nhập
khẩu năm 2007 đạt trên 535 triệu USD (tăng 11,4% so với cùng kỳ năm
2003) [29].
Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 52,85% nhu cầu
trong nước. Nhưng trên thực tế, trình độ sản xuất thuốc trong nước cịn
thấp, tình trạng thiếu vốn, kỹ thuật, cơng nghệ cũng như năng lực quản lý
làm hạn chế khả năng tiếp cận cơng nghệ tiên tiến và trình độ Quốc tế.
Trong khi đó, thuốc sản xuất trong nước chủ yếu chỉ là thuốc thông thường
mà khoảng 90% nguyên liệu làm thuốc phải nhập ngoại [29].
Các đơn vị kinh doanh cung ứng thuốc đang phấn đấu đạt tiêu chuẩn
thực hành bảo quản thuốc tốt (GSP) nhằm đảm bảo tốt chất lượng thuốc
trong q trình lưu thơng; đến năm 2008 đã có 80 cơ sở đạt tiêu chuẩn GSP
[29].
5


Tuy nhiên, màng lưới cung ứng thuốc ở nước ta còn rất nhiều tầng nấc
trung gian phức tạp, lạc hậu nên khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc cho cộng
đồng còn gặp rất nhiều hạn chế. Như vậy, vấn đề đặt ra hàng đầu là phải có
được mạng lưới phân phối thuốc thật tốt để mọi người dân dễ dàng, thuận
lợi mua được thuốc.
1.2.1. Thực trạng tình hình cung ứng thuốc trong các cơ sở Y tế:
Trong sự tiến bộ của cơng tác dược nói chung, có sự đóng góp quan
trọng của công tác dược . Các đơn vị tiếp tục tăng cường và duy trì thực
hiện tốt chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ y tế

về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong đơn vị [9]. Hội
đồng thuốc và điều trị tăng cường năng lực can thiệp vào sử dụng thuốc
hợp lý, an tồn thơng qua bình đơn thuốc, bình bệnh án, triển khai thực
hiện cấp phát thuốc tại khoa lâm sàng, đảm bảo đủ thuốc có chất lượng và
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho người bệnh. Theo báo cáo của 721 bệnh
viện (27 bệnh viện trực thuộc Bộ, 171 bệnh viện tỉnh, 491 bệnh viện huyện,
18 bệnh viện ngành) cho thấy: 94% Hội đồng thuốc và điều trị hoạt động
và duy trì tốt kết quả thực hiện chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004
của Bộ trưởng Bộ y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc
trong các cơ sở y tế, 97% Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng danh mục
thuốc tại đơn vị; 76% cơ sở y tế tổ chức đấu thầu mua thuốc, vận chuyển,
kiểm nhập, cấp phát thuốc theo quy định; 98% đơn vị cung ứng đủ thuốc
cho người bệnh nội trú, không để người bệnh nội trú tự mua thuốc; 81%
đơn vị thực hành bảo quản thuốc tốt; 79% nhà thuốc bệnh viện hoặc nhà
thuốc của Công ty dược đặt tại cơ sở y tế hoạt động theo đúng quy chế hiện
hành; 93% đơn vị có theo dõi ADR; 79% đơn vị có hoạt động thơng tin
thuốc trong cơ sở y tế [38]. Tuy nhiên, hoạt động thơng tin thuốc cịn yếu,
là do các dược sĩ còn hạn chế về tiếng Anh và nghiệp vụ thông tin; 62%
Hội đồng thuốc và điều trị trong các cơ sở y tế, bình đơn thuốc, bình bệnh
6


án tại các khoa lâm sàng. Tại các cơ sở y tế, thuốc sử dụng có xu hướng
dùng thuốc ngoại đắt tiền, thuốc trong nước chỉ chiếm 15% thị phần (theo
giá trị) và chiếm 61% về số lượng; lượng thuốc biệt dược chiếm 86% về
giá trị và 60% về số lượng [30], [38].
Tóm lại: Màng lưới tham gia cung ứng thuốc đa dạng về thành phần,
nguồn thuốc cung ứng phong phú về chủng loại và dạng bào chế. Tuy
nhiên, hệ thống cung ứng thuốc còn rất nhiều tầng nấc trung gian phức tạp,
có lúc, có nơi cịn có biểu hiện độc quyền trong cung ứng, nhất là thuốc

biệt dược. Mặc dù thuốc sản xuất trong nước chất lượng đã được nâng lên
đáng kể, giá thành đã thấp hơn nhiều so với thuốc nước ngoài cùng loại
nhưng thuốc sản xuất trong nước mới chỉ chiếm 15% giá trị sử dụng trong
các cơ sở y tế. Nguyên nhân do trình độ sản xuất thuốc trong nước cịn
thấp, tình trạng thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ cũng như năng lực quản lý
làm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến và trình độ Quốc tế. Vì
vậy, thuốc sản xuất trong nước chủ yếu mới chỉ đáp ứng để điều trị bệnh
thông thường với dạng bào chế đơn giản (trên 90%), chưa đầu tư sản xuất
thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị hoặc thuốc có u cầu sản xuất với cơng
nghệ cao [1], [6].
1.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá hoạt động cung ứng thuốc ở các cơ sở y tế.
Dựa theo các báo cáo của WHO, hoạt động cung ứng thuốc các đơn
vị được đánh giá dựa theo các tiêu chuẩn sau [9], [16], [24]:
* Đầy đủ, kịp thời.
- Đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh theo theo danh mục thuốc chủ yếu sử
dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Đảm bảo cung ứng thuốc theo danh mục thuốc của đơn vị đó.
- Cơ cấu danh mục thuốc mỗi cơ sở y tế có số lượng và chủng loại
phù hợp với mơ hình bệnh tật và điều kiện thực tế của đơn vị.

7


- Xây dựng cơ số tồn kho hợp lý, đáp ứng nhu cầu điều trị cũng như
đề phịng khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Ln sẵn có thuốc cùng loại để
thay thế khi cần.
- Chủ động nguồn kinh phí để mua thuốc.
* Chất lƣợng thuốc đảm bảo.
- Thuốc cung ứng phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vì đây là một
loại hàng hoá đặc biệt, liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người.

- Đặc biệt khơng được có thuốc giả, thuốc kém chất lượng và thuốc
quá hạn sử dụng lưu hành trong đơn vị.
- Thuốc phải được bảo quản theo đúng quy chế.
* Giá cả hợp lý.
- Thuốc cung ứng giá phải phù hợp với khả năng thanh toán của
người bệnh, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả điều trị.
* Thuận tiện.
- Việc đưa thuốc đến các khoa lâm sàng phải đảm bảo nhanh chóng, kịp
thời, thuận tiện cho việc chia thuốc tới bệnh nhân, đáp ứng thời gian cũng
như yêu cầu điều trị.
- Nơi cấp phát thuốc cho bệnh ngoại trú hợp lý, thuận tiện cho bệnh
nhân khi lĩnh thuốc được dễ dàng, hạn chế tối đa việc đi lại cũng như tìm
nơi để lĩnh thuốc.
* Hƣớng dẫn sử dụng thuốc hợp lý an tồn.
- Có đơn vị thơng tin thuốc của đơn vị do dược sĩ lâm sàng phụ
trách, đáp ứng kịp thời nhu cầu về thông tin thuốc, tư vấn cho thầy thuốc
trong sử dụng thuốc hợp lý an tồn.
- Thơng tin thuốc cho HĐT&ĐT, cho bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử
dụng thuốc cho y tá điều dưỡng.
- Bệnh nhân được hướng dẫn cách sử dụng thuốc từ thầy thuốc,
người cấp phát thuốc hoặc người bán thuốc.
8


- Tổ chức theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
* Kinh tế.
- Giá phải phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh.
- Đảm bảo hiệu quả điều trị cao.
- Chi phí mua thuốc: Mua được nhiều loại thuốc chất lượng cao nhất,
giá cả hợp lý nhất.

- Chi phí vận chuyển thấp nhất.
- Chi phí cho bảo quản hợp lý.
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước và thuốc mang tên gốc
1.2.3. - Tổng quan về Cung ứng thuốc tại TTPC HIV/AIDS Hải Dƣơng.
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người
sử dụng. Cung ứng thuốc tai trung tâm là việc đáp ứng nhu cầu điều trị hợp
lý, là nhiệm vụ quan trọng của khoa dược trung tâm, chu trình cung ứng
thuốc được biểu diễn khái quát ở hình 1.1

LỰA CHỌN

SỬ DỤNG

Các hình thức quản
lý khác (nhân lực, tài
chính, thơng tin...)

MUA SẮM

CẤP PHÁT

Dịng lưu chuyển các hoạt động
Đường phối hợp

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong trung tâm.
9


Dịch tễ bệnh HIV/AIDS tỉnh Hải Dương: Hải Dương là một tỉnh
đồng bằng nằm giữa tam giác 3 đô thị phát triển Hà Nội, Hải Phòng, Quảng

Ninh. Tại Hải Dương tập trung nhiều khu công nghiệp, người lao động và
thường xuyên có sự di dời người lao động giữa các địa phương trong khu
vực đồng bằng sơng Hồng.
Tính tới thời điểm tháng 6 năm 2014 tồn tỉnh có lũy tích số người
nhiễm HIV là 4348 người, số người tử vong do AIDS là 1458 người vậy tỷ
lệ số người mắc HIV/ số dân toàn tỉnh là : 4.348/1.700.000 tương đương
với 0.255%. Chính vì vậy cần đưa ra chiến lược quan tâm tới sức khỏe của
người dân bằng các biện pháp truyền thơng tới các khu cơng nghiệp qua đó
nâng cao ý thức phịng chống HIV cho người lao động nói riêng và người
dân nói chung.
Mơ hình bệnh tật của trung tâm phịng chống HIV/AIDS Hải Dương
cũng như mơ hình bệnh tật của cộng đồng, vì hầu hết bệnh nhân nhiễm
HIV đều bị suy giảm miễn dịch và có nghuy cơ mắc phải tất cả các bệnh
nhiễm trùng cơ hội khác, mặt khác chúng đều bị chi phối bởi một số yếu tố
như: sự kỳ thị, phân biệt đối sử với người nhiễm HIV. Bên cạnh đó vấn đề
điều kiện kinh tế - xã hội, tơn giáo, khí hậu địa lý, tổ chức màng lưới dịch
vụ y tế, sinh thái, trình độ khoa học kỹ thuật.
Mặt khác, mơ hình bệnh tật của trung tâm còn phụ thuộc vào sự lựa
chọn của người bệnh và phụ thuộc vào chính trung tâm.
- Yếu tố về người bệnh: Sự hiểu biết về HIV, tuổi, giới, dân tộc, gia
đình, nghề nghiệp, tài sản, tính cách, bạn bè, văn hố, tính chất nhận thức
của người bệnh về sự mặc cảm sự bị kỳ thị và những lợi ích mong đợi của
q trình trị liệu bệnh.
- Yếu tố về chính trung tâm: Sự đồng cảm, chia sẻ sự dễ tiếp cận, sự
hấp dẫn, thái độ phục vụ, chất lượng kỹ thuật chẩn đoán và điều trị, giá cả.

10


Các yếu tố này luôn đan xen với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau [19].

Có thể khái quát những yếu tố quyết định ảnh hưởng tới mơ hình bệnh tật
của trung tâm theo hình 1.2.
MƠI TRƢỜNG
- Điều kiện kinh tế- xã hội, tơn giáo, khí hậu, địa lý;
Tổ chức màng lƣới chất lƣợng dịch vụ y tế.
- Sinh thái, trình độ khoa học kỹ thuật...
NGƢỜI BỆNH
- Tuổi, giới, dân tộc, văn
hoá, sự mặc cảm của ngƣời
bệnh...
- Điều kiện sinh sống
- Điều kiện lao động
- Điều kiện kinh tế
- Kiến thức y tế thƣờng
thức, sự lựa chọn cơ sở điều
trị.v.v..
- Bệnh tật

TRUNG TÂM

HÌNH
BỆNH
TẬT
TRUNG
TÂM

- Vị trí địa lý
- Chức năng, nhiệm vụ
tuyến và loại hình trung tâm
- Trình độ chun mơn của

thầy thuốc, thái độ đạo đức
của cán bộ y tế.
- Lãnh đạo
- Kỹ thuật điều trị và chẩn
đoán , chất lƣợng, giá cả, tài
chính…

Hình 1.2. Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới MHBT trung tâm.
* Danh mục thuốc chủ yếu, danh mục thuốc thiết yếu và danh mục
thuốc trung tâm.
- Danh mục thuốc chủ yếu (DMTCY).
Danh mục thuốc chủ yếu là cơ sở pháp lý để các cơ sở khám chữa
bệnh lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc cụ thể cho đơn vị mình. Căn cứ
vào danh mục này, đồng thời căn cứ vào mơ hình bệnh tật, khả năng kinh
phí của trung tâm để lựa chọn cụ thể từng loại thuốc có trong danh mục,
đưa vào xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm phục vụ công tác
khám, chữa bệnh đáp ứng các mục tiêu:
- Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế.
- Đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh.
- Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh thuộc diện
chi trả của bảo hiểm y tế (BHYT).
11


- Phù hợp với khả năng ngân sách của BHYT và khả năng kinh tế
của người bệnh [5], [6].
- Danh mục thuốc thiết yếu (DMTTY).
Danh mục thuốc thiết yếu là một trong các nội dung chính của chăm
sóc sức khỏe ban đầu. Theo Tổ chức y tế thế giới, để thực hiện chăm sóc
sức khoẻ ban đầu chỉ cần 1 USD thuốc thiết yếu có thể đảm bảo chữa khỏi

80% các chứng bệnh thông thường của một người dân tại cộng đồng. Vì
thế danh mục thuốc thiết yếu đã mở đầu cho cuộc cách mạng của thế giới
về y tế, nó đã giúp nhiều quốc gia vượt qua tình trạng thiếu thuốc thiết yếu
cho người dân, tiết kiệm được ngân sách quốc gia và hạn chế được tác hại
không mong muốn của thuốc [5].
Như vậy, việc cung ứng thuốc với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo
là một yêu cầu cấp thiết và là một trong những nội dung cơ bản của Chính
sách Quốc gia về thuốc . Hiện nay trên thế giới có hơn 150 nước đã áp
dụng và có DMTTY (chủ yếu là các nước đang phát triển). Số lượng thuốc
trong DMTTY của mỗi nước trung bình khoảng 300 thuốc [5],[6],[36].
ở Việt Nam, chính sách thuốc thiết yếu đã được Chính phủ khẳng
định là nội dung cơ bản của Chính sách quốc gia về thuốc, là một trong
những chương trình giành được sự quan tâm lớn và trở thành một trong các
nội dung mang tính chất chiến lược của ngành y tế. Khái niệm về DMTTY
đã được thể hiện rõ trong Chính sách quốc gia về thuốc thiết yếu là: “Danh
mục thuốc thiết yếu là danh mục những loại thuốc thỏa mãn nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cho đa số nhân dân. Những loại thuốc này luôn có sẵn bất cứ
lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá
cả hợp lý ”[5], [6],[36].
Năm 2005, DMTTY Việt nam lần thứ 5 được ban hành kèm theo
quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/7/2005 của Bộ y tế, có 355 thuốc
tân dược của 314 hoạt chất, 94 chế phẩm thuốc y học cổ truyền, 60 cây
12


thuốc nam, 215 vị thuốc nam, bắc và phân cấp cho tất cả các tuyến y tế từ
trung ương tới địa phương [5]. DMTTY Việt nam lần thứ 5 đã thể hiện
được việc thực thi Chính sách quốc gia về thuốc toàn diện, đầy đủ các quán
triệt, quan điểm của Đảng về cơng tác y tế “Chăm sóc sức khỏe cho tồn
dân ở mức cao nhất với khả năng có thể và kết hợp y học cổ truyền với y

học hiện đại” [5],[6],[36]
- Danh mục thuốc trung tâm (DMTTT).
Danh mục thuốc là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động có kế
hoạch cho nhu cầu điều trị hợp lý an toàn và hiệu quả, phù hợp với khả
năng khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm - trình độ chuyên mơn của thầy thuốc
và kinh phí của trung tâm, xây dựng danh mục thuốc dùng trong trung tâm
là nhiệm vụ đầu tiên của Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT & ĐT) [15],[30].
Xây dựng DMTTT phải dựa trên các yếu tố: MHBT, phác đồ điều
trị, các thống kê chi phí về thuốc, các số liệu lịch sử về sử dụng thuốc, danh
mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu dùng cho các cơ sở khám
chữa bệnh, danh mục thuốc bảo hiểm y tế và khả năng kinh phí của trung
tâm [15],[16]. Danh mục thuốc trung tâm phải đạt được các mục đích sau:
- Để đảm bảo hiệu lực, an toàn và các yêu cầu khác trong điều trị:
danh mục thuốc trung tâm đa số phải là thuốc thiết yếu, có nghĩa là các
thầy thuốc đang thực hiện các chính sách quốc gia về thuốc.
- Hướng cộng đồng và xã hội vào sử dụng thuốc thiết yếu, các thành
phần kinh tế tích cực tham gia sản xuất, tồn trữ và cung ứng thuốc thiết
yếu.
- Đảm bảo quyền lợi được điều trị bằng thuốc của người bệnh, quyền
lợi được chi trả tiền thuốc của người có bảo hiểm y tế.
- DMTTT phải đáp ứng được cho điều trị tại trung tâm.
* Như vậy danh mục thuốc trung tâm là danh mục những loại thuốc cần
thiết thoả mãn nhu cầu khám, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của
13


trung tâm phù hợp với mơ hình bệnh tật của trung tâm, kỹ thuật điều trị và
bảo quản, khả năng chi trả của người bệnh. Những loại thuốc này trong
phạm vi thời gian, khơng gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định
ln sẵn có bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào

chế thích hợp, giá cả hợp lý.
- Quy trình xây dựng danh mục thuốc trung tâm, xin được trình bày khái
quát theo sơ đồ hình 1.
KHOA DƢỢC

HĐT&ĐT

Căn cứ các yếu tố:
- DMT thiết yếu
- DMTCY dùng cho các cơ
sở khám chữa bệnh của Bộ
y tế.
- Số liệu lịch sử về sử dụng
thuốc của trung tâm - Nhu
cầu điều trị của các bác sĩ.
- Mơ hình bệnh tật.
- Điều kiện kinh phí của
trung tâm

(xem xét, sửa đổi
n
và thơng qua)

Dự thảo
DMT

Tư vấn

giám sát


Căn cứ lập dự trù thuốc

GIÁM ĐỐC
TRUNG TÂM

(phê duyệt)

ban hành

DANH MỤC THUỐC
TRUNG TÂM

Xây dựng DMT lần sau

Hình 1.3. Quy trình xây dựng DMTTT.
1.2.3.1. - Mua thuốc.
Hoạt động mua thuốc có liên quan đáng kể tới chất lượng thuốc,
thuốc được mua phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả điều trị. Hoạt động
này bắt đầu khi có bản dự trù thuốc của năm, dựa theo kế hoạch mua thuốc.
Công việc mua thuốc là cơng việc thứ hai trong chu trình cung ứng thuốc.
Đây cũng là một công việc rất quan trọng và đóng vai trị lớn trong cơng
việc tăng cường quản lý, sử dụng kinh phí của trung tâm. Sau khi xem xét

14


×