Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Khảo sát thực trạng cung ứng thuốc năm 2013 tại viện y học phóng xạ và u bướu quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.12 KB, 68 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI









VƯƠNG VĂN LƯƠNG




KHO ST THC TRẠNG CUNG NG
THUC NĂM 2013 TẠI VIN Y HỌC PHNG
XẠ VÀ U BƯU QUÂN ĐỘI




LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I









HÀ NỘI 2014

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





VƯƠNG VĂN LƯƠNG




KHO ST THC TRẠNG CUNG NG
THUC NĂM 2013 TẠI VIN Y HỌC
PHNG XẠ VÀ U BƯU QUÂN ĐỘI




LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60720412






Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Nơi thực hiện đề tài: Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: Từ 5/2013 đến 5/2014


HÀ NỘI 2014

3
LỜI CM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận đựơc rất nhiều
sự quan tâm , giúp đỡ vô cùng quí báu của các Thầy cô giáo, đồng nghiệp
, bạn bè và gia đình .
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TS
Nguyễn Thanh Bình - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội và
PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà - Trưởng phòng sau đại học , Trường Đại
học Dược Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại
học, Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược, các Thầy giáo, Cô giáo và các
Phòng, Ban, các bạn học trong lớp Chuyên khoa I - Khoá 15 Hải Dương
đã đóng góp nhiều công sức đào tạo, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng biết ơn sự quan tâm và giúp đỡ của Đảng uỷ, Chỉ
huy Viện, Các đồng chí Chủ nhiệm Khoa, Ban cùng các bạn đồng nghiệp
trong Viện Y học Phóng xạ và U bướu Quân đội - Cục Quân y, nơi đã tạo
rất nhiều điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
này.
Sau cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người

thân trong gia đình đã chia sẻ, gánh vác, động viên tôi vượt qua những khó
khăn, giành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc tận tình để tôi luôn vững
vàng, tự tin, yên tâm học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Vương Văn Lương

4
MỤC LỤC
DANH MỤC CC KÝ HIU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CC BNG, BIỂU
DANH MỤC CC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 QUẢN LÝ CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN
1.1.1 Lựa chọn thuốc
1.1.2 Mua thuốc
1.1.3 Cấp phát, tồn trữ thuốc
1.1.4 Quản lý sử dụng thuốc
1.2 TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.3 MỘT VÀI NÉT VỀ VIỆN YHPX&UB QUÂN ĐỘI
1.3.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
1.3.1.1 Vị trí, chức năng
1.3.1.2 Nhiệm vụ
1.3.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện
1.3.2.1 Vị trí, chức năng
1.3.2.2 Nhiệm vụ
1.3.3 Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện
Chương 2: ĐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN

CU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu


5
Chương 3: KẾT QU NGHIÊN CU
3.1 Khảo sát hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện
3.1.1 Quy trình lựa chọn thuốc
3.1.2 Danh mục thuốc bệnh viện
3.2 Khảo sát hoạt động mua thuốc tại bệnh viện
3.2.1 Nguồn mua thuốc
3.2.2 Kinh phí mua thuốc
3.2.3 Hình thức lựa chọn nhà thầu
3.2.4 Quy trình đấu thầu
3.2.5 Phương thức giao nhận
3.2.6 Thủ tục thanh toán
3.3 Khảo sát hoạt động cấp phát, tồn trữ thuốc tại khoa Dược
bệnh viện
3.3.1 Hoạt động cấp phát thuốc
3.3.2 Hoạt động tồn trữ thuốc
3.4 Khảo sát hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện
3.4.1 Hoạt động giám sát sử dụng thuốc
3.4.2 Hoạt động của tổ Dược lâm sàng và thông tin
thuốc
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1 LỰA CHỌN THUỐC

4.2 MUA SẮM THUỐC
4.3 CẤP PHÁT VÀ TỒN TRỮ THUỐC
4.4 GIÁM SÁT SỬ DỤNG THUỐC
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
TÀI LIU THAM KHO



6
DANH MỤC CC KÝ HIU, CHỮ VIẾT TẮT

ADR Adverse Drug Reaction (Tác dụng không mong muốn của thuốc)
BHYT Bảo hiểm y tế
BYT Bộ Y tế
DLS Dược lâm sàng
DMT Danh mục thuốc
DMTCY Danh mục thuốc chủ yếu
DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu
DSĐH Dược sỹ đại học
DSTH Dược sỹ trung học
FEFO First Expired First Out
FIFO First In First Out
GMP Good Manufacture Practice
GSP Good Storage Practice
HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
HSD Hạn sử dụng
ICD 10 International Classification of Diseases -10 ( Phân loại
bệnh tật quốc tế lần thứ 10)
KCB Khám chữa bệnh
KHTH Kế hoạch tổng hợp

MHBT Mô hình bệnh tật
TCKT Tài chính kế toán
TTY Thuốc thiết yếu
WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
YHPX&UB Y học Phóng xạ và U bướu



7
DANH MỤC CC BNG, BIỂU
Bảng 1.1 Cơ cấu nhân lực của bệnh viện
Bảng 1.2 Cơ cấu nhân lực khoa Dược bệnh viện
Bảng 1.3 Số lượng bệnh nhân đến KCB tại bệnh viện năm 2013
Bảng 3.1 Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý
Bảng 3.2 So sánh cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện với danh mục thuốc
chủ yếu
Bảng 3.3 Tỷ lệ thuốc mang tên gốc trong danh mục thuốc bệnh viện
Bảng 3.4 Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước, thuốc thuốc nhập khẩu
trong danh mục thuốc bệnh viện
Bảng 3.5 Số lượng thuốc bệnh viện đã sử dụng theo danh mục thuốc
được phê duyệt đấu thầu đầu năm 2013
Bảng 3.6 Kinh phí mua thuốc của khoa Dược năm 2013
Bảng 3.7 Số lượng các trang thiết bị bảo quản thuốc tại bệnh viện
Bảng 3.9 Giá trị tiền thuốc xuất, nhập, tồn kho của khoa Dược bệnh
viện năm 2013














8
DANH MỤC CC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Chu trình cung ứng thuốc bệnh viện
Hình 1.2 Các yếu tố quyết định đến việc xây dựng DMT bệnh viện
Hình 1.3 Chu trình mua thuốc
Hình 1.4 Quy trình cấp phát thuốc trong bệnh viện
Hình 1.5 Chu trình quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện
Hình 1.6 Sơ đồ tổ chức khoa Dược
Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài
Hình 3.1 Biểu đồ mô hình bệnh tật của bệnh viện
Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu thuốc mang tên gốc và mang tên biệt dược
năm 2013
Hình 3.3 Biểu đồ cơ cấu thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập
khẩu trong danh mục thuốc bệnh viện năm 2013.
Hình 3.4 Quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện
Hình 3.5 Quy trình cấp phát thuốc tại khoa dược bệnh viện
Hình 3.6 Quy trình câp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú
Hình 3.7 Sơ đồ hệ thống kho dược của bệnh viện
Hình 3.8 Sơ đồ mô tả quy trình thực hiện nghiệp vụ kho
Hình 3.9 Quy trình giám sát thực hiện danh mục thuốc










9
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh viện Quân đội ngoài chức năng, nhiệm vụ đặc thù do Bộ Quốc
phòng giao còn là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân. Một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng công tác khám chữa bệnh của Bệnh viện là vấn đề cung ứng thuốc
đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và hợp lý. Hiện
nay, công tác cung ứng thuốc trong Bệnh viện nói chung và Bệnh viện
trong Quân đội đã đạt được những thành tựu nhất định. Hầu hết các bệnh
viện đều đã thành lập Hội đồng thuốc và điều trị, đa số khoa dược Bệnh
viện cung cấp đủ thuốc cho nhu cầu điều trị, đúng thuốc trong danh mục
của Bệnh viện, bảo đảm chất lượng, số lượng, nguồn gốc thuốc. Việc sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm đã có nhiều tiến bộ. Công tác theo dõi
tác dụng không mong muốn của thuốc được tăng cường. Các khoa dược
Bệnh viện từng bước vươn lên đảm nhiệm chức năng thông tin, tư vấn sử
dụng thuốc, bước đầu thiết lập mối quân hệ giữa bác sĩ, dược sĩ và y tá
nhằm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả cho người bệnh. Tuy
nhiên công tác cung ứng thuốc còn có nhiều bất cập. Có quá nhiều nguồn
cung ứng thuốc cho Bệnh viện. Ảnh hưởng của các hoạt động marketing
đối với việc kê đơn của bác sĩ ngày càng nghiêm trọng. Hiện tượng kê quá
nhiều thuốc trong một đơn, kê thuốc với tên biệt dược gây tình trạng lạm

dụng thuốc và sử dụng thuốc không hợp lý. Nhiều Bệnh viện chưa đảm bảo
cung ứng đủ thuốc chủ yếu, người bệnh nội trú phải tự mua thuốc. Có một
số Bệnh viện giá thuốc cao hơn so với thị trường…
Viện Y học Phóng xạ và U bướu Quân đội là Viện nghiên cứu có
giường bệnh trực thuộc Cục Quân y - Bộ Quốc phòng với 2 chuyên khoa
đầu ngành trong Quân đội là Phóng xạ và U bướu. Ngoài công tác nghiên
cứu khoa học, Viện còn có nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức

10
khỏe cho toàn quân và nhân dân. Hiện nay Viện có 80 giường bệnh và hơn
110 cán bộ nhân viên. Cùng với sự phát triển không ngừng của Viện là nhu
cầu khám chữa bệnh của quân nhân và nhân dân ngày càng cao thì công tác
cung ứng thuốc cuả Viện càng cần được quan tâm và đầu tư đúng mức.
Nhằm góp phần làm rõ thực trạng hoạt động cung ứng thuốc của Viện Y
học Phóng xạ & U bướu Quân đội, góp phần nâng cao chất lượng hoạt
động cung ứng thuốc, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:
" Khảo sát thực trạng cung ứng thuốc năm 2013 tại Vin Y học
Phóng xạ và U bướu Quân đội" nhằm mục tiêu:
Mô tả thực trạng một số hoạt động cung ứng thuốc tại Viện Y học
Phóng xạ và U bướu Quân đội năm 2013.

















11
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. QUN LÝ CUNG NG THUC BNH VIN
Quản lý cung ứng thuốc Bệnh viện là một chu trình khép kín gồm
các bước thể hiện theo sơ đồ sau:
















Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc Bệnh viện [8]
1.1.1. Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc là việc xác định chủng loại thuốc để cung ứng.

Chủng loại thuốc cung ứng được thể hiện qua danh mục thuốc Bệnh viện.
Xây dựng DMTBV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hội đồng
thuốc và điều trị, là khâu quan trọng của chu trình cung ứng thuốc.
DMTBV là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động, có kế hoạch điều
trị hợp lý, an toàn và hiệu quả [2].
Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng danh mục thuốc Bệnh
viện:




CẤP PHÁT
(Distribution
)))
Mô hình BT;
Phác đồ ĐT
Kinh tế
LỰA CHỌN
(Selection)
MUA
THUỐC
(Procuremen
t)
HƯỚNG
DẪN SD

SỬ DỤNG
(Use)
Thông tin
Khoa

học
Công
nghệ

12

















Hình 1.2. Các yếu tố quyết định đến việc xây dựng DMTBV
 Mô hình bệnh tật của Bệnh viện
Mô hình bệnh tật của Bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong
khoảng thời gian nhất định (thường theo từng năm) về số bệnh nhân đến
khám và điều trị, hồ sơ bệnh án là tài liệu duy nhất để xác định chẩn đoán
bệnh tật, do đó hồ sơ bệnh án cần phải được ghi chép đầy đủ thông tin chủ
yếu, những chẩn đoán cụ thể và chi tiết để có thể chọn được mã số. Tổ
chức y tế Thế giới (WHO) ban hành danh mục phân loại quốc tế về bệnh

tật ICD (International Clasification Diseases), phân loại này đã được bổ
sung sửa đổi 10 lần [9].
MHBT Bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp Bệnh viện không chỉ lựa
chọn xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn là cơ sở để Bệnh viện
hoạch định phát triển toàn diện trong tương lai. MHBT luôn thay đổi theo
thời gian, vì vậy các nhà quản lý cần phải nắm được để có những can thiệp
và dự phòng phù hợp. Việt Nam là quốc gia đang phát triển và là một nước
nhiệt đới, Việt Nam có một MHBT đặc trưng của quốc gia nhiệt đới đang
Danh mục
thuốc
bệnh viện
HỘI ĐỒNG THUỐC
VÀ ĐIỀU TRỊ
Phác đồ điều trị
Nhiệm vụ Bệnh viện
Kinh phí mua thuốc
Thuốc đã sử dụng, dự
đoán trong tương lai
MHBT Bệnh viện
Trình độ chuyên môn
của thầy thuốc
Chính sách quốc gia về
thuốc của Nhà nước

13
phát triển, MHBT đang biển đổi phức tạp, chiếm tỷ lệ cao là các bệnh
nhiễm khuẩn, nhưng các bệnh không do nhiễm khuẩn cũng ngày càng tăng.
Theo WHO, giống như các nước đang phát triển khác Việt Nam phải chịu
gánh nặnh bệnh tật gấp đôi bởi vì trong khi những bệnh truyền nhiễm còn
chưa kiểm soát được thì những bệnh không nhiễm khuẩn, thoái biến đều

đặn tăng, thêm vào đó là đại dịch HIV/AIDS và dịch lao hoành hành.
 Phác đồ điều trị (hướng dẫn thực hành điều trị): là căn cứ quan
trọng không thể thiếu trong việc lựa chọn và xây dựng DMTBV. Phác đồ
điều trị là văn bản chuyên môn có tính chất pháp lý. Nó được đúc kết từ
kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn mẫu trong điều trị học
mỗi loại bệnh. Một hướng dẫn thực hành điều trị có thể có một hoặc nhiều
công thức điều trị khác nhau.
Các tiêu chí của hướng dẫn thực hành điều trị về thuốc gồm:
- Hợp lý: Đúng thuốc, đúng chủng loại, phối hợp đúng, còn hạn
dùng.
- An toàn: Không gây tai biến, không có tương tác thuốc.
- Hiệu quả: Dễ dùng, khỏi bệnh, không để lại hậu quả xấu.
- Kinh tế: Chi phí điều trị thấp nhất. [8]
Ở Việt Nam, nhận thấy ý nghĩa sát thực của hướng dẫn thực hành
điều trị, rất nhiều Bệnh viện đã tiến hành xây dựng phác đồ điều trị cho
Bệnh viện mình, dựa trên hướng dẫn thực hành điều trị của Bộ Y tế.
 Chủ trương, chính sách của nhà nước: Ưu tiên thuốc thiết yếu,
thuốc có trong danh mục thuốc chủ yếu, thuốc sản xuất trong nước có chất
lượng đảm bảo.
 Danh mục thuốc thiết yếu: Là căn cứ lựa chọn thuốc quan trọng
trong Bệnh viện. Danh mục TTY là danh mục những loại thuốc thỏa mãn
nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đa số nhân dân. Những loại thuốc luôn
luôn sẵn có bất kì lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào

14
chế thích hợp, giá cả hợp lý. Danh mục TTY có đầy đủ các chủng loại
thuốc để đáp ứng điều trị các bệnh thông thường, tên thuốc đơn giản, dạng
bào chế dễ sử dụng, bảo quản, giá cả dễ chấp nhận, thuận tiện cho việc
thông tin và xác định được nhu cầu thuốc một cách hợp lý [8].
 Danh mục thuốc chủ yếu: Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc chủ

yếu tại các cơ sở khám chữa bệnh nhằm mục tiêu đảm bảo sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu điều trị, phù hợp với điều kiện
kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế. Danh
mục thuốc chủ yếu được xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc thiết yếu của
Việt Nam và của Tổ chức Y tế thế giới hiện hành, có hiệu quả tốt trong
điều trị. Danh mục thuốc mới nhất được ban hành kèm theo quyết định số
05/2008/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 với 750 thuốc tân dược (các
thuốc trong danh mục này không ghi hàm lượng, nồng độ, thể tích và khối
lượng đóng gói), 57 tên thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu, 95 thuốc chế
phẩm YHCT xếp theo 11 nhóm tác dụng, 237 vị thuốc YHCT xếp theo 26
nhóm tác dụng.
DMTCY là cơ sở pháp lý để các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, xây
dựng danh mục thuốc cụ thể cho đơn vị mình. Căn cứ vào danh mục này,
đồng thời căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh phí của Bệnh viện để lựa
chọn tên cụ thể, tên thành phẩm của thuốc ( bao gồm cả nồng độ, hàm
lượng, dạng dùng) để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Với các thuốc
tân dược, được sử dụng các thuốc phối hợp nếu thuốc đó được phép lưu
hành và các thành phần đơn chất của thuốc đó đều có trong danh mục. Ưu
tiên lựa chọn thuốc gốc, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước, khuyến
khích sử dụng thuốc của doanh nghiệp đạt GMP [5].
 Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Việc lựa chọn thuốc còn phụ
thuộc vào trình độ chuyên môn của các y bác sĩ, trang thiết bị kỹ thuật của
Bệnh viện.

15
 Khả năng kinh phí của Bệnh viện: Kinh phí của Bệnh viện là một
trong những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn và quyết định danh mục
thuốc của Bệnh viện. Kinh phí của Bệnh viện phụ thuộc vào sự đầu tư của
Nhà nước, chất lượng khám chữa bệnh, nguồn kinh phí từ BHYT, sự tài trợ
của các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước.

Như vậy, lập DMTBV phải trải qua quá trình nghiên cứu, phân tích,
dự đoán nhu cầu, điều kiện cung ứng thuận lợi, có hiệu quả điều trị cao
nhất, ít tác dụng không mong muốn nhất, ưu tiên thuốc nội cùng loại, hoặc
thuốc của những hãng đã được chứng minh hiệu quả lâm sàng. Mặt khác
DMTBV phải phù hợp với khả năng tài chính của Bệnh viện, trình độ kê
đơn, điều kiện kinh tế của bệnh nhân và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm
y tế [4].
1.1.2 Mua thuốc: Quản lý mua sắm thuốc thể hiện trong sơ đồ sau:




















Hình 1.3. Chu trình mua thuốc
Xác định nhu cầu

số lượng
Cân đối kinh phí và
nhu cầu
Thu thập thông tin về
sử dụng, đánh giá
Chọnphương
thức mua
Thức mua
Chọn nhà
cung ứng
Thanh toán
Nhận thuốc
và kiểm tra
Đặt hàng
và theo dõi


16
 Xác định nhu cầu thuốc
 Để chuẩn bị cho quá trình mua thuốc được chủ động và để cho
hoạt động cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời cần phải xác định được nhu cầu
thuốc. Xác định nhu cầu thuốc chính là xác định số lượng thuốc.
 Có 3 phương pháp ước tính nhu cầu thuốc:
 Phương pháp thống kê dựa trên sử dụng thuốc thực tế.
 Phương pháp dựa trên cơ sở quản lý các dịch vụ y tế.
 Phương pháp dựa trên MHBT và phác đồ điều trị.
 Chọn phương thức mua: Theo Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 14
tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Chỉ thị Giám đốc các Bệnh viện,
Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các Sở Y tế phải triển
khai thực hiện đấu thầu mua thuốc theo đúng qui định tại Thông tư số

01/2012/TTLT-BYT-BTC, Thông tư số 11/2012/TT-BYT và các qui định
hiện hành của pháp luật về đấu thầu bảo đảm mua sắm đúng luật và đủ
thuốc phục vụ kịp thời nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị.
 Chọn nhà cung ứng: Sau khi chọn được phương thức mua, tiến
hành tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà cung ứng phù hợp với yêu cầu của
Bệnh viện.
 Đặt hàng và theo dõi đơn đặt hàng xem có đúng số lượng, chủng
loại và chất lượng như đã quy định trong hợp đồng trước đó hay không.
Việc đặt hàng sẽ tiến hành theo dự trù nhưng cũng cần phải xác định lượng
đặt hàng và lượng dự trữ để phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế, tránh tồn
đọng hay thiếu thuốc.
Lượng dự trũ thường xuyên: Theo khuyến cáo thì số lượng dự trữ
thường xuyên cho kho thuốc Bệnh viện bằng 1,5- 2 lần số lượng cấp phát
hàng thàng.
Lượng dữ trữ bảo hiểm: Đề phòng các biến động như giá ngoại tệ tăng,

17
mốc thời điểm điều chỉnh thuế nhập khẩu, dự phòng trong thời gian hết
hợp đồng cũ nhưng chưa kịp tổ chức đấu thầu.
Khoảng cách đặt hàng: Theo nguyên tắc trong kho luôn phải lưu kho
mức dự trữ tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình KCB diến ra liên tục
trong mọi điều kiện cung ứng bình thường và không bình thường.
 Nhận thuốc và kiểm tra: Nhận thuốc và ghi chép sổ sách rõ ràng,
số lượng, qui cách, đối chiếu với các hóa đơn, phiếu báo lô…
 Thanh toán: Thanh toán theo phương thức cụ thể tùy Bệnh viện,
có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản Thanh toán theo số lượng đã mua và
đúng giá đã ghi trong bản hợp đồng mua bán.
 Thu thập thông tin về sử dụng, tiêu thụ: Cập nhật thông tin về tình
hình tiêu thụ để có kế hoạch cho các kỳ mua hàng sau hợp lý hiệu quả hơn.
1.1.3 Cấp phát, tồn trữ thuốc

 Quản lý cấp phát thuốc theo sơ đồ sau:















Hình 1.4. Quy trình cấp phát thuốc trong Bệnh viện
Khoa cận
lâm sàng
Khoa lâm
sàng
Kho lẻ
Người bệnh

Tổ pha chế
Kho chính

Thuốc
Hóa
chất


18
Quy trình cấp phát thuốc từ kho Dược đến khoa lâm sàng và đến
bệnh nhân được xây dựng cụ thể dựa trên tính chất, đặc điểm của từng
Bệnh viện, trên nguyên tắc cấp phát kịp thời, thuận tiện. Theo Chỉ thị số
06/CT-BYT ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong Bệnh viện và Thông tư
số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 qui định tổ chức và hoạt
động của khoa Dược Bệnh viện đã nêu rõ: Khoa Dược bảo đảm cấp phát
thuốc, hóa chất (pha chế, sát chuẩn) đầy đủ và kịp thời theo phiếu lĩnh
thuốc, hóa chất của khoa lâm sàng, cận lâm sàng. Để đảm bảo công tác cấp
phát thuốc theo quy chế Bệnh viên, khoa Dược phải:
 Có kho chính, kho lẻ:
 Kho chính: Trưởng kho là dược sĩ, giúp Trưởng khoa làm dự trù
mua thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao, phải nắm vững tình hình tồn
kho, cấp phát thuốc cho các kho lẻ và phòng pha chế.
 Kho lẻ: Cấp phát cho các khoa điều trị, khoa cận lâm sàng, khoa
khám bệnh. Thuốc pha chế trong Bệnh viện phải được bàn giao cho kho
cấp phát lẻ. Trường hợp hai cơ sở xa nhau sẽ cấp phát ngay tại phòng pha
chế.
 Thuốc thuốc gây nghiện, hướng tâm thần phải thực hiện cấp phát
thuốc đúng quy chế.
 Phiếu lĩnh thuốc ghi sai hoặc phải thay thuốc, sau khi có ý kiến
của dược sĩ khoa dược, bác sĩ điều trị sửa lại và ký xác nhận vào phiếu.
 Phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng khoa dược hoặc dược sĩ được
ủy quyền ký tên.
 Trước khi giao thuốc dược sĩ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu
theo đúng quy chế sử dụng thuốc.
 Ba kiểm tra:
- Thể thức phiếu xuất kho, đơn thuốc, liều dùng, cách dùng.


19
- Bao bì, nhãn thuốc.
- Chất lượng thuốc bằng cảm quan.
 Ba đối chiếu:
- Tên thuốc trong đơn.
- Nồng độ, hàm lượng thuốc trong đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.
- Số lượng, số khoản thuốc sẽ giao [2].
 Quản lý về tồn trữ, bảo quản: Tồn trữ bao gồm cả quá trình xuất,
nhập kho hợp lý, kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo
quản hàng hóa. Trong quá trình tồn trữ và bảo quản thuốc cần thực hiện
nghiêm túc các quy chế chuyên môn dược [3].
Xây dựng cơ số tồn kho hợp lý cũng là một công việc quan trọng
trong cung ứng. Xây dựng cơ số tồn kho phải dựa trên nguyên tắc: Đảm
bảo nhu cầu điều trị và đảm bảo tính kinh tế, không để tồn đọng hàng ảnh
hưởng đến công tác bảo quản và tồn đọng tiền ảnh hưởng đến công tác
cung ứng thuốc. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, số lượng thuốc tồn kho phải
đảm bảo được nhu cầu sử dụng của Bệnh viện từ 2- 3 tháng là hợp lý [11].
Bảo quản thuốc là việc cất giữ an toàn các thuốc, bao gồm cả việc
đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các hệ thống hồ sơ, tài liệu phù hợp, kể
cả giấy biên nhận và phiếu xuất, hệ thống sổ sách… cho công tác bảo quản
và kiểm soát theo dõi chất lượng thuốc. Kho Dược, được xây dựng đúng
yêu cầu chuyên môn và an toàn, thực hiện 5 chống: nhầm lẫn, quá hạn,
trộm cắp, thảm họa, mối mọt, chuột gián. Thuốc phải được bảo quản trong
kho có đầy đủ điều kiện cần thiết, mỗi thuốc có yêu cầu bảo quản khác
nhau và phải bảo quản đúng điều kiện ghi trên nhãn. Một số thuốc như
Vaccin, thuốc nội tiết, sản phẩm sinh học cần bảo quản ở nhiệt độ thấp. Các
thuốc gây nghiện, hướng tâm thần được bảo quản đúng quy chế liên quan
[3]. Thuốc được sắp xếp trong kho theo nguyên tắc hạn dùng của thuốc,
đồng thời phải đảm bảo dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.


20
 Đảm bảo chất lượng thuốc: bao gồm cả hai hoạt động kỹ thuật và
quản lý. Hoạt động kỹ thuật là việc đánh giá các tài liệu về sản phẩm thuốc,
kiểm tra chất lượng trong phòng kiểm nghiệm, giám sát chất lượng thuốc
trong quá trình cung ứng. Hoạt động quản lý là lựa chọn nguồn cung ứng,
chuẩn bị hồ sơ hợp đồng mua thuốc, giám sát hợp đồng cung ứng.
 Khoa Dược chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng thuốc do khoa
Dược phát ra.
 Kiểm kê thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế tiêu hao.
 Thực hiện kiểm kê định kỳ theo qui định hàng tháng đối với khoa
Dược, 2 lần trong năm đối với các khoa, kiểm kê đội xuất khi có xảy ra vụ
việc mất thuốc, hỏa hoạn, thiên tai…
 Thành lập hội đồng kiểm kê Bệnh viện.
 Nội dung kiểm kê tại khoa Dược:
- Đối chiếu sổ xuất nhập với chứng từ.
- Đối chiếu sổ sách với hiện thực về số lượng và chất lượng.
- Đánh giá lại thuốc, hóa chất, vận dụng y tế tiêu hao, tìm nguyên
nhân chênh lệch, hư hao. Nếu chất lượng không đạt, yêu cầu hội đồng làm
biên bản xác định trách nhiệm và đề nghị cho xử lý.
 Thống kê báo cáo sử dụng thuốc.
 Khoa Dược có nhiệm vụ thực hiện báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9
tháng và 12 tháng theo qui định và báo cáo đột xuất khi cần thiết.
 Báo cáo gửi lên cấp trên phải được Giám đốc Bệnh viện thông qua
và ký duyệt.
 Phải ghi đầy đủ, đúng qui định trong mẫu báo cáo.
 Thống kê báo cáo nhầm lẫn và tai biến dùng thuốc được thực hiện
hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Trường hợp nghiêm trọng
phải báo cáo đột xuất theo qui định.


21
 Trong quá trình cấp phát thuốc phải thực hiện một số công việc
sau:
 Cung cấp các thông tin về thuốc cho bác sĩ và y tá.
 Dược sĩ cấp phát thuốc cho các khoa phòng điều trị và giám sát
việc sử dụng thuốc của y tá điều dưỡng.
 Trước khi xuất thuốc khỏi kho và giao nhận thuốc cho khoa phòng
đều phải thực hiện 3 kiểm tra, năm đối chiếu.\
- Ba kiểm tra: Họ tên người bệnh, giường bệnh; thông tin thuốc; liều
lượng dùng.
- Năm đối chiếu: Người bệnh, số giường; nhãn thuốc; đường dùng;
chất lượng; thời gian, thời điểm dùng [2],[20].
1.1.4 Quản lý sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc không hợp lý đã và đang là vấn đề được quan
tâm. Sử dụng thuốc không hợp lý sẽ gây nên hậu quả về kinh tế- xã hội rất
nghiêm trọng. Nó làm tăng chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe và
làm giảm chất lượng điều trị, đồng thời nó làm tăng nguy cơ xảy ra phản
ứng có hại và làm cho bệnh nhân lệ thuộc vào thuốc.
Sử dụng thuốc hợp lý là cải thiện hiệu quả sử dụng, nâng cao độ an
toàn và đảm bảo tính kinh tế khi dùng thuốc cho từng cá nhân bệnh nhân.
Tính hợp lý phải cân nhắc sao cho chỉ số Hiệu quả/ Rủi ro và Hiệu quả/
Kinh tế đạt cao nhất. Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khái niệm "Yêu cầu
về sử dụng thuốc hợp lý là bệnh nhân nhận được thuốc thích hợp với bệnh
cảnh, với liều dùng thích hợp với từng cá nhân, trong thời gian thích hợp
với giá cả thấp nhất với người đó và cộng đồng"[7].







22
Chu trình quản lý sử dụng thuốc mô tả theo sơ đồ sau:













Hình 1.5. Chu trình quản lý sử dụng thuốc trong Bệnh viện
 Kê đơn: Việc kê đơn thuốc phải thực hiện đúng quy chế kê đơn và
bán thuốc theo đơn. Tên thuốc trong đơn phải ghi theo tên quốc tế. Phải
chính xác đường dùng, liều dùng mỗi lần, số lần dùng thuốc một ngày, thời
điểm dùng thuốc trong ngày, thời gian cả đợt điều trị. Việc kê đơn phải
tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
 Khi thấy thật cần thiết phải dùng tới thuốc.
 Những thuốc tối cần thiết, có đầy đủ thông tin.
 Chọn thuốc trị đúng bệnh cho từng người bệnh cụ thể.
 Liều thuốc hợp lý.
 Chỉ định dùng đúng lúc.
 Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái người bệnh.
 Hạn chế, thận trọng trong các điều trị phối hợp với nhiều thuốc
hoặc thuốc hỗn hợp nhiều thành phần,

 Thận trọng đối với tác dụng không mong muốn của thuốc.
 Chọn thuốc hiệu quả cao, tốn ít chi phí [3],[10].
Kê đơn
đúng qui định
Giao phát
Hướng dẫn,
theo dõi sử
ddụng
Đóng gói
dán nhãn

23
 Đóng gói và dán nhãn thuốc: Theo tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) thuốc được ghi nhãn đúng là mỗi thuốc phải có bao gói riêng, có
đầy đủ các thông tin: Tên bệnh nhân, tên thuốc, hàm lượng, thời gian và
cách sử dụng. Nếu bệnh nhân được hướng dẫn tỉ mỉ cách dùng thuốc từ bác
sĩ, người bán, người cấp phát thuốc thì khả năng tuân thủ chỉ định cao. Nếu
người bệnh không nhớ cách dùng thì khả năng họ sẽ tự sử dụng theo ý
mình, gây ra những sai sót trong sử dụng thuốc. Vì vậy, việc ghi nhãn
thuốc là rất quan trọng trong sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
 Giao phát: Thuốc sau khi được dán nhãn và đóng gói đầy đủ sẽ
được cấp phát cho bệnh nhân.
 Hướng dẫn, theo dõi sử dụng:
 Thông tin về thuốc cho bệnh nhân và hướng dẫn bệnh nhân cách sử
dụng thuốc hợp lý an toàn.
 Theo dõi, giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh trong quá
trình điều trị.
 Theo dõi phản ứng có hại, những tương tác bất lợi của thuốc.
 Cảnh giác với những thuốc chưa biết phản ứng có hại.
1.2 TÌNH HÌNH CUNG NG THUC Ở VIT NAM HIN NAY

Theo đánh giá của tổ chức y tế Thế giới (WHO), công nghiệp dược
Việt Nam ở mức đang phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dược nội
địa, nhưng đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách
khách quan có thể nói rằng công nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát
triển trung bình - thấp. Giống như các nước lân cận, ngành công nghiệp
dược của Việt Nam phải chịu chuẩn nghèo. Bảo hiểm y tế không đủ và
không đều cho người dân nên bệnh nhân phải trả nhiều hơn cho số thuốc
mà họ cần. Điều này đã cản trở việc tăng trưởng mạnh của thị trường.
Chính vì vậy cho đến năm 2009, chi tiêu cho y tế của Việt Nam chỉ chiếm
1.6% GDP.

24
Phần lớn các loại thuốc sản xuất ở Việt Nam đều là thuốc thông
thường, rất ít thuốc đặc trị. Các loại thuốc trong nước có giá thành rẻ,
thường được sử dụng ở các bệnh viện tuyến cơ sở hoặc bệnh viện thông
thường. Do đó, các công ty dược trong nước không thể đáp ứng đủ nhu
cầu nội địa. Hơn nữa do tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt
Nam nên những năm qua thị phần nội địa vẫn bị hàng ngoại nhập chiếm
ưu thế.
Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng việc chi
tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Giai đoạn từ
2001-2007, tiêu thụ thuốc tân dược của Việt Nam đạt mức tăng trưởng
bình quân hàng năm là 19,9% nhưng đến năm 2008 thì tốc độ này đã là
25,5 % so với năm 2007. Qua đó có thể thấy quy mô thị trường ngày
càng tăng, dẫn đến doanh thu tiêu thụ cũng tăng theo.
Theo thống kê, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong năm 2010
hơn 1,9 tỉ USD, trong đó trị giá thuốc trong nước hơn 900 triệu USD.
Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2010 đạt mức 22,25 USD, tăng
2,48 USD so với năm 2009, nhưng vẫn còn thấp so với mức trung bình
của thế giới (40 USD/người/năm) [12].

Có nhiều phương thức mua thuốc nhưng hiện nay các cơ sở y tế đang
thực hiện mua thuốc thông qua đấu thầu. Theo thông tư liên tịch số:
01/2012/TTLT- BYT - BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012: Hướng dẫn đấu
thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. và thông tư 11/ 2012/ TT-BYT:
Hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu mua thuốc trong cơ sở y tế. Việc thực hiện
các thông tư này đã được triển khai ở hầu hết các sở y tế và Bệnh viện
trong toàn quốc, tuy nhiên khi thực hiện đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập
như:
Qui trình xây dựng và báo cáo kế hoạch đấu thầu mất nhiều thời gian
gây ảnh hưởng quá trình cung ứng của bệnh viện [16].

25
Về cấp phát thuốc thực hiện theo thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10
tháng 6 năm 2011: Hướng dẫn sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế có gường
bệnh và thông tư 22/2011/TT-BYT: Qui định tổ chức và hoạt động của
khoa dược bệnh viện. Đa số các bệnh viện đã thực hiện tốt các qui định về
cấp phát thuốc của hai thông tư này. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại
một số bệnh viện thực hiện nghiệp vụ kho chưa tốt để thuốc quá hạn sử
dụng. hệ thống cấp phát chưa khoa học, mất nhiều thời gian, tốn nhân lực,
đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống kho chưa đáp ứng với yêu cầu bảo quản,
cấp phát.
Hoạt động của HĐT và ĐT tại các bệnh viện, các thông tin về dược
lâm sàng, thông tin về thuốc và các hoạt động về ADR là những nội dung
góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
và hiệu quả. Tuy nhiên sau nhiều năm được thành lập, nhìn chung các HĐT
và ĐT ở các bệnh viện chưa phát huy được hết vai trò của mình.Có quá
nhiều tên thuốc gây lúng túng cho bác sĩ khi kê đơn, gây khó khăn cho cả
người bán và người mua thuốc. Bên cạnh đó còn một số bác sĩ có " thói
quen" kê đơn thuốc biệt dược đắt tiền [10].
Nguyên nhân của những tình trạng trên là:

 Hệ thống văn bản pháp quy chưa hoàn thiện, còn nhiều thiếu sót, sơ
hở và chưa thống nhất, một số văn bản đang trong tình trạng thử nghiệm.
 Sự quản lý nhà nước và các cấp lãnh đạo chưa đồng bộ, còn lơ là
thiếu sót, trình độ một số cán bộ còn yếu kém. Một số bộ phận nhỏ các cán
bộ bị suy thoái, chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe người dân.
 Nguyên nhân khách quan: Nền kinh tế kém phát triển, đặc biệt nền
công nghiệp còn lạc hậu, cuộc sống vật chất thiếu thốn.
Tóm lại, trước những thực trạng này, các bệnh viện cần phải nỗ lực
hơn nữa trong việc thắt chặc quản lý để đạt mục tiêu cung ứng thuốc đầy
đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, kinh tế và hiệu quả.

×