Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7HỌC KÌ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.8 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN
LỚP 7-HỌC KÌ 2
1) Trẻ em Việt Nam có:
a) Quyền:
• Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ
em được Nhà nước và xã hội bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh
dự
• Quyền được chăm sóc: Trẻ em được nuôi dạy, chăm sóc để phát triển, được
bảo vệ sức khỏe; được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc
của các thành viên trong gia đình. Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước
và xã hội hỗ trợ trong việc điều trị, phục hồi chức năng
• Quyền được giáo dục: Trẻ em có quyền được nuôi dạy, được dạy dỗ. Trẻ em
có quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động thể thao và văn hóa
b) Bổn phận với gia đình và xã hội:
• Yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ
nghĩa
• Tôn trọng pháp luật và tôn trọng tài sản của người khác
• Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn
• Chăm chỉ học tập và hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập
• Không đánh bài, uống rượu, hút thuốc và sử dụng các chất kích thích có hại
cho sức khỏe
2) Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội (ăn cắp tài
sản), em sẽ nhất quyết không nghe theo và báo với cha mẹ, thầy cô, các cơ quan
chức năng. Mục đích của việc làm ấy là:
- Thể hiện bổn phẩn của trẻ em: Tôn trọng pháp luật và tôn trọng tài sản của
người khác
- Thể hiện quyền mình được hưởng: quyền được bảo vệ
3) Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người,
có ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
Những điều kiện ấy hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (sông, suối, rừng, đồi núi,…)
hoặc do con người tạo ra (đường sá, cầu cống, công trình thủy lợi, rác bụi, khí


thải,…)
Môi trường có ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và
thiên nhiên
Một số việc làm gây ô nhiễm môi trường:
- Xả rác bừa bãi
- Bẻ cành cây
- Nhà máy xả chất thải, khí độc chưa qua xử lí
- Lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu
- Sử dụng phân bón chưa ủ kĩ
- Phá rừng làm nương rẫy
4) Những biện pháp bảo vệ môi trường:
- Tắt bớt đèn khi không cần thiết
- Không bẻ cành cây
- Trồng thêm cây xanh
- Không xả rác bừa bãi
- Tuyên truyền với mọi người xung quanh không xả rác bừa bãi
- Không sử dụng phân khi chưa ủ kĩ
- Không lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu
- Nuôi cá vàng diệt bọ gậy
5) Ta phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa vì: Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc,
nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các vị tổ tiên trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trong các
lĩnh vực. Các di sản văn hóa cần được bảo vệ và phát huy để đóng góp vào sự
nghiệp xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp
phần đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới
6) Những việc làm của mọi người xung quanh mà em cho là
• Bảo vệ di sản văn hóa:
- Phát hiện cổ vật, nộp cho cơ quan có trách nhiệm
- Giúp đỡ các cơ quan chức năng sưu tầm cổ vật
- Trùng tu lại các di tích lịch sử đã bị hỏng hóc

• Phá hoại di sản văn hóa:
- Chỉ cho bọn buôn lậu chỗ có cổ vật
- Đào bới trái phép địa điểm thuộc khu vực khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn
chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh
- Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
7) Quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo có nghĩa là: công dân có quyền theo hoặc
không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay
tôn giáo có quyền bỏ không theo nữa hay bỏ để theo một tin ngưỡng, tôn giáo
khác mà không ai được cưỡng bức, cản trở
Để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, chúng
ta cần:
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ,
nhà thờ,…
- Không gây bài xích, gây mất đoàn kết giữa những người không có tín
ngưỡng, tôn giáo va những người có tín ngưỡng, tôn giáo, những người có
tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau
8) Nhà nước ta đổi tên thành Nhà nước CHXHCN Việt Nam vào năm 1976. Sở dĩ
lại đổi tên như vậy là vì sau khi đánh đuổi Đế quốc Mĩ, giải phóng hoàn toàn
miền Nam vào năm 1975, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, bước vào thời kì quá
độ. Nhà nước ta là nhà nước “của dân, do dân và vì dân” và vì nhà nước ta được
thành lập là do cuộc cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì
lợi ích của nhân dân
9) Bộ máy nhà nước ta gồm những loại cơ quan:
- Cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các
cấp
- Cơ quan hành chính: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân các cấp, các Tòa
án quân sự
- Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
các cấp, các Viện kiểm sát quân sự

10) Theo em công dân có quyền giám sát, góp ý vào hành động của các cơ quan
đại biểu do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp
luật của nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ cán bộ nhà nước thi
hành công vụ
11) Nhiệm vụ và quyền hạn của:
a) Quốc hội:
- Làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật
- Quyết định những chính sách đội nội và đối ngoại của đất nước
- Quyết định những nguyên tắc cơ bản về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà
nước và hoạt động của nhân dân
b) Chính phủ:
- Bảo đảm việc tôn trọng và thi hành hiến pháp, pháp luật của nhà nước; phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc
- Thống nhất việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước
- Bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân
12) Một số việc mà gia đình em đã làm đối với cơ quan hành chính ở xã (phường,
thị trấn):
- Đăng kí kết hôn
- Xin cấp lại giấy khai sinh
- Sao chép giấy khai sinh
- Đăng kí hộ khẩu
- Xác nhận lí lịch

×