Môn học: GIÁO DỤC HỌC
I. YÊU CẦU MÔN HỌC:
1. Về kiến thức:
- Trang bị cho giáo sinh hệ thống tri thức giáo dục học mầm non: mục tiêu, nội
dung, nguyên tắc, phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục nhằm phát
triển trẻ từ 0 – 6 tuổi.
2. Về kĩ năng:
- Giúp giáo sinh hình thành những kĩ năng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên nhà
trẻ - mẫu giáo, biết nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ một cách khoa học.
3. Về giáo dục tư tưởng, tình cảm:
- Giúp giáo sinh xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên nhà
trẻ - mẫu giáo và những phẩm chất cần thiết của người giáo viên nhà trẻ - mẫu giáo, từ đó
giáo dục cho giáo sinh động cơ, ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân để trở thành những
giáo viên nhà trẻ - mẫu giáo tốt.
II. PHÂN PHỐI THỜI GIAN:
Tên học phần
Số học
trình
Cụ thể
Lý
thuyết
Thực
hành
Thi
học
phần
HỌC PHẦN I
Những vấn đề chung của giáo dục học
2HT
30 tiết
15 15
HỌC PHẦN II
Các mặt giáo dục cho trẻ em
2HT
30 tiết
18 12 01
HỌC PHẦN III
Các hoạt động giáo dục trong nhà trẻ (dưới 36 tháng)
2HT
30 tiết
15 15
HỌC PHẦN IV
Tổ chức hoạt động vui chơi trong trường Mẫu giáo
(3-6 tuổi)
3HT
45 tiết
22 23
HỌC PHẦN V
Tổ chức hoạt động học tập, lao động, ngày lễ, ngày
hội, đi dạo, chế độ sinh hoạt
2HT
30 tiết
15 15
HỌC PHẦN VI
Công tác quản lý lãnh đạo nhà trẻ và trường mẫu
giáo
1HT
15 tiết
07 08
Tổng cộng: 180 92 88
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
Học phần I:(30 tiết)
Những vấn đề chung của giáo dục học
Chương 1: Nhập môn giáo dục học (08 tiết, 4:4)
I. Khái niệm cơ bản của giáo dục học
- Giáo dục (theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp)
- Dạy học
II. Bản chất và chức năng của giáo dục
- Chức năng kinh tế
- Chức năng chính trị xã hội
- Chức năng tư tưởng văn hóa
II. Đối tượng giáo dục học và cấu trúc của quá trình giáo dục
- Qúa trình giáo dục là đối tượng của giáo dục học
- Cấu trúc của quá trình giáo dục
IV. Mối liên hệ của giáo dục học với các khoa học khác
- Với sinh lí học trẻ em
- Với tâm lý học trẻ em
- Với các khoa học nghiên cứu về con người
V. Phương pháp nghiên cứu khoa học, giáo dục
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp quan sát trò chuyện
- Phương pháp quan sát nghiên cứu sản phẩm cuả trẻ
- Phương pháp quan sát phân tích và tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp quan sát thực nghiệm sư phạm
Chương 2: Giáo dục và sự phát triển của trẻ em 5 tiết (3:2)
I. Sự phát triển của trẻ em, trẻ em là một thực thể đang phát triển
II. Tác động của giáo dục đối với sự phát triển của trẻ em
- Giáo dục định hướng cho sự phát triển (xác định mục tiêu của giáo dục)
- Giáo dục lựa chọn nội dung nền văn hóa cho trẻ cho trẻ em lĩnh hội
- Giáo dục lựa chọn phương pháp tác động đến trẻ em có hiệu quả và tổ chức hình thức
hoạt động cho trẻ.
Chương 3: Hệ thống giáo dục quốc dân 17 tiết (8:9)
I. Mục đích giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân
- Mục đích giáo dục
- Hệ thống giáo dục quốc dân (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên
nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên)
II. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân
- Những quan điểm cơ bản của giáo dục mầm non (GDMN)
- Mục tiêu GDMN (mục tiêu chung và mục tiêu cho từng độ tuổi)
- Các nguyên tắc xây dựng chương trình GDMN
- Người GV nhà trẻ - mẫu giáo (vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu)
Thực hành (07 tiêt)
Thảo luận về quan điểm cơ bản của GDMN và yêu cầu đối với người GVMN
Học phần II : 30 tiết (18:12)
Chương 4. Giáo dục thể chất 07 tiết (4:3)
I. Ý nghĩa và nhiệm vụ của giáo dục thể chất
- Thế nào là giáo dục thể chất? Ý nghĩa của nó.
- Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mầm non (bảo vệ, tăng cường sức khỏe,
phát triển và rèn luyện cơ thể, hình thành kĩ năng vận động và các tố chất thể lực, giáo
dục những hành vi văn hóa – vệ sinh)
II. Giáo dục thể chất cho trẻ từ 0-36 tháng tuổi
- Nội dung
- Phương pháp, tổ chức, phương tiện
Thực hành:
- Tìm hiểu và nhận xét việc giáo dục thể chất cho trẻ dưới 3 tuổi ở nhà trẻ (kiến tập)
- Tìm hiểu và nhận xét việc giáo dục thể chất cho trẻ từ 3-6 tuổi (kiến tập)
- Thực hiện một số kĩ năng giáo dục thể chất cho trẻ
Chương 5: Giáo dục trí tuệ: 7 tiết (4:3)
I. Ý nghĩa và nhiệm vụ của giáo dục trí tuệ
- Thế nào là giáo dục trí tuệ? Ý nghĩa của nó?
- Nhiệm vụ của giáo dục trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mầm non
II. Giáo dục trí tuệ cho trẻ dưới 3 tuổi
- Nội dung
- Phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện
III.Giáo dục trí tuệ cho trẻ từ 3-6 tuổi
- Nội dung
- Phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện
Thực hành
- Tìm hiểu và nhận xét việc giáo dục trí tuệ cho trẻ dưới 3 tuổi ở nhà trẻ
- Tìm hiểu và nhận xét việc giáo dục trí tuệ cho trẻ từ 3 -6 tuổi ở trường mẫu giáo
- Thực hiện một số kỹ năng giáo dục trí tuệ cho trẻ
Chương 6 : Giáo dục đạo đức cho trẻ 7 tiết (4:3)
I. Ý nghĩa và nhiệm vụ giáo dục đạo đức
- Thế nào là giáo dục đạo đức cho trẻ? Ý nghĩa của nó?
- Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi mầm non
II. Giáo dục đạo đức cho trẻ từ 3- 6 tuổi
- Nội dung (lòng nhân ái, lòng yêu ông bà, cha mẹ, anh chị, ý chí, hành vi văn minh)
- Phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện
Thực hành
- Tìm hiểu và nhận xét việc giáo dục đạo đức cho trẻ dưới 3tuổi ở nhà trẻ
- Tìm hiểu và nhận xét việc giáo dục đạo đức cho trẻ từ 3-6 tuổi ử trường mẫu giáo
-Thực hiện một số kỹ năng giáo dục đạo đức cho trẻ
Chương 7: Giáo dục thẩm mĩ 7 tiêt (4:3)
- Thế nào là giáo dục thẩm mĩ? Ý nghĩa của nó?
- Phương pháp, hình thức tổ chức , phương tiện
III. Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ từ 3-6 tuổi
- Nội dung (tri giác thẩm mĩ,tình cảm thẩm mĩ, khả năng hoạt động nghệ thuật, làm ra cái
đẹp)
-Phương pháp (quan sát, giái thích,trò chuyện, chỉ dẫn làm mẫu, khuyến khích, đánh giá)
- Phương tiện (cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống, trong nghệ thuật)
Thực hành
- Tìm hiểu và nhận xét việc giaó dục thẩm mỹ cho trẻ dưới 3 tuổi ở nhà trẻ
- Tìm hiểu và nhận xét việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ từ 3-6 tuổi ở trường mẫu giáo
- Rèn luyện một số kĩ năng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ
Chương 8: Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ( 2 tiết)
I. Ý nghĩa
II. Nội dung chuẩn bị
- Chuẩn bị tâm thế vào lớp 1
- Chuẩn bị về mặt trí tuệ
- Chuẩn bị về tình cảm, ý chí
- Chuẩn bị về hành vi văn hóa, vệ sinh
III. Những điều cần chú ý trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
- Tránh dạy trước chương trình lớp 1
- Tránh gò ép trẻ vào những hình thức tổ chức không phù hợp với trẻ mẫu giáo
- Tận dụng hình thức vui chơi, múa hát, đọc thơ, kể chuyện, tạo hình, thể thao để chuẩn
bị cho trẻ vào lớp 1.
Học phần III. (30 tiết)
Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trẻ
Chương 9: Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhóm trẻ từ 6 -15 tháng 15 tiết (8:7)
I. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ
II. Tổ chức hoạt động giao tiếp cho trẻ em
- Nựng trẻ, nói chuyện với trẻ
- Ru trẻ, hát cho trẻ nghe
- Kết hợp nuôi và dạy trẻ
III. Tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật
- Cùng hoạt động với người lớn
- Dạy trẻ tập chơi với đồ chơi một mình
Thực hành
- Nựng trẻ và nói chuyện với trẻ, ru và hát cho trẻ nghe
- Tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật
Chương 10: Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhóm trẻ từ 18-36 tháng 15 tiết (7:8)
I. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ
- Tổ chức hoạt động giao tiếp cho trẻ
- Tổ chức cho trẻ giao tiếp với người lớn
- Tổ chức cho trẻ giao tiếp với nhau
- Ru và hát cho trẻ nghe
II. Tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ
- Tổ chức các hành động công cụ (sử dụng một số vật quen thuộc: bát , thìa )
- Tổ chức các hành động thiết lập các mối tương quan (lắp ráp, chồng tháp, xâu hột )
III. Tổ chức cho trẻ một số trò chơi đơn giản.
Thực hành:
- Tìm hiểu và nhận xét việc tổ chức cho trẻ giao tiếp trong nhà trẻ.
- Tìm hiểu và nhận xét việc tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật trong nhà trẻ.
- Thực hiện một số kỹ năng giao tiếp với trẻ và tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật.
Học phần IV: 45 tiết (22:23)
Tổ chức hoạt động vui chơi trong trường mẫu giáo.
Chương 11: Tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề 10 tiết (5: 5)
- Trò chơi đóng vai theo chủ đề là gì?
- Bản chất của trò chơi đóng vai theo chủ đề.
- Vị trí trung tâm của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu
giáo.
II. Phương pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề.
- Phương pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo nói chung.
- Tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo bé.
- Tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ
- Tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ trong nhóm không cùng độ tuổi .
Thực hành:
- Tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo bé.
- Tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
- Tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ trong nhóm không cùng độ tuổi .
Chương 12: Tổ chức trò chơi xây dựng 8 tiết (4:4))
I. Trò chơi xây dựng và ý nghĩa của nó.
- Trò chơi xây dựng là gì?
- Ý nghĩa của tò chơi xây dựng.
II. Phương pháp tổ chức trò chơi xây dựng.
- Tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ mẫu giáo bé.
- Tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
- Tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ trong nhóm không cùng độ tuổi.
Thực hành:
- Tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ mẫu giáo bé.
- Tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
- Tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ trong nhóm cùng một độ tuổi.
Chương 13: Trò chơi học tập 10 tiết (5:5)
I. Trò chơi học tập và ý nghĩa của nó.
- Trò chơi học tập là gì? Các loại trò chơi học tập.
- Ý nghĩa của trò chơi học tập
II. Phương pháp tổ chức trò chơi học tập
- Tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo bé.
- Tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
- Tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo lớn.
Thực hành:
- Tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo bé
- Tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
- Tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo lớn.
Chương 14: Trò chơi vận động 8 tiết (4:4)
I. Trò chơi vận động và ý nghĩa của nó.
- Trò chơi vận động là gì? Các loại trò chơi vận động.
- Ý nghĩa của trò chơi vận động
II. Phương pháp tổ chức trò chơi vận động
- Phương pháp hướng dẫn chung.
- Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo bé.
- Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
- Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo lớn.
Thực hành:
- Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo bé.
- Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
- Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo lớn.
Chương 15: Cách tổ chức hướng dẫn một buổi chơi 9 tiết (4:5)
I. Xây dựng kế hoạch một buổi chơi
- Nội dung chơi, các loại trò chơi.
- Phương tiện chơi, đồ chơi.
- Địa điểm chơi.
- Hướng dẫn các nhóm chơi.
II. Tổ chức cho trẻ chơi ở các thời điểm khác nhau trong ngày
- Chơi trong giờ đón trẻ
- Chơi khi chuyển tiết học
- Chơi trong buổi sáng
- Chơi trong buổi chiều.
- Chơi trong giờ trả trẻ.
Thực hành: Lập kế hoạch các buổi chơi
- Chơi trong giờ đón trẻ
- Chơi khi chuyển tiết học
- Chơi trong buổi sáng
- Chơi trong buổi chiều.
- Chơi trong giờ trả trẻ.
Học phần V: 30 tiết (15:15)
Tổ chức các hoạt động khác trong trường mẫu giáo.
Chương 16: Tổ chức hoạt động học tập (dạng sơ khai) 14 tiết (7:7)
I. Đặc điểm hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo
- Nội dung học tập: Tri thức đời sống và tri thức tiền khoa học.
- Phương pháp: Trẻ tự hoạt động để tiếp thu tri thức, dung biện pháp trò chơi là chủ yếu.
- Hình thức: Tổ chức trong tiết học và ngoài tiết học.
Thực hành:
- Tổ chức một tiết học cho trẻ mẫu giáo.
Phân tích sự khác biệt đối với tiết học ở trường phổ thông
- Tổ chức dạy trẻ ngoài tiết học.
Chương 17: Tổ chức hoạt động lao động 4 tiết (2;2)
I. Ý nghĩa của lao động
II. Các hình thức lao động sơ đẳng.
- Lao động tự phục vụ
- Lao động phục vụ sinh hoạt chung.
- Lao động chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên.
III. Tổ chức lao động cho trẻ.
- Tổ chức lao động cho trẻ mẫu giáo bé.
- Tổ chức lao động cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
- Tổ chức lao động cho trẻ mẫu giáo lớn.
Thực hành:
- Hướng dẫn trẻ lao động tự phục vụ.
- Tổ chức lao động phục vụ sinh hoạt chung.
- Tổ chức lao động chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên.
Chương 18: Tổ chức ngày lễ, ngày hội 4 tiết (2; 2)
I. Ý nghĩa của việc tổ chức ngày lễ ngày hội trong trường mầm non.
II. Nội dung và phương pháp tổ chức ngày lễ ngày hội.
Thực hành:
Tổ chức một ngày hội, ngày lễ.
Chương 19: Tổ chức cho trẻ đi dạo đi thăm quan. 4 tiết (2:2)
I. Ý nghĩa của việc tổ chức cho trẻ đi dạo đi thăm quan.
II. Nội dung và phương pháp tổ chức cho trẻ đi dạo đi thăm quan.
Thực hành:
- Tổ chức cho trẻ một buổi đi dạo đi thăm quan.
Chương 20: Tổ chức chế độ sinh hoạt hằng ngày 4 tiết (2:2)
I. Ý nghĩa của việc tổ chức chế độ sinh hoạt hằng ngày
II. Nội dung tổ chức chế độ sinh hoạt hằng ngày.
III. Cách thức thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày ở các độ tuổi khác nhau.
Thực hành:
Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ trong một ngày.
Chú ý: - Lấy 6 tiết để thực hành ở học phần VI.
Học phần VI. (15 tiết)
Công tác quản lý nhà trẻ và trường mẫu giáo.
Chương 21: Công tác quản lý lãnh đạo nhà trẻ - mẫu giáo. 8 tiết (4:4)
I. Nhiệm vụ của trường mầm non.
II. Các hoạt động sư phạm của trường mầm non.
III. Mối liên hệ giữa trường mầm non với các tổ chức xã hội.
IV. Mối liên hệ giữa trường mầm non với gia đình.
V. Vai trò nhiệm vụ và yêu cầu của người cán bộ quản lý trường mầm non.
VI. Vai trò, nhiệm vụ của nhóm trưởng.
Thực hành: Tìm hiểu công tác quản lý của hiệu trưởng và nhóm trưởng.
Chương 22: Trang thiết bị cho nhà trẻ và trường mẫu giáo. 7 tiết (3:4)
I. Tầm quan trọng của cơ sở vật chất với việc thực hiện chương trình giáo dục.
II. Những thiết bị, đồ dung để chăm sóc, giáo dục trẻ và cách sử dụng.
III. Các loại sổ sách cần thiết.
Thực hành:
Tìm hiểu trang thiết bị, đồ dùng, sổ sách ở trường mẫu giáo.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên). Tâm lý học trẻ em trước tuổi học – NXB GD, Hà Nội
1988.
2. Nguyễn Khắc Viện – Nguyễn Thị Nhất – Tuổi mầm non – Tâm lý giáo dục – NXB TP.
Hồ Chí Minh – 1990.
3. Nguyễn Ánh Tuyết – Giáo dục trẻ mẫu giáo trong nhóm bạn bè – NXB GD Hà Nội,
1987.
4. Bài tập thực hành Tâm lý học – Giáo dục học - Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên).
5. Giáo dục học mẫu giáo – Tập thể tác giả
NXB GD Hà Nội 1989 – Tập 1 và 2.
6. A. L. Xeerrokina. Giaó dục học mẫu giáo. NXB GD, Hà Nội 1973.
7. A. P. Ilxova – Dạy học trong vườn trẻ. NXB GD, Hà Nội 1973.
8. B. Spock. Nuôi dạy con như thế nào. NXB Phụ nữ, 1982.
9. B. Spock. Con cái và bố mẹ ngày nay. NXB Đà Nẵng, 1989.
10. Nguyễn Ánh Tuyết – Nguyễn Hoàng Yên. Những điều cần biết về sự phát triển trẻ
thơ. NXB Sự Thật. 1992.
11. Chương trình chỉnh lý, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 0-3 tuổi. Viện nghiên cứu trẻ em
trước tuổi học.
12. Chương trình giáo dục mẫu giáo 3-6 tuổi. Viện nghiên cứu trẻ em trước tuổi học.
13. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước CHXHCN Việt Nam.
14. Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.