Trường THPT Trần Bình Trọng
Tổ: Văn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN (2013-2014)
HỌC KÌ II - KHỐI 10
A. KIẾN THỨC:
I . TIẾNG VIỆT
1. Những yêu cầu sử dụng Tiếng việt
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
3. Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối.
*Yêu cầu:
- Nắm lại khái niệm: Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Các đặc trưng của phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Phát hiện và sửa lỗi sai trong một số ví dụ.
- Tìm và phân tích tác dụng của các phép tu từ: Phép điệp và phép đối trong các
câu thơ, đoạn trích, văn bản.
- Làm bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập.
II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC. Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đã học để:
*Hiểu, cảm nhận và phân tích đặc sắc nội dung, nghệ thuật của các đoạn trích đã
học trong HK II:
1. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
2. Trao duyên
3. Chí khí anh hùng.
B. HÌNH THỨC RA ĐỀ: Tự luận
C. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Gồm 3 câu: 2 câu Tiếng việt và 1 câu Làm văn
D. CÁC DẠNG ĐỀ THAM KHẢO:
I. Tiếng việt:
1. Phát hiện và sửa lỗi sai trong một số ví dụ:
a. Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
b. Với nghệ thuật so sánh của tác giả đã làm nổi bất sự hi sinh to lớn của những
người mẹ Việt Nam.
c. Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.
d. Những tiết mục văn nghệ của lớp B rất hấp thụ.
e. Mời Bác vào chơi, xơi nước với nhà em.
g. Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.
h. Nếu chúng ta không chăm sóc kịp thời, lúa sẽ giảm công suất.
i. Bình minh, ngày 03-01, lúc 05h15, tại căn nhà A khu phố B xảy ra một vụ hoả
hoạn nghiêm trọng.
k. Ai bảo chăn châu là khổ.
l. Qua tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tố cáo chế độ phong kiến thối nát.
2. Tìm và phân tích tác dụng của các phép tu từ: Phép điệp và đối trong các câu thơ,
đoạn trích, văn bản:
a. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
(Chinh phụ ngâm)
b. Khúc sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.
(Ca dao)
c. Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
(Hồ Chí Minh)
d. Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến Non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
(Chinh phụ ngâm)
e. Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
g. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu)
h. Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
(Vội vàng – Xuân Diệu)
i. Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao
Mặt tơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Phân tích tâm trạng người chinh phụ trong đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người
chinh phụ" (Trích Chinh phụ ngâm- bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm)
2. Phân tích 8 câu thơ đầu trong "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" (Trích Chinh
phụ ngâm- bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm)
3. Phân tích đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
4. Cảm nhận của em về 18 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện
Kiều- Nguyễn Du)
5. Cảm nhận của em về đoạn trích "Chí khí anh hùng" (Trích Truyện Kiều- Nguyễn
Du)
6. Phân tích nhân vật Từ Hải trong "Chí khí anh hùng" (Trích Truyện Kiều- Nguyễn
Du)
***