ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐINH TUẤN DŨNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI XÃ MINH PHÚ, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2011 – 2013”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2013 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vương Vân Huyền
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và
bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa
Quản Lý Tài Nguyên – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã cùng
với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, Em xin chân
thành cảm ơn cố giáo ThS. Vương Vân Huyền, đã tận tâm, tận lực hướng dẫn
và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp.
Từ đáy lòng em xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú, anh, chị trong UBND
xã Minh Phú – huyện Sóc Sơn đã giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình thực tập
tại cơ quan giúp em tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báo trong công việc
cũng như cuộc sống.
Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy, sự giúp đỡ của
các cán bộ trong UBND xã Minh Phú em nghĩ bài thu hoạch này của em rất
khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy,
cảm ơn các cô, chú, anh, chị đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Bài khóa luận được thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tháng. Bước đầu
đi vào thực tế, giải quyết được một số vấn đề về công tác định giá đất tại địa
phương. Tuy nhiên do trình độ lý luận, cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn
hạn chế vì thế không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn
để khóa luận và kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2014
Sinh Viên
Đình Tuấn Dũng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số và lao động của xã Minh Phú năm 2013 27
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Minh Phú năm 2013 28
Bảng 4.3: Tổng hợp các văn bản xã Minh Phú ban hành có liên quan đến quá
trình quản lý và sử dụng đất đai từ năm 2011 đến năm 2013 31
Bảng 4.4: Tổng hợp hồ sơ địa giới hành chính 32
Bảng 4.5: Kết quả điều tra đo vẽ bản đồ xã Minh Phú giai đoạn 2011- 201333
Bảng 4.6: Biến động diện tích đất đai Xã Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013 34
Bảng 4.7: Kết quả giao đất của xã Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013 35
Bảng 4.8: Kết quả cho thuê đất của xã Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013 36
Bảng 4.9: Kết quả thu hồi đất ở xã Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013 36
Bảng 4.10: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất của xã Minh Phú giai đoạn
2011 – 2013 37
Bảng 4.11: Kết quả đăng ký cấp GCNQSDĐ của xã Minh Phú giai đoạn 2011
– 2013 38
Bảng 4.12: Tổng hợp hồ sơ địa chính của xã Minh Phú 40
Bảng 4.13: Kết quả cấp GCNQSDĐ xã Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013 42
Bảng 4.14: Biến động diện tích đất năm 2013 so với năm 2011 và năm 2012
43
Bảng 4.15: Tình hình thu chi ngân sách từ đất đai của xã Minh Phú giai đoạn
2011 – 2013 45
Bảng 4.16: Kết quả việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại xã Minh Phú giai
đoạn 2011 – 2013 47
Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất
tại xã Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013 48
Bảng 4.18: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
trên địa bàn xã Minh Phú giai đoạn 2011 - 2013 50
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Cơ cấu đất đai xã Minh Phú năm 2013 30
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CP : Chính phủ
CT : Chỉ thị
CV : Công văn
GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng
NĐ : Nghị định
TB : Thông báo
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý Nhà nước về đất đai 3
2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai 3
2.1.2. Cơ sở pháp lý 6
2.2. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội
và huyện Sóc Sơn 7
2.2.1. Đối với thành phố Hà Nội 7
2.2.2. Đối với huyện Sóc Sơn 10
2.2.3. Một số hạn chế 13
2.2.4. Tóm lại 13
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
3.2. Địa điểm và thời gian thực tập 15
3.3. Nội dung nghiên cứu 15
3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 15
3.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng của xã Minh Phú 15
3.2.3. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2011 –
2013 tại xã Minh Phú theo 13 nội dung 15
3.2.4. Phân tích thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. 16
3.3. Phương pháp nghiên cứu 16
3.3.1. Nội dung điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Minh Phú 16
3.3.2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận xét 17
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 18
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 18
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 19
4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Minh
Phú 27
4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Minh Phú 28
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Minh Phú năm 2013 28
4.2.2. Cơ cấu sử dụng đất đai của xã Minh Phú năm 2013 30
4.3. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Minh
Phú giai đoạn 2011 - 2013 30
4.3.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản 30
4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính 32
4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 33
4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 34
4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi chuyển mục đích sử
dụng đất 35
4.3.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
GCNQSD đất 37
4.3.7. Thống kê, kiểm kê đất đai 43
4.3.8 Quản lý tài chính về đất đai 44
4.3.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản. 46
4.3.10. Quản lý việc giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất. 47
4.3.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 48
4.3.12. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố
cáo các vụ vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. 49
4.3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 50
4.4. Phân tích thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai 52
4.4.1. Thuận lợi. 52
4.4.2. Khó khăn 53
4.4.3. Nguyên nhân tồn tại 53
4.4.4. Giải pháp 53
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
5.1. Kết luận 55
5.2. Đề nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, xã hội, văn hóa, văn minh, quốc phòng. Trải
qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu để tạo lập và
bảo vệ vốn đất như ngày nay. Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng,
có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế, và di chuyển được theo
ý kiến chủ quan của con người. Chính vì vậy việc quản lý và sử dụng tài
nguyên quý giá này một các hợp lí không những có ý nghĩa phát triển về nền
kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát triển xã hội.
Đất đai luôn là yếu tố không thể thiếu được đối với bất cứ quốc gia nào.
Ngay từ khi con người biết đến chăn nuôi, trồng trọt thì vấn đề sử dụng đất
đai không còn đơn giản nữa bới nó phát triển song song với những tiến bộ của
nền khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị…Khi xã hội càng phát triển
thì giá đất (giá Quyền sử dụng đất) ngày càng cao và giữ được vị trí quan
trọng như Mác khẳng định: “ Lao động là cha, đất là mẹ sản sinh ra của cải
vật chất “. Do đó, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu quốc gia của mọi thời
đại nhằm nắm chắc và quản lý chặt chẽ mọi quỹ đất đai nhằm sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban
chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên và dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.s
Vương Vân Huyền, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản
lý nhà nước về đất đai tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
giai đoạn 2011 – 2013”.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Minh
Phú, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2013 theo 13 nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai của Luật Đất đai 2003.
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý và sử
dụng đất đai của xã Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013.
- Tìm ra những nguyên nhân và đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt
công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong thời gian tới.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Minh
Phú giai đoạn 2011 – 2013 sẽ tiến hành đánh giá những thành tựu và hạn chế
để tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
Nhà nước về đất đai trong thời gian tới.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa học tập: Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm
quen với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngoài thực tế.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý Nhà nước về đất
đai của xã Minh Phú, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý
Nhà nước về đất đai được tốt hơn.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý Nhà nước về đất đai
2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai
* Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai:
Là quá trình nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của đất đai
nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng, từng địa
phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp. Để thống nhất về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trong cả
nước từ Trung ương đến cơ sở thành một hệ thống quản lý đồng bộ, thống
nhất, tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng đất không đúng mục đích, bỏ
hoang hoá gây lãng phí.
* Chức năng của quản lý Nhà nước về đất đai:
Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao
gồm: quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân
phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có. Nghiên cứu về quan hệ đất đai ta
thấy có các quyền năng của sở hữu Nhà nước về đất đai như: quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Nhà nước không trực tiếp thực hiện các
quyền năng này mà thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những
quy định và theo sự giám sát của Nhà nước. Hoạt động trên thực tế của các cơ
quan Nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai
được thể hiện bằng 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (quy định tại
khoản 2 Điều 6 - Luật Đất đai 2003)
[4]
, tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản sau:
Thứ nhất: Nhà nước phải nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước
phải biết rõ các thông tin về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của
việc quản lý và sử dụng đất đai.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số và lao động của xã Minh Phú năm 2013 27
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Minh Phú năm 2013 28
Bảng 4.3: Tổng hợp các văn bản xã Minh Phú ban hành có liên quan đến quá
trình quản lý và sử dụng đất đai từ năm 2011 đến năm 2013 31
Bảng 4.4: Tổng hợp hồ sơ địa giới hành chính 32
Bảng 4.5: Kết quả điều tra đo vẽ bản đồ xã Minh Phú giai đoạn 2011- 201333
Bảng 4.6: Biến động diện tích đất đai Xã Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013 34
Bảng 4.7: Kết quả giao đất của xã Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013 35
Bảng 4.8: Kết quả cho thuê đất của xã Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013 36
Bảng 4.9: Kết quả thu hồi đất ở xã Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013 36
Bảng 4.10: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất của xã Minh Phú giai đoạn
2011 – 2013 37
Bảng 4.11: Kết quả đăng ký cấp GCNQSDĐ của xã Minh Phú giai đoạn 2011
– 2013 38
Bảng 4.12: Tổng hợp hồ sơ địa chính của xã Minh Phú 40
Bảng 4.13: Kết quả cấp GCNQSDĐ xã Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013 42
Bảng 4.14: Biến động diện tích đất năm 2013 so với năm 2011 và năm 2012
43
Bảng 4.15: Tình hình thu chi ngân sách từ đất đai của xã Minh Phú giai đoạn
2011 – 2013 45
Bảng 4.16: Kết quả việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại xã Minh Phú giai
đoạn 2011 – 2013 47
Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất
tại xã Minh Phú giai đoạn 2011 – 2013 48
Bảng 4.18: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
trên địa bàn xã Minh Phú giai đoạn 2011 - 2013 50
5
- Công cụ tài chính: Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của
các chủ thể kinh tế.
[6]
Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp hoạt động của các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà
nước đối với đất đai; đó là hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân
phối và phân phối lại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm
tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất
đai. Luật Đất đai 2003 công tác quản lý Nhà nước về đất đai gồm 13 nội
dung cụ thể như sau :
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Thống kê, kiểm kê đất đai.
8. Quản lý tài chính về đất đai.
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản.
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
6
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
* Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai:
- Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử
dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người dân.
- Tiết kiệm và hiệu quả.
[6]
2.1.2. Cơ sở pháp lý
* Nghị định, thông tư và một số văn bản pháp quy của Nhà nước liên
quan đến công tác quản ly Nhà nước về đất đai
Luật Đất đai 2003 ngày 26/11/2003 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2003.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành Luật Đất đai 2003.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về phương
pháp xác định đất và khung giá các loại đất.
Nghị định 144/CP ngày 05/09/1994 quy định chi tiết thi hành luật thuế
chuyển quyền sử dụng đất.
Quyết định số 08/2006 QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ trưởng Bộ
TN&MT ban hành quy định về cấp GCNQSD đất.
Luật kinh doanh bất động sản 2006.
Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về thu tiền sử dụng đất.
7
Nghị đinh số 84/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ bổ sung
về cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện QSD đất, trình tự, thủ tục, bồi
dưỡng, tái đinh cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/02/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi
hành Luật Đất đai.
Chỉ thị số 11/2007/CT-TTg ngày 18/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc triển khai thi hành Luật kinh doanh bất động sản.
Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ TN&MT về
hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
Ngày 01/11/2004 của Bộ TNMT về hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định 181/CP.
Thông tư liên tịch số 90/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/01/2005 về
hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa
vụ tài chính.
Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 25/05/2006 của Bộ TN&MT hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004
của Chính phủ về việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
2.2. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà
Nội và huyện Sóc Sơn
2.2.1. Đối với thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội là thành phố trực thuộc TW, thành phố Hà Nội là
trung tâm của miền Bắc. Thành phố Hà Nội nằm bên bờ sông Hồng. Diện tích
thành phố là 3,345 km
2
, gồm 29 đơn vị quận, huyện, thị xã. Trong đó có 18
huyện và 10 quận và 1 thị xã. Trong những năm qua tình hình quản lý sử
dụng đất đai của thành phố diễn ra như sau:
8
* Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
UBND thành phố Hà Nội thường xuyên ban hành các văn bản, chỉ đạo
các quận, huyện, thị xã và các cơ quan chuyên môn thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ quản lý đất đai theo quy định của ngành Tài nguyên và Môi
trường kịp thời, có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
* Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
Thực hiện Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất
đai liên quan đến địa giới hành chính (ĐGHC) thành phố, quận, huyện, thị xã,
phường, xã trên địa bàn thành phố Hà nội. Từ khi nghiệm thu đưa vào sử
dụng bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp của thành phố Hà Nội đến nay không
có sự tranh chấp về địa giới hành chính.
* Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Khảo sát, đánh giá phân hạng đất là việc làm rất quan trọng, việc phân
hạng đất của huyện Sóc Sơn được thực hiện từ nhiều năm trước. Huyện Sóc
Sơn đã thực hiện nhiều hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá phân hạng đất
đai làm cơ sở để xây dựng bản đồ địa chính. Tài liệu đo đạc cũng được cấp có
thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu và sử dụng làm căn cứ giao đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân. Thành phố Hà Nội đã thực hiện xong công tác tổng kiểm kê đất đai năm
2010 và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020.
* Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Huyện Sóc Sơn cũng như các quận, thị xã trong thành phố đã được
UBND thành phố Hà Nội quan tâm đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất hàng năm, coi đó là cơ sở cho việc thu hồi đất, giao đất, bồi thường giải
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Cơ cấu đất đai xã Minh Phú năm 2013 30
10
Các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chủ yếu ở các
hành vi như: sử dụng đất không đúng mục đích, huỷ hoại đất, lấn chiếm đất
công, thực hiện chuyển quyền không đúng thủ tục hành chính và hành vi gây
cản trở việc thu hồi đất của Nhà nước.
* Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Hoạt động dịch vụ công về đất đai là những hoạt động dịch vụ của cơ
quan Nhà nước để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong xã hội về
lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất là cơ quan đăng ký dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện
đăng ký sử dụng đất và biến động sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và
giúp cơ quan Tài nguyên và Môi trường trong thủ tục hành chính về quản lý,
sử dụng đất. Quản lý dịch vụ công về đất đai bao gồm:
- Quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
- Quản lý các hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
- Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai thuộc các lĩnh vực: tư vấn về
giá đất, tư vấn về lập QH-KHSD đất.[3]
2.2.2. Đối với huyện Sóc Sơn
Sóc Sơn là một huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội, diện tích tự
nhiên là 314 km
2
, gồm 26 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 25 xã.
Trong những năm qua tình hình quản lý đất đai của huyện diễn ra như sau:
UBND huyện Sóc Sơn thường xuyên ban hành các văn bản, chỉ đạo các
xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ
quản lý đất đai theo quy định của ngành Tài nguyên và Môi trường kịp thời,
có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
* Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
Thực hiện Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất
11
đai liên quan đến địa giới hành chính (ĐGHC) tỉnh, huyện, xã trên địa bàn
Tỉnh Thái Nguyên. Từ khi nghiệm thu đưa vào sử dụng bộ hồ sơ, bản đồ
ĐGHC các cấp của Huyện Sóc Sơn đến nay không có sự tranh chấp về địa
giới hành chính.
* Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Khảo sát, đánh giá phân hạng đất là việc làm rất quan trọng, việc phân hạng
đất của huyện Sóc Sơn được thực hiện từ nhiều năm trước. Huyện Sóc Sơn đã
thực hiện nhiều hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá phân hạng đất đai làm
cơ sở để xây dựng bản đồ địa chính. Tài liệu đo đạc cũng được cấp có thẩm
quyền kiểm tra, nghiệm thu và sử dụng làm căn cứ giao đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
* Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Huyện cũng như các quận, huyện khác trong Thành phố đã được UBND
thành phố quan tâm đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm,
coi đó là cơ sở cho việc thu hồi đất, giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng
xây dựng các công trình, dự án phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội. Việc
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong những năm qua trên địa bàn
huyện Sóc Sơn đã đạt được một số kết quả nhất định. Quá trình thực hiện đều
dựa trên quan điểm khai thác, sử dụng triệt để quỹ đất, đảm bảo hợp lý và
hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Theo thống kê, giai đoạn 2011 - 2020, huyện Sóc Sơn sẽ chuyển mục
đích sử dụng 1458,07 ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp
* Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
UBND huyện Sóc Sơn căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
12
đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; nhu cầu sử dụng đất thể
hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Công tác thu hồi đất đã được tổ chức triển khai thực hiện theo đúng Luật
Đất đai 2003 và các văn bản chính sách hiện hành.
* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất luôn được chú trọng,
* Thống kê, kiểm kê đất đai
Huyện Sóc Sơn đã hoàn thành công tác tổng kiểm kê đất đai năm 2011 theo
đúng kế hoạch, đã chính thức đưa các số liệu, tài liệu bản đồ vào sử dụng.
* Quản lý tài chính về đất đai
Trong những năm qua nguồn thu từ đất đai của huyện Sóc Sơn cũng đóng
góp đáng kể vào ngân sách của huyện và là một nguồn thu quan trọng cho sự
phát triển kinh tế xã hội của huyện.
* Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Hàng năm Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND
huyện Sóc Sơn thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra phát hiện những vụ vi
phạm và ngăn chặn, giải quyết kịp thời.
Các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chủ yếu ở các
hành vi như: sử dụng đất không đúng mục đích, huỷ hoại đất, lấn chiếm đất
công, thực hiện chuyển quyền không đúng thủ tục hành chính và hành vi gây
cản trở việc thu hồi đất của Nhà nước.
* Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Hoạt động dịch vụ công về đất đai là những hoạt động dịch vụ của cơ
quan Nhà nước để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong xã hội về
lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký quyền sử
13
dụng đất là cơ quan đăng ký dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện
đăng ký sử dụng đất và biến động sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và
giúp cơ quan Tài nguyên và Môi trường trong thủ tục hành chính về quản lý,
sử dụng đất. Quản lý dịch vụ công về đất đai bao gồm:
- Quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
- Quản lý các hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
- Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai thuộc các lĩnh vực: tư vấn về
giá đất, tư vấn về lập QH-KHSD đất.
2.2.3. Một số hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua, công tác quản
lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn vẫn còn tồn tại một số hạn
chế cần khắc phục:
+ Do ý thức của một bộ phận người dân còn chưa cao nên vẫn còn tình
trạng vi phạm pháp luật về đất đai như lấn chiếm đất công, tự ý chuyển mục
đích sử dụng đất…
+ Việc lập và quản lý hồ sơ địa chính thủ công trên giấy nên không tránh
khỏi những sai sót, khó khăn trong công tác cập nhật, chỉnh lý, lưu trữ.
+ Trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính xã còn yếu dẫn đến công tác
quản lý và thực hiện Luật đất đai còn hạn chế và chưa đạt hiệu quả cao.
2.2.4. Tóm lại
* Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam hiện nay còn rất
nhiều vấn đề cần quan tâm:
Việt Nam là một quốc gia đất chật, người đông. Sự gia tăng dân số, quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ gây ra nhiều áp lực đến tài
nguyên đất; tình trạng thoái hóa đất diễn ra phổ biến từ đồng bằng đến trung
du, miền núi; biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi …
đang đặt ra nhiều thách thức.
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CP : Chính phủ
CT : Chỉ thị
CV : Công văn
GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng
NĐ : Nghị định
TB : Thông báo
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
15
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Minh
Phú, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013
- Phạm vi: Đề tài được nghiên cứu trong 13 nội dung quản lý Nhà nước
về đất đai quy định trong Luật Đất đai 2003.
3.2. Địa điểm và thời gian thực tập
- Địa điểm: UBND xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Thời gian: từ tháng 26/05/2014 đến tháng 15/08/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, điều kiện khí hậu
thuỷ văn, tài nguyên đất.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Thực trạng đời sống kinh tế, thực trạng phát
triển cơ sở hạ tầng, y tế giáo dục, văn hóa xã hội, dân số vào lao động.
- Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
3.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng của xã Minh Phú
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2013.
- Cơ cấu đất đai của xã Minh Phú.
3.2.3. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2011 –
2013 tại xã Minh Phú theo 13 nội dung
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
+ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập và quản lý bản đồ hành chính.
16
+ Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch.
+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồ đất chuyển mục đích sử
dụng đất.
+ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Công tác thống kế, kiểm kê đất đai.
+ Quản lý tài chính về đất đai.
+ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản.
+ Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và sử lý vi phạm về đất đai.
+ Giải quyết tránh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm
trong quản lý và sử dụng đất đai.
+ Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất.
3.2.4. Phân tích thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
- Thuận lợi, khó khăn.
- Tồn tại.
- Đề xuất giải pháp
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Minh Phú
- Thực hiện trên cơ sở, thu thập, đánh giá, phân tích những tài liệu thứ
cấp được thu thập từ các cơ quan hữu quan ở địa phương (UBND xã Minh
Phú, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội).
17
3.3.2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận xét
- Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh
- Có sự hỗ trợ của phần mầm máy tính Microsoft office…