BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
Lê Xuân Trường
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ
BẢO HIỂM Y TẾ CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2012
Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I
Hà Nội - 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
Lê Xuân Trường
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ
BẢO HIỂM Y TẾ CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2012
Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 7320
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà
Nơi thực hiện: Bảo hiểm xã hội Tỉnh Quảng Ninh
Trường Đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: Từ 01/2012 - 12/2012
Hà Nội - 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình các
thầy cô hướng dẫn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
PGS.TS NGUYỄN THỊ SONG HÀ –Trưởng phòng sau đại học,
Giảng viên Bộ môn Quản lý và kinh tế dược – Trường Đại học Dược
Hà Nội.
Tôi xin cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội
Phòng Sau đại học
Các thầy cô Bộ môn Quả
n lý và kinh tế dược.
Đã giảng dạy và cho tôi cơ hội được học tập nâng cao trình độ
chuyên môn thiết thực phục vụ trong quá trình công tác.
Xin cảm ơn Ban giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng
Ninh, phòng Giám định BHYT – BHXH tỉnh Quảng Ninh, cùng toàn thể
cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan BHXH tỉnh đã tạo điều kiện,
nhiệt tình giúp đỡ tôi có số liệu để hoàn thành tốt đề tài.
Cảm ơn gia đình và các b
ạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt thời gian học tập.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả mọi người!
Quảng Ninh, ngày 30 tháng 8 năm 2013
Học viên
Lê Xuân Trường
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lý thuyết liên quan đến BHYT 3
1.1.1. Khái niệm về BHYT 3
1.1.2. Đặc điểm của BHYT 3
1.1.3. Vai trò của BHYT 5
1.1.4. Các phương thức chi trả BHYT 9
1.1.4.1. Thanh toán theo định suất 10
1.1.4.2. Thanh toán theo giá dịch vụ 13
1.1.4.3. Thanh toán theo trường hợp bệnh 15
1.2. Thực trạng BHYT trên thế giới và Việt Nam 16
1.2.1 Thực trạng của BHYT trên thế giới 16
1.2.2. Thực trạng của BHYT tại Việt Nam 17
1.3. Vài nét về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh. 22
1.3.1 Tổ chức bộ máy 22
1.3.2 Cơ cấu nhân sự 23
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng nghiên cứu 25
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 25
2.3 Nội dung nghiên cứu 25
2.4 Phương pháp nghiên cứu 25
2.4.1 Phương pháp mô tả hồi cứu. 25
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 25
2.4.4 Phương pháp phân tích, xử lý và trình bày nghiên cứu. 25
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1 Phân tích thực trạng về chi trả BHYT theo phương thức
khoán định suất và phí dịch vụ tại của BHXH tỉnh Quảng
Ninh năm 2012 27
3.1.1 Số cơ sở thực hiện khám, chữa bệnh BHYT 27
3.1.2 Cơ cấu nhóm đối tượng tham gia BHYT 28
3.1.3 Thực trạng thu, chi quỹ BHYT tại các cơ sở KCB [5]. 29
3.2 Khảo sát hoạt động giám định của cơ quan BHXH tỉnh
Quảng Ninh đối với 2 phương thức : phí dịch vụ và khoán
định suất 33
3.2.1 Các nội dung trong hoạt động giám định BHYT của cơ quan
BHXH tỉnh Quảng Ninh 33
3.2.2 Kết quả của hoạt động giám định BHYT của BHXH tỉnh
Quảng Ninh 34
3.2.2.1 Quy trình giám định tại BHYT tại cơ sở KCB. 34
3.2.2.2 Kết quả giám định BHYT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội 40
Chương 4: BÀN LUẬN 44
4.1 Về hoạt động chi trả BHYT theo phương thức khoán định
suất và phí dịch vụ 44
4.1.1 Những thành tựu đã đạt được của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh
Quảng Ninh. 44
4.1.1.1 Số cơ sở y tế thực hiện khám chữa bệnh BHYT 44
4.1.1.2 Số người, số đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế 44
4.1.1.3 Về cân đối thu, chi quỹ KCB BHYT. 45
4.1.1.3 Phương thức thanh toán 45
4.1.2 Những tồn tại trong hoạt động chi trả KCB BHYT 46
4.1.2.1 Diện bao phủ Bảo hiểm y tế còn hẹp 46
4.1.2.2 Phương thức thanh toán chi phí KCB Bảo hiểm y tế 47
4.2 Về hoạt động giám định BHYT theo 2 phương thức khoán
định suất và phí dịch vụ 48
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CSKCB : Cơ sở khám chữa bệnh
DVKT : Dịch vụ kỹ thuật
KCB : Khám chữa bệnh
VTYT : Vật tư y tế
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân nhóm đối tượng tham gia BHYT 11
Bảng 1.2 Cơ cấu nhân sự của cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ninh 23
Bảng 3.3 Số cơ sở thực hiện khám, chữa bệnh BHYT 27
Bảng 3.4 Cơ cấu nhóm đối tượng tham gia BHYT 28
Bảng 3.5 Thực trạng thu, chi quỹ BHYT tại các cơ sở KCB 29
Bảng 3.6 Thực trạng vượt trần, vượt quỹ tại các cơ sở KCBtheo phân
tuyến chuyên môn kỹ thuật 31
Bảng 3.7 Số lượt khám chữa bệnh được kiểm tra thủ tục hành chính. 34
Bảng 3.8 Số trường hợp phát hiện thu hồi thẻ BHYT trong năm 2012 35
Bảng 3.9 Số cơ sở được BHXH giám định danh mục và giá dịch vụ kỹ
thuật, thuốc và vật tư y tế 36
Bảng 3.10 Số loại thuốc áp giá sai quy định tại các cơ sở KCB năm 2012 37
Bảng 3.11 Số tiền xuất toán chi phí KCB BHYT trong năm 2012 38
Bảng 3.12 Số sự kiện t
ổ chức tuyên truyền luật BHYT tại các cơ sở năm 2012. 39
Bảng 3.13 Số cơ sở BHXH tỉnh Quảng Ninh trực tiếp thẩm định và ký hợp
đồng KCB BHYT. 40
Bảng 3.14 Kết quả thẩm định và ký hợp đồng KCB BHYT năm 2012 41
Bảng 3.15 kết quả giám định hồ sơ thanh toán trực tiếp năm 2012 42
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ninh 22
Hình 2.2 Sơ đồ nội dung nghiên cứu 26
Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ các cơ sở theo phân tuyến thực hiện phương thức
thanh toán theo phí dịch vụ và khoán định suất. 27
Hình 3.4 Tỷ lệ cơ cấu nhóm đối tượng tham gia BHYT 28
Hình 3.5 Tỷ lệ vượt quỹ vượt trần theo phương thức phí dịch vụ và khoán
định suất 30
Hình 3.6 Bi
ểu đồ thực trạng vượt trần, vượt quỹ tại các cở sở KCB theo
tuyến chuyên môn kỹ thuật 31
Hình 3.7 Sơ đồ các nội dung trong hoạt động giám định BHYT của cơ
quan BHXH tỉnh Quảng Ninh. 33
Hình 3.8 Biểu đồ số lượt KCB được kiểm tra thủ tục hành chính. 34
Hình 3.9 Tỷ lệ thẻ BHYT bị thu hồi đối với cơ sở thực hiện khoán định
suất và phí dịch vụ. 35
Hình 3.10 Tỷ lệ các cơ sở KCB được BHXH giám định danh mục và giá
DVKT, thuốc và vật tư y tế. 36
Hình 3.11 Số lượng các loại thuốc áp giá sai quy định đối với các cơ sở
thực hiện khoán định suất và phí dịch vụ. 37
Hình 3.12 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ số tiền xuất toán chi phí KCB BHYT đối
với 2 phương thức phí dịch vụ và khoán định suất 38
Hình 3.13 Tỷ lệ số cơ sở
BHXH tỉnh trực tiếp ký hợp đồng KCB 40
Hình 3.14 Biểu đồ kết quả giám định thanh toán trực tiếp năm 2012 42
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo hiểm y tế là một chính sách quan trọng trong hệ thống các chính
sách an sinh xã hội của nước ta, vì vậy luôn được Đảng, Nhà nước quan
tâm, được triển khai sâu rộng trên phạm vi cả nước. Với mức đóng không
cao nhưng khi không may mắc bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo, phải
chi phí lớn, người tham gia BHYT sẽ được khám, chữa bệnh (KCB) chu
đáo, không phân biệt giàu nghèo. Tuy nhiên, lộ trình BHYT toàn dân vào
năm 2014 đang gặp không ít khó khăn khi tỷ lệ ngườ
i tham gia BHYT mới
chỉ đạt 54%. Thống kê của BHXH tỉnh cho thấy, đa phần người tham gia
BHYT thuộc diện đối tượng chính sách; cán bộ hưu trí; công chức, viên
chức; người lao động tại các doanh nghiệp; học sinh, sinh viên; người
nghèo; trẻ em dưới 6 tuổi. Riêng các hộ gia đình, lao động làm nghề tự do,
buôn bán nhỏ, làm nghề nông… tham gia BHYT tự nguyện không nhiều,
trong khi đây là đối tượng chiếm số đông ở cộng đồng và cần
được vận
động tham gia.
Chính sách BHYT là lý tưởng với mọi bệnh nhân, nhưng trên thực tế
lại không đủ sức thu hút các đối tượng tham gia do người tham gia BHYT
chưa hiểu hết được giá trị của tấm thẻ BHYT. Do tình trạng quá tải ở bệnh
viện các tuyến, các thủ tục KCB còn nhiều vướng mắc khiến người dân
chưa mấy mặn mà với BHYT. Hơn thế, mức đóng BHYT hiện nay hơi cao
so vớ
i nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhưng không thuộc
diện nghèo để được cấp thẻ BHYT. Việc chi trả BHYT gặp khá nhiều khó
khăn và vướng mắc.
Dù có nhiều ưu việt, nhưng đến thời điểm này, BHYT vẫn chưa
được một số bộ phận nhân dân hưởng ứng do nhận thức của người dân về
vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chính sách BHYT chưa đầy đủ, tính chia
sẻ cộng đồng còn hạn chế, tỷ lệ nhân dân tham gia BHYT chưa cao và
nhiều doanh nghiệp, tổ chức chưa nghiêm túc thực hiện chính sách BHYT
cho người lao động, tình trạng nợ đóng BHYT ngày càng tăng. Bên cạnh
2
đó, chất lượng KCB ở một số cơ sở y tế, nhất là cơ sở KCB ban đầu chưa
đáp ứng nhu cầu, chưa tạo được lòng tin trong nhân dân dẫn đến tình trạng
vượt tuyến, khiến chi phí thanh toán đa tuyến tăng cao. Trong khi đó, công
tác tuyên truyền về các chính sách BHYT còn chưa thực sự được đẩy mạnh
và sâu rộng đến người dân. Nhiều người dù tham gia BHYT vẫn chưa hiểu
rõ các quyền lợ
i mình được hưởng hay nghĩa vụ mình phải thực hiện
Hiện nay BHYT đang đứng trước các sức ép nhu cầu KCB của
người dân ngày một tăng, chi phí KCB cũng tăng trong khi mức đóng tăng
chậm. Bên cạnh đó, phương thức chi trả hiện nay đang áp dụng là dựa vào
tổng chi phí điều trị, bị giới hạn bởi danh mục thuốc (do Bộ Y tế ban hành)
và danh mục kỹ thuật cao đượ
c bảo hiểm chi trả. Đối tượng phải trả “đồng
chi trả” giảm đi vì Chính phủ qui định. Bất cập lớn nhất nằm ở chỗ mức
đóng BHYT thấp (vì tính theo phần trăm lương), chi phí KCB và nhu cầu
tăng nên luôn xảy ra xung đột giữa người tham gia bảo hiểm, cơ quan bảo
hiểm và cơ sở y tế, làm ảnh hưởng tới chất lượng điều trị. Để
giải quyết
tình trạng này, đã đến lúc phải thay đổi căn bản quan niệm, phương thức
đóng, thanh toán BHYT, làm thế nào để cân đối được nguồn quỹ khám
chữa bệnh để đảm bảo tốt nhu cầu điều trị của người tham gia BHYT, vì
vậy chúng tôi đã tiến hành đề tài “ Phân tích hoạt động chi trả Bảo hiểm
y tế của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Quả
ng Ninh trong năm 2012 ”
với các mục tiêu sau :
1. Phân tích thực trạng việc chi trả Bảo hiểm y tế theo 2 phương
thức: phí dịch vụ và khoán định suất của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh
Quảng Ninh năm 2012.
2. Khảo sát hoạt động giám định chi phí khám chữa bệnh của cơ
quan BHXH tỉnh Quảng Ninh đối với 2 phương thức phí dịch vụ và khoán
định suất năm 2012.
Từ đó đư
a ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện phương thức chi trả và
giám định chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của cơ quan BHXH tỉnh
Quảng Ninh
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý thuyết liên quan đến BHYT
1.1.1. Khái niệm về BHYT
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội, bảo hiểm y tế do nhà nước tổ
chức thực hiện nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động,
người lao động, các tổ chức, cá nhân để thanh toán chi phí khám chữa bệnh
cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau.
Bản chất của bảo hiể
m y tế là sự san sẻ rủi ro, nhằm giảm nhẹ những
khó khăn cho người bệnh và gia đình họ khi bị ốm đau, bệnh tật mà vẫn
đảm bảo được yêu cầu chữa trị tốt nhất không làm ảnh hưởng đến kinh tế
của gia đình họ; góp phần chăm sóc sức khoẻ cho dân cư [8].
Bảo hiểm y tế không phải là toàn bộ hoạt động y tế mà chỉ là lĩ
nh
vực liên quan trực tiếp đến việc chữa trị bệnh cho người tham gia bảo hiểm
y tế khi có phát sinh về bệnh tật trong khuôn khổ quy định của cơ quan bảo
hiểm y tế.
Về hình thức thì bảo hiểm y tế có hai hình thức chủ yếu đó là bảo
hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện.
1.1.2. Đặc điểm của BHYT .
Vi
ệc triển khai BHYT có đặc trưng rất cơ bản sau:
- Thứ nhất, đối tượng của BHYT là rộng nhất vì vậy nó cũng phức
tạp nhất, nếu thực hiện tốt nó sẽ đảm bảo được quy luật lấy số đông bù số
ít. Quy luật này đối với bảo hiểm là vô cùng quan trọng, nó quyết định tới
sự tồn tại hay không của bảo hiểm. Nếu quy luậ
t này đảm bảo sẽ là một
trong những nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của bảo hiểm nói
chung và BHYT nói riêng. Nếu không đảm bảo được quy luật này chắc
chắn bảo hiểm sẽ không hoạt động được [ 13 ].
4
- Thứ hai, BHYT là loại hình bảo hiểm mang tính nhân đạo nhất
trong số tất cả các loại hình bảo hiểm. BHYT đáp ứng yêu cầu chăm sóc
sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao đối với đại bộ phận dân cư. Với
BHYT mọi người sẽ được bình đẳng hơn, được điều trị theo bệnh, đây là
đặc trưng ưu việt thể hiện tính nhân đạo sâu sắ
c của BHYT. Tham gia
BHYT vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho xã hội. Sự đóng góp của mỗi
người chỉ là sự đóng góp phần nhỏ so với chi phí KCB khi rủi ro, ốm đau,
thậm chí sự đóng góp của cả đời người không đủ cho một lần chi phí khi
mắc bệnh hiểm nghèo. Trong trường hợp đó cộng đồng xã hội sẽ giúp đỡ
thông qua quỹ BHYT. Đóng BHYT là sự chi trả cho chính mình, khi khoẻ
thì người
ốm chi dùng, còn khi đau ốm thì được sự đóng góp của cả cộng
đồng chăm sóc. Đó là tinh thần: "mình vì mọi người, mọi người vì mình".
BHYT không nhằm mục đích kiếm lời, chỉ nhằm san sẻ rủi ro, gánh nặng
chi phí cho người bệnh, thể hiện sự đùm bọc lẫn nhau khi có khó khăn xảy
ra, thể hiện sự văn minh của nền kinh tế - xã hội [2].
- Thứ ba, việc triển khai BHYT liên quan chặ
t chẽ đến toàn bộ ngành
y tế kể cả y bác sỹ, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế hoạt động của ngành y
tế. Bởi vì người tham gia bảo hiểm đóng tiền BHYT cho cơ quan BHYT
nhưng cơ quan bảo hiểm y tế không trực tiếp đứng ra tổ chức khám chữa
bệnh cho người được bảo hiểm khi họ gặp rủi ro, ốm đau mà cơ quan
BHYT chỉ là trung gian thanh toán chi phí KCB cho người tham gia thông
qua hợp đồng khám chữa bệnh với các cơ sở y tế. Vì vậy việc triển khai
BHYT liên quan chặt chẽ đến toàn bộ ngành y tế.
- Thứ tư, BHYT góp phần cùng với các loại hình bảo hiểm con
người khác khắc phục nhanh chóng những hậu quả xảy ra đối với con
người. Vì vậy nó luôn được chính phủ các nước quan tâm.
- Thứ năm, BHYT còn góp phần nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh và đ
iều trị, nâng cấp các cơ sở y tế, từ đó làm cho chất lượng phục vụ
5
của ngành y tế không ngừng nâng cao. Trong khi nguồn ngân sách nhà
nước đầu tư cho y tế còn rất eo hẹp thì việc huy động các nguồn vốn khác
bổ sung cho chi tiêu của ngành còn triển khai rất chậm và thiếu đồng bộ.
Việc thu viện phí chỉ thu được khối lượng rất ít song lại tạo rất nhiều khe
hở cho các loại tiêu cực phát triển, dẫn đến một thực tế là trong khi bệnh
nhân phải tăng phí tổn khám chữ
a bệnh, đầu tư của ngân sách nhà nước
không hề được giảm bớt mà bệnh viện vẫn xuống cấp. Bên cạnh đó, việc
khai thác các nguồn đóng góp của dân, của các tổ chức kinh tế, nguồn viện
trợ trực tiếp chậm được thể chế hoá và chưa hoà chung vào ngân sách y tế
làm hạn chế việc phát huy các nguồn vốn quan trọng này. Do đó, khi thực
hiện BHYT sẽ tạo ra một nguồ
n kinh phí hỗ trợ cho ngành y tế nhằm góp
phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và điều trị, nâng cấp các cơ sở y
tế, làm cho chất lượng phục vụ của ngành y tế ngày càng tốt hơn, đáp ứng
được nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ hiện nay.
1.1.3. Vai trò của BHYT
Bảo hiểm y tế có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội,
nó ra đời đ
áp ứng nguyện vọng của mọi người dân, BHYT thúc đẩy sự phát
triển của y tế, tăng thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu khám chữa
bệnh và sự phát triển của ngành y tế [2].
1.1.3.1 BHYT tạo ra sự công bằng trong KCB
Với tính chất nhân đạo xã hội về lĩnh vực hoạt động của bảo hiểm y tế
(hoạt động trực tiếp liên quan đến chữa trị cho ngườ
i bệnh có tham gia bảo
hiểm y tế), BHYT không phân biệt giàu nghèo, tầng lớp, giai cấp, địa vị xã
hội mà nó tham gia vào việc chữa trị bệnh cho bất kể người dân nào có tham
gia BHYT. BHYT thực sự trở thành nhu cầu cần thiết đối với nhân dân.
Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được cơ quan BHYT thay mặt
thanh toán các chi phí khám chữa bệnh theo quy định, người nào muốn
khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng thì phải tự thanh toán cho cơ sở khám
6
chữa bệnh, sau đó đề nghị cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định.
Ngược lại những người không tham gia bảo hiểm y tế thì phải thanh toán
toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.
Mặt khác, việc quản lý chi phí khám chữa bệnh được chặt chẽ hơn
nhờ có sự quản lý, theo dõi của đại diện bảo hiểm y tế ở các bệnh viện, các
cơ sở khám chữa bệnh, tránh đượ
c các tình trạng tiêu cực của nhân viên y
tế như làm giả, làm dối, người được hưởng trợ cấp bảo hiểm y tế thì lờ đi
còn những trường hợp khác thì nhờ có sự quen biết hay bằng một hình thức
nào đó mà được ưu đãi. Hơn nữa, quyền lợi và nghĩa vụ của các cơ sở
khám chữa bệnh liên quan chặt chẽ đến hợp đồng bảo hiểm y t
ế, buộc họ
phải làm việc theo quy định trong hợp đồng.
1.1.3.2 Bảo hiểm y tế là một hoạt động giúp cho người tham gia BHYT giải
quyết được khó khăn về kinh tế khi ốm đau.
Mọi người trong xã hội ai cũng muốn có một sức khoẻ tốt. Song
không phải lúc nào cũng mạnh khoẻ mà cũng có khi bị ốm đau. Nhờ có bảo
hiểm y tế, người lao động an tâm được phầ
n nào về sức khoẻ cũng như kinh
tế, họ đã có một phần như là quỹ dự phòng của mình giành riêng cho vấn đề
chăm sóc sức khoẻ. Sự an tâm này làm cho người lao động có một tinh thần
tốt để lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho chính bản thân họ và sau
đó là cho xã hội, từ đó góp phần đẩy mạnh sự phát triển của xã hội.
Xã hội phát tri
ển thì nhu cầu của con người ngày càng cao. Cuộc
sống khi đã được cải thiện và nâng cao, vấn đề sức khoẻ sẽ được mọi thành
viên của xã hội cũng như các quốc gia quan tâm, đẩy mạnh sự phát triển y
tế tạo điều kiện cho BHYT phát triển nhanh và hoàn thiện. Khi bảo hiểm y
tế càng hoàn thiện thì nó sẽ bộc lộ được tính ưu việt của nó làm cho nhu
cầu bảo hiểm y tế c
ủa người dân càng cao. Khi xảy ra ốm đau cuộc sống sẽ
gặp nhiều khó khăn vì vậy tham gia bảo hiểm y tế sẽ giúp người bệnh giải
quyết được một phần khó khăn đó do chi phí khám chữa bệnh đã được cơ
7
quan bảo hiểm y tế thay mặt thanh toán với các cơ sở KCB. Vì vậy sẽ giúp
cho họ nhanh chóng khắc phục hậu quả và kịp thời ổn định cuộc sống, tạo
cho họ một niềm lạc quan trong cuộc sống. Bảo hiểm y tế và vấn đề chăm
sóc sức khoẻ luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
1.1.3.3 Bảo hiểm y tế làm tăng chất lượng trong khám chữa b
ệnh và quản
lý y tế.
Sự đóng góp của số đông sẽ làm tăng quỹ về y tế dẫn đến:
- Trang thiết bị về y tế có điều kiện trang bị hiện đại hơn, có kinh phí
để sản xuất ra các loại thuốc quý, hiếm và nghiên cứu sản xuất các loại
thuốc chữa trị các bệnh hiểm nghèo.
- Cơ sở khám chữa bệnh sẽ được xây dự
ng thêm, xây dựng lại một
cách có hệ thống và hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc KCB
của người dân.
- Đội ngũ cán bộ y tế sẽ được đào tạo tốt hơn, các y bác sỹ ở các
bệnh viện có thể có điều kiện để nâng cao tay nghề, tri thức, tích luỹ kinh
nghiệm, có trách nhiệm với công việc hơn dẫn đến sự quản lý dễ
dàng và
chặt chẽ hơn trong việc khám chữa bệnh.
Chất lượng y tế tăng có một tác dụng rất lớn trong nền kinh tế xã hội:
đẩy lùi sự ốm đau, bệnh tật, sức khoẻ con người tăng lên, nguồn nhân lực
dồi dào sẽ tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Con người mạnh khỏe, không
ốm đau bệnh tật sẽ thể hiện một xã hội vă
n minh hơn.
1.1.3.4 Bảo hiểm y tế góp phần làm giảm chi tiêu ngân sách của Nhà nước
vào y tế.
Xã hội phát triển đòi hỏi sự phát triển của y tế, tất nhiên Nhà nước sẽ
phải đầu tư thêm kinh phí cho ngành y tế. Nhưng ngân sách cấp có hạn,
không đáp ứng được nhu cầu xã hội và nhà nước cũng không thể bỏ ngân
sách ra để trang trải viện phí cho nhân dân được. Bảo hiểm y tế thu hút sự
đóng góp của mọi thành viên trong xã h
ội để xây dựng quỹ BHYT, từ đó
8
có điều kiện xây dựng hệ thống y tế và tương trợ người bệnh, giảm sự chi
tiêu ngân sách Nhà nước.
Trong mấy năm qua, chi ngân sách cho y tế có được sự ưu tiên
nhưng cũng chỉ đạt 30% nhu cầu (trung bình mỗi người chỉ xấp xỉ 1,5
USD/ năm). Hiện nay kinh phí cho y tế được cấu thành chủ yếu từ bốn
nguồn [ 6 ]:
- Từ ngân sách Nhà nước
- Từ quỹ BHYT
- Thu một ph
ần viện phí và dịch vụ y tế
- Bổ sung qua tiếp nhận hay viện trợ
Thời gian qua, hoạt động bảo hiểm y tế đã góp phần vào kinh phí y
tế không phải là nhỏ. Theo đà phát triển của bảo hiểm y tế, dự báo tới đây
kinh phí đầu tư cho ngành y, cho khám chữa bệnh sẽ chuyển dần sang quỹ
bảo hiểm y tế.
Ở các nước công nghiệp phát triển, nguồn đầu tư cho y t
ế chủ yếu là
qua bảo hiểm y tế. ở Pháp tỉ lệ đó là 97 %, ngân sách Nhà nước chỉ cấp 3%.
Bảo hiểm y tế đã huy động sự đóng góp của dân cư tạo ra một nguồn
quỹ tương đối lớn, có khả năng chi trả cao. Dựa trên nguyên tắc lấy số
đông bù số ít, bảo hiểm y tế đã cứu sống được nhiều người bệnh bằng
nguồn quỹ do chính họ đóng góp mà không phụ thuộc vào sự bao cấp của
Nhà nước. Ngoài ra, hàng năm các tổ chức bảo hiểm y tế phải đóng góp
một khoản tiền nhất định vào ngân sách Nhà nước theo quy định. Trong
giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta phải huy động ngân sách vào nhiều lĩnh
vực khác nhau thì sự hỗ trợ của bảo hiểm y tế lại càng có ý nghĩa thiết thực,
nhất là đối vớ
i ngành y tế.
1.1.3.5 BHYT ra đời còn góp phần đề phòng và hạn chế những căn bệnh
hiểm nghèo theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Nhờ có dịch vụ khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế đã kiểm tra sức khoẻ
9
từ đó phát hiện kịp thời những căn bệnh hiểm nghèo và có phương pháp
chữa trị phù hợp tránh được những hậu quả xấu. Nếu không tham gia bảo
hiểm y tế, tâm lý người dân thường sợ tốn kém khi đi bệnh viện do đó mà
coi thường hoặc bỏ qua những căn bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Trên đây là một số vai trò chính của bảo hiểm y tế, kh
ẳng định sự ra
đời của bảo hiểm y tế là đúng đắn và hết sức cần thiết với sự tiến bộ và
phát triển của xã hội.
1.1.4. Các phương thức chi trả BHYT
Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương thức chi trả khác nhau, mỗi
phương thức chi trả đều có ưu nhược điểm và có sự khác nhau về chất
lượng của các dịch vụ y t
ế được cung cấp, khả năng kiểm soát chi phí y tế,
trách nhiệm của các bên tham gia và chi phí quản lí. Không có mô hình,
phương thức chi trả nào là hoàn hảo.
Trong Bảo hiểm y tế, ngoài quỹ Bảo hiểm và người tham gia bảo
hiểm, còn có đối tượng thứ ba là nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ y tế
như Bệnh viện, bác sỹ, y tá, công nghiệp dược phẩm …. Việc chi trả của
qũy bảo hiểm phụ thuộc vào hai yế
u tố- chất lượng của sản phẩm, dịch vụ y
tế và giá của chúng- các yếu tố này phụ thuộc vào hệ thống y tế được sử
dụng. Mặt khác phương thức chi trả phải đảm bảo cho nhân viên y tế có
mức thu nhập xứng đáng, để khuyến khích họ nâng cao ý thức trách nhiệm,
ngăn chặn họ chuyển sang các công việc có lương cao hơn, đồng thời ngăn
chặ
n các tiêu cực xẩy ra… Hơn nữa phương thức chi trả cũng phải kiểm
soát được sự lãng phí và việc cung cấp các dịch vụ không thực sự cần thiết.
Việc lựa chọn phương thức chi trả nào tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của
từng nước trên cơ sở các điều kiện về hạ tầng y tế ,văn hoá, xã hội…một số
nước nh
ư Đức, Anh áp dụng đồng nhiều phương thức chi trả khác nhau.
10
Chi phí y tế được quyết định bởi số lượng thuốc được kê đơn, dịch vụ
y tế được sử dụng và giá cả của chúng. Cả hai nhân tổ trên đều bị ảnh
hưởng bởi phương thức được chọn để thanh toán cho người cung cấp dịch
vụ. Trên thực tế có nhiều phương thức chi trả khác nhau được sử dụng đơn
lẻ hoặc kết h
ợp với nhau. Tuỳ điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước khác
nhau có thể chọn cho mình PTTT phù hợp. Có thể kể đến ở đây là:
1.1.4.1. Thanh toán theo định suất
Thanh toán theo định suất là thanh toán theo định mức chi phí khám
bệnh, chữa bệnh và mức đóng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế được đăng ký
tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một khoảng th
ời gian
nhất định.
Nguyên tắc thanh toán
- Thanh toán theo định suất là thanh toán theo định mức chi phí
khám bệnh, chữa bệnh bình quân tính trên mỗi thẻ BHYT theo các nhóm
đối tượng trong thời gian đăng ký tại cơ sở y tế.
- Tổng quỹ định suất được thanh toán là số tiền tính theo số thẻ
BHYT đăng ký và suất phí đã được xác định.
- Khi thực hiện thanh toán theo định suất, cơ sở y tế được chủ động
sử dụ
ng nguồn kinh phí đã được xác định hàng năm. Cơ sở y tế có trách
nhiệm cung cấp các dịch vụ y tế cho người bệnh có thẻ BHYT và không
được thu thêm bất kỳ một khoản chi phí nào trong phạm vi quyền lợi của
người bệnh có thẻ BHYT. Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giám sát, đảm
bảo quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT.
Xác định quỹ định suất:
a. Quỹ định suất giao cho cơ
sở y tế là tổng quỹ định suất của 6 nhóm
đối tượng quy định như sau :
11
Bảng 1.1 : Phân nhóm đối tượng tham gia BHYT
Nhóm
Đối tượng tham gia BHYT theo Điều 1
TTLT số 9/BYT-BTC ngày 14/8/2009
Mã đối tượng
Nhóm 1 Đối tượng quy định tại các khoản: 1, 2,
8, 12
DN, HX, CH, NN,
TK, HC, XK, CA,
TN, HD
Nhóm 2 Đối tượng quy định tại các khoản: 3, 4,
5, 6, 7, 9, 10, 11, 13, 15, 16, 18, 25
HT, BT, MS, XB,
XN, CC, CK, CB,
KC, TC, HG, TQ,
TA, TY, NO, TB
Nhóm 3 Đối tượng quy định tại các khoản: 14, 20 HN, CN
Nhóm 4 Đối tượng quy định tại các khoản: 17 TE
Nhóm 5 Đối tượng quy định tại các khoản: 19, 21 LS, HS
Nhóm 6 Đối tượng quy định tại các khoản: 22,
23, 24
GD, TL, XV
b) Quỹ định suất của từng nhóm đối tượng được xác định như sau:
Quỹ định
suất của
nhóm đối
tượng
=
Tổng chi phí khám bệnh, chữa
bệnh BHYT của nhóm đối tượng
năm trước trên địa bàn tỉnh
Tổng số thẻ BHYT của nhóm đối
tượng trong toàn tỉnh năm trước
x
Tổng số thẻ
BHYT của
nhóm đối
tượng đă
ng
ký năm nay
x k
- Tổng chi phí khám bệnh, chữa bệnh của từng nhóm đối tượng năm
trước trên địa bàn tỉnh bao gồm: chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở
đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, chi phí khám bệnh, chữa bệnh tuyến
khác và chi phí thanh toán trực tiếp của nhóm đối tượng đó (trừ các khoản
chi phí quy định tại điểm c khoản này).
12
- k: hệ số điều chỉnh do biến động về chi phí khám bệnh, chữa bệnh
và các yếu tố liên quan khác của năm sau so với năm trước.
c) Chi phí vận chuyển, chi phí chạy thận nhân tạo, ghép bộ phận cơ
thể người, phẫu thuật tim, điều trị bệnh ung thư, bệnh hemophilia và phần
chi phí cùng chi trả của người bệnh không tính vào tổng quỹ định suất.
d) Tổng quỹ
định suất giao cho các cơ sở y tế thực hiện định suất
trong tỉnh không vượt quá tổng quỹ khám, chữa bệnh của các cơ sở này.
Trường hợp đặc biệt thì Bảo hiểm xã hội tỉnh báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt
Nam để xem xét, điều chỉnh nhưng suất phí điều chỉnh không vượt quá
mức chi bình quân chung theo nhóm đối tượng trên phạm vi cả nước do
Bảo hiể
m xã hội Việt Nam xác định và thông báo hàng năm.
đ) Hệ số k tạm thời áp dụng là 1,10. Liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính xem
xét, điều chỉnh hệ số k cho phù hợp trong trường hợp có biến động liên
quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh và phạm vi quyền lợi BHYT.
Trong trường hợp đặc biệt, Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo liên Bộ để
xem xét, giải quyết.
Theo dõi, điều chỉnh quỹ định suấ
t
Định kỳ hàng quý, Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thông báo cho
cơ sở y tế số thẻ BHYT và tổng quỹ định suất được sử dụng khi có sự
thay đổi.
Sử dụng quỹ định suất
* Quỹ định suất được sử dụng để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa
bệnh theo chế độ BHYT cho người có thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa
bệnh tại cơ sở đ
ó, kể cả chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế xã, tại
các cơ sở y tế khác và thanh toán trực tiếp theo quy định. Bảo hiểm xã hội
có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ sở y tế những khoản chi phí phát
sinh tại các cơ sở y tế khác.
13
* Trường hợp quỹ định suất có kết dư thì cơ sở y tế được sử dụng
như nguồn thu của đơn vị sự nghiệp nhưng tối đa không quá 20% quỹ định
suất; phần còn lại tính vào quỹ khám bệnh, chữa bệnh năm sau của đơn vị.
Nếu quỹ định suất bao gồm cả chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã
thì
đơn vị được giao ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh tại các Trạm y tế
xã có trách nhiệm trích một phần kết dư cho các Trạm y tế xã theo số thẻ
đăng ký tại Trạm y tế xã.
* Trường hợp quỹ định suất thiếu hụt:
- Do nguyên nhân khách quan như tăng tần suất khám bệnh, chữa
bệnh, áp dụng kỹ thuật mới có chi phí lớn thì Bảo hiểm xã hội xem xét và
thanh toán tối thiểu 60% chi phí v
ượt quỹ;
- Do nguyên nhân bất khả kháng như dịch bệnh bùng phát, tỷ lệ
người mắc bệnh nặng, chi phí lớn quá cao so với dự kiến ban đầu thì Bảo
hiểm xã hội tỉnh thống nhất với Sở Y tế xem xét, thanh toán bổ sung cho cơ
sở y tế.
Trường hợp quỹ khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh không đủ để bổ
sung thì báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, giải quyế
t.
1.1.4.2. Thanh toán theo giá dịch vụ
Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên chi phí của
thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng
cho người bệnh.
Các trường hợp áp dụng
- Cơ sở y tế chưa áp dụng phương thức thanh toán theo định suất;
- Người bệnh có thẻ BHYT không đăng ký khám bệnh, chữa bệnh
ban đầu tại cơ sở y t
ế đó;
- Một số bệnh, nhóm bệnh hay các dịch vụ không tính vào quỹ
định suất của cơ sở y tế áp dụng phương thức thanh toán theo định suất
theo quy định.
14
Cơ sở thanh toán
Chi phí các dịch vụ kỹ thuật y tế được tính theo bảng giá dịch vụ kỹ
thuật của cơ sở y tế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
của pháp luật về thu viện phí; chi phí về thuốc, hóa chất, vật tư y tế được
tính theo giá mua vào của cơ sở y tế; chi phí về máu, chế phẩm máu được
thanh toán theo giá quy định của Bộ Y tế.
Xác
định quỹ khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở y tế đăng ký khám
bệnh, chữa bệnh ban đầu.
a) Đối với cơ sở y tế thực hiện khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và
nội trú được sử dụng 90% quỹ khám bệnh, chữa bệnh tính trên tổng số thẻ
đăng ký tại cơ sở y tế để:
- Chi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế;
- Chi khám b
ệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khác đối với trường hợp
người bệnh được chuyển tuyến, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu
cầu riêng và chi phí vận chuyển nếu có.
10% quỹ khám bệnh, chữa bệnh còn lại để điều chỉnh, bổ sung theo
quy định.
b) Đối với cơ sở y tế chỉ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú
được s
ử dụng 45% quỹ khám bệnh, chữa bệnh tính trên tổng số thẻ đăng ký
tại cơ sở để:
- Chi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở y tế;
- Chi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và khám bệnh, chữa bệnh
ngoại trú theo yêu cầu riêng tại các cơ sở y tế khác.
5% quỹ khám bệnh, chữa bệnh để điều chỉnh, bổ sung cho cơ sở theo
quy định. 50% quỹ
khám bệnh, chữa bệnh còn lại, Bảo hiểm xã hội dùng để
thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh nội trú.
c) Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán chi phí khám bệnh,
chữa bệnh của người có thẻ BHYT tại các cơ sở y tế khác và trừ vào nguồn
15
kinh phí được sử dụng của cơ sở y tế nơi người có thẻ BHYT đăng ký
khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.
Các trường hợp điều chỉnh
Trường hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh vượt quá tổng quỹ khám
bệnh, chữa bệnh được sử dụng thì Bảo hiểm xã hội điều chỉnh như sau:
- Điều chỉnh, bổ sung từ 10% quỹ
khám bệnh, chữa bệnh còn lại đối
với cơ sở thực hiện khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và nội trú;
- Điều chỉnh, bổ sung từ 5% quỹ khám bệnh, chữa bệnh còn lại đối
với cơ sở chỉ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú.
- Trường hợp đã điều chỉnh, bổ sung mà vẫn thiếu, Bảo hiểm xã hội
tỉnh có trách nhiệm xem xét, đánh giá để thanh toán bổ sung trong phạm vi
quỹ khám bệnh, chữa bệnh tại địa phương. Nếu quỹ của địa phương không
đủ để điều tiết thì báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, giải quyết.
1.1.4.3. Thanh toán theo trường hợp bệnh
-Thanh toán theo trường hợp bệnh hay nhóm bệnh là hình thức thanh
toán trọn gói để bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh cho trường hợp bệnh đã
được chẩn đoán xác định.
- Cơ sở phân loại, xác định chẩn đoán cho từng trường hợp bệnh hay
nhóm bệnh thực hiện theo quy định của Bộ Y tế về thống kê, phân loại
bệnh tật.
- Chi phí trọn gói của từng trường hợp bệnh hay nhóm bệnh dựa trên
quy định của pháp luật về thu viện phí hiện hành.
- Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện thí điể
m thanh toán theo trường hợp
bệnh hay nhóm bệnh.
Ngoài ra trên thế giới và Việt Nam còn một số phương thức chi trả
khác như phương thức chi trả theo giá ngày giường, cùng chi trả… Tuy
nhiên trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi xin không được đề cập trong đề
tài này.
16
1.2. Thực trạng BHYT trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Thực trạng của BHYT trên thế giới
a) Chính sách bảo hiểm y tế ở Đức.
Đức là nước đầu tiên ban hành luật bảo hiểm y tế vào năm 1883.
áp dụng bắt buộc với các đối tượng sau: Công nhân, cán bộ công chức
nhà nước, người hưởng trợ cấp thất nghiệp, nông dân, nghệ sĩ, phóng
viên báo chí, người lao động làm nghề thủ công, sinh viên có 14 h
ọc kỳ,
người hưu trí.
Mức đóng bảo hiểm y tế ở Đức là 13,2% lương, chính phủ cho triển
khai bảo hiểm y tế với phương thức “cùng chi trả” cho người có thẻ bảo
hiểm y tế khi sử dụng dịch vụ y tế. Người có thẻ bảo hiểm y tế chỉ phải chi
trả 10% giá trị đơn thuốc được cấp, còn khi điều trị nội trú trong b
ệnh viện,
người bệnh chỉ phải chi trả 11 DM mỗi ngày, còn lại bảo hiểm y tế thanh
toán [ 8 ], [10 ].
b) Chính sách bảo hiểm y tế ở Pháp.
Pháp là một trong nhiều nước phát triển ở Châu Âu đã thực hiện
bảo hiểm y tế toàn dân. Hệ thống bảo hiểm y tế ở Pháp bắt đầu hình thành
từ năm 1928, lúc đó chỉ thực hiện bảo hiểm y tế cho người lao động trong
các ngành công nghiệp và th
ương mại, chỉ đến năm 1945 mới bắt đầu
hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân, quá trình này kéo dài trên 30 năm. Năm
1961 bắt đầu thực hiện bảo hiểm y tế cho nông dân, năm 1966 đến
năm1970 áp dụng cho người lao động tự do và năm 1978 áp dụng cho mọi
đối tượng còn lại
Hệ thống bảo hiểm y tế của Pháp được xem là một trong những hệ
thống bảo hiểm y t
ế tốt nhất trên thế giới với tỷ lệ tham gia BHYT đạt
trên 95%. Nguồn thu BHYT ở Pháp chiếm trên 90% kinh phí Y tế hàng
17
năm, ngân sách Y tế chỉ phải gánh chịu nguồn kinh phí rất nhỏ dành cho
Y tế [9].
c) Chính sách bảo hiểm y tế ở Thái Lan
Thái Lan bắt đầu Bảo hiểm y tế bắt buộc vào cuối thập kỷ 80 cho
người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân. Đến năm 2010 công bố
chiến lược Bảo hiểm y tế toàn dân khi thu nhập bình quân đầu người vượt
qua con sè 2000 USD/người/năm. Cũng tại thời điể
m 2010, sè lao động
trong nông nghiệp còn 50% trong tổng số 36,7 triệu người trong tuổi lao
động. Thái lan đặc biệt thành công trong phương thức thanh toán chi phí
khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế theo định xuất (capitation) và đang tích cực
triển khai phương thức thanh toán theo chẩn đoán.
Hiện tại, Chính phủ Thái Lan đang thực hiện chương trình Bảo hiểm
y tế toàn dân (gọi tắt là chương trình 30 bath). Theo đó, trừ những người
lao động làm việc trong các doanh nghiệp đã tham gia B
ảo hiểm y tế bắt
buộc do Bảo hiểm xã hội Thái Lan quản lý (SSO) và cán bộ, công chức
cùng người ăn theo của họ do quỹ chi trả, Chính phủ Thái Lan lập một
quỹ khám chữa bệnh do Văn phòng Bảo hiểm y tế quốc gia quản lý để chi
trả chi phí khám chữa bệnh cho số dân còn lại.
1.2.2. Thực trạng của BHYT tại Việt Nam
Bảo hiểm y tế thực tế đã góp phầ
n rất lớn vào công tác chăm sóc sức
khoẻ và thực hiện công bằng xã hội trong việc khám chữa bệnh cho mọi
người dân trong xã hội. Để hiểu rõ hơn về Bảo hiểm y tế Việt nam ta xem
xét quá trình ra đời của ngành này.
Giai đoạn từ 1989- 1992: Thí điểm xây dựng quỹ BHYT
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/03/1947 tạo cơ sở pháp
lý đầu tiên cho việc tổ ch
ức thực hiện các chế độ bảo hiểm ốm đau, tai nạn