Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đã được công nhận đạt tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt GPP tại các quận nội thành hà nội giai đoạn 2010 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.44 KB, 76 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***********









TÔ HOÀI NAM



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ
THUỐC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU
CHUẨN “THỰC HÀNH NHÀ THUỐC TỐT-GPP”
TẠI CÁC QUẬN NỘI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
2010-2012


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I







HÀ NỘI 2013
LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi lời cảm ơn
chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà, Trưởng phòng Sau Đại Học,
Trường Đại học Dược Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ
bảo giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học và các
thầy giáo, cô giáo bộ bộ môn Quản lý và Kinh tế dược đã dạy dỗ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn ch
ân thành tới Ban Giám đốc, phòng Quản
lý hành nghề dược và các phòng ban khác của Sở Y tế Hà Nội – nơi tôi đang
công tác đã tạo điều kiện cho tôi được đi học và giúp đỡ tôi trong quá trình
thu thập thông tin cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn bên cạnh động
viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống và sự
nghiệp.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm
2013
Học viên



Tô Hoài Nam




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Chú giải
BN Bệnh nhân
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CSVC Cơ sở vật chất
FIP
Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (International
Pharmaceutical Federation)
GĐ Giai đoạn
GPP Thực hành tốt nhà thuốc (Good Pharmacy Practice)
HN Hà Nội
KV Khu vực
NT Nhà thuốc
NT GPP Nhà thuốc được công nhận GPP
NTTN Nhà thuốc tư nhân
NVNT Nhân viên nhà thuốc
PT PCCC Phương tiện phòng cháy chữa cháy
PYT Phòng Y tế
SL Số lượng nhà thuốc
STT Số thứ tự
SYT Sở Y tế Hà Nội
TD Theo dõi
TL Tài liệu
TL Tỷ lệ nhà thuốc/ tổng số nhà thuốc
VBQL Văn bản quản lý
WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)




ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của người dân về tầm quan
trọng của sức khỏe ngày càng tăng, nhu cầu CSSK ngày càng lớn. Đảng và
Nhà nước ta nhận thức rõ CSSK là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của
các cấp ủy Đảng chính quyền, các tổ chức, đoàn thể trong đó ngành Y Dược
giữ vai trò quan trọng. Từ sau cải cách kinh tế năm 1986, các thành phần kinh
tế tư nhân được phép kinh doanh, các cơ sở kinh doanh t
huốc tư nhân phát
triển, hệ thống bán lẻ mở rộng, số lượng nhà thuốc tư nhân ngày một tăng,
phủ khắp các địa bàn của thành phố Hà Nội, giúp cho người dân dễ dàng tiếp
cận được với các cơ sở cung ứng thuốc, đã góp phần vào việc CSSK nhân dân
tại các quận nội thành Hà Nội.
Hiện nay, toàn quốc có hơn10000 nhà thuốc, bên cạnh những đóng góp
tích cực thì hoạt động của nhà thuốc tư vẫn còn nhiều vấn đề: việc kinh doanh
thuốc không đảm bảo chất lượng [13]
, bán những thuốc phải kê đơn mà
không cần đơn [16], việc hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh chưa đầy
đủ. Trước thực trạng đó, ngày 24 tháng 01 năm 2007, Bộ Y tế chính thức ban
hành và áp dụng tiêu chuẩn GPP (Good Pharmacy Practices – Thực hành tốt
nhà thuốc) là một trong 5 nguyên tắc, tiêu chuẩn mà ngành Dược Việt N
am
đã và đang áp dụng nhằm mục đích hướng đến đảm bảo sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, hiệu quả cho người dân.
Hà Nội là trung tâm văn hóa chính trị của đất nước, trong đó, số nhà
thuốc hiện nay chiếm tỷ trọng cao 2380, đứng thứ hai trong các tỉnh thành
(sau thành phố Hồ Chí Minh). Nhận thức được vai trò là trung tâm văn hóa,
chính trị đó, ngay sau khi quyết định số 11/2007/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành các nguyên tắc, t

iêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc", Hà Nội
đã thể hiện rõ sự quyết tâm cũng như các hành động quyết liệt để thực hiện
việc hoàn thành chỉ tiêu đến 01/01/2011 tất cả các nhà thuốc đạt GPP mới

1


được hoạt động. Sau hơn ba năm triển khai, tính đến cuối năm 2010, trong
tổng số 1989 nhà thuốc tư nhân tại các quận nội thành Hà Nội đã có 1379 nhà
thuốc được công nhận GPP. Hoạt động của các nhà thuốc GPP này như thế
nào, có khác gì so với các nhà thuốc chưa đạt GPP, có tuân theo các yêu cầu
của Bộ Y tế về tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc hay không?
Để tìm hiểu vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
"PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ THUỐC ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN “THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC
– GPP” TẠI CÁC QUẬN NỘI THÀNH HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2010-
2012
Đề tài tiến hành nghi
ên cứu với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả sự phát triển của hệ thống nhà thuốc được công nhận GPP tại
các quận nội thànhHà Nội, giai đoạn 2010-2012.
2. Phân tích hoạt động của các nhà thuốc được công nhận GPP tại các
quận nội thành Hà Nội, giai đoạn 2010-2012 qua các kết quả thanh t
ra, kiểm
tra.
Từ đó rút ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động của các nhà thuốc đạt GPP tại các quận nội thành Hà Nội và nâng
cao tính khả thi trong lộ trình thực hiện GPP.











2


Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Một vài nét về “Thực hành tốt nhà thuốc” và việc áp dụng GPP tại
một số quốc gia khu vực Đông Nam Á
1.1.1. Một vài nét về “Thực hành tốt nhà thuốc”
Quá trình hình thành GPP:
Trước tình hình sức khỏe nhân loại ngày càng bị đe dọa bởi hệ quả
của vấn đề sử dụng thuốc không hợp lý, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã
triển khai một số biện pháp nhằm hỗ trợ các quốc gia trong nỗ lực của họ để
khắc phục tình trạng trên. Một trong những biện pháp quan trọng là nghiên
cứu, xây dựng và ban hành các nội dung của thực hành tốt nhà thuốc.
Dựa trên chiến lược về thuốc sửa đổi năm
1986, WHO đã tổ chức hai
cuộc họp về vai trò của người dược sĩ ở Delhi 1988 và Tokyo 1992.
- Năm 1992: Hiệp hội Dược Quốc tế (FIP) xây dựng tiêu chuẩn về
Thực hành tốt nhà thuốc (GPP).
- Năm 1993: FIP công bố hướng dẫn thực hiện GPP.
- Tháng 4/1997: Sau nhiều lần sửa, FIP cùng với WHO thống nhất nội
dung của GPP.

- Tháng 9/1997: Đại hội FIP t
hông qua chính thức nội dung GPP và
được tuyên truyền chính thức bằng ba thứ tiếng: Anh, Pháp và Tây Ban Nha.
Khái niệm về thực hành tốt nhà thuốc:
Khái niệm về thực hành tốt nhà thuốc lần đầu tiên được hình thành tại
hội nghị ở Tokyo, năm 1993, của Liên đoàn dược phẩm quốc tế (FIP) đó là:
nhà thuốc thực hành tốt là nhà thuốc không nghĩ đến lợi nhuận kinh doanh
của riêng mình mà còn quan tâm đến lợi ích của người mua hàng, lợi ích
chung của toàn xã hội.
Sau đó, Liên đoàn dược phẩm quốc tế FIP đã xây dựng hướng dẫn
thực hành tốt nhà thuốc trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm t
hực tế về sử dụng

3


thuốc của các quốc gia trên toàn lãnh thổ và các tổ chức dược quốc tế. Năm
1997, sau khi được sửa đổi bổ sung, bản hướng dẫn thực hành tốt nhà thuốc
đã được tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông qua với các mục tiêu sau:
• Thúc đẩy chăm sóc sức khỏe.
• Thúc đẩy kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý.
• Cung cấp, lập kế hoạch thuốc.
• Hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc sức khỏe [17]
.
Theo WHO, để thúc đẩy thực hành tốt nhà thuốc mỗi quốc gia phải
xây dựng những tiêu chuẩn riêng về cơ sở vật chất cũng như nhân sự và các
quá trình chuẩn trong hành nghề của các nhà thuốc.
Nội dung của GPP - WHO:
 Giáo dục sức khỏe: Cung cấp hiểu biết về sức khỏe cho người
dân để người dân có thể phòng tránh các bệnh có thể phòng tránh được.

 Cung ứng thuốc: Cung ứng thuốc và các vật tư liên quan đến
điều trị như bông, băng, cồn, gạc, test thử đơn giản, … Đảm bảo chất lượng
của các mặt hàng cung ứng: Các mặt hàng phải có nguồn gốc rõ ràng, hợp
pháp; đảm bảo thuốc được bảo quản tốt; phải có nhãn rõ ràng.
 Tự điều trị: Tư vấn bệnh nhân xác định một số triệu chứng mà
bệnh nhân có thể tự điều trị đư
ợc. Hướng bệnh nhân đến cơ sở cung ứng khác
nếu cơ sở mình không có điều kiện. Hướng bệnh nhân đến cơ sở điều trị thích
hợp khi có những triệu chứng nhất định.
 Tác động đến việc kê đơn và sử dụng t
huốc: Gặp gỡ trao đổi với
các bác sĩ về việc kê đơn thuốc, tránh lạm dụng cũng như sử dụng không
đúng liều thuốc; tham gia đánh giá các tài liệu giáo dục sức khỏe; công bố các
thông tin đã đánh giá về thuốc cũng như các sản phẩm liên quan đến sức
khỏe; tham gia thực hiện các n
ghiên cứu thử nghiệm lâm sàng [17], [20].
Yêu cầu của thực hành tốt nhà thuốc:

4


Có 4 yêu cầu quan trọng trong thực hành tốt nhà thuốc:
 Thực hành tốt nhà thuốc đòi hỏi mối quan tâm trên hết của
người dược sĩ trong mọi hoàn cảnh.
 Nhất là lợi ích của người bệnh.
 Thực hành tốt nhà thuốc đòi hỏi hoạt động chính của nhà
thuốc là cung cấp thuốc và các sản phẩm y tế có chất lượng, cùng các thông
tin và các lời khuyên thích hợp với người bệnh, giám sát việc sử dụng các sản
phẩm đó.
 Thực hành tốt nhà thuốc đòi hỏi đóng góp không thể thiếu

được của người dược sĩ là tham gia vào tăng cường kê đơn một cách kinh tế
và sử dụng thuốc một cách có hiệu quả.
 Thực hành tốt nhà thuốc đòi
hỏi mục tiêu của mỗi dịch vụ tại
nhà thuốc phải phù hợp với người bệnh, phải được xác định rõ ràng, cách thức
giao tiếp với những người liên q
uan phải được tiến hành có hiệu quả [19].
1.1.2. Việc áp dụng GPP tại một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á
Hướng dẫn thực hiện GPP của Singapore:
Do Hội Dược Singapore ban hành năm 1997 (FIP good pharmacy
practice in developing countries)
 Mặt bằng và các điều kiện cơ bản: Nơi bán thuốc phải độc lập,
không có các loại hàng hóa khác.
 Trang thiết bị: Có máy tính hoặc máy chữ. Phải có tủ lạnh, có
những khu vực nhiệt độ từ 0 – 8
0
C.
 Điều kiện trang phục, vệ sinh; Không được hút thuốc ở nơi chứa
và bán thuốc. Dược sĩ nam giới nên thắt caravat.
 Kho chứa nguyên liệu: Nguyên liệu thuốc dùng ngoài phải để
riêng nguyên liệu với các thuốc dùng trong cơ thể. Các nguyên liệu phải được
để theo trật tự chữ cái.
 Quy trình bán thuốc:

5


- Thông tin trên nhãn: ngày bán, người hướng dẫn bảo quản; ngôn
ngữ dễ hiểu.
- Tư vấn: khả năng tương tác có thể giữa thuốc và thức ăn/ các loại

thuốc khác. Phát tờ rơi về thuốc được bán.
 Trách nhiệm nhân sự trong quá trình bán thuốc: người dược sĩ
phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi liên quan đến việc bán thuốc.
 Giáo dục sức khỏe: ví dụ kiểm
tra Cholesterol, đường huyết, kiểm
tra huyết áp…
 Đào tạo liên tục: Qua đồng nghiệp; Tự học, đào tạo từ xa; Tham
dự hội thảo, các khóa luận học ngắn hạn.
 Chăm sóc bệnh nhân theo khía cạnh dược
- Thiết lập mối quan hệ giữa bệnh nhân và dược sĩ.
- Theo dõi việc sử dụng thuốc của bệnh nhân.
- Phát hiện được những vấn đề có thể do dùng thuốc sinh ra, hướng
dẫn bệnh nhân xử lý các vấn đề đó hoặc chuyển đến bác sĩ.
 Tài liệu cần có tại nhà thuốc:Martindale, dược điển Anh…Danh
mục thuốc nói chung, danh mục thuốc bán theo đơn của Singapore…[18].
Hướng dẫn thực hiện GPP tại Thái Lan:
Ở Thái Lan, hướng dẫn về thực hiện GPP được ban hành vào năm
2003 nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại của nhà thuốc cộng đồng để cải
thiện dịch vụ cung cấp và tăng cường việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu
quả. GPP ở Thái Lan bao gồm 5 tiêu chuẩn sau:
• Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dịch vụ bổ trợ.
• Quản lý chất lượng.
• Thực hành tốt nhà thuốc.
• Luật, quy tắc và đạo đức hành nghề.
• Sự tham
gia của xã hội và cộng đồng.

6



Việc thực hiện GPP tại Thái Lan đang phải đối đầu với các vấn đề
như:
- Nhận thức thấp của cộng đồng.
- Các quy định về nhà thuốc chưa được tuân thủ.
- Các hoạt động quảng cáo về GPP cho sinh viên dược và các
dược sĩ trẻ còn hạn chế.
Một cuộc khảo sát đã được FIP tiến hành vào tháng 4 và tháng 5 năm
2007 tại 6 nước Đông Nam Á, dựa trên các tiêu chuẩn của FIP, WHO về nhà
thuốc cộng đồng. T
hông tin về cơ sở vật chất, quá trình cấp phát, bao gói, dán
nhãn thuốc, hồ sơ bệnh nhân và sự tư vấn cho bệnh nhân đã được khảo sát.
Hầu hết các nhà thuốc đều có địa điểm riêng biệt và cơ sở vật chất sạch sẽ.Đối
với quá trình cấp phát thuốc, việc kiểm tra đơn thuốc về tác dụng bất lợi của
thuốc và kiểm t
ra đơn hai lần trước khi bán thuốc là hầu như không được thực
hiện. Việc trình bày nhãn không đạt yêu cầu nội dung tối thiểu của nhãn,
thông tin trên nhãn chủ yếu về liều lượng và tần suất sử dụng thuốc. Việc lưu
trữ hồ sơ bệnh nhân hầu hết còn là thử nghiệm, chưa được thực hiện rộng
rãi.Việc cung cấp thông tin cho bệnh nhân và tư vấn về sức khỏe cũng chưa
được chú trọng. Ngoài ra FIP còn tiến hành khảo sá
t thông tin về các dược sĩ
cộng đồng trong các nhà thuốc, kết quả cho thấy là có sự thiếu hụt về số
lượng dược sĩ tại các nhà thuốc. Tỷ lệ giữa dược sĩ cộng đồng phục vụ trên
một cụm dân cư là 1: 3500 cho đến 1: 520000. Ở một số nước, dược tá hoặc
những người được đào tạo cơ bản về dược cũng được chấp nhận làm việc
trong hiệu thuốc, thêm vào đó, hầu hết các hiệu thuốc không thuê các dược sĩ
làm
việc cả ngày [21].
1.2. Nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” và tình
hình triển khai GPP tại Việt Nam

Các nhà thuốc hiện nay còn rất nhiều mặt hạn chế: ý thức chấp hành
các qui định chưa cao; kinh doanh nhiều loại thuốc quá hạn, không rõ nguồn

7


gốc, chất lượng thuốc không đảm bảo. Vai trò dược sĩ phụ trách chuyên môn
còn chưa được chú trọng, dược sĩ không có mặt tại nhà thuốc, chưa đảm bảo
đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; nhiều dược sĩ chưa làm hết trách nhiệm
đối với khách hàng, chú trọng doanh thu mà không quan tâm hướng dẫn
người bệnh dùng thuốc cẩn thận. Nhiều nhà thuốc không thực sự do dược sĩ
điều hành hoạt động mà do dược tá t
hậm chí cả những người không có
chuyên môn đảm nhận. Sự phân bố của các hiệu thuốc không đồng đều,
thường tập trung nhiều ở nơi đông dân, có mức sống cao, xung quanh các
bệnh viện. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất không bảo đảm yêu cầu về diện tích,
chưa chú trọng đến nhiệt độ, độ ẩm bảo quản thuốc. Hiện nay, còn nhiều nhà
thuốc bán thuốc tự do, không có đơn bác sĩ, không t
heo dõi được việc sử dụng
thuốc cho người bệnh do đó khó kiểm soát thuốc giả, thuốc kém chất lượng,
thuốc hết hạn dùng.
Trước thực trạng đó, ngày 24 tháng 01 năm 2007 Bộ Y Tế đã ban hành
Quyết định 11/2007/QĐ-BYT về nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà
thuốc gồm các tiêu chuẩn về nhân sự; cơ sở vật chất, kỹ thuật; các hoạt động
chủ yếu của cơ sở bán lẻ thuốc.
1.2.1. Khái niệm, nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc”
Đảm bảo sử dụng t
huốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả là một trong hai
mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam. Mọi nguồn
thuốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu đến được tay người sử dụng hầu hết

đều trực tiếp qua hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc [4
].
Khái niệm:
"Thực hành tốt nhà thuốc" (Good Pharmacy Practice, viết tắt: GPP) là văn
bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại
nhà thuốc của dược sỹ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu
chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu.

8


Nguyên tắc:
“Thực hành tốt nhà thuốc” phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau:
 Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết.
 Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử
dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.
 Tham gia vào hoạt động tự điều t
rị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu
chứng của các bệnh đơn giản.
 Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu
quả [7].
1.2.2. Các tiêu chuẩn
Nhân sự
 Người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy
định hiện hành.
 Cơ sở bán lẻ có nguồn nhân lực thích hợp (số lượng, bằng cấp, kinh nghiệm nghề nghiệp) để đáp
ứng quy mô hoạt động.
 Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất lượng thuốc,
pha chế thuốc p
hải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có bằng cấp chuyên môn dược và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được
giao.
- Có đủ sức khoẻ, không đang bị mắc bệnh truyền nhiễm.
- Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y,
dược [7].
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở bán lẻ thuốc
 Xây dựng và thiết kế:
- Địa điểm cố định, riêng biệt, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn,
cách xa nguồn ô nhiễm.
- Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm
vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng
mặt trời.
 Diện tích:

9


- Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m
2
,
phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc
tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ;
- Phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác như:
• Phòng pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn.
• Tất cả các dược sĩ hành nghề đều có nghĩa vụ đảm bảo rằng các dịch vụ
mà họ cun
g cấp cho mỗi người bệnh có chất lượng thích hợp. Thực hành tốt
nhà thuốc là một phương tiện làm rõ và đáp ứng nghĩa vụ đó.
• Phòng ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để
bán lẻ trực tiếp cho người bệnh.

• Nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc.
• Kho bảo quản thuốc riêng (nếu cần).
• Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người m
ua
thuốc trong thời gian chờ đợi.
- Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng
cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây
ảnh hưởng đến thuốc;
- Nhà thuốc có pha chế theo đơn hoặc có phòng ra lẻ thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với
thuốc:
• Phòng pha chế thuốc theo đơn hoặc ra lẻ thuốc không còn bao bì tiếp
xúc trực tiếp với thuốc có trần chống bụi, nền và tường nhà bằng vật liệu dễ
vệ sinh lau rửa, khi cần thiết có thể thực hiện công việc tẩy trùng;
• Có chỗ rửa tay, rửa dụng cụ pha chế;
• Bố trí chỗ ngồi cho người mua thuốc ngoài khu vực phòng pha chế.
 Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc:
- Có đủ thiết bị để bảo quản t
huốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của
ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:

10


• Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày
bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;
• Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Có
hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió.
- Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi
trên nhãn
thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới 30

O
C, độ
ẩm không vượt quá 75%.
- Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo quản
thuốc, bao gồm:
• Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với
thuốc phải dùng đồ bao gói kín khí, khuyến khích dùng các đồ bao gói cứng,
có nút kín để trẻ nhỏ không tiếp xúc trực tiếp được với thuốc. Tốt nhất là
dùng đồ bao gói nguyên của nhà sản xuất. Có thể sử dụng lại đồ bao gói sau
khi đã được xử lý theo đúng quy trình xử lý bao bì;
• Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các
thuốc khác để làm túi đựng thuốc;
• Thuốc dùng ngoài/t
huốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cần được
đóng trong bao bì dễ phân biệt;
• Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để
không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm
không phải thuốc như: đồ uống/thức ăn/sản phẩm gia dụng.
- Ghi nhãn thuốc:
• Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của
thuốc thì phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc;
trường hợp không c
ó đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng
và cách dùng;

11


• Thuốc pha chế theo đơn: ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định trên
phải ghi thêm ngày pha chế; ngày hết hạn; tên bệnh nhân; tên và địa chỉ cơ sở

pha chế thuốc; các cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có).
- Nhà thuốc có pha chế thuốc theo đơn phải có hoá chất, các dụng cụ
phục vụ cho pha chế, có thiết bị để tiệt trùng dụng cụ (tủ sấy, nồi hấp), bàn
pha chế phải dễ vệ sinh, lau rửa.
 Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc:
- Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế dược hiện hành
để người b
án lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.
- Các hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, bao
gồm:
• Sổ sách hoặc máy tính để quản lý thuốc tồn trữ (bảo quản), theo dõi số
lô, hạn dùng của thuốc và các vấn đề khác có liên quan. Khuyến khích c
ác cơ
sở bán lẻ có hệ thống máy tính và phần mềm để quản lý các hoạt động và lưu
trữ các dữ liệu;
• Hồ sơ hoặc sổ sách lưu trữ các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân (bệnh
nhân có đơn thuốc hoặc các trường hợp đặc biệt) đặt tại nơi bảo đảm để có thể
tra cứu kịp t
hời khi cần;
• Sổ sách, hồ sơ và thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán thuốc,
bảo quản thuốc đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất theo
quy định của Quy chế quản lý thuốc gây nghiện và Quy chế quản lý thuốc hướng
tâm thần, sổ pha chế thuốc trong trường hợp có tổ chức pha chế theo đơn;
• Hồ sơ, sổ sách lưu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
 Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản cho tất cả các
hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu phải có các quy trình sau:
- Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng;
- Quy trình bán thuốc theo đơn;
- Quy trình bán thuốc không kê đơn;


12


- Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng;
- Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi;
- Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế
theo đơn;
- Các quy trình khác có liên quan [7].
Các hoạt động chủ yếu của cơ sở bán lẻ thuốc
 Mua thuốc:
- Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp;
- Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình
kinh doanh;
- Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành (thuốc có số đăng ký hoặc thuốc chưa có số đăng ký được phép
nhập khẩu theo nhu cầu điều trị). Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng
quy định theo quy chế hiện hành. Có đủ ho
á đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về;
- Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc theo quy chế ghi
nhãn, kiểm tra chất lượng (bằng cảm quan, nhất là với các thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong
suốt quá trình bảo quản;
- Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu dùng cho tuyến C trong Danh mục
thuốc thiết yếu V
iệt Nam do Sở Y tế địa phương quy định.
 Bán thuốc:
- Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm:
• Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà người mua yêu cầu;
• Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn cách sử dụng
thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc kèm theo, người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc
thêm bằng cách viết tay hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói.
• Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan

về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
- Các quy định về tư vấn cho người mua, bao gồm:
• Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị và phù hợp với nhu
cầu, nguyện vọng;
• Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có chuyên môn phù hợp với
loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê
đơn;

13


• Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc, người bán lẻ
cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa thích hợp hoặc bác sĩ điều trị;
• Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán thuốc cần giải thích
rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh;
• Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì người bán lẻ cần tư vấn lựa chọn loại thuốc
có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới mức thấp nhất khả năng chi phí;
• Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái với quy định
về thông tin quảng cáo thuốc; khuyến khích người mua coi thuốc là hàng hoá thông thường và khuyến khích
người mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết.
- Bán thuốc theo đơn:
• Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có trình độ chuyên môn phù
hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn;
• Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên
thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức
khoẻ người bệnh, người bán lẻ phải thông báo lại cho người kê đơn biết;
• Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường
hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa
bệnh;
• Người bán lẻ là dược sỹ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất,

dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua;
• Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người mua thực hiện đúng đơn
thuốc;
• Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính.
 Bảo quản thuốc:
- Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc;
- Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý;
- Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có
ghi rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc
bán theo đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
 Yêu cầu đối với người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp:
- Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc:
• Có thái độ hoà nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc, bệnh nhân;

14


• Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về
cách dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết
nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả;
• Giữ bí mật các thông tin của người bệnh trong quá trình hành nghề như
bệnh tật, các thông tin người bệnh yêu cầu;
• Trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức danh;
• Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề dược;
• Tham gia các lớp đào
tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế;
- Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc:
• Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của cơ sở; trong trường hợp vắng
mặt phải uỷ quyền cho nhân vi

ên có trình độ chuyên môn tương đương trở lên
điều hành theo quy định;
• Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc phải kê đơn, tư vấn cho người mua;
• Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết
các tình huống xảy ra;
• Kiểm soát chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc;
• Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên m
ôn, văn bản quy phạm
pháp luật về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
cung ứng thuốc;
• Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ về chuyên môn cũng
như đạo đức hành nghề dược;
• Cộng tác với y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở tại các quận nội thành
dân cư, phối hợp cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục về
thuốc cho cộng đồng và các hoạt động khác;
• Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không m
ong
muốn của thuốc.

15


- Các hoạt động cơ sở bán lẻ cần phải làm đối với thuốc bị khiếu nại hoặc
thu hồi:
• Phải có hệ thống lưu giữ các thông tin, thông báo về thuốc khiếu nại,
thuốc không được phép lưu hành, thuốc phải thu hồi;
• Có thông báo thu hồi cho khách hàng. Kiểm tra và trực tiếp thu hồi,
biệt trữ các thuốc phải thu hồi để chờ xử lý;
• Có hồ sơ ghi rõ về việc khiếu nại và biện pháp giải quyết cho người
mu

a về khiếu nại hoặc thu hồi thuốc;
• Nếu huỷ thuốc phải có biên bản theo quy chế quản lý chất lượng thuốc;
• Có báo cáo các cấp theo quy định [7].
1.2.3. Lộ trình thực hiện GPP tại nhà thuốc, quầy thuốc
Bộ Y tế qui định lộ trình thực hiện GPP, cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Lộ trình thực hiện GPP tại V
iệt Nam

Thời gian Đối tượng áp dụng
01/7/2007
Tại quận, phường nội thành Hà Nội, Đà Nẵng, thành
phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ
01/01/2009
Tại quận, phường nội thành, nội thị của các tỉnh,
ành phố trực thuộc trung ương trừ thành phố Hà
Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ
th
01/01/2010
Các nhà
thuốc bổ
sung chức
năng kinh
doanh thuốc
hoặc thành
lập mới
Tại huyện, xã ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
01/01/2011*
31/12/2011
Các nhà thuốc trong cả nước

Nhà thuốc đang hoạt động hoặc nhà thuốc đổi, gia hạn, cấp lại Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc nếu chưa đạt GPP (trừ
trường hợp Nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc trong cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh và nhà thuốc có bán lẻ thuốc gây nghiện, Nhà thuốc tại
các phường của 04 thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và
Cần Thơ) được tiếp tục hoạt động đến hết ngà
y 31/12/2011 [6] .
01/01/2013
Tất cả các quầy thuốc

16



* Theo Quyết định số 11/2007/QĐ-BYTngày 24/01/2007 của Bộ Y tế
qui định thì đến ngày 01/01/2011 tất cả các nhà thuốc trong cả nước đều phải
đạt GPP [4]. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai GPP trong toàn quốc còn
nhiều bất cập nên ngày 15/12/2010 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số
43/2010/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 01/02/2011) gia hạn lộ trình thực hiện
GPP cho các nhà thuốc để tạo điều kiện cho các nhà thuốc có thêm thời gian
chuẩn bị thực hiện GPP tại cơ sở m
ình [6], ngày 20/12/2011 Bộ Y tế ban hành
thông tư số 46/TT-BYT hướng dẫn thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành
tốt nhà thuốc” thay thế cho quyết định 11/2007/QĐ-BYT , về cơ bản các nguyên
tắc, tiêu chuẩn GPP vẫn không thay đổi, thông tư mới chỉ bổ sung them phần
đánh giá có tính định lượng, thay cho phương pháp định tính trước đây, để cho
các nhà thuốc có thể tự đánh giá kết quả thực hiện đối với nhà thuốc của mình
đạt/c
hưa đạt/không đạt các nguyên tắc tiêu chuẩn GPP.
1.3. Khái quát về thực trạng hoạt động của nhà thuốc tại các quận nội thành

Hà Nội trong những năm gần đây
1.3.1. Sự phát triển của hệ thống nhà thuốc tại các quận nội thành Hà Nội
- Hệ thống cung ứng thuốc là một một trong các mắt xích quan trọng
của quá trình sản xuất, bảo quản, lưu thông phân phối thuốc, trong đó bán lẻ
thuốc chính là công đoạn cuối cùng của quá trình t
rên, theo quy định của luật
Dược số 34/2005, quy định cơ sở bán lẻ gồm có các hình thức như: Nhà
thuốc, Quầy thuốc, Đại lý bán lẻ thuốc của doanh nghiệp, tủ thuốc tại Trạm Y
tế.

17



Bảng 1.2. Một số quy định về trình độ chuyên môn của người quản lý
chuyên môn và địa bàn được mở đối với các cơ sở bán lẻ
TT Loại hình
Bằng cấp
chuyên môn
Địa bàn được mở
1 Nhà thuốc Dược sỹ ĐH
2 Quầy thuốc DSTH trở lên Xã, thị trấn
3 Đại lý bán lẻ
thuốc của doanh
nghiệp
Dược tá trở lên Xã, thị trấn (từ ngày
5/2/2011 đối với các xã có tỷ
lệ cơ sở bán lẻ <1/2000 dân
mới được mở mới)
4 Tủ thuốc tại TYT Bác sỹ, y sỹ, dược

tá trở lên
Trạm Y tế

Như vậy đối với địa bàn của các quận nội thành Hà Nội, chỉ có duy
nhất một loại hình cơ sở bán lẻ đó là Nhà thuốc, Nhà thuốc là một cơ sở bán
lẻ hoàn chỉnh nhất trong hệ thống các loại hình cơ sở bán lẻ được hoạt động
theo quy định của Luật Dược, với phạm vi hoạt động là bán lẻ thuốc thành
phẩm, pha chế thuốc theo đơn. Thực tế hiện nay người dân khi ốm t
hường
đến thẳng nhà thuốc mua thuốc tự điều trị, tuy nhiên không phải tất cả mọi
bệnh đều phải đến bác sỹ để được kê đơn mới được mua thuốc, trong khi đó
một số bệnh đơn giản có thể sử dụng các sản phảm có tác dụng phụ thấp, hoặc
các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu có thể chữa được (như cảm cú
m thông
thường ), vì thế, thực hành của các nhà thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe nhân dân. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tỷ lệ khách hàng đến nhà thuốc
mua thuốc theo đơn rất thấp (<15%). Đa số người bán thuốc đều biết rõ qui
chế kê đơn và bán thuốc theo đơn (60%) nhưng không thực hiện một cách
nghiêm túc, nhất là việc bán kháng sinh cho khách hàng không có đơn thuốc
[10
], [12]. Việc dùng thuốc của người mua phụ thuộc rất nhiều vào người bán
thuốc, do đó, người bán thuốc có vai trò quan trọng đối với việc sử dụng

18


thuốc tại cộng đồng. Nhưng theo một số nghiên cứu, tỷ lệ người bán thuốc có
hỏi người mua về triệu chứng, tiền sử… của bệnh nhân lại rất thấp [10], [11].
Số lượng nhà thuốc tại các quận nội thành Hà Nội trong những năm
gần đây:

Hà Nội là địa phương có số lượng nhà thuốc và quầy thuốc lớn thứ hai
trong cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu thống kê của Sở Y tế
Hà Nội thì số lượng các nhà thuốc tư nhân tại các quận nội thành Hà Nội
trong một số năm gần đây được thể hiện qua bảng 1.3:
Bảng 1.3. Số lượng NT tại các quận nội thành Hà Nội từ năm 2005-2009
STT Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1
Số lượng NT

1180

1355

1503

1989

2007
2
Tăng trưởng

(%)

100

114

110

132

101

Qua số liệu trên cho thấy số lượng NT tại các quận nội thành Hà Nội
không ngừng tăng hàng năm, tỷ lệ tăng tương đối đều dặn, trung bình khoảng
trên 10%, (riêng năm 2008, do Hà Nội hợp nhất nên số lượng tăng trưởng
gồm có cả số lượng các Nhà thuốc trước đây đã đượcSở Y tế Hà Tây cấp ≈
200 Nhà thuốc). Tuy nhiên đến năm 2009, sự tăng trưởng của các nhà thuốc
bắt đầu chững lại, chỉ khoảng 1%, điều này có thể đánh giá số lượng nhà
thuốc (chủ yếu tập trung ở các quận nội t
hành) đã có dấu hiệu bão hòa, và có
tính ổn định. Điều này cho thấy, với sự gia tăng số lượng các nhà thuốc sẽ đáp
ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân, tạo
điều kiện thuận lợi cho họ có nhiều sự lựa chọn sản phẩm
phù hợp với sức
khỏe và điều kiện kinh tế của mình [13], [14].


19



1.3.2. Sự phát triển nhà thuốc GPP của các quận nội thành Hà Nội
Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày
24/1/2007 và có hiệu lực sau 45 ngày, tuy nhiên phải đến 31/7/2007 Hà Nội
mới có nhà thuốc GPP được cấp phép, cho thấy giai đoạn đầu khi các quy
định về GPP mới ban hành, giữa các cơ quan quản lý, cũng như người hành
nghề cũng còn lúng túng trong việc triển khai, hướng dẫn thực hiện,qua số
liệu cấp GPP của Sở Y tế Hà Nội trong gi
ai đoạn 2007-2009 như sau:
Bảng 1.4. Số lượng NT GPP tại các quận nội thành Hà Nội năm 2007-2009
STT Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1
Số lượng NT
1503 1989 2007
2
Số Nhà thuốc
GPP
37 265 655
Tỷ lệ %
2,4 13,3 32,6

Qua số liệu trên, có thể thấy rằng, giai đoạn đầu trong việc triển khai
GPP gặp khá nhiều khó khăn, do các nhà thuốc cũng như xã hội chưa nhận
thức hết được ý nghĩa và sự quan trọng của việc thực hiện GPP, cũng như
việc quy định lộ trình thực hiện GPP chưa thực sự khuyến khích người hành
nghề đăng ký thực hiện GPP.
1.4. Vài nét về đặc điểm địa lý, k
inh tế và ngành dược của Hà Nội
1.4.1. Về đặc điểm địa lý, kinh tế y tế
Hà Nội là Thủ đô, đồng thời l

à thành phố đứng đầu Việt Nam về diện
tích tự nhiên với 3.345,0 km², và đứng t
hứ hai về diện tích đô thị sau thành
phố Hồ Chí Minh; Hà Nội cũng đứng t
hứ hai về dân số với 6.561.900 người
(năm 2010). Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây sớm trở thành
một trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế ngay từ buổi đầu của lịch sử Việt
Nam. Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng, Hà Nội là

một trong bốn trung tâm kinh tế hàng đầu của cả quốc gia. Năm 2009, sau khi
mở rộng, GDP của Hà Nội tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng

20


70.054 tỷ đồng. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, trong năm
2010, đời sống nhân dân và văn hóa - giáo dục phát triển mạnh. Giải quyết tốt
công tác lao động, việc làm, tạo khoảng 135.800 việc làm mới. Công tác y tế
và chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được đảm bảo [9].
Với vị trí là trung tâm thông tin và giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội
trong nước và quốc tế, có điều kiện tiếp xúc và nắm bắt kịp thời, có hệ thống
những thông t
in, tiếp cận nhanh các công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực kinh
tế - xã hội, trong đó có y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, vì vậy Hà Nội có
điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn nhân lực từ các địa phương trong cả
nước về làm việc, học tập và sinh sống, cũng như việc thu hút nhân lực có
trình độ chuyên môn, tay nghề tham gia làm việc tại thủ đô, Hà Nội là nơi hấp
dẫn đầu tư nước ngoài cho việc phát triển hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội
nói
chung và lĩnh vực y tế nói riêng.

Trong
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, Hà Nội là trung tâm hàng
đầu về khoa học công nghệ của cả nước, Hà Nội có thế mạnh hơn các địa
phương khác là có mật độ tập trung cao của các bệnh viện đầu ngành của TW,
của các ngành, cũng như của Hà Nội, cùng với đội ngũ thầy t
huốc có trình độ
cao, trang thiết bị hiện đại. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời
kỳ đổi mới, Thủ đô Hà Nội đã và đang là một trung tâm y tế quan trọng và lớn
nhất của cả nước, nơi có số lượng lớn bệnh viện nhiều cấp,có đội ngũ cán bộ,
chuyên gia y dược lớn có trình độ và tay nghề cao với các cơ sở và phương
tiện khám
chữa bệnh hiện đại nhất cả nước.Có thể khẳng định, trong thời kỳ
đổi mới, ngành y tế của Hà Nội đã có sự phát triển vượt bậc, được tăng cường
cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, cả về chất lượng đội ngũ cán bộ với
các hình thức dịch vụ ngày càng đa dạng, công tác khám
chữa và phòng bệnh
ngày một nâng cao về chất lượng.
Trong
lĩnh vực cung ứng thuốc, Hà Nội là trung tâm phân phối thuốc
của các tỉnh phía Bắc, là nơi có rất nhiều các hãng dược phẩm trong và ngoài

21


nước đặt văn phòng đại diện hoặc chi nhánh nhằm mục đích xúc tiến thương
mại hoặc giới thiệu sản phẩm, hiện nay có trên 20.000 thuốc đã được cấp số
đăng ký đang lưu hành, hầu như đều được phân phối tại Hà Nội.
Tuy nhiên nhu cầu của người dân với hệ thống khám chữa bệnh, cung
ứng thuốc của Thủ đô là rất lớn, hệ thống y tế công lập đã có rất nhiều cố
gắng như việc mở rộng, xây mới hay nâng công suất giường bệnh, tuy nhiê

n
vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Sự phát triển của khối hành
nghề ngoài công lập đã đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân,
giúp giảm tải đáng kể cho khối y tế công lập, đồng thời thể hiện sự phù hợp
với quy luật phát triển kinh thế xã hội chung của Thủ đô.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của các cơ sở hành nghề, với một số
những thà
nh tích đáng ghi nhận, cũng còn một số hạn chế, trong quá trình
hoạt động các cơ sở hành nghề y dược tư nhân đã không tuân thủ, không chấp
hành nghiêm túc các quy định khi hành nghề, hoặc lợi dụng kẽ hở trong hệ
thống văn bản quy phạm
pháp luật gây ra những hình ảnh không tốt đối với
dư luận xã hội.
1.4.2. Đặc điểm ngành Dược Hà Nội
Hà Nội là nơi tập trung số lượng rất lớn các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh, phân phối dược phẩm, bao gồm: các doanh nghiệp sản xuất dược
phẩm trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các văn phòng
đại diện của các hãng dược phẩm quốc tế lớn … Thị trường dược phẩm
luôn
sôi động bởi đây là đầu mối lưu thông, phân phối dược phẩm quan trọng đến
hầu hết các tỉnh, thành phố, vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa trong cả
nước. Trong mấy năm qua các cơ sở kinh doanh thuốc tại các quận nội thành
tăng nhanh về số lượng, đa dạng về quy mô kinh doanh.
Hà Nội là địa phương có số lượng nhà thuốc và quầy thuốc lớn thứ hai
trong cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến tháng 31/12/2010, tại
các quận nội t
hành Hà Nội có 3.564 cơ sở hành nghề dược, trong đó nhà

22

×