Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm tân hà thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.93 KB, 67 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




MAI VĂN DẦN

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
DƯỢC PHẨM TÂN HÀ THANH

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60.72.04.12


Người hướng dẫn : GS. TS. Nguyễn Thanh Bình
Nơi thực hiện : 1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược
2. Công ty TNHH Dược Phẩm Tân Hà Thanh
Thời gian thực hiện : 15/11/2013 - 15/03/2014



HÀ NỘI - 2014

LỜI CẢM ƠN

Sau thời điểm hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc
và lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy GS.TS Nguyễn Thanh Bình, Phó


Hiệu trưởng, Trưởng bộ môn quản lý và kinh tế dược, Trường đại học
Dược Hà Nội, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài .
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, các
Bộ môn và các thầy cô giáo đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc công ty TNHH Dược
phẩm Tân Hà Thanh đã cung cấp các số liệu thông tin quý giá để giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên
và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 03 năm 2014
Học viên


Mai Văn Dần
MỤC LỤC

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP 3
1.1.1. Khái niệm: 3
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích kết quả kinh doanh: 3
1.2. VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY 4
1.2.1. Tốc độ tăng trưởng của thị trường dược phẩm Việt Nam 4

1.2.2. Nhu cầu của thị trường dược phẩm 4
1.2.3. Nguồn cung ứng thuốc cho thị trường dược phẩm Việt Nam 6
1.3. KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN HÀ
THANH 7
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 7
1.3.2. Mục tiêu, quy mô kinh doanh của công ty 8
1.3.3. Sứ mệnh của công ty 8
1.3.4. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự của công ty 9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 12
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 12
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 12
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 12
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 12
2.2.2. Cách thức thu thập số liệu [4]: 13
2.2.3. Phương pháp phân tích kết quả kinh doanh: 13
2.2.3.1. Phương pháp cân đối : 13
2.3. Nội dung của phân tích kết quả kinh doanh 14
2.3.1. Doanh thu: 14
2.3.2. Chi phí: 15
2.3.3. Khái niệm, ý nghĩa lợi nhuận 16
2.4. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp 16
2.4.1. Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ 16
2.4.2. Tình hình sử dụng phí: 16
2.4.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: 17
2.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 24
2.5.1. Doanh số bán 24
2.5.2. Tình hình sử dụng phí 24

2.5.3. Biến động chi phí và lợi nhuận 24
2.5.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 24
2.5.5. Nhóm hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 25
2.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH DƯỢC PHẨM TÂN HÀ THANH NĂM 2012 26
3.1.1. Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn bán lẻ 26
3.1.3. Phân tích biến động chi phí và lợi nhuận năm 2012 30
3.1.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 30
3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 37
3.2.1. Kết cấu nguồn vốn 37
CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN 46
4.1. Bàn luận về kết quả kinh doanh của công ty TNHH Tân Hà Thanh
năm 2012 46
4.1.1Về doanh thu 46
4.1.2Về chi phí 47
4.1.3Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 47
4.2. Bàn luận về những thuận lợi, khó khăn 47
4.2.1 Thuận lợi 47
4.2.2 Khó khăn: 48
4.3. Bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty 49
4.3.1. Môi trường vĩ mô: 49
4.3.2. Môi trường vi mô: 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT
Bộ Y tế
BTC
Bộ Tài chính
CĐKT
Cân đối kế toán
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
DP
Dược phẩm
DT
Doanh thu
DSĐH
Dược sĩ đại học
ETC
(Ethical)

Thuốc kê đơn
GDP
(Good Distribution Practices)

Thực hành phân phối tốt
GPP
(Good Pharmacy Practices) Thực hành tốt nhà thuốc
HTK
Hàng tồn kho
IMS
(intercontinental medical statistics)


Các số liệu thống kê của tổ chức nghiên
cứu về dược và sức khỏe toàn thế giới
LN
Lợi nhuận
NSAIDs
Chống viêm không Steroid
OTC
(Over the Counter)

Thuốc không cần kê đơn
Rx
Thuốc phải kê đơn
TSCĐ
Tài sản cố định
TSLĐ
Tài sản lưu động
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TSLN
Tỷ suất lợi nhuận
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
USD
Đô la Mỹ
VNĐ
Đồng Việt Nam
VLĐ
Vốn lưu động
WHO

(World Health Organisation)

Tổ chức y tế thế giới
WTO
(World Trade Organisation)

Tổ chức thương mại thế giới
3C
(Competitor, Company, Customer)

Đối thủ cạnh tranh, công ty, khách hàng

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ

TT TÊN HÌNH TRANG
1
Hình 1.1: Dự báo tiền thuốc sử dụng sau 05 năm tại Việt
Nam
14
2
Hình 1.2: Trị giá thuốc sản xuất trong nước - tổng giá trị
tiền thuốc sử dụng
15
3
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH
Dược phẩm Tân Hà Thanh
19
4
Hình 2.4: Mô hình ứng dụng phương pháp nghiên cứu
mô tả hồi cứu

21
5
Hình 3.5: Biểu đồ doanh số bán theo nhóm hàng của
công ty
27
6
Hình 3.6: Biểu đồ doanh số bán theo nhóm khách hàng
của công ty
28
7 Hình 3.7: Biểu đồ phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn 43
8 Hình 3.8. Biểu đồ phân tích cơ cấu tài sản dài hạn 43

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

TT TÊN BẢNG TRANG
1
Bảng 1.1: Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước và thuốc
nhập khẩu
16
2 Bảng 1.2: Trị giá thuốc nhập và xuất khẩu 17
3 Bảng 1.3: Cơ cấu nhân sự của công ty năm 2012 20
4
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp doanh số bán theo cơ cấu
nhóm hàng năm 2012
26
5
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp doanh số bán theo tỷ lệ bán
buôn, bán lẻ năm 2012
27
6 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các loại chi phí năm 2012 29

7
Bảng 3.7: Bảng phân tích biến động chi phí và lợi
nhuận của công ty năm 2012
30
8
Bảng 3.8: Bảng phân tích cơ cấu lợi nhuận của công
ty năm 2012
31
9
Bảng 3.9: Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm
2012
32
10
Bảng 3.10: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn
năm 2012
33
11
Bảng 3.11: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của
công ty năm 2012
33
12
Bảng 3.12: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động của công
ty năm 2012
34
13
Bảng 3.13. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công
ty năm 2012
35

14

Bảng 3.14: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
(ROA) năm 2012
35
15
Bảng 3.15: Bảng phân tích chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng
trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty năm 2012
36
16
Bảng 3.16: Bảng phân tích chỉ số tỷ suất lợi nhuận
ròng trên doanh thu (ROS) của công ty năm 2012
37
17
Bảng 3.17: Bảng phân tích chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng
trên tổng chi phí của công ty năm 2012
38
18
Bảng 3.18: Bảng tổng hợp các nguồn vốn của công ty
năm 2012
39
19
Bảng 3.19: Bảng tổng hợp phân tích vốn lưu động
thường xuyên của công ty năm 2012
40
20
Bảng 3.20: Bảng tổng hợp phân tích nhu cầu vốn lưu
động thường xuyên của công ty năm 2012
41
21
Bảng 3.21: Bảng tổng hợp phân tích biến động tài sản
công ty năm 2012

42
22
Bảng 3.22: Bảng tổng hợp phân tích biến động các
dòng tiền của công ty năm 2012
44
23
Bảng 3.23: Bảng tổng hợp phân tích các chỉ số luân
chuyển hàng tồn kho của công ty năm 2012
45
24
Bảng 3.24: Bảng tổng hợp phân tích chỉ số luân
chuyển vốn lưu động của công ty năm 2012
46
25
Bảng 3.25: Luân chuyển nợ phải thu năm 2012
47
26
Bảng 3.26: Luân chuyển tài sản cố định của công ty
năm 2012
47
27
Bảng 3.27: Bảng tổng hợp phân tích chỉ số luân
chuyển tổng tài sản của công ty năm 2012
48


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật khác, ngành

Dược thế giới đã không ngừng trưởng thành và phát triển mạnh mẽ. Hoà
chung với xu thế phát triển đó, Ngành Dược Việt Nam đã có những bước
tiến đáng kể, từng bước vươn lên, hoà nhập với các nước trong khu vực.
Tổng trị giá tiền thuốc năm 2012 đạt 2,1 tỷ USD và dự đoán sẽ đạt 2,5 tỷ
USD vào năm 2014. Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2012 đạt 22,52
USD/năm, tăng gần 2 lần so với năm 2006 là 11,23 USD/năm [5].
Thị trường Dược phẩm Việt Nam trong những năm gần đây đã liên
tục tăng trưởng và thực sự sôi động bởi sự tham gia của các công ty hàng
đầu thế giới, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh Dược phẩm có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các công ty
Dược phẩm trong nước. Tồn tại được trong thị trường cạnh tranh khốc liệt
này, các công ty cần đề ra các chiến lược kinh doanh bài bản, thích ứng với
môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Để làm được điều
đó, trước hết các doanh nghiệp cần tiến hành phân tích kết quả kinh doanh
định kỳ, kiểm tra tình hình nội lực của công ty, kịp thời chấn chỉnh những
yếu kém, phát huy những mặt mạnh, đồng thời đánh giá các mục tiêu đạt
đến đâu, tồn tại, hạn chế gì để tìm hướng khắc phục. Giúp nhà quản trị chỉ
đạo những hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tương lai, khắc phục kịp
thời các diễn biến bất hợp lý.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động của công ty TNHH
Dược phẩm Tân Hà Thanh, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty
trong những năm gần đây, nhìn nhận lại những gì đã làm được và chưa làm
được, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động, từ
đó đề xuất những chiến lược, kế hoạch kinh doanh mới, hy vọng góp phần


2
nhỏ bé giúp công ty ngày càng đứng vững và lớn mạnh trong tương lai,
chúng tôi tiến hành đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty TNHH Dược phẩm Tân Hà Thanh”.

Đề tài được thực hiện với mục tiêu sau:
1. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Tân
Hà Thanh trong năm 2012.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Dược phẩm
Tân Hà Thanh trong thời gian trên.
Từ đó đưa ra một số giải pháp, đề xuất cho hoạt động kinh doanh của
Công ty tốt hơn trong giai đoạn tới.



















3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm:
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá
toàn bộ quá trình kết quả hoạt động ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất
lượng hoạt động kinh doanh & các nguồn tiềm năng cần được khai thác,
trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh ở doanh nghiệp [1] [3] [9].
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích kết quả kinh doanh:
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công cụ để phát triển
những khả năng tiềm tàng & công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh
doanh [1] [3].
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đưa ra các
quyết định kinh doanh. Thông qua các tài liệu phân tích, cho phép các
doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như
những hạn chế trong doanh nghiệp của mình [6] [10].
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng
ngừa rủi ro. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế
rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh
doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời
gian tới, để vạch ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các
nhà quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tác bên
ngoài khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua
phân tích họ mới có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay
với doanh nghiệp.


4
1.2. VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY

1.2.1. Tốc độ tăng trưởng của thị trường dược phẩm Việt Nam
Trong khu vực Đông Nam Á, thị trường Dược Phẩm Việt Nam được
đánh giá là thị trường đang có đà phát triển mạnh, lớn thứ 04 trong khu vực
với tổng doanh số ngành dược năm 2010 đạt 1.91 tỷ USD, chiếm 1.47%
GDP cả nước. Báo cáo của BMI dự báo, trong 05 năm tới thị trường Dược
phẩm Việt Nam sẽ là mảnh đất giàu tiềm năng cho các công ty nước ngoài
do thị trường bắt đầu mở cửa rộng hơn cho các doanh nghiệp này và thị
trường dự kiến sẽ đạt 2 USD tỉ vào năm 2012 với tốc độ tăng trưởng 17%-
19%/năm và tiền thuốc sẽ tăng gấp đôi sau 05 năm tiếp theo [5] [16].
21,8
18,8
16,2
13,8
11,6
9,1
7,5
6,7
5,9
25,4
29,4
33,8
76
78
80
82
84
86
88
90
92

94
2
00
3
2
0
04
2005
2
00
6
2007
2
00
8
2
0
09
2010
2
01
1
2012
2
01
3
2
0
14
TriÖu ®ång

0
5
10
15
20
25
30
35
USD/ngêi

Hình 1.1: Dự báo tiền thuốc sử dụng sau 05 năm tại Việt Nam
Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam: Tổng giá trị tiền
thuốc đã sử dụng trong năm 2011 ước đạt gần 2,4 tỉ USD, tăng 18,9% so
với năm 2010. Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2011 đạt mức 27,60
USD tăng 5,35 USD so với năm 2010, tăng 21,6 USD so với năm 2001 [5]
[16] [20].
1.2.2. Nhu cầu của thị trường dược phẩm
Triệu đồng
USD/người


5
Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng việc chi
tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho lĩnh vực dược phẩm. Trong giai
đoạn từ 2001 - 2007, tiêu thụ thuốc của Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình
quân hàng năm 19,9% nhưng đến năm 2008 thì tốc độ này là 25,5% so với
năm 2007 [13] [16].
BMI dự đoán rằng thị trường sẽ phát triển từ 1,4 tỷ USD trong năm
2008 đến 6,1 tỷ USD trong năm 2019. Trong khoảng thời gian này, dân số
của Việt Nam sẽ trưởng thành, tuổi thọ sẽ được nâng lên [20].

Chi tiêu cho dược phẩm hiện nay tăng lên là do nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của người dân ngày càng cao, trong đó nhu cầu về thực phẩm
chức năng đang tăng trưởng mạnh gần 30%. Cùng với thực phẩm chức
năng thì lĩnh vực nghiên cứu phát triển vaccin, sinh phẩm y tế và sản xuất
kháng sinh cũng đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư [13].

Hình 1.2: Trị giá thuốc sản xuất trong nước-tổng giá trị tiền thuốc sử dụng
Việc gia nhập WTO mang lại cho các doanh nghiệp dược những cơ
hội lớn trên thị trường, tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại rất nhiều những
thách thức đặt ra. Theo lộ trình thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, Việt
Nam sẽ mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài được phép nhập khẩu
thuốc trực tiếp; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp


6
nước ngoài không có đại diện thương mại tại Việt Nam chỉ được quyền
nhập khẩu và không có quyền phân phối dược phẩm. Điều này khiến sự
cạnh tranh trên thị trường dược phẩm ngày càng khốc liệt [14].
1.2.3. Nguồn cung ứng thuốc cho thị trường dược phẩm Việt Nam
Nguồn cung ứng thuốc chính cho thị trường thuốc Việt Nam là nhập
khẩu và sản xuất trong nước.
+ Nguồn sản xuất trong nước:
Một vài năm trở lại đây, thuốc nội đã dần tìm được chỗ đứng tại thị
trường trong nước. Các doanh nghiệp Dược Việt Nam đã từng bước tìm
được hướng đi cho mình, phát triển sản xuất trong nước, thu hẹp thị
phần của thuốc ngoại nhập trên thị trường Việt Nam.
Bảng 1.1: Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu [5]
Chỉ tiêu





Năm
Dân số

(1000
người )

Thành phẩm nhập
khẩu Tiền
thuốc
bình
quân
(USD)

Tỷ trọng(%)
Trị giá
(1000 USD)

Bình
quân
(USD)
Thuốc
nhập
khẩu
Thuốc
trong
nước
2008 76597 314897 3,4 5,0 67,0 33,0
2009 77685 258194 3,7 5,4 68,0 32,0

2010 78000 286720 4,4 6,0 65,0 35,0
2011 78685 343503 4,4 6,7 61,9 38,1
2012 79398 366821 4,6 7,6 57,1 39,7
Tuy nhiên có thể thấy rằng, mặc dù ngành Dược Việt Nam đã có sự
cố gắng phát huy nội lực, nhưng thuốc nội vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ
nhu cầu điều trị trong nước, nguồn thuốc chủ yếu phục vụ nhu cầu vẫn là
thuốc ngoại nhập.
+ Nguồn nhập khẩu:


7
Hiện nay có khá nhiều công ty tham gia xuất nhập khẩu dược phẩm,
coi đây là lĩnh vực kinh doanh thu lời chủ yếu cho công ty. Vẫn có sự
chênh lệch lớn giữa giá trị thuốc ngoại nhập và thuốc xuất khẩu.

Bảng 1.2: Trị giá thuốc nhập và xuất khẩu [5]
ĐVT: Triệu USD
SL





Năm
Tổng trị
giá thuốc
xuất và
nhập
khẩu
Trị giá

Chênh
lệch giữa
nhập
khẩu và
xuất
khẩu
Tăng
trưởng
chênh
lệch so
với năm
2008
(%)
Tỷ lệ
Xuất
khẩu/T
ổng giá
trị Xuất
nhập
khẩu
Nhập
khẩu
Xuất
khẩu
2008 372.678 361.250

11428 349822 100 3,1
2009 418.400 397.935

20465 377470 107,9 4,9

2010 431.260 417.631

13629 404002 115,5 3,2
2011 469.016 457.128

11888 445240 127,3 2,5
2012 463871 451352 12519 438833 125,5 2,7
Có thể thấy rằng, tỷ trọng của thuốc xuất khẩu so với tổng giá trị
thuốc xuất và nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Xuất khẩu không phải là thế
mạnh của chúng ta, nhưng cần thiết phải đầu tư phát triển theo hướng xuất
khẩu để tăng vị thế của ngành Dược Việt Nam và thu nhiều ngoại tệ về cho
đất nước. Giá trị thuốc nhập khẩu có xu hướng tăng, hàng năm chúng ta
phải bỏ ra một lượng lớn ngoại tệ cho việc nhập khẩu thuốc là một điều rất
bất lợi đối với nền kinh tế một nước nghèo như nước chúng ta. Như vậy
phát huy nội lực của ngành Dược nước nhà là hướng đi cần thiết và cấp
thiết cần thực hiện không thể chậm chễ [5].
1.3. KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN HÀ THANH
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển


8
Công ty TNHH Dược phẩm Tân Hà Thanh (Tên giao dịch quốc tế là:
Tan Ha Thanh Pharmaceutical Company Limited) được thành lập chính
thức từ ngày 04 tháng 01 năm 2005, hoạt động theo mô hình công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên.
Qua nhiều năm hoạt động tiếp thị nhiều loại thuốc nhập khẩu, Dược
phẩm Tân Hà Thanh đã thiết lập được một vị trí vững chắc trên thị trường.
Dược Phẩm Tân Hà Thanh tập trung chiến lược phát triển và phân
phốinhững sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phải chăng , nhằm cung cấp cho
khách hàng các dược phẩm đa dạng và chất lượng, thông qua việc cộng tác

với nhiều hãng bào chế lớn tại Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ và hiện có
mối quan hệ đối tác với hàng chục công ty dược phẩm trong nước.
1.3.2. Mục tiêu, quy mô kinh doanh của công ty
 Tên giao dịch: Công ty TNHH Dược phẩm Tân Hà Thanh
 Địa chỉ: Số 5, ngõ 114, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
 Mục tiêu của công ty: trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp hàng
đầu về các sản phẩm thuốc chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
 Lĩnh vực kinh doanh: Thuốc, thực phẩm chức năng, hóa chất, vật
tư y tế tiêu hao và trang thiết bị y tế
 Quy mô kinh doanh của công ty
- Số vốn: Trên 15 tỷ đồng.
- Công ty được công nhận đạt tiêu chuẩn GDP vào tháng 09/2010
- Hệ thống kho của công ty được tái thẩm định và cấp đạt tiêu chuẩn
GSP vào tháng 10/2010.
1.3.3. Sứ mệnh của công ty
Trong những năm gần đây nền kinh tế có nhiều biến động, công ty
luôn cố gắng thực hiện theo sứ mệnh đã đề ra là “Vì sức khỏe và hạnh phúc
cộng đồng, kết hợp với việc xây dựng môi trường làm việc cởi mở, hợp tác,


9
luôn khuyến khích đổi mới và tạo cơ hội thăng tiến đối với mọi nhân viên,
đem lại mức doanh lợi cao cho công ty, thu nhập tốt cho người lao động,
đồng thời hài hòa lợi ích xã hội .”
1.3.4. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty Dược Tân Hà Thanh tương đối gọn nhẹ
và khoa học, đầy đủ các phòng ban chức năng đảm bảo phù hợp với quy
mô hoạt động của công ty.












Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Dược phẩm Tân Hà Thanh
- Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt động
kinh doanh của Công ty.
- Phòng Hành chính - kế toán: giúp cho Ban Giám đốc hoạch toán
các hoạt động kinh doanh của công ty, có nhiệm vụ quản lý các loại vốn,
quỹ của công ty. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và
giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán và báo cáo kết
quả hoạt động của công ty theo quy định.

BAN GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN KIỂM
SOÁT CHẤT LƯỢNG
PHÒNG HÀNH
CHÍNH - KẾ TOÁN
PHÒNG KINH
DOANH

KHO
GIAO
NHẬN
KẾ

TOÁN
HÀNH
CHÍNH


10
- Bộ phận Kiểm soát chất lượng: Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
hoạt động chuyên môn tại tất cả các bộ phận trong công ty theo đúng quy
trình.
- Phòng Kinh doanh của công ty đưa ra các chiến lược sản phẩm, các
chiến lược xúc tiến hỗ trợ kinh doanh dành cho khách hàng thu thập ý kiến
phản hồi của khách hàng, chịu trách nhiệm chính triển khai hoạt động bán
hàng, đem lại doanh số lợi nhuận cho công ty với đội ngũ trình dược viên.
- Tổ kho có nhiệm vụ quản lý nhập - xuất hàng hóa vào các kho của
công ty, chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa theo các quy định của Bộ Y tế
và thực hiện kiểm kê kho hàng hóa theo định kỳ và khi cần thiết.
- Bộ phận giao nhận vận chuyển: Chịu trách nhiệm giao nhận vận
chuyển hàng hóa trực tiếp tới khách hàng.
Về cơ cấu nhân lực: Năm 2012, công ty có 34 cán bộ nhân viên
trong đó gồm các nhân viên có chuyên môn về Dược và các nhân viên
không có chuyên môn về Dược.












11
Bảng 1.3: Cơ cấu nhân sự của công ty năm 2012
Cơ cấu nhân sự Số lượng Tỷ lệ (%)
Dược sỹ đại học 3 8.6
Cao đẳng dược 2 5.7
Trung cấp dược 15 42.9
Cao đẳng và trung cấp khác

13 37.1
Cử nhân kinh tế 2 5.7
Tổng 35 100
Như vậy, công ty TNHH Dược phẩm Tân Hà Thanh có cơ cấu nhân
sự hợp lý so với quy mô của doanh nghiệp.



12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công ty TNHH Dược phẩm Tân Hà Thanh
chủ yếu tập trung vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm
2012
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Công ty TNHH Dược phẩm Tân Hà Thanh.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Tân Hà Thanh
từ 31/12/2011 đến 31/12/2012.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả hồi cứu:
















Hình 2.4. Mô hình ứng dụng phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu

PHƯƠNG PHÁP
MÔ TẢ HỒI CỨU

Đối tượng nghiên
cứu: Các số liệu về
kết quả hoạt động
kinh doanh của
công ty năm 2011,
năm 2012



Phương tiện nghiên cứu:
Báo cáo tài chính, bảng
cân đối kế toán, báo cáo
kết quả hoạt động kinh
doanh, tờ khai quyết toán
thuế TNDN, lưu chuyển
tiền tệ, bảng cân đối phát
sinh tài khoản

Hiệu quả kinh
doanh của công
ty năm 2012
Hiệu quả sử
dụng vốn của
công ty
Xác định giải pháp kinh doanh


13
2.2.2. Cách thức thu thập số liệu [4]:
- Thu thập hồi cứu các số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh
của công ty TNHH Dược phẩm Tân Hà Thanh năm 2012.
- Các số liệu thu thập từ phòng kế toán, kinh doanh, phòng tổ chức
đó là các số liệu đã được kiểm toán của các cơ quan thuế tài chính.
Bao gồm các tài liệu báo cáo sau:
+ Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012.
+ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012.
+ Bảng cân đối kế toán năm 2012.

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Lưu chuyển tiền tệ năm 2012.
+ Bảng cân đối phát sinh các tài khoản năm 2012.
+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm 2012.
+ Một số báo cáo khác: báo cáo doanh thu theo từng nhóm hàng, các
khoản chi theo từng mục của nội bộ công ty…
2.2.3. Phương pháp phân tích kết quả kinh doanh:
2.2.3.1. Phương pháp cân đối :
Phương pháp cân đối được sử dụng trong công tác lập kế hoạch &
trong cả công tác hạch toán để nghiên cứu, trên cơ sở đó xác đinh ảnh
hưởng của các nhân tố.
2.3.2.2. Phương pháp so sánh :
Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở 03 nguyên tắc:
- Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh : Tuỳ theo mục đích của nghiên cứu
mà chọn gốc so sánh thích hợp với các kết quả kinh doanh công ty đạt được
trong kỳ
- Kỹ thuật so sánh


14
+ So sánh bằng số tuyệt đối : Kết quả so sánh biển hiện khối lượng
qui mô của các hiện tượng kinh tế.
+ So sánh bằng số tương đối : Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối
quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
+ So sánh bằng số bình quân : Số bình quân là một dạng đặc biệt của
số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng về mặt số lượng, nhằm phản ánh
đặc điểm chung của một đơn vị
+ So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô
chung
Trong đề tài, chúng tôi tiến hành:

 So sánh giữa chỉ tiêu thực hiện của đầu kỳ và cuối kỳ năm 2012.
2.3.2.3. Phương pháp tỷ trọng
So sánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với chỉ tiêu tổng thể.
2.3. Nội dung của phân tích kết quả kinh doanh
2.3.1. Doanh thu:
 Khái niệm doanh thu:
- Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu
được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh
thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu [1].
- Doanh thu bán hàng: Là tổng giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ [10].
- Doanh thu bán hàng thuần: Là khoản doanh thu sau khi đã trừ đi
các khoản giảm trừ như các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu, hàng
bán bị trả lại, các khoản thuế…
 Ý nghĩa:
- Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá
trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích.
Thông qua nó ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp có hiệu


15
quả hoạt động hay không [1] [9].
 Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động [9]:
- Doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính.
- Doanh thu từ hoạt động bất thường.
2.3.2. Chi phí:
 Khái niệm chi phí:
Chi phí nói chung là sự hao phí bằng tiền trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn

hảo hay một kết quả nhất định [1] [6].
Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền
với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu
mua nguyên liệu tạo sản phẩm đến khi tiêu thụ nó [10].
 Các loại chi phí có liên quan đến đề tài phân tích [1] [9] [10]:
- Giá vốn hàng bán: Hay còn gọi là chi phí hàng bán là biểu hiện
bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất,
mua sản phẩm về tới kho hàng của công ty, tiêu thụ một loại sản phẩm
nhất định.
- Chi phí bán hàng: Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu
thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bao gồm các loại như tiền lương, khấu
hao tài sản cố định, đóng gói, bảo quản sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí có liên quan đến
việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Ý nghĩa phân tích chi phí:
- Việc nhận định và tính toán từng loại chi phí là cơ sở để các nhà
quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt
động kinh doanh [1] [9] [10].


16
2.3.3. Khái niệm, ý nghĩa lợi nhuận
a. Khái niệm:
- Lợi nhuận: Là một khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau
khi đã khấu trừ mọi chi phí, là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá
hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận của một
doanh nghiệp bao gồm [1] [3] [6]:
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
+ Lợi nhuận hoạt động tài chính

+ Lợi nhuận khác
b. Ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ
chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại được hay không, điều quyết định là
doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không [1] [3] [10].
2.4. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
2.4.1. Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ
Doanh số bán ra có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Xem xét doanh số bán, tỷ lệ giữa bán buôn, bán lẻ, để
hiểu thực trạng của doanh nghiệp từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai
thác hết thị trường, đảm bảo lợi nhuận cao [1] [9].
2.4.2. Tình hình sử dụng phí:
Phân tích tình hình sử dụng phí để nhận biết được tình hình quản lý
và sử dụng chi phí của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có mang lại hiệu
quả kinh tế hay không ? Để từ đó đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm
quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt hơn [6] [9].

×