Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phân tích hoạt động đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế thanh hóa năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.22 KB, 80 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ƯỢC HÀ NỘI
LÊ ANH HIẾU
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU THUỐC
TẬP TRUNG TẠI SỞ Y TẾ THANH HOÁ NĂM 2011
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I
HÀ NỘI, NĂM 2013
`
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ƯỢC HÀ NỘI
LÊ ANH HIẾU
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU THUỐC
TẬP TRUNG TẠI SỞ Y TẾ THANH HOÁ NĂM 2011
Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp 1
Chuyên ngành: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
Mã số: CK607320
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình
Nơi thực hiện đề tài: Sở Y tế Thanh Hoá
Trường Đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2011 đến tháng 12/2011
HÀ NỘI, NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, gắn bó với tr ường Đại học Dược Hà Nội và được
tham dự lễ kỷ niệm 50 năm th ành lập trường, được ôn lại những truyền thống
tốt đẹp của nhà trường và những cống hiến của bao lớp thầy cô để ng ày nay
chúng em được học tập trong một mái trường khang trang, đảm bảo mọi điều
kiện học tập và thực hành, đặc biệt là được học tập với những thầy, cô vẹn to àn
cả đức lẫn tài luôn vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Qua luận văn tốt nghiệp này, em xin được gửi lời cảm ơn đến thầy
PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình cùng toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn Quản
lý và Kinh tế dược đã dìu dắt, giúp đỡ, chỉ bảo cho em ho àn thành luận văn tốt


nghiệp này và lời cảm ơn đến các thầy cô trong nh à trường đã dạy dỗ và cho
chúng em một môi trường học tập, nghiên cứu tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện từ phía l ãnh đạo và tập thể cán bộ
Sở Y tế Thanh Hoá, sự động vi ên, khích lệ của gia đình và người thân đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá tr ình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Xin được chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 02 năm 2013
Học viên: Lê Anh Hiếu
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Khái niệm chung về đấu thầu 3
1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu 3
1.3. Các phương thức đấu thầu 7
1.4. Trình tự thực hiện đấu thầu 7
1.5. Hoạt động cung ứng và quản lý giá thuốc trên Thế giới và Việt Nam 8
1.5.1. Hoạt động cung ứng và quản lý giá thuốc trên Thế giới 8
1.5.2. Hoạt động cung ứng và quản lý giá thuốc tại Việt Nam 10
1.6. Vài nét về công tác quản lý dược của Sở Y tế Thanh Hoá 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3
2.1.1. Đối tượng 2 3
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 2 3
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên c ứu 2 3
2.2.1. Phương pháp hồi cứu 23
2.2.2. Phương pháp ph ỏng vấn chuyên gia 25
2.2.3. Phương pháp phân tích kinh t ế 25
2.2.4. Phương pháp mô t ả thực trạng 2 5

2.3. Phương pháp thu th ập số liệu 25
2.3.1. Giá thuốc 25
2.3.2. Các cơ sở nghiên cứu 25
2.4. Phương pháp trình bày nghiên cứu 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2 7
3.1. Mô tả hoạt động đấu thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế Thanh Hóa năm
2011 27
3.1.1. Chuẩn bị đấu thầu 28
3.1.2. Tổ chức đấu thầu 35
3.1.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu 36
3.1.4. Xét duyệt trúng thầu 43
3.1.5. Trình duyệt thẩm định và phê duyệt kết quả trúng thầu 44
3.1.6. Thông báo kết quả trúng thầu, thương thảo,hoàn thiện và ký kết hợp
đồng 45
3.2. Phân tích, kết quả trúng thầu thuốc tại Sở Y tế Thanh Hoá năm
2011 45
3.2.1. Cấu trúc danh mục thuốc trúng thầu đ ược phê duyệt 45
3.2.2. Kết quả các mặt hàng trúng thầu của các nhà thầu 46
3.2.3. Kết quả trúng thầu cả các gói thầu 4 8
3.2.4. Tỷ trọng thuốc nội và thuốc nhập khẩu trúng thầu 49
3.2.5. Tỷ trọng thuốc trong n ước sản xuất và các nước khác trúng
thầu 50
3.2.6. Tỷ lệ số lượng mặt hàng thuốc của các nhóm thuốc theo tác dụng
dược lý trong DMT trúng thầu năm 2011 55
Chương 4. BÀN LUẬN 54
4.1. Hoạt động đấu thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế năm 2 011 54
4.1.1. Nhân lực tham gia đấu thầu 54
4.1.2. Chuẩn bị đấu thầu 54
4.1.3. Tổ chức đấu thầu 56
4.1.4. Mối liên quan giữa tổ chuyên gia đấu thầu và tổ thẩm định HSMT và

kết quả lựa chọn nhà thầu 57
4.2. Kết quả đấu thầu 57
4.2.1. Thời gian đấu thầu 57
4.2.2. Danh mục thuốc trúng thầu tại Thanh Hoá nă m 2011 58
4.2.3.Tỷ lệ mặt hàng trúng thầu của các nhà thầu 59
4.2.4. Tỷ trọng thuốc nội và thuốc nhập khẩu trúng thầu 59
4.2.5. Tỷ lệ mặt hàng thuốc của các nhóm thuốc theo tác d ưụng dược lý
trong DMT trúng thầu 59
4.2.6. Giá thuốc trúng thầu tại Thanh Hoá năm 2011 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu 3
Hình 1.2. Các phương thức đấu thầu 7
Hình 1.3. Chức năng cung ứng thuốc của khoa D ược 14
Hình 2.1. Sơ đồ mô tả phương pháp hồi cứu 24
Hình 3.1. Sơ đồ biểu diễn quy trình đấu thầu thuốc tại SYT Thanh Hoá 27
Hình 3.2. Sơ đồ biểu diễn cơ cấu nhân lực tổ chuyên gia đấu thầu và tổ thẩm
định HSMT và kết quả lựa chọn nhà thầu 28
Hình 3.3. Sơ đồ xây dựng danh mục thuốc đấu thầu 30
Hình 3.4. Sơ đồ biểu diễn quá trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu 32
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình phê duyệt HSMT và thông báo mời thầu 34
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình xét thầu bước đánh giá sơ bộ 37
Hình 3.7. Quy trình xét th ầu bước đánh giá chi tiết 41
Hình 3.8. Sơ đồ quy trình thẩm định và phê duyệt kết quả trúng thầu 44
Hình 3.9. Biểu đồ kết quả các gói thầu trúng thầu năm 2011 48
Hình 3.10. Biểu đồ tỷ trọng thuốc sản xuất trong n ước và thuốc nhập khẩu trúng
thầu năm 2011 49
Hình 3.11. Biểu đồ tỷ trọng thuốc trong n ước sản xuất và các nước khác trúng
thầu năm 2011 51
Hình 3.12. Biểu đồ tỷ trọng một số nhóm thuốc trong DMT trúng thầu 53

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các hình thức lựa chọn nhà thầu 4
Bảng 1.2: Phạm vi áp dụng các ph ương thức đấu thầu 7
Bảng 1.3: Các hình thức đấu thầu thuốc 11
Bảng 3.1. Nội dung chính của HSMT 33
Bảng 3.2: Nội dung chính của buổi lễ mở thầu 35
Bảng 3.3: Điều kiện tiên quyết loại HSDT 38
Bảng 3.4: Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và KN của nhà thầu 39
Bảng 3.5: Nội dung xác định giá đánh giá 42
Bảng 3.6: Điều kiện để nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu 43
Bảng 3.7: Cấu trúc DMT trúng thầu 45
Bảng 3.8: Tỷ lệ mặt hàng tham dự thầu trúng thầu của các nh à thầu 46
Bảng 3.9: Kết quả các gói thầu trúng thầu năm 2011 48
Bảng 3.10: Tỷ trọng thuốc sx trong n ước và thuốc nhập khẩu trúng thầu năm
2011 49
Bảng 3.11: Tỷ trọng thuốc trong n ước sx và các nước khác trúng thầu năm 2011
50
Bảng 3.12: Tỷ lệ SL mặt hàng thuốc của các nhóm thuốc theo tác dụng d ược lý
trong DMT trúng thầu năm 2011 52
Bảng 4.1. Thời gian ho àn thành đấu thầu 58
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
- BHYT: Bảo hiểm y tế
- BHXH: Bảo hiểm xã hội
- SYT: Sở Y tế
- HSMT: Hồ sơ mời thầu
- HSDT: Hồ sơ dự thầu
- NT: Nhà thầu
- DMT: Danh mục thuốc
- DA: Dự án

- QG: Quốc gia
- DVTV: Dịch vụ tư vấn
- DM: Danh mục
- KH: Kế hoạch
- QL: Quản lý
- KCB: Khám chữa bệnh
- BYT: Bộ Y tế
- KQĐT: Kết quả đấu thầu
- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
- KD: Kinh doanh
- QLD: Quản lý Dược
- HSD: Hạn sử dụng
- TCCS: Tiêu chuẩn cơ sở
Tiếng Anh:
- CIF: Cost, Insurance, Freight (Chi phí, bảo hiểm, cước phí)
- GMP: Good Manufacture Practice (Th ực hành tốt sản xuất thuốc)
- GSP: Good Storage Practice (Thực hành tốt bảo quản thuốc)
- GDP: Good Distribution Practice (Thực hành tốt phân phối thuốc)
- GPP: Good Pharmacy Practice (Thực hành tốt nhà thuốc)
- FDA: Food and Drug Administration (Cơ quan qu ản lý thuốc - thực phẩm
Hoa Kỳ)
- MCA: Medicines Control Agency – United Kingdom (Cơ quan ki ểm soát
dược phẩm – Vương quốc Anh)
- WHO: World Health Organizatio n (Tổ chức y tế thế giới)
- SWOT: Strength, Weaknesses, Opportunities, Threats (Đi ểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, nguy cơ)
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một trong những yếu tố chủ yếu, đóng vai tr ò quan trọng trong
công tác chăm sóc và b ảo vệ sức khỏe nhân dân, chi p hí cho thuốc luôn chiếm tỷ

trọng cao tronrg tổng chi phí khám chữa bệnh . Trong những năm gần đây ng ành
Dược có những bước phát triển rất cơ bản về tổ chức, quản lý, sản xuất v à cung
ứng thuốc, đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân cả về số l ượng
cũng như chất lượng. Ngày nay chi phí cho thu ốc ngày càng tăng nhanh d ẫn đến
tổng chi phí chăm sóc sức khoẻ cũng ng ày càng cao.
Hiện nay hệ thống khám chữa bệnh của n ước ta chủ yếu vẫn là loại hình
công lập, chi phí cho thuốc trong khám chữa bệnh phần l ớn là chi phí tính trên
giá thuốc các bệnh viện công lập mua của các công ty. Do hạn chế về nhân lực
và năng lực quản lý, bên cạnh đó mặt trái của nền kinh tế thị tr ường cũng tác
động không nhỏ vào việc giá thuốc sử dụng tại các bệnh viện tăng cao bất hợp
lý, có sự chênh lệch về giá thuốc giữa các bệnh viện với nhau ngay trên cùng
một địa bàn, dẫn đến sự công bằng trong tiếp cận thuốc của nhân dân không
được đảm bảo. Nguồn kinh phí khám, chữa bệnh hạn hẹp nh ưng việc chi phí tiền
thuốc không hợp lý lại rất lớn.
Được sự quan tâm của các Bộ, Ng ành, nhằm góp phần bình ổn giá thuốc,
ổn định về chất lượng, số lượng thuốc dùng trong các bệnh viện. Năm 2005 khi
có Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, Thông t ư liên tịch số 20/2005/TTLT-BYT-
BTC, sau đó là Thông tư liên t ịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế
- Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các c ơ sở y tế công lập đã phần
nào hạn chế được tình trạng trên.
Trong những năm gần đây công tác đấu thầu thuốc bệnh viện không
ngừng được cải tiến về tổ chức, quả n lý cũng như trình độ chuyên môn của
2
người thực hiện đấu thầu thuốc, song thực tế khi thực hiện vẫn c òn nảy sinh
nhiều bất cập. Hiện nay đây vẫn là một vấn đề lớn cần phải giải quyết trong t ình
trạng các cơ sở pháp lý chưa chặt chẽ, thiếu nguồn nhân lực, vật lực.
Xuất phát từ các thực tế tr ên, đề tài “Phân tích hoạt động đấu thầu
thuốc tập trung tại Sở Y tế Thanh Hoá năm 2011” nhằm đạt các mục tiêu sau
đây:
1. Mô tả hoạt động đấu thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế Thanh Hóa ;

2. Phân tích kết quả trúng thầu thuốc tại Thanh Hoá năm 2011.
3
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm chung về đấu thầu
Theo Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ng ày 29/11/2005 của Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Đấu thầu: là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời
thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án th eo quy định của nhà nước trên cơ
sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch v à hiệu quả kinh tế.
* Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các b ên liên quan trong quá
trình lựa chọn nhà thầu.
1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Có 7 hình thức lựa chọn nhà thầu khác nhau [14]:
Hình 1.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Đấu thầu rộng rãi
Các hình thức lựa
chọn nhà thầu
Đấu thầu hạn chế
Chỉ định thầu
Mua sắm trực tiếp
Chào hàng cạnh tranh
Tự thực hiện
Lựa chọn nhà thầu trong
trường hợp đặc biệt
4
Các hình thức lựa chọn nhà thầu được áp dụng cụ thể trong các tr ường hợp
sau[14]:
Bảng 1.1: Các hình thức lựa chọn nhà thầu
STT
Hình thức

lựa chọn
nhà thầu
Phạm vi áp dụng
Đặc điểm
1
Đấu thầu
rộng rãi
Tất cả các trường hợp đấu thầu.
- Không hạn chế nhà thầu
tham dự.
- Không có điều kiện trong
HSMT để hạn chế sự tham gia
của NT hoặc tạo lợi thế cho
một hoặc một số NT gây ra sự
cạnh tranh không công bằng
2
Đấu thầu
hạn chế
- Dự án theo yêu cầu của nhà tài
trợ nước ngoài.
- Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ
thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc
thù.
- Gói thầu có tính chất nghi ên
cứu, thử nghiệm mà chỉ có một
số nhà thầu có khả năng đáp
ứng yêu cầu của gói thầu.
- Phải mời tối thiểu 5 nh à thầu
được xác định là có đủ năng
lực và kinh nghiệm tham gia

đấu thầu;
- Trường hợp có ít hơn 5 NT,
chủ đầu tư phải trình người có
thẩm quyền xem xét, quyết
định cho phép tiếp tục tổ ch ức
đấu thầu hạn chế hoặc áp
dụng hình thức lựa chọn khác.
3
Chỉ định
thầu
- Sự cố bất khả kháng do thi ên
tai, địch họa, sự cố cần khắc
phục ngay;
- Gói thầu do yêu cầu của nhà
tài trợ nước ngoài;
- Gói thầu thuộc dự án bí mật
- Phải lựa chọn nhà thầu có đủ
năng lực và kinh nghiệm đáp
ứng các yêu cầu của gói thầu
và phải tuân thủ quy trình thực
hiện chỉ định thầu do Chính
phủ quy định.
5
STT
Hình thức
lựa chọn
nhà thầu
Phạm vi áp dụng
Đặc điểm
3

Chỉ định
thầu
quốc gia; DA cấp bách v ì lợi ích
QG, an ninh an toàn năng
lượng;
- Gói thầu mua sắm các loại vật
tư, thiết bị để phục hồi, duy tu,
mở rộng công suất của thiết bị,
dây chuyền công nghệ sản xuất
do phải bảo đảm tính t ương
thích của thiết bị, công nghệ;
- Gói thầu DVTV có giá gói
thầu < 500 triệu đồng, gói thầu
mua sắm hàng hóa, xây lắp có
giá gói thầu < 1 tỷ đồng thuộc
dự án đầu tư phát triển; gói thầu
mua sắm hàng hóa có giá gói
thầu < 100 triệu đồng thuộc dự
án hoặc dự toán mua sắm
thường xuyên.
- Trước khi thực hiện chỉ định
thầu, dự toán đối với gói thầu
đó phải được phê duyệt theo
quy định.
4
Mua sắm
trực tiếp
- Áp dụng khi hợp đồng đối với
gói thầu có nội dung tương tự
được ký trước đó ≤ 06 tháng.

- Áp dụng mua sắm trực tiếp để
thực hiện gói thầu t ương tự
thuộc cùng một dự án hoặc
thuộc dự án khác.
- Được mời nhà thầu trước đó
đã được lựa chọn thông qua
đấu thầu để thực hiện gói thầu
có nội dung tương tự.
- Đơn giá không được vượt
đơn giá của các nội dung
tương ứng thuộc gói thầu
tương tự đã ký hợp đồng trước
đó.
6
STT
Hình thức
lựa chọn
nhà thầu
Phạm vi áp dụng
Đặc điểm
5
Chào
hàng
cạnh
tranh
trong
mua sắm
hàng hóa
Áp dụng trong trường hợp có đủ
các điều kiện sau:

- Gói thầu có giá gói thầu < 02
tỷ đồng;
- Nội dung mua sắm là những
hàng hoá thông d ụng, sẵn có
trên thị trường với đặc tính kỹ
thuật được tiêu chuẩn hoá và
tương đương nhau v ề chất
lượng.
- Phải gửi yêu cầu chào hàng
cho các nhà thầu.
- Nhà thầu gửi báo giá đến
bên mời thầu một cách trực
tiếp, bằng fax hoặc qua đ ường
bưu điện.
- Đối với mỗi gói thầu phải có
tối thiểu 03 báo giá từ 03 nh à
thầu khác nhau
6
Tự thực
hiện
Áp dụng trong trường hợp chủ
đầu tư là nhà thầu có đủ năng
lực và kinh nghiệm để thực hiện
gói thầu thuộc dự án do m ình
quản lý và sử dụng.
- Dự toán cho gói thầu phải
được phê duyệt theo quy định.
- Đơn vị giám sát việc thực
hiện gói thầu phải độc lập với
chủ đầu tư về tổ chức và tài

chính
7
Lựa chọn
nhà thầu
trong
trường
hợp đặc
biệt
Trường hợp gói thầu có đặc th ù
riêng biệt mà không thể áp dụng
các hình thức lựa chọn nhà thầu
khác theo quy định của Luật
Đấu thầu.
Chủ đầu tư phải lập phương
án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm
mục tiêu cạnh tranh và hiệu
quả kinh tế trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết
định.
7
1.3. Các phương thức đấu thầu [14].
Hình 1.2. Các phương th ức đấu thầu
Phương thức đấu thầu được áp dụng trong trường hợp sau:
Bảng 1.2. Phạm vi áp dụng phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ
Phương thức đấu thầu
Phạm vi áp dụng
Đấu thầu một túi hồ sơ
Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói
thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC
(thiết kế, cung cấp thiết bị, vật t ư và xây lắp)

1.4. Trình tự thực hiện đấu thầu [14].
* Chuẩn bị đấu thầu:
- Sơ tuyển nhà thầu
- Lập hồ sơ mời thầu
- Mời thầu
* Tổ chức đấu thầu:
- Phát hành hồ sơ mời thầu
- Làm rõ Hồ sơ mời thầu
- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
- Mở thầu
Các phương thức đấu thầu
Phương thức đấu
thầu hai túi hồ sơ
Phương thức đấu
thầu 2 giai đoạn
Phương thức đấu
thầu một túi hồ sơ
8
* Đánh giá hồ sơ dự thầu
* Làm rõ Hồ sơ dự thầu
* Xét duyệt trúng thầu
* Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu
* Phê duyệt kết quả đấu thầu
* Thông báo kết quả đấu thầu
* Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng
1.5. Hoạt động cung ứng và quản lý giá thuốc trên Thế giới và Việt Nam.
1.5.1. Hoạt động cung ứng và quản lý giá thuốc trên Thế giới.
1.5.1.1. Quản lý giá thuốc trên Thế giới
Trên thế giới có nhiều hình thức khác nhau trong việc quản lý giá thuốc.
Nhằm đảm bảo lợi ích của ng ười bệnh và nhu cầu xã hội, Chính phủ các nước đã

thực hiện những chính sách ph ù hợp với nước mình nhằm ổn định giá thuốc tr ên
thị trường. Hiện nay trên thế giới đang áp dụng bốn h ình thức phổ biến để quản
lý giá thuốc [12]:
- Chính sách kiểm soát giá dược phẩm: Được áp dụng phổ biến ở các
nước như: Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hungary. T rong đó các quy
định về giá thuốc ở Italy là một mô hình tiêu biểu cho chính sách này. Chẳng
hạn giá thuốc lưu hành trên thị trường không được vượt quá giá trung bình thuốc
đó ở Châu Âu.
- Chính sách giá thông qua vi ệc kiểm soát lợi nhuận: Chính phủ quy định
về tỷ lệ chênh lệch giữa giá xuất xưởng, giá nhập khẩu (giá CIF), giá bán buôn
và giá bán lẻ thuốc (Được áp dụng tại Anh).
- Chính sách tự do về giá cả: Chính phủ không hoàn toàn kiểm soát giá cả
cũng như lợi nhuận trong kinh doanh, sản xuất thuốc, nh ưng với việc kiểm tra,
9
giám sát sổ sách, hoá đơn và tài chính công khai đ ã tạo ra một mặt bằng giá
thuốc ổn định (Được áp dụng tại Mỹ).
Tại các nước phát triển bảo hiểm y tế toàn dân thì bảo hiểm sẽ chi trả tiền
thuốc cho người bệnh. Chính các c ơ quan bảo hiểm y tế đấu thầu thuốc tập trung
cho tất cả các cơ sở dịch vụ y tế trực thuộc. V ì vậy, ưu điểm lớn nhất của việc
đấu thầu thuốc tập trung l à chủ đầu tư dành được quyền chủ động trong th ương
lượng về giá do:
- Lượng hàng mua là rất lớn nên có thể yêu cầu giá thấp nhất;
- Chuyên môn hoá cao nên đ ảm bảo hiệu quả đấu thầu tốt nhất ;
- Dễ dàng quản lý về mặt vĩ mô;
Những nước áp dụng mô hình y tế tư nhân, không có bảo hiểm y tế toàn
dân, Nhà nước chỉ có trách nhiệm chăm sóc ng ười già và người nghèo. Hệ thống
y tế tư nhân phát triển tạo ra tính cạnh tranh l ành mạnh, cùng với hình thức bảo
hiểm tư nhân và cạnh tranh của một nền kinh tế t ư bản, giá thuốc ở các n ước này
được kiểm soát hết sức chặt chẽ, đảm bảo đúng giá trị của nó.
1.5.1.2. Hoạt động cung ứng thuốc tr ên Thế giới

Ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển như Thái Lan, công
tác dược bệnh viện đảm bảo nhiệm vụ quản lý thuốc đến từng bệnh nhân với sự
có mặt của Dược sỹ 24/24h tại phòng bệnh, phòng phẫu thuật, nhằm kiểm soát
mọi vấn đề trong kê đơn cũng như trong quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân.
Với sự phát triển của công nghệ v à khoa học kỹ thuật giúp dược sỹ bệnh
viện giải phóng khỏi rất nhiều công việc thủ công nhằm đảm bảo có nhiều nhân
lực hơn trong công tác dược lâm sàng. Hệ thống quản lý thông tin thuốc được
nối mạng toàn viện, đơn thuốc sau khi được duyệt sẽ được chuyển về chương
trình hoạt động của máy chia thuốc, đóng gói cụ thể đến từng bệnh nhân theo
liều dùng hàng ngày. Điều này đã chứng minh là giảm thiểu sai sót và nhầm lẫn
với việc chia thuốc của y tá hay dược sỹ vẫn làm.
10
1.5.2. Hoạt động cung ứng và quản lý giá thuốc tại Việt Nam
* Các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động đấu thầu :
- Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội Việt Nam.
- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 c ủa Chính phủ Hướng dẫn thi
hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
- Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005 c ủa Quốc hội Việt Nam.
- Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ, Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Dược.
- Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/8/2007 c ủa liên Bộ Y
tế, Tài chính về việc Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các c ơ sở y tế công
lập.
* Các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý giá thuốc:
- Pháp lệnh giá số 40/2002/UBT VQH 10, ngày 10/5/2002 c ủa QH Việt Nam.
- Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 c ủa Chính phủ quy định một
số điều của Pháp lệnh giá.
- Nghị định số 45/2005/NĐ -CP ngày 6/4/2005 của Chính phủ quy định xử phạt
hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT -BYT-BTC-BCT ngày 31/8/2007 Hư ớng

dẫn thực hiện quản lý nh à nước về giá thuốc dùng cho người.
* Các hình thức đấu thầu cung ứng thuốc tại Việt Nam [4]:
Việc cung ứng thuốc do ngân sách nh à nước, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả v à
nguồn thu viện phí tại các c ơ sở y tế công lập thường áp dụng các hình thức sau:
Đấu thầu rộng rãi (áp dụng nhiều nhất), Chào hàng cạnh tranh, Chỉ định thầu v à
Mua sắm trực tiếp.
11
Bảng 1.3: Các hình thức đấu thầu thuốc
STT
Hình thức đấu thầu
Áp dụng
1
Đấu thầu rộng rãi
Áp dụng tại tất cả các bệnh viện thực h iện
mua sắm thuốc trong DM thuốc chủ yếu.
2
Chỉ định thầu
Những biệt dược được Bộ Y tế cho phép
nhập khẩu (các thuốc đặc trị, thuốc phòng
chống dịch )
3
Mua sắm trực tiếp
Áp dụng kết quả đấu thầu đ ược phê duyệt
trong vòng 6 tháng để mua thuốc.
4
Chào hàng cạnh tranh
Các thuốc được phép mua ngoài thầu, các
thuốc tự pha chế.
1.5.2.1. Quản lý nhà nước về đấu thầu cung ứng thuố c trong các cơ sở y tế
công lập.

* Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có
cơ sở y tế công lập và các đơn vị liên quan [4]:
- Tổ chức kiểm tra về đấu thầu mua thuốc đối với c ơ sở y tế công lập
thuộc phạm vi quản lý.
- Thanh tra các Bộ, Ngành, Thanh tra Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính thực hiện thanh tra việc đấu thầu mua thuốc của các c ơ sở y tế công
lập theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đ ược giao theo quy định của pháp luật.
* Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Kế hoạch v à Đầu tư [14]:
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nh à nước về hoạt
động đấu thầu.
12
- Thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả l ựa chọn nhà thầu các gói thầu
thuộc thẩm quyền xem xét quyết định của Thủ t ướng Chính phủ.
- Xây dựng và quản lý tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện t ử về đấu
thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ t ướng Chính phủ hợp tác quốc tế về
lĩnh vực đấu thầu.
- Tổ chức các hoạt động đ ào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức l àm công
tác đấu thầu.
- Tổng kết đánh giá, báo cáo t ình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
- Giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị trong đấu thầu.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong vi ệc kiểm tra, thanh tra
về đấu thầu trên phạm vi cả nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về đấu thầu đ ược Chính phủ giao.
a. Tổ chức thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc
Do các quy định của pháp luật về đấu thầu cung ứng thuốc qua các giai
đoạn có sự khác nhau n ên công tác tổ chức cung ứng thuốc qua các giai đoạn
cũng khác nhau và có một số đặc điểm riêng.
- Giai đoạn 1: Chưa có Thông tư hư ớng dẫn việc đấu thầu thuốc, việc đấu thầu
thuốc tại các cơ sở y tế công lập được thực hiện như đối với các hàng hoá khác

sử dụng nguồn vốn ngân sách nh à nước.
- Giai đoạn 2: Việc tổ chức cung ứng thuốc tại các c ơ sở y tế công lập được thực
hiện theo hướng dẫn về đấu thầu cung ứng thuốc quy định tại T hông tư liên tịch
số 20/2005/TTLT-BYT-BTC. Trong đó quy đ ịnh việc tổ chức thực hiện giữa
các cơ sở y tế công lập trực thuộc Bộ Y tế v à các Bộ, Ngành Trung Ương với
các cơ sở y tế thuộc địa phương. Tại địa phương Sở Y tế căn cứ vào nhu cầu sử
dụng của các cơ sở y tế thuộc địa phương để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
13
tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định lựa chọn một trong
ba hình thức để đấu thầu và tổ chức cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế công lập.
Về nội dung đấu thầu có một số đặc điểm nh ư sau: quy định việc xét thầu
theo từng mặt hàng thuốc, quy định rõ hạn sử dụng tối thiểu của thuốc phải đáp
ứng tại thời điểm giao h àng, quy định chặt chẽ chất lượng thuốc, giá thuốc trúng
thầu không được cao hơn giá kế hoạch trong kế hoạch đấu thầu được phê duyệt.
Cuối giai đoạn này, các quy định của pháp luật về đấu thầu tuân thủ theo
Luật Đấu thầu và các văn bản dưới luật về đấu thầu.
- Giai đoạn 3: Việc tổ chức cung ứng thuốc t ại cơ sở KCB công lập được thực
hiện theo hướng dẫn về đấu thầu cung ứng thuốc quy định tại Thông t ư liên tịch
số 10/2007/TTLT - BYT - BTC và tuân thủ Luật Đấu thầu cùng các văn bản
hướng dẫn thực hiện Luật đấu thầu. Về h ình thức tổ chức đấu thầu, cũng nh ư
giai đoạn 2 quy định tại Thông t ư liên tịch số 20/2005/TTLT - BYT - BTC. Chủ
tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc tổ chức đấu
thầu mua thuốc ở các c ơ sở y tế công lập theo một trong 3 h ình thức để đấu thầu
và tổ chức cung ứng thuốc cho các cơ sở KCB:
+ Hình thức 1: Đấu thầu tập trung do Sở Y tế thực hiện. Căn cứ kết quả
trúng thầu, các cơ sở KCB ký hợp đồng với các nh à cung ứng trúng thầu để tổ
chức cung ứng thuốc.
+ Hình thức 2: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo một trong các bệnh viện đa
khoa tuyến tỉnh tổ chức đấu thầu ngay trong Quí I h àng năm. Các đơn v ị khác áp
dụng lựa chọn nhà thầu theo hình thức mua sắm trực tiếp theo quy định của Luật

Đấu thầu trên cơ sở kết quả đấu thầu của bệnh viện đa khoa đó.
+ Hình thức 3: Đấu thầu riêng lẻ, do các cơ sở KCB tự tổ chức đấu thầu.
Nghiên cứu các quy định hướng dẫn về đấu thầu thuốc qua các giai đoạn
cho thấy bộc lộ một số hạn chế, cụ thể: Các quy định về đấu thầu thuốc mới chỉ
dừng lại ở việc hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện, quy định mộ t số nội
14
dung trong quá trình t ổ chức đấu thầu thuốc. Một số yếu tố ảnh h ưởng quyết
định đến việc lựa chọn thuốc có chất l ượng, giá hợp lý được Nhà thầu cung ứng
kịp thời đầy đủ cho cơ sở KCB chưa được quy định chi tiết v à thống nhất trong
HSMT như: Các chỉ tiêu đánh giá năng lực nhà thầu, các tiêu chuẩn kỹ thuật
đánh giá thuốc trúng thầu, tỷ lệ thuốc mời thầu theo t ên generic với tên biệt
dược của thuốc phát minh , các thông tin về thuốc do bên dự thầu cung cấp trong
bảng giá thuốc dự thầu, các điều khoản r àng buộc của các nhà thầu trúng thầu
với cơ sở KCB trong quá trình cung ứng thuốc.
b. Chức năng nhiệm vụ của đấu thầu thuốc .
Hình 1.3. Chu trình cung ứng thuốc của bệnh viện.
Đấu thầu thuốc là việc lựa chọn và mua sắm thuốc. Sau khi xây dựng
danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật, phác đồ điều trị của bệnh viện th ì
việc mua sắm thuốc mang tính chất quyết định, đảm bảo danh mục thuốc đ ược
lựa chọn luôn sẵn có, chất lượng cao, trong nguồn kinh phí cho phép.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp, các ng ành công
tác đấu thầu thuốc đã có những cải tiến vượt bậc về mặt tổ chức, quản lý, cũng
như trình độ chuyên môn của người thực hiện đấu thầu thuốc.
Lựa chọn
Quản lý
Sử dụng
Mua sắm
Cấp phát
15
c. Vài nét về hoạt động đấu thầu cung ứng thuốc ở Việt Nam.

 Tình hình cung ứng và sử dụng thuốc trong Bệnh viện
Tại Hội nghị chuyên đề về công tác y tế dự ph òng 2009, BYT cho bi ết mô
hình bệnh tật trước kia chủ yếu là các bệnh nhiễm trùng thì nay đã hoàn toàn
thay đổi: chỉ có 27% là bệnh do vi trùng gây nên, có đ ến 62% các bệnh không
phải do vi trùng (các bệnh lây nhiễm do siêu vi trùng). 62% số ca bệnh ở Việt
Nam thuộc loại bệnh không có khả năng lây nhiễm nh ư: huyết áp, tâm thần, tim
mạch, suy dinh dưỡng, tiểu đường còn lại 11% là bệnh do tai nạn thương tích.
Nguyên nhân của sự thay đổi mô h ình bệnh tật này là do có sự biến đổi khí hậu,
quá trình công nghiệp hoá, sự ô nhiễm môi tr ường Ngoài ra có khoảng 30
bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện nh ư: Ebola, bò điên, SARS, cúm A/H5N1,
cúm A/H1N1 đang có xu hư ớng gia tăng mà nguyên nhân chính là do bi ến đổi
khí hậu và môi trường. Đi kèm theo sự biến đổi mô hình bệnh tật là sự đa dạng,
phức tạp về nhu cầu sử dụng thuốc của ng ười dân và tình trạng vi khuẩn kháng
thuốc ngày càng tăng cao [12].
Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tăng qua các năm. Trư ớc kia nếu nhu cầu
cao là các thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, kháng vi êm thì nay nhu cầu thuốc
chuyên khoa đặc trị có xu hướng tăng lên. Những loại thuốc này đa số là nhập
khẩu, nước ta chỉ sản xuất một số ít v à chỉ có những công ty lớn đầu t ư vào trang
thiết bị máy móc mới có khả năng để sản xuất, v ì vậy mà những thuốc này có
giá thành khá cao.
 Công tác đấu thầu thuốc tại Bệnh viện
Trước năm 2005, cơ sở pháp lý hướng dẫn thực hiện đấu thầu thuốc tại c ơ
sở y tế công lập chưa được hoàn thiện, mỗi bệnh viện lựa chọn một h ình thức
đấu thầu khác nhau, như chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, hoặc đấu thầu
rộng rãi.

×