Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng thuốc ARV và thuốc methadone tại trung tâm phòng chống HIV AIDS tỉnh bắc cạn năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 67 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***






PHẠM THỊ ĐÔNG




PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
ARV VÀ THUỐC METHADONE TẠI
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
TỈNH BẮC KẠN NĂM 2013





LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I








HÀ NỘI 2014

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***




PHẠM THỊ ĐÔNG




PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
ARV VÀ THUỐC METHADONE TẠI
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
TỈNH BẮC KẠN NĂM 2013


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60720412

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện:
1. Trường Đại học Dược Hà Nội.
2. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn

Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013




HÀ NỘI 2014
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ
Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó trưởng bộ môn Quản lý và kinh tế dược, Trường
Đại học Dược Hà Nội, là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình
trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới:
- Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, bộ môn Quản lý và kinh tế dược
và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong
suốt những năm tháng học tập và thực hiện đề tài.
- Ban Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, các dược sỹ, bác sỹ và
các đồng nghiệp đang công tác tại Trung tâm, đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè tôi,
những người luôn sát cánh, động viên tôi để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.


Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Học viên



Phạm Thị Đông







LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô. Với lòng kính trọng và biêt ơn sâu sắc tôi xin
bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
Tiến sĩ Tiến sĩ Vũ Thị Trâm - Giảng viên bộ môn Quản lý kinh tế dược,
Trường Đại học Dược Hà Nội
Là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian
thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới:
- Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, bộ môn Quản lý kinh tế dược và
các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt
những năm tháng học tập và thực hiện đề tài
- Ban Giám đốc bệnh viện 105 Tổng cục hậu cần, các dược sỹ, bác sỹ và các
đồng nghiệp đang công tác tại bệnh viện, đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã
luôn động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Hà Nội, Ngày tháng 4 năm 2014
Học viên



DS. Trần Việt Tùng



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang
Chương 1. TỔNG QUAN………………………………………………

03

1.1.Tình hình HIV/AIDS trên Thế giới, Việt Nam và vấn đề điều trị
bằng thuốc ARV ở Việt Nam…………………………………………


03

1.1.1.Tình hình HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam……………………

03
1.1.2. Điều trị HIV/AIDS bằng thuốc Anti Retrovirus……………………

05
1.1.3. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
12
1.2. Các hoạt động quản lý và sử dụng thuốc ARV cho điều trị HIV/AIDS
.
14
1.3. Thực trạng điều trị HIV ở Bắc Kạn…………………………………

15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……….


20
2.1. Đối tượng nghiên cứu:………………………………………………

20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………

20
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………

20
2.4. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………

20
2.4.1. Sử dụng tại liệu có sẵn…………………………………………
20
2.4.2. Đánh giá bệnh nhân………………………………………………
20
2.5. Xử lý số liệu…………………………………………………………
21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………
22
3.1. Mô tả cơ cấu thuốc ARV và thuốc Methadone đã sử dụng tại
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn năm 2013

22
3.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc ARV, thuốc Methadone tại tỉnh Bắc Kạn
22
3.1.2. So sánh lượng thuốc ARV đã tiêu thụ tại đơn vị trực tiếp điều trị
26
3.1.3. Tình hình tiêu thụ thuốc năm 2013………………………………


36
3.2. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV
điều trị ngoại trú tại tỉnh Bắc Kạn

37
3.2.1. Thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn ngoại trú
37
3.2.2. Một số chỉ số kê đơn tại tỉnh

39
3.2.3. Bệnh nhân điều trị bằng thuốc ARV……………………….….……

40
Chương 4. BÀN LUẬN
47
4.1. Kết quả nghiên cứu:
47
4.1.1. Về cơ cấu thuốc ARV và thuốc Methadone đã sử dụng tại Trung
tâm phòng chống HIV/AIDS năm 2013

47
4.1.2. Về thực trạng kê đơn thuốc ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV điều
trị ngoại trú tại tỉnh Bắc Kạn

47
4.2. Phương pháp nghiên cứu:

49
KẾT LUẬN………………………………………………………………

50
1. Về cơ cấu thuốc ARV, thuốc Methadone đã sử dụng tại Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS……………………………………………….

50
2. Thực trạng kê đơn thuốc ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV điều trị
ngoại trú tại tỉnh Bắc Kạn…………………………………………….

50
2.1.Việc thực hiện qui chế chuyên môn trong kê đơn thuốc …………
50
2.2. Việc sử dụng thuốc ARV của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS…………

50
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
52

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh Tiếng Việt
ADR
Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc
ARV
AntiRetrovirus Kháng Retrovirus
BYT

Bộ Y tế
DSĐH


Dược sĩ đại học
HAARI
Highly active antiretroviral
therapy
Điều trị kháng retrovirus hiệu quả cao
HIV
Human Immunnodeficiency
Virus
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người

NNRTI
Non - Nucleoside reverse
transcriptase inhibitor
Thuốc ức chế men sao chép ngược
non - nucleoside
NRTI
Nucleoside reverse
transcriptase inhibitor
Thuốc ức chế men sao chép ngược
nucleoside
NTCH

Nhiễm trùng cơ hội
PI
Protease inhibitor Thuốc ức chế men protease
TCD4

Tế bào lympho T mang thụ cảm CD4



DANH MỤC BẢNG

TT Tên bảng Trang
1.1
Liên quan giữa khả năng tuân thủ điều trị và tỷ lệ điều trị thành
công
8
1.2 Các phác đồ thay thế 9
1.3 Liều dùng các thuốc trong phác đồ ở người lớn và trẻ thành niên 10
1.4 Liều dùng thuốc trong phác đồ ở trẻ em 11
1.5
Cơ cấu nhân lực của TTPC HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn
16
1.6
Cơ c
ấu nhân lực bộ phận d
ư
ợc của Trung tâm ph
òng ch
ống
HIV/AIDS
18
3.7 Cơ cấu danh mục thuốc theo quy chế chuyên môn 22
3.8 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý 23
3.
9

T



l


thu
ốc

theo ngu
ồn gốc sản xuất

2
3

3.10 Cơ cấu danh mục thuốc đơn thành phần - Đa thành phần 24
3.11
Danh mục thuốc ARV, thuốc methadone đã sử dụng tại tỉnh Bắc
Kạn
24
3.12

ợng thuốc Efaviren 600mg đ
ã tiêu th
ụ tại các đ
ơn v
ị trực tiếp
điều trị tại Bắc Kạn năm 2013
26
3.13
Lượng thuốc Lamivudine 150mg đã tiêu thụ tại các đơn vị trực
tiếp điều trị tại Bắc Kạn năm 2013
27

3.14
Lượng thuốc Lami/Teno/Efa300/300/600mg đã tiêu thụ tại các
đơn vị trực tiếp điều trị tại Bắc Kạn năm 2013
28
3.15
Lượng thuốc Lami/Zido150/300mg đã tiêu thụ tại các đơn vị
trực tiếp điều trị tại Bắc Kạn năm 2013
29
3.16

ợng thuốc
L/Z/N150/300/200mg
đ
ã tiêu th
ụ tại các đ
ơn v

trực tiếp điều trị tại Bắc Kạn năm 2013
30
3.17
Lượng thuốc Nevirapine 200mg đã tiêu thụ tại các đơn vị trực
tiếp điều trị tại Bắc Kạn năm 2013
31
3.18

ợng thuốc
Tenofovir 300mg
đ
ã tiêu th
ụ tại các đ

ơn v
ị trực
tiếp điều trị tại Bắc Kạn năm 2013
32
3.19
Lượng thuốc Zidovudine 300mg đã tiêu thụ tại các đơn vị trực
tiếp điều trị tại Bắc Kạn năm 2013
33
3.20

ợng thuốc
Stavudine 30mg

đ
ã tiêu th
ụ tại các đ
ơn v
ị trực tiếp
điều trị tại Bắc Kạn năm 2013
34
3.21
Lượng thuốc Lopinavir/Ritonavir200/50mg đã tiêu thụ tại các
đơn vị trực tiếp điều trị tại Bắc Kạn năm 2013
35
3.2
2

Giá tr

tiêu th

ụ một số nhóm thuốc tại trung tâm

36

3.23
Cơ cấu tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước, thuốc sản xuất nước
ngoài
36
3.24 Cơ cấu tiêu thụ thuốc đơn thành phần, đa thành phần 37
3.2
5

N
ội dung thực hiện quy chế chuy
ên môn trong kê đơn ngo
ại trú

38

3.26 Một số chỉ tiêu kê đơn thuốc ARV của tỉnh Bắc Kạn 39
3.27 Phân loại bệnh nhân theo lứa tuổi 40
3.2
8

Ph
â
n lo
ại

b

ệnh

nh
â
n theo
đ
ư
ờng

l
â
y b
ện
h

41

3.
29

Ph
ân

lo
ại

b
ệnh

nh

â
n theo gi

i t
ính

42

3.30 Tân xuất các phác đồ được sử dụng 43
3.31 Số lượng bệnh nhân thay đổi phác đồ 45
3.
3
2

Đ


d
ài

đ
ợt

đi
ều

tr


c

ủa

c
ác

ph
ác

đ


ban
đ
ầu

4
6


DANH MỤC HÌNH

TT Tên hình vẽ, đồ thị Trang
Hình 1.1
Biểu đồ số lượng bệnh nhân AIDS được điều trị ARV và số
ca tử vong do AIDS qua các năm trên toàn quốc
05
Hình 1.2 Biểu đồ tình hình điều trị Methadone trên toàn quốc 13
Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trung tâm 17
Hình 3.4


Biểu đồ cơ cấu danh mục thuốc theo quy chế chuyên môn 22
Hình 3.5 Hình ảnh một số thuốc ARV đã sử dụng tại tỉnh 25
Hình 3.6

Biểu đồ phân loại bệnh nhân theo lứa tuổi 41
Hình 3.7

Biểu đồ phân loại bệnh nhân theo đường lây bệnh 42
Hình 3.8

Biểu đồ phân loại bệnh nhân theo giới tính 43
Hình 3.9 Biểu đồ tần suất các phác đồ được sử dụng 44
Hình 3.10 Biểu đồ số lượng bệnh nhân thay đổi phác đồ 45

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, toàn Thế giới đang đứng trước mối đe dọa từ sự bùng nổ của đại
dịch HIV/AIDS. Đại dịch HIV/AIDS đã lan rộng và có mặt ở tất cả các khu vực
trên toàn Thế giới với tốc độ nhanh chóng. Kể từ mẫu máu có HIV dương tính
được phát hiện từ năm 1959 tại Zaize-Châu Phi và bệnh AIDS trên lâm sàng được
phát hiện đầu tiên tại Mỹ năm 1981 thì đến nay trên Thế giới có 33,4 triệu người
nhiễm HIV còn sống.[14]
Việt Nam nằm trong khu vực Nam và Đông Nam Á có tỷ lệ nhiễm
HIV/AIDS cao thứ hai thế giới [14], do đó cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của đại
dịch này. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam có nguy cơ bị
đe dọa bởi sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS. Đại dịch gây ảnh hưởng tới kinh tế
của từng gia đình, cộng đồng, đất nước do làm mất đi một phần nguồn nhân lực,
gây ảnh hưởng tới tâm lý xã hội, do mọi người sợ hãi dẫn đến phân biệt đối xử,

cuộc sống của người nhiễm HIV trở nên căng thẳng, mâu thuẫn dẫn đến tình trạng
mất thăng bằng trong cuộc sống. Gây ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế do nguy
cơ lây nhiễm cao trong môi trường y tế, chi phí điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS
vô cùng lớn.
Những khó khăn đặt ra điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV ở Việt Nam: Hiện
nay nguồn tiền của Quốc gia chỉ đảm bảo cung cấp thuốc cho khoảng 2.800 bệnh
nhân trên tổng số 35.000 bệnh nhân được điều trị [3]. Trong những năm qua, đa số
chi phí điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS đặc biệt là chi phí cho liệu pháp điều trị
bằng thuốc kháng Retrovirus (thuốc ARV) chủ yếu do các quĩ, các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ trên thế giới tài trợ (như: Quĩ Clinton, Quĩ toàn cầu,
PEPFAR,…).

Do mỗi dự án được kí kết trong một thời gian xác định nên việc điều
trị cho bệnh nhân HIV/AIDS sẽ khó khăn khi các dự án kết thúc. Chính vì vậy
2

Chính phủ Việt Nam sẽ phải chủ động hơn trong nguồn kinh phí cũng như trong
việc cung ứng thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS.
Với mong muốn tìm hiểu về các hoạt động quản lý thuốc ARV đã sử dụng
cho bệnh nhân HIV/AIDS tại một Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS những năm
qua, đề tài: “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc ARV và thuốc Methadone tại
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn năm 2013”.
Được thực hiện với hai mục tiêu:
1. Mô tả cơ cấu thuốc ARV và thuốc Methadone đã sử dụng tại trung tâm
phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn năm 2013.
2. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV điều trị
ngoại trú tại tỉnh Bắc Kạn.
Từ kết quả nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị và đề xuất để góp phần nâng
cao hiệu quả điều trị bằng thuốc kháng Retrovirus cho bệnh nhân HIV/AIDS tại
cộng đồng.














3

Chương 1. TỔNG QUAN


1.1. Tình hình HIV/AIDS trên Thế giới, Việt Nam và vấn đề điều trị bằng
thuốc ARV ở Việt Nam.
1.1.1. Tình hình HIV/AIDS trên Thế giới và Việt Nam
 Tình hình HIV/AIDS trên Thế giới
Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới là nhóm 5 thanh niên
đồng tính luyến ái ở miền Bắc nước Mỹ vào tháng 5 năm 1981. Đến tháng 12 năm
2013 theo UNAIDS & WHO trên thế giới có 35,5 triệu người nhiễm HIV/AIDS
đang còn sống. Số người tử vong do AIDS giảm từ 1,7 triệu người năm 2012 xuống
còn 1,6 triệu người năm 2013. Số người nhiễm mới cũng giảm từ 2,5 triệu người
trong năm 2012, xuống còn 2,3 triệu người năm 2013[13].
 Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam
Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên xuất hiện ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1990,

đến nay HIV/AIDS thực sự trở thành đại dịch, là mối nguy hại về cả kinh tế lẫn xã
hội đối với Việt Nam. Tính đến hết tháng 11 năm 2013, tổng số bệnh nhân đang
nhiễm HIV là 216,254 người, số bệnh nhân đang ở giai đoạn AIDS là 66,533
người, số người nhiễm HIV đã tử vong là 68,977 người. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn
quốc theo số báo cáo là 239 người trên 100.000 dân. So sánh số trường hợp được
xét nghiệm phát hiện và báo cáo nhiễm HIV 11 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ
năm 2012: Số trường hợp nhiễm HIV giảm 15% (2062 trường hợp), số bệnh nhân
AIDS giảm 16% (1064 trường hợp), tử vong do AIDS giảm 2% (40 trường hợp),
16 tỉnh có số người nhiễm HIV được mới xét nghiệm phát hiện tăng hơn so với
cùng kỳ năm 2012 và 47 tỉnh có số người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện
giảm.
Tình hình dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm, bao gồm giảm số mới
phát hiện nhiễm HIV/AIDS và tử vong, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích
4

ma túy và phụ nữ bán dâm tiếp tục giảm. Tuy nhiên tốc độ giảm chậm hơn nhiều so
với những năm trước đây [13].
 Đặc điểm dịch tễ học HIV/AIDS tại Việt Nam.
- Về địa bàn phân bố dịch: Tính đến hết tháng 11 năm 2013 toàn quốc đã
phát hiện người nhiễm HIV tại 79,1% xã/phường (tăng 1,6% so với cuối năm
2012), gần 98% quận/huyện (không thay đổi so với cuối năm 2012) và 63/63 tỉnh
thành phố.
- Người nhiễm HIV theo nhóm tuổi: Số người nhiễm HIV tập trung chủ yếu
ở nhóm tuổi từ 30 - 39 tuổi chiếm 45,1% số người nhiễm HIV và tỷ lệ này không
thay đổi nhiều trong khoảng 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên trong năm 2013, hình thái
dịch HIV/AIDS đang có xu hướng “già hóa” trong số người nhiệm HIV được phát
hiện, nguy cơ các trường hợp nhiễm mới HIV đã có sự chuyển dịch từ nhóm tuổi từ
20 - 29 tuổi sang nhóm tuổi 30 - 39.
- Hình thái lây nhiễm HIV: Tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục trong
năm 2013 chiếm 45,0%, tỷ lệ này giảm hơn 0,5% so với cùng kỳ năm 2012; Tiếp

theo là qua đường máu chiếm 42,4% giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2012; Còn lại
là từ mẹ sang con và không xác định rõ đường lây truyền chiếm tỷ lệ rất nhỏ
(12,6%) => Hình thái lây truyền HIV qua đường tình dục tiếp tục có xu hướng
ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn so với qua đường máu. Người nhiễm HIV nhóm
tuổi từ 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện là nữ
tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây.
- Phân bố theo giới: Đa phần là nam giới, chiếm 67,5% So với năm 2012 và
các năm trước, phân bố theo giới trong năm 2013 có sự thay đổi và có xu hướng
chuyển dịch sang nữ giới. Tỷ lệ nam giới nhiễm HIV giảm 1,0% và tỉ lệ nữ giới
tăng 1,0% so với năm 2012.
- Phân bố theo nhóm đối tượng: Kết quả báo cáo xét nghiệm cho thấy tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy có xu hướng giảm, năm 2013 là
5

10,3% so với năm 2012 là 11,6% (giảm 1,3%) tiếp theo là nhóm phụ nữ bán dâm,
năm 2013 là 2,6% so với năm 2012 là 2,7% (giảm 0,1%) [12]
- Số bệnh nhân AIDS được điều trị ARV và số ca tử vong do AIDS trên
toàn quốc:

Hình 1.1. Biểu đồ số lượng bệnh nhân AIDS được điều trị ARV và số ca tử vong
do AIDS qua các năm trên toàn quốc[14]
1.1.2. Điều trị HIV/AIDS bằng thuốc Anti Retrovirus.
1.1.2.1. Mục đích và nguyên tắc điều trị.
 Mục đích điều trị:
- Ức chế sự nhân lên của virut và kìm hãm lượng virut trong máu ở mức thấp
nhất;
- Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh NTCH;
- Cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng sống sót cho người bệnh.[2]
 Nguyên tắc điều trị:
- Phải dùng thuốc ARV suốt đời:

6

Điều trị kháng retrovirus là một phần trong tổng thể các biện pháp chăm sóc
và hỗ trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV.
Thuốc ARV không chữa khỏi bệnh HIV/AIDS mà chỉ ngăn chặn sự phát
triển của HIV, nhờ đó giúp bảo toàn và tăng cường hệ thống miễn dịch nên người
bệnh phải điều trị kéo dài suốt đời và vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng để
tránh lây truyền virus cho người khác. Nếu ngừng thuốc, bệnh sẽ chuyển thành
AIDS. Kể cả ở những bệnh nhân dùng lại thuốc ARV sau một thời gian ngừng
thuốc thì nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và tử vong rất lớn.
Tải lượng virus tăng lại rất nhanh khi ngừng thuốc ARV: Sau 1,6 đến 2,2
ngày đã tăng gấp đôi và sau khoảng 10 ngày đến 20 ngày thì quay trở lại số lượng
trước khi điều trị.
Vì vậy, việc quyết định khi nào sử dụng thuốc rất quan trọng. Dùng thuốc
sớm ngay khi mới phát hiện cũng không có lợi vì ở giai đoạn này bệnh nhân vẫn
sinh hoạt bình thường và quá trình này kéo dài khoảng 10 năm. Nếu bắt đầu điều trị
sớm quá sẽ làm kéo dài quá trình dùng thuốc, kéo theo chi phí thuốc của bệnh nhân
tăng lên, hơn nữa thuốc ARV có rất nhiều tác dụng phụ (ADR) kéo theo bệnh nhân
phải chịu những ADR sớm khi không cần thiết. Vì những lý do này nên việc dùng
thuốc càng lâu thì khả năng thành công càng ít và dễ tạo thêm chủng kháng thuốc.
Người bệnh điều trị kháng retrovirus khi chưa có tình trạng miễn dịch được phục
hồi vẫn phải điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Do đó, nguyên tắc điều
trị là chỉ chọn những đối tượng có khả năng tuân thủ điều trị tốt, không được điều
trị nửa vời[2]
- Hạn chế ADR trước mắt và lâu dài:
Thuốc ARV có rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt khi ta sử dụng phác đồ
HAART. Có tới 40% bệnh nhân sử dụng HAART phải ngừng thuốc trong năm đầu
do gặp ADR. Tỷ lệ ADR phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân, tương tác thuốc và bản
thân phân tử thuốc. Những loại ADR nhẹ như ban đỏ, ỉa chảy, mệt mỏi, nhức
7


đầu…nếu kéo dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống bình thường của bệnh
nhân cũng như sự hòa nhập của bệnh nhân trong cộng đồng. Những độc tính nguy
hiểm như viêm gan, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa (nhiễm toan lactic, tăng đường
huyết, tăng lipid huyết…) cần được cân nhắc kỹ trước và trong quá trình dùng
thuốc, do đó hiểu rõ ADR và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân là việc cần làm
trước khi lựa chọ phác đồ.
- Không được dùng 1 hoặc 2 thuốc mà phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc:
Từ năm 1986, Zidovudine và lần lượt các thuốc khác đã được sử dụng trong
điều trị nhiễm HIV với mục tiêu: Ức chế quá trình nhân lên HIV (được đánh giá
qua biến động của nồng độ HIV trong máu) và sửa chữa lại những hệ thống miễn
dịch của bệnh nhân (được đánh giá qua biến động của số lượng tế bào CD4). Tuy
nhiên, ngay sau đó hiện tượng kháng thuốc đã xảy ra rất nhanh, sự kháng thuốc của
HIV là tác nhân chính gây ra sự thất bại điều trị. Từ năm 1995, cùng với phát minh
ra nhóm Protease Inhibitor (PI), liệu pháp 3 thuốc ra đời và đã thu được nhiều kết
quả trong điều trị nhiễm HIV. Phác đồ điều trị dùng 3 thuốc phối hợp trở lên được
gọi là HAART. HAART là liệu pháp sử dụng tổng hợp các ARV tác dụng mạnh,
đây là giải pháp đối phó với tình trạng kháng thuốc HIV có tỷ lệ đột biến rất cao,
các đột biến đơn lẻ hầu như xảy ra ở mỗi lần sao chép virus, nhưng cơ hội cho 3 đột
biến cùng một lúc xảy ra là cực kỳ thấp. Sử dụng HAART sẽ khống chế được tại
lượng virus, bảo tồn và tăng được T - CD4, nhờ đó giúp bệnh nhân có được cuộc
sống bình thường và ngăn ngừa đột biến, giảm kháng thuốc.
- Phải luôn đảm bảo nồng độ điều trị:
Những nguyên nhân làm nồng độ thuốc trong máu không đủ nồng độ điều trị
có thể là:
+ Tuân thủ kém: Uống không đủ liều, uống không đúng khoảng cách quy
định.
8

+Thuốc kém chất lượng: Liều sai, hấp thu kém, độ thanh thai nhanh, hoạt lực

kém, cấu trúc di truyền của bệnh nhân, gặp tương tác thuốc. Do đó, bên cạnh sự tác
động của bản chất thuốc cũng như cơ địa đáp ứng với thuốc của từng bệnh nhân thì
việc tuân thủ điều trị của người bệnh là hết sức quan trọng. Trong vấn đề tuân thủ
điều trị thì nguyên nhân gây thất bại điều trị thường do uống thuốc không đều đặn.
Điều trị được coi là thành công khi tải lượng virus < 500 copies/ml, việc tự ý bỏ
thuốc, quên uống thuốc sẽ giảm tỷ lệ thành công. Tỉ lệ thành công khi bệnh nhân
tuân thủ điều trị thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1. Liên quan giữa khả năng tuân thủ
điều trị và tỷ lệ điều trị thành công
Mức tuân thủ (%) Tỷ lệ thành công (%)
> 90 % 81
90 – 95 64
80


89

50

70 – 79 25
<70 6

Nếu quên uống thuốc trên 3 lần trong 1 tháng thì sẽ dẫn đến kháng thuốc và
mất hiệu quả điều trị. Như vậy, việc tư vấn dùng thuốc để bệnh nhân chấp nhận
uống thuốc đều đặn là rất quan trọng[2].
1.1.2.2. Các nhóm thuốc ARV
Dựa vào chu trình tăng sinh của HIV cũng như cơ chế tác dụng của từng loại
thuốc, người ta chia các thuốc chống HIV làm 3 nhóm sau:
- Nhóm ức chế men sao chép ngược Nucleosid (NRTIs);
- Nhóm ức chế men sao chép ngược Non - Nucleosid (NNRTIs);

- Nhóm thuốc ức chế Protease [15]

9

1.1.2.3. Các phác đồ điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV
 Phác đồ ở người lớn và trẻ thành niên.
- Các phác đồ điều trị hàng đầu: [2]
+ Phác đồ ưu tiên (phác đồ 1a): d4T + 3TC + NVP.
Chỉ định: Bệnh nhân bắt đầu điều trị ARV.
+ Các phác đồ thay thế:
Bảng 1.2. Các phác đồ thay thế
STT Phác đồ Các thuốc Chỉ định
1 1b d4T+3TC+EFV
BN không sử dụng được NVP (dị ứng
hoặc ngộ độc gan do NVP).
2 1c ZDV+3TC+NVP
BN không s
ử dụng đ
ư
ợc d4T (dị ứng,
độc tính với thần kinh, viêm tụy…).
3 1d ZDV+3TC+EFV
BN không sử dụng được NVP và d4T.

(d4T: Stavudine; 3TC: Tenofovir; EFV: Efaviren; ZDV: Zidovudine; NVP: Nevirapine )
- Phác đồ điều trị hàng thứ hai: TDF hoặc ABC + ddI + LPV/r hoặc SQV/r
hoặc NFV.
Chỉ định: Khi bệnh nhân được xác định là thất bại với các phác đồ điều trị
ARV đầu.
Các biểu hiện thất bại điều trị ở người bệnh người lớn.

- Dấu hiệu lâm sàng thất bại điều trị.
+ Người bệnh được điều trị kháng Retrovirus nhưng không tăng cân, xuất
hiện nhiễm trùng cơ hội hoặc bệnh lý ác tính báo hiệu tiến triển lâm sàng của bệnh;
+ Nhiễm trùng cơ hội trước đây tái phát;
+ Các bệnh lý lâm sàng giai đoạn.
- Tiêu chuẩn CD4 đánh giá thất bại điều trị.
+ CD4 giảm xuống mức trước điều trị hoặc thấp hơn khi không có một
nhiễm trùng nào là lí do để giải thích cho việc giảm CD4 nhanh chóng;
10

+ Khi không có một nhiễm trùng nào là lí do để giải thích giảm TCD4 TCD4
giảm > 50% so với thời điểm TCD4 cao nhất kể từ khi điều trị nhanh chóng.
- Liều dùng và cách dùng được thể hiện ở bảng sau: [2]
Bảng 1.3 . Liều dùng các thuốc trong phác đồ ở người lớn và trẻ thành niên

STT Thuốc Liều dùng
1

Stavudine

30mg /l
ần

;

u
ống 2lần/ng
ày; cách nhau 12 gi

.


2

Zidovudine

300mg/l
ần

; u
ống 2 lần/ng
ày; cách nhau 12 gi

.

3 Lamivudine 150mg/lần ; uống 2 lần/ngày; cách nhau 12 giờ.
4
Nevirapine

200mg/lần ; uống 1 lần/ngày trong 2 tuần đầu;
Sau đó 200mg/lần ; uống 2 lần/ngày ; cách nhau 12 giờ

5 Efavirenz 600mg uống 1 lần vào buổi tối.
6 Tenofovir 300mg uống 1 lần/ngày.
7 Abacavir 300mg/lần; uống 2 lần/ngày; cách nhau 12 giờ.
8 Didanosine
250
mg (BN < 60k
g) ho
ặc
4

00mg (BN
≥ 60kg);

uống 2 lần/ngày; cách nhau 12 giờ.
9
Lopinavir /
Ritonavir
Mỗi lần 400mg/100mg; uống 2 lần/ngày; uống trong
bữa ăn; cách nhau 12 tiếng.
 Phác đồ ở phụ nữ có thai.
- Phác đồ ưu tiên : ZDV+3TC+NVP.
- Phác đồ thay thế : ZDV+3TC+NFV hoặc SQV/r hoặc LPV/r.
Liều dùng : như liều cho người lớn và trẻ thành niên.[2]
 Phác đồ ở trẻ em.
- Phác đồ ưu tiên: d4T+3TC+NVP.
- Phác đồ thay thế:
d4T+3TC+EFV hoặc ZDV+3TC+NVP hoặc ZDV+3TC+EFV.
11

- Liều dùng : Liều dùng thuốc trong phác đồ ở trẻ em được thể hiện trong
bảng sau
Bảng 1.4 - Liều dùng thuốc trong phác đồ ở trẻ em
Thuốc

Dạng thuốc Liều dùng
ZDV
Siro 10mg/ml. Viên nang: (có thể
bóc rời hoặc pha bột nước với
thuốc hoặc thức ăn) 100mg,
250mg. Viên 300mg (có thể chia

nhỏ và tán thành bột)
Trẻ < 4 tuần tuổi: 4mg/kg/liều × 2
lần/ngày.
Trẻ từ 4 tuần → dưới 13 tuổi:
180mg/m
2
/liều × 2 lần/ngày.
Trẻ ≥ 13tuổi : 300mg/liều × lần/ngày.
3TC Siro 10mg/ml. Viên 150mg.
Trẻ < 1 tháng: 2mg/kg/liều × 2 lần/ngày.
Trẻ > 1 tháng và trẻ lớn < 60kg:
4mg/kg/liều × 2 lần/ngày.
Trẻ lớn > 60kg: 150mg × 2 lần/ngày.
d4T
Dung dịch uống 1mg/kg. Viên
nang 15mg, 20mg, 30mg, 40mg.
Trẻ < 30 kg: 1mg/kg × 2 lần/ngày.
Trẻ từ 30kg→ 60kg :30 mg × 2 lần/ngày
Trẻ ≥ 60kg: 40mg × 2 lần/ngày.
NVP
Siro 10mg/ml. Viên 200mg (có
thể chia nhỏ hoặc nghiền nát)
Trẻ từ 15 - 30 ngày tuổi : 5mg/kg/ngày
trong 2 tuần sau đó 120mg/m
2
× 2 lần/ngày
trong 2 tuần, sau đó 200mg/m
2
× 2
lần/ngày.

Trẻ từ trên 30 ngày đến 13 tuổi : 120mg/m
2
× 1lần/ngày trong 2 tuần sau đó 120 -
200mg/m
2
× 2 lần/ngày.
Liều tối đa : 200mg/ngày trong 2 tuần, sau
đó 200mg/liều × 2 lần/ngày.
EFV
Siro 30mg/ml. Viên nang: (có thể
bẻ và chia nhỏ liều) 50,100 và
200mg.
Liều tối đa: 600mg 1 lần/ngày.
Trẻ >3 tuổi: viên nang hoặc nhũ dịch
10-15kg: 200mg(270mg = 9 ml)/ngày.
15-20kg: 250mg(300mg = 10 ml)/ngày.
20-25kg: 300mg(360mg = 12 ml)/ngày.
25-33kg: 350mg(450mg = 15 ml)/ngày.
33- 40kg: 400mg(510mg = 17 ml)/ngày.
12


1.1.3. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
 Khái niệm:
Các chất dạng thuốc phiện như thuốc phiện, morphin, heroin là những chất
gây nghiện mạnh (gây khoái cảm mạnh); thời gian tác dụng nhanh nên người bệnh
nhanh chóng xuất hiện triệu chứng nhiễm độc hệ thần kinh trung ương; thời gian
bán hủy ngắn do đó phải sử dụng nhiều lần trong ngày và nếu không sử dụng lại sẽ
bị hội chứng cai. Vì vậy, người nghiện chất dạng thuốc phiện (đặc biệt heroin) luôn
dao động giữa tình trạng nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và tình trạng thiếu

thuốc (hội chứng cai) nhiều lần trong ngày, là nguồn gốc dẫn họ đến những hành vi
nguy hại cho bản thân và những người khác.
Methadone là một chất dạng thuốc phiện tổng hợp, có tác dụng dược lý
tương tự như các chất dạng thuốc phiện khác (đồng vận) nhưng không gây nhiễm
độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian
bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để
không xuất hiện hội chứng cai. Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng
liều khi điều trị lâu dài.
Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone là
một điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống,
dưới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV,
viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao
động và tái hoà nhập cộng đồng.[13]
 Mục đích điều trị:
Hiện nay trên Thế giới cũng như ở Việt Nam, việc điều trị thay thế nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau:
- Giảm tác hại do nghiện các chất dạng thuốc phiện gây ra như: lây nhiễm
HIV, viêm gan B, C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá
13

liều các chất dạng thuốc phiện và hoạt động tội phạm.
- Giảm sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm
chích chất dạng thuốc phiện.
- Cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc
sống lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội.[13]
 Nguyên tắc điều trị:
- Việc điều trị phải đúng chỉ định, đúng liều lượng, đúng quy trình để đảm
bảo an toàn và hiệu quả tối đa cho người bệnh.
- Phải tư vấn cho người bệnh về điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc methadone trước, trong và sau điều trị.

- Người bệnh phải đến cơ sở điều trị để uống thuốc methadone hàng ngày
dưới sự giám sát trực tiếp của nhân viên y tế.
- Hàng tuần cơ sở điều trị phải thảo luận, đánh giá những bệnh nhân chưa ổn
định hoặc có diễn biến đặc biệt
 Chương trình điều trị Methadone tỉnh đến ngày 31/12/2013.

Hình1.2. Biểu đồ tình hình điều trị Methadone trên toàn quốc.[13]
14

Tính đến ngày 31/12/2013 Chương trình được triển khai tại 30 tỉnh, thành
phố với 80 điểm điều trị và điều trị cho 15.542 bệnh nhân. Năm 2013 số tỉnh triển
khai chương trình methadone tăng lên 10 tỉnh, tăng thêm 20 điểm điều trị, số người
nghiện chích ma túy được điều trị methadone tăng 26,8% so với năm 2012. Toàn
bộ các điểm điều trị hiện nay đều do các dự án hỗ trợ thuốc và một phần nhân lực.
1.2. Các hoạt động quản lý và sử dụng thuốc ARV cho điều trị HIV/AIDS
Thời gian qua, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nói chung và hoạt động
tiếp cận điều trị ARV nói riêng đã được mở rộng nhanh chóng. Điều trị ARV tuy
không thể chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu
dài sự nhân lên của virus HIV, phục hồi các chức năng miễn dịch, giảm tần suất
mắc và tử vong do các bệnh cơ hội liên quan đến HIV, cải thiện sức khỏe và kéo
dài thời gian sống, làm giảm sự lây truyền HIV và ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV sau
khi phơi nhiễm. Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các biện pháp chăm sóc
và hỗ trợ y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV. Tính đến cuối năm 2013, các
nước đã có 68.883 người lớn và 3.828 trẻ em được điều trị ARV, tỷ lệ bệnh nhân
duy trì điều trị ARV sau 12 tháng trung bình ở cả người lớn và trẻ em là trên 80%.
Có thể thấy, chương trình điều trị ARV đã có tác động tích cực đối với sức khỏe
của người bệnh. Bên cạnh đó, với nguồn thuốc ARV sẵn có từ các chương trình
Pepfar, người nhiễm HIV/AIDS cũng thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thuốc ARV.
Tuy vậy, dù đã đạt được một số thành tựu, song vẫn còn nhiều thách thức đối
với chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Đó là gần một nửa số người cần được

điều trị ARV vẫn chưa được tiếp cận với chương trình điều trị do việc tiếp cận còn
hạn chế. Người bệnh đến với cơ sở điều trị ở giai đoạn rất muộn, khi hệ thống miễn
dịch đã bị suy yếu và các nhiễm trùng cơ hội như bệnh lao đã thâm nhập, khiến cho
việc điều trị rất ít hiệu quả, làm gia tăng số ca tử vong và làm tăng tỷ lệ lây truyền
HIV trong cộng đồng. Ngoài ra, nhiều người nhiễm HIV/AIDS còn tự ti, thiếu
thông tin về bệnh, về thuốc, trong khi sự kỳ thị, phân biệt đối xử vẫn còn đã dẫn
15

đến việc ngại tiếp cận dịch vụ sẵn có tại địa phương, tự ý mua thuốc bên ngoài để
điều trị mà không được tư vấn nên có nhiều trường hợp đã bỏ lửng dẫn đến nguy cơ
kháng thuốc cũng như sự lây lan ra cộng đồng có chiều hướng tăng lên.
1.3. Thực trạng điều trị HIV ở Bắc Kạn
 Một vài nét về Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn.
- Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo
quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 20/3/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
- Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm:
+ Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế về các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động về phòng, chống
HIV/AIDS của tỉnh trên cơ sở chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và tình
hình thực tế ở địa phương trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt hoặc để Sở Y tế trình
Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền.
+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động sau :
Phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây
nhiễm HIV;
Hướng dẫn tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự
phòng lây nhiễm HIV; huy động gia đình, cơ quan, tổ chức cá nhân tham gia
phòng, chống HIV/AIDS;
Giám sát HIV/AIDS, xét nghiệm HIV; tư vấn cho người nhiễm HIV; công

tác chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua
đường tình dục; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, an toàn truyền máu và
các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác theo quy định;

×