Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu chiết xuất và bào chế viên giảo cổ lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 53 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợc HÀ NỘI
• • • •
NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT
VÀ BÀO CHÊ VIÊN GIẢO cổ LAM
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 2002 - 2007)
Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Thanh Kỳ.
PGS.TS. Phạm Ngọc Bùng.
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội.
Thời gian thực hiện: Từ 1/2007 đến 5/2007.
HÀ NỘI, THÁNG 5 - 2007
m
íUO
Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình làm Khóa luận tét nghiệp, tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân dịp
này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
GS,TS, Phạm Thanh K ỳ
PGS,TS, Phạm Ngọc Bùng
Những người thầy đã tận tình hướng dãn, tạo điều kiện tốt nhất
và trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban Trường
Đại học Dược Hà Nội; cảm ơn tất cả các thầy cô, các Kỹ thuật viên
của Bộ môn Dược liệu, Bộ môn Vật lý - Hóa lý và Bộ môn Bào chê đã
tạo điều kiện thuận ỉợi cho tôi trong thời gian qua.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu
nhất trong gia đình, cảm ơn bạn bè - những người ỉuôn sát cánh bên
tôi, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như làm
Khoá luận.
Hà Nội, ngày 20 thảng 5 năm 2006.
Sinh viên


Lê Thị Ánh
CHỮ VIẾT TẮT
CT:
DC:
DD:
DĐVNIII:
DL:
DM:
EtOH:
FeClj:
HPMC:
KTTP:
PEG:
RSD:
TT:
TiOj:
vđ:
Công thức.
Dịch chiết.
Dung dịch.
Dược điển Việt Nam,
lần xuất bản thứ 3.
Dược liệu.
Dung môi.
Ethanol.
Sắt (III) Chlorid.
Hydroxy propyl methyl cellulose.
Kích thước tiểu phân.
Polyetylenglycol.
Độ lệch chuẩn tương đối.

Thuốc thử.
Titan dioxyd.
Vừa đủ.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VÂN Đ Ể 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 2
1.1. Cây giảo cổ lam

.

.

.
2
1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân b ố
2
1.1.2. Thành phần hoá học 2
1.1.3. Tác dụng và công dụng 4
1.1.4. Độc tính 6
1.1.5. Tiêu chuẩn chất lượng 6
1.2. Các công trình nghiên cứu chế phẩm thuốc từ dược liệu Giảo cổ lam 7
1.2.1. Các tư liệu nghiẽn cứu về chiết xuất Saponin và Flavonoid từ
dược liệu Giảo cổ lam 7
1.2.2. Các chế phẩm thuốc từ Giảo cổ lam 7
1.2.3. Các phương pháp định tính, định lượng Saponin và Flavonoid
trong Giảo cổ lam 8
1.3. Kỹ thuật bào chê cao thuốc và thuốc viên chứa cao dược liệu 8
1.3.1. Kỹ thuật bào chế cao thuốc 8
1.3.2. Kỹ thuật bào chế viên nén và nang cứng có chứa cao dược liệu


9
PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ

11
2.1. Nguyên - vật liệu và phương pháp nghiên cứ u

11
2.1.1. Nguyên - Vật liệu 11
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
12
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận x é t 19
2.2.1. Xác định độ lặp lại kết quả của phương pháp định lượng Saponin
và Flavonoid 19
2.2.2. Nghiên cứu điều chế cao khô Giảo cổ lam 20
2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn cho cao khô giảo cổ lam
28
2.2.4. Nghiên cứu bào chế viên nén từ cao khô Giảo cổ lam 29
2.2.5. Nghiên cứu bào chế viên nang cứng từ cao khô Giảo cổ lam

32
2.2.6. Bước đầu đánh giá độ ổn định của viên 34
2.2.7. Hoàn ửdện tiêu chuẩn chất lượng cho viên nén Giảo cổ lam đã bào chế 35
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 36
TẦI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ
Theo xu hướng chung hiện nay, con người ngày càng ưa dùng sản phẩm
đi từ thiên nhiên để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Việt Nam chúng ta là một
nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có thảm thực vật vô cùng

phong phú và đa dạng. Bởi vậy vấn đề nghiên cứu cây cỏ làm thuốc luôn
được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Trong Xã hội phát triển, nhu cầu của con người về thuốc không chỉ dừng
lại ở hiệu lực và sự an toàn, mà còn đòi hỏi cả sự tiện lợi trong sử dụng và bảo
quản. Vì vậy ngành Y tế đã có chủ trương hiện đại hoá Y học cổ truyền, trong
đó có có một nội dung quan trọng là nghiên cứu chuyển các dạng thuốc sắc,
hãm cổ truyền thành các dạng thuốc hiện đại như viên nén, viên nang
Cây Giảo cổ lam được phát hiện ở Việt Nam và đã có một số công trình
nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ về đặc điểm thực vật, thành phần hoá
học cũng như thử độc tính và một số tác dụng sinh học. Kết quả của các công
trình này đã cho thấy Giảo cổ lam là một dược liệu có nhiều tác dụng điều trị
bệnh như hạ Cholesterol, hạ Lipid máu, hạ đường huyết, chống huyết khối,
chống viêm, tăng sức đề kháng Hiện nay một số nước trên Thế giới đã có
các chế phẩm Giảo cổ lam ở dạng chè, viên nang có nhiều tác dụng tốt. Trên
thị trường Việt Nam cũng đã có chè Giảo cổ lam của công ty Tuệ Linh.
Để góp phần hiện đại hóa dạng bào chế thuốc Giảo cổ lam. Chúng tôi
thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và bào chế viên Giảo cổ lam” với
2 mục tiêu:
> Lựa chọn phương pháp chiết xuất và bào chế cao khô từ dược liệu Giảo
cổ lam. Xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng cho cao khô Giảo cổ lam.
> Nghiên cứu bào chế và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho viên nén
Giảo cổ lam. Bước đầu theo dõi độ ổn định của thuốc.
-1 -
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. CÂY GIẢO CỔ LAM
-Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, Cucurbitaceae.
- Tên gọi khác: cổ yếm, Thư tràng năm lá [12], Thất diệp đởm, Tiểu khổ dược
(Nhật Bản), Cam ù*à man, Công la oa đổ, Biển địa sLnh căn, Giao dịch lam [15].
1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố
s Đặc điểm thực vật

Thân thảo mọc leo yếu, không lông, vòi đơn. Lá kép có cuống chung dài 3
- 4 cm, phiến do 5 - 7 lá chét vói mép có răng dài 3 - 9 cm, rộng 1,5-3 cm.
Cây khác gốc; Qiuỳ hoa thòng. Hoa nhỏ, hình sao, ống bao hoa rất ngắn; Cánh
hoa rời nhau cao 2,5 cm; Nhị 5, bao phấn đính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.
Quả khô, tròn, đường kính 5 -9 mm, màu đen; Hạt 2 -3 , treo, to 4 mm. Hoa
tháng 7 - 8, quả tháng 9 - 10 [7], [12].
13 Phân bố
Cây mọc trên đất đá vôi, đá hoa cương và đất núi lửa, trong rừng thưa, lùm
bụi từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao 2000m. ở nước ta, cây mọc từ Lào
Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum vào tới
Đồng Nai [7], [8].
Phân bố ở Ân Độ, Xii Lanca, Mianma, Băngladet, Nepal, Trung Quốc,
Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Việt Nam và bán đảo Mã Lai [8], [54].
1.1.2. Thành phần hoá học
- Bằng phương pháp định tính trong ống nghiệm, các tác giả ở Việt Nam đã
xác định được trong thân và lá Giảo cổ lam có Flavonoid, Saponin, acid hữu
cơ, acid amin, và sterol; Không có alcaloid, glycosid tim, anthranoid,
coumarin, tanin, chất béo, caroten và đưòfng khử [6], [9], [10], [11], [14].
-2-
- Các tài liệu [21], [29], [33] cho thấy dịch chiết phần trên mặt đất của
Giảo cổ lam có Rutin, Ombuin và 1 acid hữu cơ là acid Malonic; Saponin
triterpen phần aglycol có khung Dammaran.
- Các tác giả đã phân lập và xác định được cấu trúc của một số chất:
+ Quercetin, Rutin, Rhamnazin, 1 Saponin có công thức C47H76O17 được
dự kiến cấu trúc thuộc nhóm Triterpenoid có khung Dammaran và
5,6-dimethoxy-7,3',4'-trihydroxyflavone [6], [10], [11], [13], [14].
+ 1 chất 4a-methylsterol mới có cấu trúc 4a,14a-dimethyl-5a-esgosta-
7,9(1 l),24(28)trien-3p-ol [16].
+ 4 glycoside có khung Dammaran mới [33]:
. 20(S),3P,20,23Ịtrihydroxydammar-24-en-21 -oicacid-21,231acton.

. Epimer ở C21: 20(R).
. 20(S)dammar-23-en-3B,20,25,26-tetraol.
li
, 20(S)dammar-25-en-3 p,20,21,2-tetraol.
- Theo Cui J. và cộng sự [21], phần aglycol có khung Dammaran của
Gypenoside phân lập từ dịch chiết phần trên mặt đất của Giảo cổ lam có cấu
trúc giống với cấu trúc của aglycol của Ginsenoside trong nhân sâm
(Protopanaxadiol và Protopanaxatriol).
- Theo tài liệu [33] và [56], Giảo cổ lam có 82 Gypenosides, trong đó có
4 Gypenosides có cấu trúc và tác dụng giống vói các Gypenosides trong nhân
sâm, 70 Gypenosides khác khi thủy phân cũng thu được các chất tương tự
trong nhân sâm.
- Bằng phương pháp đo phổ phát xạ tia X, các tác giả đã xác định trong
Giảo cổ lam có chứa các nguyên tố Al, Si, Mg, p, K, Mn, Na, Fe, Ba, Ti, Cu,
Cr, Pb, Ag. Trong đó cao nhất là Si (10%) và thấp nhất là Ag (0,0001%) [6],
[9], [10], [11], [14].
- Các tác giả cũng đã tiến hành định lượng 2 thành phần chính của
-3-
Giảo cổ lam [6], [11], [13], [14]. Kết quả thu được như ghi trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Kết quả định lượng trong thân và lá cây Giảo cổ lam ở Cao Bằng

Thân
Hàm lượng Flavonoid (%) 5,58 1,17
Hàm lượng Saponin (%)
7,39
3,79
1.1.3. Tác dụng và công dụng
s Tác dụng dược lý
* Hạ Cholesterol, hạ lipid máu: Có khả năng giảm LDL (Cholesterol
xấu), trong khi đó lại tăng lượng HDL (Cholesterol tốt), tăng cường

chuyển hóa lipid và giảm lắng đọng mỡ trên thành mạch [37]; Đẩy mạnh
quá trình chuyển đường và Carbohydrate đến các cơ thay vì chuyển hóa
thành dạng triglycerid dự trữ [25]; ức chế sự tăng Cholesterol ở động vật
thínghiệm[10], [11], [13], [14].
* Chống huyết khối: Kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu và đẩy nhanh quá trình
tan cục máu đông [34].
* ức chế khối u: Có tác dụng tới acid nucleic, protein và tế bào của bệnh
nhân ung thư phổi [23]; Có khả năng ức chế sự phát triển khối u trên
động vật thí nghiệm [13], [38], [39], [40].
* Chống viêm: Tác dụng chống viêm mạnh hơn Indomethacin
[26], [27], [28].
* Hạ đường huyết: Trên thực tế, GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự
đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng để đánh giá tác dụng hạ đường
huyết đối với sản phẩm trà tan GX7 chứa 3 g Giảo cổ lam.
*Tăng sức đề kháng: Tăng cường đáp ứng miễn dịch [10], [11], [13],
[14], [36]; Tăng cường sự chống đỡ đối với tình trạng suy yếu ở bệnh
nhân ung thư [24].
-4-
* Chống bức xạ: Hồi phục sự suy giảm số lượng bạch cầu, GOT, GPT,
IgG trong huyết thanh chuột sau khi bị chiếu tia gamma (y) [20];
Kìm hãm sự cảm ứng tia ư v của thực khuẩn lambda trong tương tác với
E. coli [41].
* Bảo vệ tế bào gan: Làm giảm rõ rệt chỉ số AST (Aspartate
aminotransferase) và ALT (Alanine aminotransferase) [26], [27], [28];
Chống xơ hóa tế bào gan, ức chế sự phát triển của dòng tế bào Huh-7,
Hep3B và HA22T [17], [18], [19].
* Chống oxy hoá: Có khả năng thu dọn gốc tự do anion Superoxide 0 ’2 và
Hydrogen peroxide 'OH [26], [29].
HI Công dụng
ở Trung Quốc, Giảo cổ lam được dùng làm thuốc tu bổ cường tráng [7];

Các chế phẩm dạng chè thuốc, thuốc sắc được dùng để chữa viêm, trị ho,
dưỡng tâm an thần và làm thuốc bổ [15]. ở Quảng Tây, dùng trị tiêu chảy
và dùng ngoài trị rắn cắn; ở Vân Nam, cây được sử dụng để chữa viêm khí
quản mạn tính, viêm gan truyền nhiễm, viêm thận, loét dạ dày và hành tá
tràng, phong thấp đau khớp, bệnh về tim [8].
Theo tài liệu [15], dược liệu dùng để trị bệnh tăng huyết áp, bệnh mỡ
máu, bệnh mạch vành, bệnh béo phì, tiểu đường, trị ung thư, viêm phế quản
mãn tính, viêm gan truyền nhiễm, viêm bể thận, viêm loét dạ dày - ruột,
trúng gió, sỏi mật; Tăng sức khoẻ, chống lão suy.
s Liều dùng
- Liều dùng tính cho dược liệu: Liều 5 -1 0 g/ngày [14].
- Liều dùng tính theo Gypenosides: được thể hiện trong bảng sau:
-5-
Bảng 1.2: Liều sử dụng (tính theo Gypenosỉdes) của các chếphẩm Giảo cổ lam [551
Mục đích điều trị
Liều dùng
Hỗ trợ tỉm mạch
20 mg/lần X 2 hoặc 3 lần/ngày
Bồi bổ sức khỏe
20 mg/lần X 2 hoặc 3 lần/ngày
Hạ huyết áp: + Phòng
+ Điều trị
20 mg/lần X 2 hoặc 3 lần/ngày
60ing/lần X 2 hoặc 3 lần/ngày
Hạ Cholesterol: + Phòng
+ Điều trị
20 mg/lần X 2 hoặc 3 lần/ngày
60 mg/lần X 3 lần/ngày
Chống huyết khối: + Phòng
+ Điều trị

20 mgAần X 1 hoặc 2 lần/ngày
60 mg/lần X 3 lần/ngày
Tăng tái tạo bạch cầu: + Phòng
+ Điều trị
20 mg/lần X 2 hoặc 3 lần/ngày
60 mg/lần X 3 lần/ngày
Tăng cường miễn dịch
60 mg/lần X 2 hoặc 3 lần/ngày
ức chế sự phát triển của khối u: + Phòng
+ Điều trị
20 mg/lần X 2 lần/ngày.
60 mg/lần X 3 lần/ngày
Tiểu đường, rối loạn chức năng gan, viêm
phế quản, chống oxy hóa.
20 mg/lần X 3 lần/ngày
1.1.4. Độc tính
Theo các nghiên cứu thu được trong nước, có thể thấy Giảo cổ lam là một
dược liệu lành tính, không biểu hiện độc tính trong điều kiện thí nghiệm.
- Độc tính cấp: Thử trên chuột với liều 50 g/Kg (tưcmg đương với 1250
lần liều dùng cho người) không có biểu hiện ngộ độc cấp [6], [10], [14]
- Độc tính bán trường diễn: Thử trên thỏ với liều 3 g/Kg/ngày, dùng liên
tục trong một tháng không thấy biểu hiện ngộ độc [6], [10], [14].
l .l .s Tiêu chuẩn chất lượng
Theo GS.TS. Phạm Thanh Kỳ, tiêu chuẩn của dược liệu Giảo cổ lam được
trình bày như phụ lục 1.
-6-
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứ u CHÊ PHẨM THUỐC từ
DƯỢC LIỆU GIẢO CỔ LAM
1.2.1. Các tư liệu nghiên cứu về chiết xuất Saponin và Flavonoid
từ dược liệu Giảo cổ lam

Hiện chúng tôi chưa tìm thấy một công trình nào công bố về quy trình
sản xuất 2 nhóm chất chính (Flavonoid và Saponin) trong Giảo cổ lam. Hầu
hết các tác giả trong quá trình nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng
sinh học đều sử dụng dung môi chiết xuất là nước và Ethanol; Khi định
lượng cần chiết kiệt thì các tác giả sử dụng Methanol. Tuy nhiên chưa có sự
đánh giá về hiệu quả chiết xuất của các dung môi này.
1.2.2. Các chế phẩm thuốc từ Giảo cổ lam
Hiện nay đã có một số nước trên Thế giới sản xuất các chế phẩm của
Giảo cổ lam như: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan. Các mặt hàng này tồn
tại chủ yếu dưới dạng trà túi lọc, một số sản phẩm dạng viên nang, cao
thuốc, có duy nhất 1 viên nén được sản xuất bởi nhà máy Guangxi Health
Tonic and Pharmaceutical ở Trung Quốc [57]. Các chế phẩm này thường
được dùng để bồi bổ sức khỏe hoặc sử dụng hỗ trợ trong điều trị xơ vữa
động mạch, tăng huyết áp, ung thư và một số bệnh khác.
Nhưng hiện tại ở Việt Nam chưa có mặt các sản phẩm này mà mới chỉ
có sản phẩm trà túi lọc do công ty Tuệ Linh sản xuất.
Tìm kiếm trên các Website, chúng tôi thu được khá nhiều hình ảnh về
các chế phẩm có chứa Giảo cổ lam, nhiều nhất là các chế phẩm ở dạng trà
và viên nang. Các chế phẩm dạng viên thường được bào chế từ dịch chiết
Gypenoside toàn phần của dược liệu này.
-7-
Hình 1.1: Một số hình ảnh chế phẩm Giảo cổ lam lổ3J, [49], [51], [54], [56].
1.2.3. Các phương pháp định tính, định lượng Saponin và
Flavonoid trong Giảo cổ lam
Để định tính Flavonoid, các tác giả đã sử dụng phương pháp định tính
trong ống nghiệm và sắc ký lớp mỏng [10], [13], [14].
Để định tính Saponin, các tác giả dựa trên tính chất tạo bọt, chỉ số phá
huyết, các phản ứng màu và sắc ký lófp mỏng [10], [11].
Để định lượng 2 nhóm chất này, các tác giả sử dụng phương pháp cân
[6], [11], [13].

1.3. KỸ THUẬT BÀO CHẾ CAO THUỐC VÀ THUỐC VIÊN CHỨA
CAO DƯỢC LIỆU
1.3.1. Kỹ thuật bào chế cao thuốc
ỈU Quá trình bào chế cao thuốc nói chung được phân thành 4 giai đoạn [2]:
* Chiết xuất dược liệu: Phân chia dược liệu và chiết xuất với dung môi thích
hợp bằng phương pháp ngâm lạnh, hầm, sắc, ngấm kiệt hoặc ngấm kiệt cải
tiến để thu dịch chiết.
-8-
* Loại tạp chất trong dịch chiết: Gồm các tạp tan trong nước (tinh bột, gôm,
chất nhầy ) và tạp tan trong EtOH (nhựa, chất béo ) được loại bằng các
phương pháp thích hợp như dùng nhiệt, Ethanol cao độ, muối kim loại nặng,
acid hữu cơ
* Cô đặc, sấy khô: Nhằm thu được cao có thể chất thích hợp.
- Cô đặc: Áp dụng để bào chế cao lỏng hoặc cao đặc. Có thể cô ở áp
suất thường (bình cách thủy) hoặc cô ở áp suất giảm (cất quay, thiết bị cô
áp suất giảm).
- Sấy khô: Nhằm thu được cao khô. Có thể sấy dưới áp suất giảm (tủ
sấy chân không); Sấy khô bằng trống quay; Sấy khô bằng sấy phun sương;
Đông khô.
* Hoàn chỉnh chế phẩm: Xác định và điều chỉnh hàm lượng hoạt chất nếu
có quy định.
s Tuỳ theo từng loại dược liệu, nếu dược liệu đã được xác định rõ hoạt chất
thì cần lựa chọn dung môi và phương pháp chiết phù hợp để thu được hàm
lượng hoạt chất cao nhất.
1.3.2. Kỹ thuật bào chế viên nén và nang cứng có chứa cao dược liệu
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều cơ sở kinh doanh sản xuất các chế phẩm
đi từ dược liệu, tiêu biểu như Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco (gần 40
sản phẩm), Viện Dược liệu (hơn 30 sản phẩm), Domesco (khoảng 20 sản
phẩm), Công ty dược liệu TW I (hơn 15 sản phẩm), các Xí nghiệp Dược
phẩm Nam Hà, Hà Tây, Công ty cổ phần Dược phẩm OPC [42], [44], [46],

[48], [50]. Các sản phẩm này có thể được tạo ra bằng các cách khác nhau:
- Tạo chế phẩm từ bột dược liệu.
-Tạo chế phẩm từ dịch chiết dược liệu.
- Tạo chế phẩm từ hoạt chất tinh khiết được tách ra từ dược liệu.
-9-
Cách sản xuất chế phẩm từ dịch chiết dược liệu là phổ biến nhất ở nước
ta hiện nay. Bằng cách này các công ty đã cho ra đời nhiều chế phẩm, ví
dụ như: Hoạt huyết dưỡng não, Ampelop, Boganic, Cebral, Dưỡng cốt
hoàn, Hà thủ ô, Tradin extra, ích mẫu của Traphaco; Cantonin,
Morantin, Geranin, Dentonin, Panacrin, Haina của Viện Dược liệu;
Garlic, Dogarlic, Dogarlicin, Dogarlic-Trà xanh, Doragon, Dogarlic
300mg, Doladi, Hà Thủ ô, Domeric, ích mẫu, Morinda Citrifolia của
Dome SCO; Kim tiền thảo OPC, linh chi OPC, Thuốc dưỡng não OPCan,
Viên an thần Mimosa của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC [42], [44],
[46], [48], [50].
Trong kỹ thuật bào chế viên nén chứa cao dược liệu thường sử dụng tá
dược độn Lactose hoặc Calci carbonat, tá dược rã Tinh bột hoặc tá dược đa
năng độn, dính, rã như Avicel, tá dược trơn thường dùng là Talc và
Magnesi stearat.
Nang cứng chứa cao dược liệu chủ yếu sử dụng tá dược độn Lactose, tá
dược rã Tinh bột, tá dược trơn Talc và Magnesi stearat.
-10-
PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ
2.1. NGUYÊN - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứt
2.1.1. Nguyên - Vật liệu
2.1.1.1. Nguyên liệu
Dược liệu Giảo cổ lam được thu hái ở Cao Bằng đă được xử lý đạt tiêu
chuẩn cơ sở theo phụ lục 1.
2.1.1.2. Vát liệu
^Thuốc thử, dung môi, hoá chất

Các thuốc thử: HCl đậm đặc, Magnesi kim loại, FeCl3.5% (TT).
Dung môi, hoá chất: EtOH.90%, Chloroform, Methanol, cồn tuyệt đối,
Aceton, Ethyl acetat, nước cất.
IU Các tá dược
Bảng 2.1: Các tá dược sử dụng
STT
Tá dược Nguồn gốc
1
Avicel 101 Đài Loan
2 Amidon (Tinh bột)
Pháp
3
Lactose
Trung Quốc
4
Magnesi stearat Trung Quốc
5
Talc
Trung Quốc
6
HPMC Trung Quốc
7
PEG 6000 Trung Quốc
8
TÌO2
Trung Quốc
9
Tartrazin
Trung Quốc
13 Dụng cụ, thiết bị

- Bình ngấm kiệt.
- Bộ Soxhlet.
- Nồi cách thuỷ; Bộ cất thu hồi dung môi (cất quay).
- Tủ sấy SHELLAB.
- 11 -
- Máy nghiền thô, nghiền mịn (cỡ rây l,5mm) tại Bộ môn Công nghiệp
Dược, trường Đại học Dược Hà Nội (Việt Nam).
- Cân phân tích Mettler
- Cân kỹ thuật Sartorius.
- Máy dập viên ERWEKA.
- Máy đóng nang thủ công (Ấn Độ).
- Máy đo độ cứng ERWEKA.
- MáyđođộrãERWEKA.
- Máy đo tỷ trọng ERWEKA SVM.
- Máy đo độ trơn chảy ERWEKA GWF.
- Cân xác định độ ẩm nhanh Sartorius MA 30.
- Thiết bị bao màng mỏng truyền thống.
- Các dụng cụ, thiết bị khác; dụng cụ thuỷ tinh, bếp điện, nồi đun, bình gạn,
dao cầu, chày, cối, rây
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2.1. Phương pháp điều chế cao khô giảo cổ lam
Dựa theo kỹ thuật chung điều chế cao khô được ghi trong Dược điển
Việt Nam [5], chúng tôi tiến hành điều chế cao khô Giảo cổ lam theo sơ đồ
sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn điều chế cao khô Giảo cổ lam.
- 12-
* Phương pháp chiết xuất:
- Phưcmg pháp ngấm kiệt:
+ Nhiệt độ: nhiệt độ phòng: 17 - 25°c.
+ Dung môi: Ethanol vói các nồng độ khác nhau.

+ Dung tích bình ngấm kiệt: 300 ml.
+ Thời gian làm ẩm: 2 giờ.
+ Tỷ lệ DM/DL dùng để làm ẩm là 7:3.
+ Tỷ lệ DM/DL dùng để ngâm là 5:1.
+ Tốc độ rút dịch chiết: 1 ml/phút.
- Phương pháp sắc: sử dụng dung môi nước, sắc 3 lần:
+ Lần 1: sôi 3 giờ.
+ Lần 2: sôi 2 giờ.
+ Lần 3: sôi
2 giờ.
- Phương pháp ngâm lạnh: Ngâm 2 lần, sử dụng dung môi Ethanol.
2.1.2.2. Phương pháp định tính, định lượng Saponin và Flavonoid
\^Định tính Flavonoid và Saponin:
Chúng tôi tiến hành định tính Flavonoid và Saponin bằng phương pháp
định tính trong ống nghiệm theo phương pháp ghi trong tài liệu [4]:
- Flavonoid (dùng phản ứng Cyanidin): Lấy mẫu thử (dược liệu, cao
khô, bột thuốc), thêm Ethanol.96% và đun sôi cách thủy khoảng 10 phút.
Lọc, lấy khoảng 2 ml dịch lọc cho vào một ống nghiệm, thêm một ít bột Mg
kim loại và 3 - 4 giọt HCl đặc. Sau vài phút màu của dung dịch chuyển từ
vàng sang đỏ.
- Saponin (quan sát hiện tượng tạo bọt): Lấy mẫu thử cho vào một ống nghiệm
to, thêm nước, lắc mạnh trong 2 phút. Để yên, cột bọt phải bền sau 15 phút.
SĐ/n/ỉ lượng Flavonoid và Saponin:
Chúng tôi tiến hành định lượng Flavonoid và Saponin theo tài liệu [13].
Quá trình định lượng được biểu diễn theo sơ đồ sau:
- 13-
Mẫu thử
^ Chiết Soxhlet
DD Chloroform


I
Chiết Soxhlet
DD Methanol
Dịch chiết Methanol
ị Cất quay, cô
Cắn
Methanol thu hồi
Hòa tan
Dịch chiết Ethanol
’^;ị.Tủa-SäpSi^''- <

ị«-
Ethanol tuyệt đối
Khuấy nhẹ
Dịch Ethanol - Aceton
'^ B ố c hơi dung môi
DD Aceton
Cắn
Hòa tan và lọc
^ ^

Dịch chiết nước
LắCy gạn nhiều lần
Dịch chiết Ethylacetat
1 Cất quay, cô
ịỶ ^
Nước cất nóng
Ethyl acetat



i W." " — -s
; r ' ' ■
•••

cần Mávòỉiọdd toằn p h ^
Ethyl acetat thu hồi
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tóm tắt quy trình định lượng Saponin và Flavonoid .
Mô tả quy trình:
Cân một lượng chính xác mẫu thử và cho vào túi giấy lọc, đặt túi vào bình
Soxhlet. Chiết bằng Chloroform tới khi dịch chiết trong suốt, lấy túi bã dược
liệu ra để bay hơi hết Chloroform. Sau đó chiết bằng Methanol cho tới khi
không còn Flavonoid (thử bằng phản ứng Cyanidin) và Saponin (quan sát hiện
tượng tạo bọt). Cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm để lấy dịch đặc rồi cô
tới cắn. Hòa tan cắn trong một lượng tối thiểu Ethanol tuyệt đối, rót từ từ vào
50ml Aceton và khuấy nhẹ sẽ xuất hiện tủa.
-14-
Lọc lấy tủa thu được Saponin toàn phần, sấy ở 70°c đến khối lượng không
đổi, cân khối lượng Saponin.
Phần dịch lọc đem cô tới cắn, hòa tan vào khoảng 20ml nước nóng, lọc lấy
dịch lọc cho vào bình gạn, chiết Flavonoid bằng Ethyl acetat nhiều lần cho đến
khi kiệt Flavonoid (thử bằng phản ứng Cyanidin). Gộp dịch chiết, cất thu hồi
dung môi, cô cách thủy đến cắn. Sấy cắn ở 70°c đến khối lượng không đổi.
Cân khối lượng Flavonoid.
Tính ra hàm lượng Flavonoid và Saponin theo công thức:
Hàm lượng Flavonoid (Saponin) (%) =

-

.100
• ^ ^ ^ ^ Aạoo-X)

Trong đó: a: Khối lượng cắn khô Flavonoid (Saponin) (g)
A: KJiối lượng mẫu thử đem định lượng (g)
X; Độ ẩm của mẫu thử (%)
2.1.23. Phương pháp bào chế viên nén và nang cứng từ cao Giảo cổ lam.
s Phương pháp bào chế viên nén
Phương pháp dập thẳng. Tiến hành theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn bào chế viên nén
theo phương pháp dập thẳng.
-15-
IU Phương pháp đóng nang
Phương pháp đong thể tích. Tiến hành theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn bào chế viên nang cứng.
13 Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn chất lượng
* Thử độ rã của viên: Theo phương pháp của DĐVNIII, phụ lục 8.6.
* Thử độ đồng đều khối lượng của viên: Theo phương pháp của DĐVN III,
phụ lục 8.3.
* Thử độ cứng của viên nén: Xác định trên máy đo độ cứng ERWEKA.
IU Phương pháp khảo sát một số tính chất cơ lý của khối bột và của viên
*Tính háo ẩm
Cân một khối lượng bột (hoặc viên). Bột được đặt trong đĩa petri, viên
được đóng 2 lần túi polyme. Để trong điều kiện:
+ Nhiệt độ: 30 ± 2°c.
+ Đô ẩm: 75 ± 5%.
-16-
Sau một khoảng thời gian T nhất định, cân khối lượng của khối bột (hoặc
viên) và tính ra độ tăng khối lượng theo công thức:
Khả năng hút ẩm (sau thời gian T) (%) = xioo
Trong đó: nibđ là khối lượng của bột (hoặc viên) cân lúc đầu.
là khối lượng của bột (hoặc viên) sau thời gian T.
* Tỷ trọng biểu kiến

Được xác định trên máy đo tỷ trọng ERWEKA SVM.
Công thức tính: dbk = mẠ^
Trong đó: dbị^: Tỷ trọng biểu kiến của khối bột (g/ml).
m: Khối lượng của khối bột (g).
V: Thể tích biểu kiến của khối bột (ml).
* Thành phần phân đoạn theo kích thước tiểu phân
Tiến hành rây khối bột qua các cỡ rây khác nhau và đánh giá.
* Khả năng trơn chảy
Được đo trên máy đo độ trơn chảy ERWEKA GWF, đường kính lỗ phễu 1 Imm.
Công thức tính: V = tgọ
Trong đó: v: Tốc độ trofn chảy của khối bột (g/s).
(p: góc giữa đường thẳng biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng hạt
chảy theo thời gian và trục hoành (trục thời gian).
* Độ chịu nén
Độ chịu nén của khối bột được xác định bằng cách: nén 0.3g bột trên thiết
bị nén thuỷ lực (có áp kế đo lực nén) với lực nén 600Kg/cm^, chày cối 9mm.
Độ chịu nén được biểu thị bằng giá trị tuyệt đối của lực gây vỡ viên tạo
thành sau khi nén.
* Lực đẩy viên ra khỏi cối.
Được xác định đồng thời khi đo độ chịu nén. Sau khi nén, bỏ c),
đẩy viên ra khỏi cối. Lực đẩy viên ra khỏi cối được áp kế chỉ ra.
-17-
13 Phương pháp bao bảo vệ viên
- Thành phần công thức bao:
HPMC: 100%.
Talc: 25% so với lượng HPMC.
TiOj: 10% so với lượng HPMC.
Tartrazin: 10% so với lượng HPMC.
PEG 6000: 25% so với lượng HPMC.
EtOH.50%, H

2O.
- Chuẩn bị tá dược bao:
+ HPMC được ngâm trương nở hoàn toàn trong nước; PEG 6000 được phối
hợp vào trong cồn; Nghiền mịn Talc, TÌO2, Tartrazin trong cối. Phối hợp dần các
thành phần trên vào trong cối và tiếp tục nghiền trộn.
+ Lượng EtOH.50% được sử dụng vừa đủ để tạo thành dung dịch có nồng
độHPMClà5%.
- Thiết bị bao và các thông số kỹ thuật: Viên được bao trong nồi bao truyền
thống có tốc độ nồi quay 10-15 vòng/phút; Đầu phun có kích thước lỗ phun là
1 mm; Tốc độ phun 1.5-2 ml/phút; Nhiệt độ gió vào 50 - 55°c.
2.1.2.4. Phương pháp theo dối độ ổn định của thuốc
* Bảo quản mẫu: Mẫu thuốc được bảo quản trong 2 điều kiện:
- Điều kiện thực: + Nhiệt độ: 15 - 33°c.
+ Độ ẩm: 65 - 85%.
- Điều kiện lão hóa cấp tốc: + Nhiệt độ: 40 ± 2°c.
+ Độ ẩm: 75 ± 5%.
* Sau 45 ngày, tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu của viên theo phương pháp
đã được mô tả trong mục 2.1.2.4.
2.1.2.5. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm
Xử lý kết quả thực nghiệm bằng phưoỉng pháp thống kê, sử dụng Student
test ở mức ý nghĩa a = 0,05.
-18-
2.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT
2.2.1. Xác định độ iặp lại kết quả của phương pháp định ỉượng
Saponin và Flavonoid
Trước khi đi vào nghiên cứu chiết xuất và bào chế viên Giảo cổ lam,
chúng tôi làm thí nghiệm để đánh giá sự ổn định của phép định lượng đã
nêu trong mục 2.1.2.2. bằng cách tiến hành định lượng nhiều lần đối với
2 mẫu thử.
Mẫu thử 1; Dược liệu Giảo cổ lam.

Mẫu thử 2: Cao khô Giảo cổ lam do Công ty cổ phần Dược và Vật tư Y tế
Hải Dương sản xuất.
Kết quả được ghi trong bảng 2.2 và 2.3.
Bảng 2.2: Kết quả định lượng Flavonoid và Saponin trong dược liệu
Lần định lượng
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
4
Lần
5
Trung bình
Khối lượng dược liệu
(g)
11.9100 12.0147 12.1010 12.0622
11.5934
Độ ẩm dược liệu
(%)
6.50 6.58 6.58 9.80
9.80
Khối lượng Saponin
(g)
0.5289
0.52192
0.50419
0.4896 0.49254

Hàm lượng Saponin
trong dược liệu (%)
4.75
4.46 4.50 4.71
4.61 ± 0.1594
Khối lượng
Flavonoid (g)
0.2439
0.2514 0.2397 0.2361 0.2186
Hàm lượng Flavonoid
trong dược liệu (%)
2.19 2.24
2.12
2.17 2.09
2.16 ± 0.0732
- 19-
Bảng 2.3: Kết quả định lượng Flavonoid và Saponin trong cao khô
Lần định lượng
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
4
Lần
5
Trung bình
Khối lượng cao khô

(g)
3.6478
3.3272 3.3920 3.6512
4.0384
Độ ẩm cao khô
(%)
4.48 4.86 4.98
4.75 4.75
Khối lượng Saponin
(g)
0.2878 0.2634 0.2620
0.2845 0.3016
Hàm lượng Saponin
trong cao khô (%)
8.26
8J2 8.13 8.18 7.84
8.15 ± 0.2312
Khối lượng
Flavonoid (g)
0.1439 0.1291
0.1338
0.1370 0.1554
Hàm lượng Flavonoid
trong cao khô (%)
4.13 4.08 4.15
3.94 4.04
4.07 ± 0.1038
Nhận xét:
- Cả 5 lần thí nghiệm đều cho kết quả tương tự. Qua đó cho thấy phương
pháp định lượng ổn định.

- Hàm lượng Saponin trong cao khô do Công ty cổ phần Dược và Vật tư
Y tế Hải Dương sản xuất cao gấp 1.77 lần hàm lượng Saponin trong dược
liệu, còn hàm lượng Flavonoid cao hơn 1.89 lần. Điều này có thể là do sự
sai khác về nguồn nguyên liệu dùng để chiết xuất.
2.2.2. Nghiên cứu điều chế cao khô Giảo cổ lam
Trong quá trình điều chế cao khô Giảo cổ lam, các giai đoạn cô đặc và
sấy khô được tiến hành theo phương pháp chung trong sơ đồ 2.1. Chúng tôi
chỉ đi sâu vào nghiên cứu giai đoạn chiết xuất nhằm lựa chọn được phương
pháp chiết xuất hiệu quả nhất cho 2 nhóm chất chính trong cây là Flavonoid
và Saponin.
2.2.2.1. Lựa chọn phương pháp và dung môi chiết xuất
13 Sử dụng phương pháp ngâm lạnh và phương pháp ngấm kiệt với các
dung môi EtOH.70%, EtOH.60%, và EtOH.50%. Vì;
-20-

×