Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.6 KB, 5 trang )



Page 1



ĐỀ SỐ 6

 
Thời gian: 180 phút


Câu I(2,0 điểm)
Giới thiệu ngắn gọn về sự nghiệp văn chương của tác giả Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí
Minh.
Câu II (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ suy nghĩ của anh/chị trước những cánh
rừng đang bị tàn phá nặng nề.

Câu 3a(5, 0 điểm)
Quá trình tự giải phóng của nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" (sách giáo khoa
Ngữ văn 12) của nhà văn Tô Hoài.
Câu 3b(5,0 điểm)
Bình giảng đoạn thơ sau:
"Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người em gái chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng


Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung."
("Việt Bắc"-Tố Hữu)


Page 2



ĐỀ SỐ 6




-(0,25 điểm) Mặc dù không có ý định làm văn nghệ, nhưng trong quá trình hoạt động
cách mạng của mình, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã sử dụng văn chương như một thứ vũ
khí đắc dụng, cùng một số sáng tác do nhu cầu cá nhân, các tác phẩm ấy đạt đến trình độ
nghệ thuật mẫu mực và mang những giá trị đặc biệt: phong phú về thể loại, lớn lao về tầm
vóc tư tưởng, đa dạng về phong cách. Bằng thực tiễn sáng tác, từ những tác phẩm cụ thể, Hồ
Chí Minh thực sự là một nhà văn lớn, nhà thơ lớn, nhà chính luận xuất sắc.
-(0,5 điểm) Về văn chính luận: Các tác phẩm chủ yếu tố cáo tội ác của thực dân (bằng
tiếng Pháp), và thể hiện tinh thần "không có gì quý hơn độc lập tự do" và khát vọng, quyết
tâm giữ gìn nền độc lập ấy của dân tộc (tiêu biểu là "Tuyên ngôn độc lập"). Sức thuyết phục
chủ yếu ở lí lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, tình cảm mãnh liệt
-(0,5 điểm) Về truyện và kí: Chủ yếu là các tác phẩm viết bằng tiếng Pháp. Nội dung
khá phong phú, nhưng tập trung là tố cáo bản chất xâm lược tàn bạo của thực dân, phá tan
luận điệu "khai hóa" của chúng, đồng thời cũng vạch trần bản chất xấu xa của những kẻ làm
tay sai cho chúng, tiêu biểu chính là Khải Định Nhiều truyện ngắn hấp dẫn người đọc bởi
tình huống độc đáo, văn phong hiện đại, nhiều bút pháp linh hoạt phù hợp với thị hiếu độc

giả chủ yếu là người Pháp lúc bấy giờ.
-(0,5 điểm) Về thơ: (cả chữ Hán và những bài được viết bằng tiếng Việt). Thể hiện
phẩm chất thi sĩ: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trước nỗi đau của con người, tình
cảm yêu nước, thương dân, thể hiện phẩm chất một chiến sĩ kiên cường đấu tranh cho tự
do Nghệ thuật mẫu mực, vừa cổ điển vừa hiện đại. Bên cạnh đó là những bài thơ tuyên
truyền giản dị, dễ hiểu, gần gũi với quần chúng lao động
-(0,25 điểm) Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh thật phong
phú và đa dạng. ở thể loại nào cũng có nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh cao về tầm vóc tư tưởng,
về giá trị nội dung cũng như mẫu mực về nghệ thuật, đầy cá tính sáng tạo của một nghệ sĩ
lớn. Những tác phẩm ấy thực là một di sản vô giá. Nó mang phẩm chất cao cả của người hiền
và giản dị cũng của một người hiền, nó gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần của dân tộc.

Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng xã hội khá mở, người viết trình bày các ý có thể
theo những trật tự khác nhau, nhưng phải thể hiện được ý nghĩa, giá trị của rừng, hiện trạng
và những nguy cơ mất dần những cánh rừng, tìm một vài giải pháp với mối quan tâm thật sự
của người viết
Thiên nhiên gắn bó với con người từ thời tiền sử, trong đó có rừng (rừng miền núi và
rừng miền biển ) Rừng là cái nôi của sự sống.
-Cần thiết đối với  của con người.(0,5 điểm)
Theo cách hiểu rộng rãi, cây và rừng mang ý nghĩa cao cả, không chỉ cần thiết đối với con
người mà còn đối với muôn loài trong thế giới tự nhiên cùng tồn tại tạo ra sự hài hòa và từ đó, mới
có sự phát triển vững bền của sự sống.


Page 3



Rừng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Rừng đảm bảo cho các hiện tượng, quy luật tự
nhiên trở nên bền vững, cân đối hài hòa với các yếu tố khác của toàn bộ sự sống trên trái đất

này
-Cần thiết đối với  con người(0,5 điểm)
Nhiều nền văn hóa gắn bó với rừng từ thuở khai thiên lập địa. Nó là không gian văn
hóa của nhiều tộc người ở Tây Bắc hoặc Tây Nguyên hiện nay. (Cũng như quan họ gắn với
không gian làng xã )
Rừng, và thiên nhiên nói chung từng là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của con
người ngay từ thuở xa xưa, và ngày càng cần đến nó như một nhu cầu tinh thần cần được
thanh lọc giữa con người với tự nhiên.
Rừng còn được xem như một yếu tố linh thiêng trong đời sống tâm linh của các tộc
người. Thờ thần rừng, thần núi
Có thể nói, rừng núi nói riêng và thế giới thiên nhiên nói chung vô cùng quan trọng
đối với sự sống của loài người!
-Hiện trạng nhiều cánh rừng bị tàn phá, một vài nguyên cớ:
Sự phát triển xã hội, tinh tế. Dân số phát triển, nhu cầu cần đến gỗ cây rừng là rất lớn,
cầm tìm thêm đất đai, con người khai thác quá mức cho phép
Sự thay đổi của tự nhiên, khí hậu toàn cầu
Vì lợi ích của một bộ phận, cá nhân làm giàu, nên bất chấp luật pháp, bất chấp đạo
lí coi thường cộng đồng. Không chỉ chặt phá cây rừng vì nguồn gỗ quý, mà còn khai thác
khoáng sản, tận diệt thú rưng với nhiều nhu cầu khác nhau.
Con người dù có ý thức vẫn cố tình tàn phá rừng hàng ngày, hàng giờ, mặc dù đã rất
nhiều tiếng kêu cứu về cánh rừng bị hủy diệt trong khoảng khắc, mặc dù phải mất hàng trăm,
hàng ngàn năm mới có được lại những cánh rừng như cũ
Một số giải pháp cấp bách và liên hệ với bản thân
-Cần bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, bằng nhiều biện pháp: ngăn chặn những hành
động ngang nhiên hoặc lén lút phá hoại rừng.
-Không ngừng tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của
rừng gắn liền với sự sống của con người trong tương lai, vận động những phong trào thường
xuyên, Đó là trách nhiệm đối với thế hệ sau, nếu không muốn bị lịch sử lên án.
-Tích cực trồng rừng, có kế hoạch trước mắt và lâu dài
-Tình cảm yêu rừng vì nhiều lí do: môi trường sống, đời sống văn hóa tâm linh, ý

nghĩa với cuộc đời cụ thể của mình, tưởng tượng trái đất này nếu biến mất những cánh rừng
-Đã đến lúc không thể dừng ở lí thuyết, mà cần phải hành động. Liên hệ với bản thân
hoặc các địa phương đang tích cực triển khai các công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường
sống của con người.
Cứu rừng như cứu hỏa, cứu rừng như cứu chính sự sống của con người. Phải xem
rừng nói riêng và thiên nhiên nói chung cần được sống như chính sự sống của mỗi con người.

Câu IIIa(5 điểm)
Kiểu bài nghị luận văn học, yêu cầu phải phân tích được quá trình tự giải phóng của
nhân vật Mị, qua đó, nhà văn đã phản ánh hiện thực đời sống của nhân dân lao động trong


Page 4



cuộc sống nô lệ, chống lại áp bức, đến với cách mạng bằng lòng khao khát sống, khao khát tự
do. Đồng thời, cũng khẳng định tài năng của nhà văn đã mang lại sức sống cho tác phẩm này
trong việc xây dựng nhân vật cũng như tạo được những tình huống độc đáo hấp dẫn, lối kể
chuyện giản dị, ngôn ngữ chính xác, tinh tế
-(0,5 điểm) Giới thiệu tác phẩm, tác giả: "Vợ chồng A Phủ" là kết quả của chuyến đi
thực tế của nhà văn Tô Hoài lên Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Truyện ngắn
này nằm trong số rất ít những tác phẩm của các nhà văn khác viết cùng thời còn sống lâu bền,
không chỉ bởi nghệ thuật đặc sắc mà còn bởi n ội dung phản ánh chân thực và sinh động về
số phận những con người nô lệ, bằng lòng khao khát sống mãnh liệt, họ đã đến với cách
mạng, đến với ánh sáng
-(1 điểm) Quá trình MỊ trở thành món hàng gạt nợ, mặc dù là con dâu, nhưng thực sự
là kiếp con ở không công, kiếp người nô lệ vì nghèo khổ, vì sức mạnh của đồng tiền, bản
chất thâm độc tàn nhẫn của tầng lớp thống trị và cả sức mạnh của thần quyền tàn khốc! Mị
thành "con rùa nuôi trong xó cửa" với không gian của ngục thất tăm tối và ngột ngạt.

-(1,5 điểm) Qua cảnh "những đêm tình mùa xuân", Tô Hoài đã thể hiện khao khát tình
yêu của tuổi trẻ chợt bừng thức mãnh liệt khi xuân về, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình. Mị đã
thổn thức, tưởng tượng, nhớ lại, so sánh, suy nghĩ về sống chết và, cuối cùng, quyết định đi
chơi Tết theo tiếng gọi của chính trái tim mình. Nhưng cuộc "vượt thoát" này đã không thành
vì hung thần A SỬ. Mị đã trả lại thân phận nô lệ trong cảnh ngục tù!
Mặc dù A Sử trói, tắt đèn nhưng còn ngọn lửa trong lòng Mị với khát khao tình yêu,
khát khao sống vẫn âm ỉ. Nó chỉ chờ cơ hội, chờ hoàn cảnh thích hợp
-(1,5 điểm)
Cảnh "những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn ", Mị đã cởi trói cho A Phủ và
tự cứu lấy chính mình:
Từ lạnh lùng vô cảm, đến thức dậy lòng trắc ẩn, thương mình, thương người, căm thù
"chúng nó", sự phẫn uất, , Mị quyết định cứu người- cởi trói cho A Phủ mà không hề sợ hãi.
Khoảng khắc "hoảng hốt" thể hiện nỗi sợ hãi mang tính bản năng của nhân vật, đó
cũng là khao khát sống trỗi dậy mạnh mẽ và quyết liệt của Mị. Cô đã quyết định vô cùng
sáng suốt trong cái "khoảng khắc" đầy ý nghĩa của cuộc đời. Từ bóng tối, Mị cùng A Phủ
vượt qua nó để đến với ánh sáng, từ thân phận nô lệ, Mị và A Phủ thành con người tự do.
-(0,5 điểm) Khẳng định: giá trị nội dung chân thật của tác phẩm qua việc thể hiện đời
sống tâm lí nhân vật cùng quá trình tự giải phóng rất thành công của Tô Hoài.
Câu IIIb (5 điểm)
-(0,5 điểm) Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác
Tố Hữu là một nhà thơ lớn của chúng ta ở thế kỉ XX.
"Việt Bắc" được viết nhân sự kiện lịch sử: sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954),
Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu về lại Thủ đô Hà Nội. Bài thơ là một đỉnh cao
nghệ thuật trên bước đường sáng tác thơ ca của Tố Hữu, cũng là một thành tựu đặc sắc của
nền thơ kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ.
-(0,5 điểm) Trình bày ngắn gọn những nét đặc sắc chung của bài thơ: lựa chọn hình
thức đối đáp của ca dao thể hiện nỗi nhớ trong thời khắc " phân li" giữa cán bộ với nhân dân,
giữa miền xuôi với miền ngược; sử dụng đại từ "ta" và "mình" thích hợp trong trường hợp bộ



Page 5



lộ tình cảm son sắt thủy chung Cảnh và người Việt Bắc được hiện qua nỗi nhớ, "bức tranh
tứ bình" là một trong những đoạn thơ hay nhất của tác phẩm này.
-(1,5 điểm) sau hai câu thơ mở đâu, với điệp từ "nhớ" giữa "ta" với "mình" càng trở
nên gắn bó bởi tình cảm tha thiết, thiêng liêng. Từ những dấu hiệu nghệ thuật, cần làm rõ
những vẻ đẹp của đoạn thơ trên:
Bức tranh mùa đông với màu sắc ấn tượng, tươi thắm, đường nét khái quát, mênh
mang, gợi cảm giác ấm áp lạ lùng. Cảnh và người hài hòa, đẹp và sống động. Bức tranh mùa
xuân lại là gam màu dịu nhẹ, thanh bình, không phải "đỏ tươi", "rừng xanh", mà là màu "mơ
nở trắng rừng". Thời điểm có khác đi, con người cũng thật hài hòa với sắc xuân
-(1,5 điểm) Bức tranh mùa hạ không chỉ rực sắc vàng, còn rộn rã âm thanh. Con
người hiện lên vẻ đẹp của người thường trong kháng chiến Cảnh đêm thu lại càng gợi vẻ
thanh bình bởi "tiếng hát ân tình thủy chung". Từ ngữ giàu sức gợi, hình ảnh gần gũi với đời
sống, nhạc điệu êm đềm, tha thiết Có thể nói, mỗi bức tranh là một dáng vẻ sống động và
chân thực, rất nên thơ, và rất hấp dẫn
-(1 điểm)
Khái quát về một vài nét đặc sắc của đoạn thơ cũng như phong cách nghệ thuật thơ Tố
Hữu:
Tính dân tộc trong cách lựa chọn thể thơ và hình thức nghệ thuật cũng như vận dụng
cách xưng hô "mình" và "ta" của ca dao tính hiện đại thể hiện ở những tình cảm mới mẻ,
tình cảm cộng đồng, tình cảm cách mạng và những sáng tạo về hình ảnh gần gũi chân thật với
đời sống kháng chiến, cảnh và người Việt Bắc
Tài năng thơ của Tố Hữu đến độ chín. Thể hiện tình cảm mang nội dung chính trị
nhưng rất đỗi trữ tình, chân thành và cảm động, với "tiếng hát" thơ của tình cảm "ân tình thủy
chung" rất thành công.
Lưu ý:
Những ý chính được gợi trên đây trong các câu với yêu cầu mang tính tương đối, thí

sinh có thể trình bày linh hoạt và sáng tạo; số điểm mỗi ý cũng bao gồm cả cách dùng từ,
diễn đạt, cũng như việc bộc lộ cảm xúc của người viết. Có thể bị trừ điểm nếu vướng vào các
lỗi theo yêu cầu của một bài văn. Cần thưởng điểm cho những bài viết sáng tạo, độc đáo, mới
mẻ của thí sinh.

×