Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.49 KB, 5 trang )



Page 1



ĐỀ SỐ 10

1 

Thời gian làm bài: 180 phút



Có nhiều tình tiết chứa đựng sự bất ngờ trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
của Nguyễn Minh Châu: chiếc thuyền lưới vó vào bờ mang theo một hiện thực khác, vẻ nhẫn
nhục cam chịu trước sự bạo hành của người đàn bà, sự quy ước giữa hai vợ chồng thuyền
chài, lời năn nỉ xin không li hôn, sự chuyển biến trong thái độ của người đàn bà hàng chài ở
toà án, điều Phùng nhìn thấy trong tấm ảnh mình đã chụp.
Hãy phân tích một trong những tình tiết trên.

Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan
niệm sau của M. Goóc-ki:
“Nơi lạnh nhất thế giới không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương”.


Thí sinh 

Có ý kiến cho rằng: Cả ba truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam), “Chí Phèo”
(Nam Cao), “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) dường như đã gặp nhau ở cùng một vấn đề:
Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào.


Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Anh (chị) hãy phân tích sự tiếp nối của các thế hệ cách mạng trong truyện ngắn “Rừng xà nu”
của Nguyễn Trung Thành.


Page 2



ĐỀ SỐ 10


- Thầy cô giáo cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một
cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm.
- Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng đáp án và thang điểm.
- Trân trọng những bài viết có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 đ.




Câu 1 (2,0 điểm)

Phân tích một trong những tình tiết đề đưa ra.
Phần phân tích nên tổ chức dưới dạng đoạn văn (một hoặc hai đoạn), trình bày ngắn
gọn, súc tích.
 Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song
cần nêu được những ý cơ bản sau:
-Giải thích tính chất bất ngờ của tình tiết được chọn.

-Chỉ ra được ý nghĩa, giá trị của tình tiết:
+Sự bất ngờ đó phù hợp với quá trình nhận thức mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về
đời sống và con người
(một đời sống và con người phức tạp và nhiều chiều dưới mắt nhìn Nguyễn Minh
Châu).
+Tạo được sự hấp dẫn cho cốt truyện.

- Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn sai kiến thức hoặc chưa làm được gì.

Câu 2 (3,0 điểm)

Biết cách làm một bài văn nghị luận ngắn gọn (không quá 600 từ) về một vấn đề tư
tưởng, đạo lí. Bài có cách viết chặt chẽ, gọn gàng, lưu loát. Hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính
tả, dùng từ, ngữ pháp.

Quan niệm của M. Goóc-ki được biểu đạt dưới dạng một khẳng định mang tính so
sánh. Bài làm cần bám sát quan niệm đó để giải thích, bàn luận thêm. Trong quá trình bàn
luận, thí sinh có quyền trình bày quan điểm riêng của mình, miễn sao quan điểm đó gắn với
vấn đề của đề bài và phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Bài làm nên tổ chức theo
hướng sau:


Page 3



b.1.Giải thích:
-Vùng Bắc cực là nơi quanh năm băng giá, nhiệt độ có lúc xuống thấp đến hàng chục

độ âm. Đó là nơi sự sống tồn tại rất khó khăn.
-Cách diễn đạt “Nơi lạnh nhất thế giới không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình
thương” là cách nói mang tính so sánh - so sánh sự lạnh lẽo của đất trời và sự lạnh giá của
lòng người - nhằm khẳng định sự lạnh giá của lòng người đáng sợ hơn sự lạnh giá của đất
trời. Bởi vậy, ngay cả nơi cực kỳ lạnh lẽo như Bắc cực cũng không lạnh giá và đáng sợ bằng
nơi thiếu tình thương, thiếu sự quan tâm chia sẻ giữa con người và con người. Phải chăng vì
nơi thiếu tình thương không chỉ thiếu sự sống mà là nơi không thật sự có sự sống.
b.2.Suy nghĩ về quan niệm:
-Quan niệm của M. Goóc-ki là một quan niệm vô cùng sâu sắc và đầy tình nhân ái.
Quan niệm đó giúp ta hiểu sâu hơn một điều: đừng sống với nhau quá lạnh lùng vì không có
sự lạnh giá nào làm người thân của ta dễ kiệt quệ bằng sự lạnh giá của lòng mình. Sự lạnh giá
đó đủ sức đóng băng và huỷ diệt cuộc sống, làm ngưng đập những trái tim khao khát tình
thương.
-Chính là nhờ tình thương mà cuộc sống mỗi người trở nên ấm áp, ấm cúng, thân
thiện và tràn đầy tin yêu hơn. Lắm khi, một cử chỉ yêu thương chân thành của người này có
thể giúp người kia cảm thấy tiết trời vơi đi lạnh giá.
-Cách nghĩ cho rằng mỗi người chỉ cần có trách nhiệm, có tình yêu thương đối với
chính mình là cách nghĩ hẹp hòi, ích kỉ, thậm chí có khi trở nên tàn nhẫn, lạnh lùng trong một
cảnh ngộ cụ thể nào đó.
b.3.Nêu ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động:
Quan niệm của M. Goóc-ki góp phần nhắc nhở và thức tỉnh những ai quá lạnh lùng,
vô cảm đối với những bất hạnh của người khác. Ở một góc độ khác, quan niệm của M. Goóc-
ki hướng con người đến với cách sống đầy trách nhiệm và đầy tình yêu thương đối với người
xung quanh. Thế giới sẽ không còn lạnh giá nữa nếu con người biết sưởi ấm cho nhau bằng
ngọn lửa của yêu thương.

-Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
-Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu hoặc bài chưa hợp lí, tối nghĩa, làm chưa
xong.

-Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề.


Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Vận dụng được cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Có thể tổ
chức theo cách giải thích và trình bày suy nghĩ xong rồi mới phân tích chứng minh hoặc kết


Page 4



hợp cùng lúc. Bài làm phải được trình bày mạch lạc, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy ; hạn chế tối
đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Bài cần đáp ứng các định hướng chính sau:
*Giải thích, tán thành với ý kiến được nêu:
-Các nhân vật trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chí Phèo của Nam Cao, Chữ người
tử tù của Nguyễn Tuân đều sống cuộc sống của mình. Nhìn chung, đó là cuộc sống bất như ý.
- Họ đều có mỏi mong vươn đến một một cuộc sống cho ra con người, một cuộc sống
như ý nguyện của mình:
+Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam: Liên (và An) không thỏa mãn với
cuộc sống, gửi mong muốn được sống “một phút huy hoàng rồi chợt tối” (từ dùng của Xuân
Diệu) lên bầu trời thăm thẳm, đặc biệt là gửi khát khao được sống một cuộc sống đủ đầy ánh
sáng và niềm vui vào chuyến tàu mỗi đêm.
+Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao: Chí Phèo có khát vọng hoàn lương. Cả hai lần
khóc của Chí đều liên quan đến vấn đề “sống như thế nào”. Nhân vật Chí Phèo của Nam Cao
thậm chí chấp nhận việc giết người, chấp nhận việc giết mình để khẳng định quyền được
sống.

+Truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân: Huấn Cao nổi loạn chống
lại trật tự xã hội phong kiến để được sống với chí nguyện của mình. Lời khuyên của Huấn
Cao dành cho quản ngục thể hiện rõ quan điểm sống tốt, sống đẹp của nhân vật này. Viên
quản ngục cũng là kẻ biết âm thầm giữ mình, thành tâm tiếp nhận nguyên tắc sống đẹp Huấn
Cao gửi gắm. Thầy thơ lại cũng lặng lẽ tiết chế mình trong dáng vóc gầy gò, thành kẻ “biết
kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài”.
*Phân tích, chứng minh.

- Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu hoặc bài chưa hợp lí, tối nghĩa, làm chưa
xong.
- Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề.
Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi (về một vấn đề được chỉ
định sẵn của đề bài).
Bài cần có kết cấu mạch lạc, diễn đạt trôi chảy; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả,
dùng từ và ngữ pháp.

Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Hướng dẫn chấm này
chỉ nêu những định hướng chính:
-Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả và tác phẩm, bài làm phân tích được sự tiếp nối
của các thế hệ cách mạng được khắc hoạ trực tiếp qua hệ thống nhân vật:


Page 5




+Cụ Mết: là già làng, lãnh đạo cuộc nổi dậy của làng, người đại diện và lưu giữ truyền
thống của cộng đồng để truyền lại cho các thế hệ tiếp nối.
+Tnú và Mai: thế hệ được tiếp nhận lí tưởng cách mạng ngay từ những năm đau
thương, chịu nhiều hi sinh để trưởng thành.
+Dít: thế hệ trưởng thành nhanh chóng trong cuộc chiến đấu. Chỉ trong mấy năm
cùng với sự lớn mạnh trong chiến đấu của dân làng Xô Man, Dít đã trở thành người lãnh đạo
chủ chốt của cuộc chiến đấu.
+Thằng bé Heng: lớp thiếu nhi kế tục thế hệ đi trước để đưa cuộc chiến đấu đến thắng
lợi.
-Sự tiếp nối của các thế hệ cách mạng còn được khắc hoạ gián tiếp, đầy hình ảnh qua
hình tượng những cây xà nu với sự sống tiếp nối đến diệu kì: “Cạnh một cây xà nu mới ngã
gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu
trời”.
-Nguyễn Trung Thành đã dồn tâm lực của mình để khắc hoạ sự tiếp nối của các thế hệ
cách mạng trong truyện như là một yếu tố chủ yếu làm nên tinh thần bất khuất và sức mạnh quật
khởi của con người Tây Nguyên. Các nhân vật đại diện cho những thế hệ cách mạng đều được
thể hiện ở những phẩm chất chung của cộng đồng trong cuộc chiến đấu của nhân dân. Việc khắc
hoạ sự tiếp nối đó góp phần làm nổi bật cảm hứng ngợi ca sự bất khuất, quật khởi của đồng bào
các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước và con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân
dân không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.

-Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
-Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu hoặc bài chưa hợp lí, tối nghĩa, làm chưa
xong.
-Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề.

×