Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (19)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.82 KB, 4 trang )



Page 1



ĐỀ SỐ 21
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÀI BÌNH- THÁI BÌNH
Môn thi: VĂN khối C
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy trình bày ngắn gọn các lớp ý nghĩa của truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn
Câu 2 (3 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về ý kiến
sau:
Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người.
(Theo Bửu Ý, tạp chí Tia sáng, tháng 9 – 1999)
Câu 3 (5,0 điểm)
Anh (chị) hãy làm rõ tình cảm của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên Tây Bắc bằng việc
phân tích hình tượng con sông Đà qua tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân


Page 2



ĐỀ SỐ 21
ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010


Câu 1 (2 điểm): Nêu ngắn ngọn các lớp ý nghĩa của truyện ngắn Thuốc
- Lịch sử xã hội Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bị bọn Đế quốc xâu xé. Nhân
dân Trung Quốc an phận tự thỏa mãn, họ nhẫn nhục chịu đựng, đó là căn bệnh mê muội mà
họ phải có thuốc để chữa trị
- Tên “Thuốc” của tác phẩm có nhiều lớp nghĩa:
+ Đó là sự u mê lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao chấm máu người sẽ chữa khỏi
bệnh lao
+ Một vấn đề có ý nghĩa sâu xa phải tìm một thứ thuốc khác không phải thứ thuốc mà bố mẹ
thằng Thuyên chữa bệnh cho nó
+ Với tư cách là nhà cách mạng Lỗ Tấn đã khẳng định đất nước Trung Quốc phải có một
phương thức chữa bệnh mê muội của quần chúng và chữa bện xa dời quần chúng của những
người cách mạng
 Phân tích nhân vật Hạ Du một người sớm giác ngộ cách mạng , dũng cảm hiên ngang
 Không hiểu bản chất của người cách mạng, trước tiên là bà mẹ, chú và cả nhân dân không
hiểu
- Cách đặt tên truyện và cách dẫn truyện đều rất dung dị.
Câu 2 (3 điểm)
1,Dẫn dắt được vấn đề
2,Giải thích ngắn gọn ý kiến: Ham thích tìm tòi, học tập bao giờ cũng đem lại lợi ích cho con người
3, Bàn luận về tính đúng đắn của câu nói
- Đã là con người thì thường ai cũng có một đam mê nào đó. Có những đam mê làm hại con
người nhưng cũng có những đam mê đem lại lợi ích cho con người
- Đam mê học hỏi giúp cho con người có thêm kiến thức để phục vụ cho cuộc sống của con
người
- Đam mê học hỏi giúp con người có thêm hiểu biết. Hiểu biết thì sẽ biết suy nghĩ theo lẽ
phải và hành động vì cuộc sống của con người. Con người sẽ ngày càng hoàn thiện về nhân
cách. Xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp
4,Bài học nhận thức và hành động
- Phải không ngừng tìm tòi, học tập
- Phải học hỏi điều hay lẽ phải


Câu 3 (5 điểm): Tình cảm của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên Tây bắc qua hình tượng
con sông Đà
1. Đặt vấn đề
- Giới thiệu tác giả tác phẩm :
- Hình tượng sông Đà được tác giả xây dựng lên để gửi gắm tình yêu của mình vào đó, tình
yêu thiên nhiên Tây bắc cũng chính là tình yêu quê hương đất nước.
2.Giải quyết vấn


Page 3



a.Con sông Đà là hình tượng nghệ thuật là đứa con tinh thần của Nguyễn Tuân. Sông Đà vốn
là vật vô chi vô giác nhưng với Nguyễn Tuân nó trở thành nhân vật “sông Đà” – một sinh
linh có tâm hồn có tình cảm.
b.Con sông Đà có nguồn gốc khai sinh ở tỉnh Vân Nam , Trung Quốc (theo Dư địa chí của
Nguyễn Trãi) con sông Đà có sự sống, có hình dáng( từ biên giới Trung Quốc đến gã ba sông
Hồng là 500 km, chiều dài sông Đà là 883km chảy qua hai nước Việt nam và Trung Quốc).
c.Sông Đà hùng vĩ và hung bạo .
- Nó mang một đặc điểm của thiên nhiên Tây bắc, gợi cảm hứng cho nhà văn, gợi lên
sự khát khao khám phá tìm hiểu và chinh phục với thái độ ca ngợi.
- Sông Đà lôi cuốn Nguyễn Tuân bởi vẻ đẹp hoành tráng, độc đáo, phóng túng của nó”
chúng thủy giai đông tẩu. Đà giang độc bắc lưu”.
- Sông Đà có nhiều quãng hiểm trở , hai bên bờ sông đá dựng vách thẳng, lòng sông
xâu và hẹp, có đoạn,” con nai con hổ nhiều lần vọt từ bờ này sang bờ kia…vừa tắt phụt đèn
điện.”
- Sông Đà có những quãng mặt ghềnh dài hàng cây số” nước xô đá, đá xô sóng, sóng
xô gió, cuồn cuộn….”

- Sông Đà tạo sự kinh sợ bởi những chỗ hụt nước trên sông”nước ặc ặc lên như vừa rót
dầu sôi vào.
- Tiếng nước thác ở sông Đà gầm réo dữ dội” nhe như là oán trách gì, rồi lại như là van
xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn như là chế nhạo”,”thế rồi nó giống lên như tiếng
một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre lứa nỗi lửa”.
- Đá sông Đà gây cảm xúc với nhà văn.Đó là những thạch trận đầy nguy hiểm. Hình
thù kỳ quái” mặt hòn đã nào trông cũng ngỗ ngược , hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó…”
a. Con sông Đà thơ mộng trữ tình là một thứ thiên nhiên Tây bắc gợi tình cảm thể hiện
tình cảm sâu sắc của nhà văn.
- Sông Đà gắn bó tha thiết với nhà văn “con sông Đà gợi cảm…. đi rừng dài ngày rồi
lại mắt ra sông Đà…nó đằm đằm như gặp lại cố nhân.
- Nguyễn Tuân say sưa vời thiên nhiên Tây bắc”say sưa nhìn mùa xuân bay trên sông
Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích nước sông Đà không xanh màu xanh cánh
hến… ”.”Nguyễn Tuân say sưa với màu nắng Đường thi trên sông Đà.
- Con sông Đà như một cố nhân kiều diễm hút hồn cả nhà văn” con sông Đà tuôn dài,
tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây bắc bung nở
hoa ban hoa gạo tháng giêng và mù khói núi mèo đốt hương xuân”. Đây là biểu hiện rõ nhất
tình cảm nhớ và yêu của Nguyễn Tuân với thiên nhiên Tây bắc.
- Sông Đà chính là thiên nhiên Tây bắc hiền hòa êm dịu thơ mộng như nhớ thương nhà
văn, tâm hồn của nhà văn đã hòa quện vào cảnh sắc đó” bờ sông hoang dại như một bờ tiền
sử”.”Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xưa”.
b.Khi xây dựng hình tượng con sông Đà Nguyễn Tuân đã thể hiện tình cảm của mình với con
sông Đà, tình cảm ấy ở nhiều dạng vẻ, nhiều cung bậc khi thì sợ hãi, khi thì coi như thứ “quỷ
quái”, kẻ thù”số một “ của côn người nhưng có lúc lại đắm thắm yêu thương. Đó cũng là tình
cảm của nhà văn với thiên nhiên Tây bắc. Thiên nhiên đang chế ngự con người và thiên nhiên
đang làm bạn với con người.


Page 4




2. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề

×