Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Điều tra tài nguyên cây thuốc ở vùng yên tử (quảng ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.39 MB, 187 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGHIÊM ĐỨC TRỌNG



ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
Ở VÙNG YÊN TỬ (QUẢNG NINH)




LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC













HÀ NỘI 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI








NGHIÊM ĐỨC TRỌNG


ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
Ở VÙNG YÊN TỬ (QUẢNG NINH)



LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH DƯỢC LIỆU – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60720406





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Ơn





HÀ NỘI 2014


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng biết ơn và kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.
Trần Văn Ơn (Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội) là người thầy
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bản
luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới:
- Tập thể cán bộ Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong công việc, để tôi có thời gian hoàn thành
nghiên cứu của mình.
- Toàn thể Ban giám hiệu và Phòng Đào tạo sau đại học – Trường Đại học
Dược Hà Nội, các thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội dạy dỗ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận
văn.
- Người dân ở khu vực Yên Tử đã nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ nhiều tri
thức quý báu để tôi có thể hoàn thành được luận văn này.
- Ban quản lý Khu Rừng Quốc gia Yên Tử tạo điều kiện trong việc thu
thập mẫu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc tới
gia đình và bạn bè của tôi, những người đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ, động viên

và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên
cứu này.

Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Học viên


Nghiêm Đức Trọng
MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới 4

1.1.1. Số loài cây thuốc trên thế giới
4

1.1.2. Số loài cây thuốc được buôn bán trên thế giới
6

1.1.3. Số loài cây thuốc bị đe dọa trên thế giới
7

1.1.4. Số loài cây thuốc được trồng trọt trên thế giới
8

1.1.5. Tình hình sử dụng cây thuốc và các sản phẩm thảo
dược trên thế giới
9


1.1.6. Tình hình buôn bán các sản phẩm thảo dược trên
thế giới
11

1.1.7. Tài nguyên cây thuốc – nguồn thuốc mới cho nhân
loại
11
1.2. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam 12

1.2.1. Điều kiện tự nhiên và văn hóa
12

1.2.2. Cây thuốc ở Việt Nam
13

1.2.3. Khai thác, sử dụng, và phát triển cây thuốc ở Việt
Nam
14

1.2.4. Điều tra cơ bản Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
15

1.2.5. Bảo t
ồn Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
16
1.3. Khu vực Yên Tử - Quảng Ninh 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24


2.2.1. Điều tra tính đa dạng sinh học của cây thuốc ở
Khu rừng quốc gia Yên Tử
24

2.2.2. Điều tra cây thuốc trong vườn gia đình
26

2.2.3. Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc
26

2.2.4. Thu mẫu và làm tiêu bản thực vật
27

2.2.4. Xác định tên khoa học của cây thuốc
27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Cây thuốc ở khu vực Yên Tử (Quảng Ninh) 29

3.1.1. Tính đa dạng của cây thuốc ở khu vực Yên Tử
29

3.1.2. Thảm thực vật và phân bố của cây thuốc ở khu vực
Yên Tử
38

3.1.3. Tri thức sử dụng cây thuốc của cộng đồng khu vực
Yên Tử
45
3.2. Trồng cây thuốc tại vườn gia đình các thầy lang 50


3.2.1. Tính đa dạng cây thuốc trong vườn gia đình
50

3.2.2. Các khó khăn trong việc trồng cây thuốc tại vườn
gia đình
57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58
4.1. Cây thuốc ở khu vực Yên Tử (Quảng Ninh) 58

4.1.1. Sự đa dạng của cây thuốc và phương pháp nghiên
cứu
58

4.1.2. Phân bố của thảm thực vật và cây thuốc khu vực
Yên Tử
61

4.1.3. Tri thức sử dụng cây thuốc
61
4.2. Trồng cây thuốc tại vườn gia đình các thầy lang 62
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 64
KẾT LUẬN 64
KHUYẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC BIỂU ĐIỀU TRA, BẢNG MÃ HÓA
THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG LUẬN
VĂN
80

Phụ lục 1.1. Danh mục các hộ được điều tra vườn ở xã
Thượng Yên Công
81
Phụ lục 1.2. Phiếu phỏng vấn hộ và điều tra cây thuốc
tại vườn gia đình
82
Phụ lục 1.3. Biểu điều tra điều kiện sinh thái tự nhiên
của cây thuốc
84
Phụ lục 1.4. Bảng mã hóa các biến số của điều kiện sinh
thái tự nhiên của cây thuốc
85
PHỤ LỤC 2: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 86
Phụ lục 2.1. Danh mục cây thuốc ở khu vực Yên Tử (xếp
theo thứ tự tên khoa học)
87
Phụ lục 2.2. Danh mục các họ cây thuốc ở khu vực Yên
Tử (xếp theo thứ tự tên khoa học)
114
Phụ lục 2.3. Danh mục các chi cây thuốc ở khu vực Yên
Tử (xếp theo thứ tự tên chi)
118
Phụ lục 2.4. Danh mục 194 loài xuất hiện ở 51 ô nghiên
cứu
123
Phụ lục 2.5. Danh mục cây thuốc được trồng tại vườn
gia đình (xếp theo thứ tự tên khoa học)
129
PHỤ LỤC 3: ẢNH MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC
ĐƯỢC TRỒNG VÀ MỌC HOANG Ở

KHU VỰC YÊN TỬ
139











DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Viết tắt Viết đầy đủ
DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu lần VI
KB Tên khoa học (của cây thuốc) chưa xác định
KBTTN Khu bảo tồn Thiên nhiên
KRQG Khu rừng Quốc gia
NXB Nhà xuất bản
UBND Ủy ban Nhân dân
VQG Vườn Quốc gia
YHCT Y học cổ truyền

Tiếng Anh
Viết tắt Viết đầy đủ
GPS Global Positioning System – Hệ thống Định vị Toàn cầu
IPNI The International Plant Names Index
IUCN The International Union for Conservation of Nature and

Natural Resources (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế)
KIP Key Information Person (người cung cấp tin quan trọng)
PCA Principal Components Axis (Phép phân tích trục chính)
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
WWF World Wide Fund For Nature (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên
nhiên)




DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
STT Số bảng Tên bảng Trang
1. Bảng 1.1 Số loài cây thuốc ở một số quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới
4
2. Bảng 1.2 12 quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu và nhập khẩu
cây thuốc và cây tinh dầu trong giai đoạn 1991 –
1998
6
3. Bảng 1.3 Một số Vườn Quốc gia ở Việt Nam và số lượng
cây thuốc được bảo vệ trong đó
17
4. Bảng 3.1 Sự phân bố cây thuốc ở khu vực Yên Tử trong các
ngành thực vật
30
5. Bảng 3.2 Danh mục các họ có từ 5 loài cây thuốc trở lên
(xếp theo thứ tự tên khoa học)
31
6. Bảng 3.3 Danh mục các chi có từ 3 loài cây thuốc trở lên
(xếp theo thứ tự tên khoa học)

33
7. Bảng 3.4 Danh sách các loài cây thuốc được sử dụng ở khu
vực Yên Tử, chưa được nhắc đến trong các tài liệu
về cây thuốc của Việt Nam (xếp theo thứ tự tên
khoa học)
34
8. Bảng 3.5 Danh sách cách cây thuốc ở khu vực Yên Tử được
ghi trong Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ VI
(xếp theo thứ tự tên khoa học)
35
9. Bảng 3.6 Danh mục các loài cây thuốc ở khu vực Yên Tử
có trong Sách đỏ Việt Nam 2007 (xếp theo thứ tự
tên khoa học)
37
10. Bảng 3.7 Danh mục các loài cây thuốc ở khu vực Yên Tử
có trong Nghị định 32 (xếp theo thứ tự tên khoa
học)
37
11. Bảng 3.8 Danh mục các dạng sống của cây thuốc ở khu vực
Yên Tử
38
12. Bảng 3.9 Giá trị các biến số về môi trường và cấu trúc thảm
thực vật và cây thuốc trong 3 nhóm thảm thực vật
được xác định bằng phép phân tích chùm (Cluster
Analysis)
40
STT Số bảng Tên bảng Trang
13. Bảng 3.10 Mối quan hệ giữa các biến số về môi trường, thảm
thực vật và cây thuốc với 3 trục chính đầu tiên của
PCA (Principal Components Axis)

41
14. Bảng 3.11 Danh sách các loài xuất hiện từ 10 lần trở lên
trong 51 ô nghiên cứu
44
15. Bảng 3.12 Danh mục các nhóm bệnh, chứng bệnh, nhóm
thuốc sử dụng cây thuốc khu vực Yên Tử
46
16. Bảng 3.13 Danh mục các bộ phận dùng của cây thuốc ở khu
vực Yên Tử
48
17. Bảng 3.14 Danh mục các cách dùng thuốc ở khu vực Yên Tử 49
18. Bảng 3.15 Danh mục các cây thuốc trong danh mục thuốc
thiết yếu được trồng trong vườn gia đình
51
19. Bảng 3.16 Danh mục các loài cây thuốc trồng ở vườn gia
đình có trong Sách đỏ Việt Nam 2007 (xếp theo
thứ tự tên khoa học)
53
20. Bảng 3.17 Danh mục các loài cây thuốc trồng ở vườn gia
đình có trong Nghị định 32 (xếp theo thứ tự tên
khoa học)
54
21. Bảng 3.18 So sánh cây thuốc trồng trong vườn gia đình và
cây thuốc ở khu vực rừng Yên Tử
54
22. Bảng 3.19 Các khó khăn trong hoạt động trồng cây thuốc tại
vườn gia đình
57
23. Bảng 4.1 So sánh hệ cây thuốc ở Yên Tử và hệ cây thuốc
Việt Nam

58
24. Bảng 4.2 So sánh số loài cây thuốc ở khu vực Yên Tử với
một số VQG khác ở Việt Nam (xếp theo thứ tự
tăng dần của hệ số diện tích/số loài)
58
25. Bảng 4.3 So sánh số loài cây thuốc được cộng đồng người
Dao, Kinh ở khu vực Yên Tử sử dụng so với số
loài cây thuốc ở các cộng đồng khác ở Việt Nam
(xếp theo thứ tự giảm dần của số loài cây thuốc)
59


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT Số bảng Tên bảng Trang
1. Hình 1.1 Tỷ lệ dân số sử dụng thuốc YHCT trong chăm
sóc sức khỏe ban đầu ở một số nước đang phát
triển
10
2. Hình 1.2 Tỷ lệ dân số sử dụng các sản phẩm thảo dược ít
nhất một lần một số nước phát triển
10
3. Hình 3.1 Phân bố số lượng họ cây thuốc ở khu vực Yên Tử
theo số loài
30
4. Hình 3.2 Phân bố số lượng chi cây thuốc ở khu vực Yên
Tử theo số loài
32
5. Hình 3.3 Phân bố của cây thuốc ở khu vực Yên Tử theo
loại thảm thực vật
43

6. Hình 3.4 Mức độ đa dạng cây thuốc theo loại thảm thực
vật
43
7. Hình 3.5 Tần số xuất hiện cây thuốc trong các ô nghiên
cứu
45
8. Hình 3.6 Tần số xuất hiện trong vườn của các loài cây
thuốc
51
9. Hình 3.7 Phân bố cây thuốc trồng trong vườn gia đình theo
thời gian
56
10. Hình 3.8 Tỷ lệ số loài cây thuốc trồng trong vườn theo
mức độ sử dụng
56



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính của tổ chức Quĩ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF),
trên thế giới có khoảng 35.000 – 70.000 loài cây cỏ được sử dụng vào mục
đích chữa bệnh [104]. Kho tàng nguồn tài nguyên cây thuốc vô giá này đã và
đang được các cộng đồng khác nhau trên thế giới sử dụng trong công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
trên thế giới có khoảng 80% số dân ở các nước đang phát triển hiện nay có
nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa vào các nền y học cổ truyền và
khoảng 85% thuốc y học cổ truyền đòi hỏi phải sử dụng dược liệu hoặc các
chất chiết xuất từ dược liệu [76], [104]. Con số này vẫn tiếp tục tăng, kể cả ở

thế hệ trẻ [103].
Nguồn tài nguyên cây thuốc còn góp phần lớn lao trong công cuộc phát
triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Có 119 chất tinh khiết được chiết
tách từ khoảng 90 loài thực vật bậc cao được sử dụng làm thuốc trên toàn thế
giới. Dự đoán nếu phát triển tối đa các thuốc thảo mộc có nguồn gốc từ các
nước nhiệt đới, có thể làm ra khoảng 900 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế của
các nước thế giới thứ 3 [33]. Chỉ riêng các nước tây Âu, doanh số bán thuốc
từ cây cỏ (năm 1989) là 2,2 tỉ USD so với tổng doanh số buôn bán dược phẩm
là 65 tỉ USD [104].
Nguồn tài nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng làm thuốc của chúng ta
còn là một kho tàng khổng lồ để sàng lọc, tìm các thuốc mới. Đến năm 1985
đã có khoảng 3.500 cấu trúc hóa học mới có nguồn gốc từ thiên nhiên được
phát hiện, 2.618 chất trong số đó từ thực vật bậc cao, 512 từ thực vật bậc thấp
và 372 từ các nguồn khác [60].
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên cây thuốc đang bị đe dọa do thảm thực vật
bị tàn phá; cây thuốc bị khai thác quá mức và bị sử dụng một cách lãng phí;
tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc bị mai một do không được tư liệu hóa; thế
2

hệ trẻ ở nhiều cộng đồng ít quan tâm đến học tập kinh nghiệm sử dụng cây cỏ
làm thuốc của thế hệ trước; sự sói mòn đa dạng các nền văn hóa; do tính khó
sử dụng của dược liệu; vv. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc
cần dựa trên nguyên tắc bảo đảm cho nguồn tài nguyên này tiếp tục tồn tại và
phát triển. Ngày nay, nhiều cây thuốc đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt
chủng nhưng lại có ít nỗ lực bảo tồn chúng, thậm chí rất nhiều quốc gia trên
thế giới còn chưa kiểm kê đầy đủ nguồn tài nguyên cây thuốc của quốc gia
mình [65].
Nằm ở khu vực có điều kiện tự nhiên và văn hóa đa dạng. Việt Nam là
một trong những quốc gia trên thế giới có độ đa dạng sinh học cao, nguồn tài
nguyên cây thuốc phong phú, đến nay đã biết khoảng 4.470 loài cây và nấm

làm thuốc (kể cả cây nhập nội) [8]. Nguồn tài nguyên này đóng góp một phần
quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong hoạt
động phát triển kinh tế qua các thời kỳ lịch sử khác nhau cũng như trong công
cuộc xây dựng, phát triển và hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị
trường, Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng về mọi mặt. Do nhu cầu phát
triển kinh tế và đời sống ngày một tăng, nhập khẩu rộng rãi các loại thuốc tân
dược, vv., nguồn tài nguyên cây thuốc ở nước ta đang đối mặt với nguy cơ bị
tuyệt chủng, nhưng các thông tin về chúng lại chưa được tư liệu hóa. Chính vì
vậy việc điều tra về cây thuốc và tri thức sử dụng các cây thuốc đang là vấn
đề cấp bách hiện nay.
Khu vực Yên Tử, với vị trí đặc biệt nằm ở rìa Trung tâm đa dạng sinh
học Đông Bắc, lại là khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - tôn giáo lớn
của Việt Nam, vùng Yên Tử có một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn tài
nguyên cây cỏ nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng, gắn liền với bảo
tồn văn hoá, cảnh quan và du lịch. Dân cư sống trong khu vực Yên Tử gồm 7
3

dân tộc (Kinh, Dao, Sán Dìu, Hoa, Tày, Nùng, Cao Lan) thuộc địa bàn xã
Thượng Yên Công, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh và Dao, là hai dân tộc
có kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc lâu đời và phong phú [120]. Khu
vực Yên Tử đã và đang là nguồn cung cấp dược liệu cho nhu cầu chăm sóc
sức khỏe và mưu sinh của các cộng đồng dân tộc sống trong vùng. Mặt khác,
khu vực này cũng đang phải đối mặt với áp lực khai thác tài nguyên sinh
vật/cây cỏ nói chung và tài nguyên cây thuốc rói riêng của người dân để phục
vụ du khách đi du lịch Yên Tử, đặc biệt là trong mùa lễ hội Yên Tử hàng
năm. Trong khi đó, nguồn cây thuốc trong khu vực Yên Tử còn chưa được
nghiên cứu và tư liệu hóa đầy đủ, tình trạng trồng trọt cây thuốc cũng chưa
được nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Điều tra Tài

nguyên cây thuốc ở vùng Yên Tử (Quảng Ninh)”.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
(i) Xác định tính đa dạng sinh học, điều kiện sinh thái và tri thức sử dụng
các cây thuốc ở khu vực Yên Tử (Quảng Ninh).
(ii) Xác định các cây thuốc được trồng trong vườn của các thầy lang khu vực
Yên Tử (Quảng Ninh).







4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới
1.1.1. Số loài cây thuốc trên thế giới
Không có một con số đáng tin cậy cho tổng số loài cây thuốc trên thế
giới, và tỷ lệ số loài cây thuốc trên tổng số loài thực vật thay đổi rất nhiều
giữa các vùng và các quốc gia khác nhau [89]. Tuy nhiên, chúng ta có thể
thấy, số loài cây thuốc đã biết trên thế giới tăng dần theo thời gian, điều này
có được là do công tác điều tra tư liệu hóa cây thuốc đã được thực hiện rộng
khắp trên thế giới trong thời gian qua.
Theo một điều tra của WHO từ cuối
những năm 1970, liệt kê được 21.000 loài cây thuốc [79], trong khi hiện nay
người ta ước tính số lượng cây thuốc được sử dụng trên toàn thế giới khoảng
35.000-70.000 [49], [93], [104] loài hoặc 53.000 loài [91]. Trong một báo cáo
năm 1985 [45], số loài cây thuốc của Trung Quốc thống kê được là 4.941 loài,
thì hiện nay người ta đã thống kê được 11.146 loài cây thuốc, trên tổng số

27.100 loài thực vật, với tỷ lệ 41,1% số loài làm thuốc, đây là một tỷ lệ đáng
kinh ngạc. Nếu tỷ lệ này được tính toán cho các hệ thực vật làm thuốc nổi
tiếng khác sau đó áp dụng cho tổng số loài toàn cầu là 422.000 loài thực vật
có hoa [42], có thể ước tính số loài làm thuốc hiện nay khoảng hơn 80.000
loài (Bảng 1.1).

Bảng 1.1. Số loài cây thuốc ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
Quốc gia hoặc
vùng lãnh thổ
Số loài thực vật Số loài cây thuốc Tỷ lệ %
Trung Quốc 27.100 11.146 41.1
Ấn Độ 17.000 7.500 44.1
Indonesia 22.500 7.500 33.3
Malaysia 15.500 2.000 12.9
5

Quốc gia hoặc
vùng lãnh thổ
Số loài thực vật Số loài cây thuốc Tỷ lệ %
Nepal 6.973 700 10.0
Pakistan 4.950 300 6.1
Philippines 8.931 850 9.5
Sri Lanka 3314 550 16.6
Thái Lan 11.625 1.800 15.5
Mỹ 21.641 2.564 11.8
Việt Nam 10.500 4.470 42,6
Mexico 30.000 2.237 7.5
Bắc Mỹ 20.000 2.572 12.9
Trung bình 15.387 3.351 20,3
Thế giới 422.000

85.666


(Nguồn: Duke and Ayensu (1985) [45]; Groombridge and Jenkins (1994,
2002) [55], [56]; Alan Hamilton (2003) [57]; Jain and DeFillipps (1991)
[62]; Moerman (1996) [73]; Padua et al. (1999) [77]; Uwe Schippmann
(2002) [91]; Võ Văn Chi (2012) [8]; Trần Văn Ơn (2003) [23]; Nguyễn Văn
Tập và cs. (2006) [26]).
Phần lớn các loài cây thuốc chỉ được sử dụng trong nền y học dân gian.
Trong hệ thống y học cổ truyền (YHCT) truyền thống sử dụng số loài ít hơn.
Với 500 – 600 loài thường được sử dụng trong YHCT Trung Quốc (trong
tổng số 11.000 loài) [83], [84]; 1.430 loài trong Y học Mông Cổ [84]; 1.106 –
3.000 loài trong nền Y học Tây Tạng [83], [84]; 1.250 – 1.400 loài trong nền
Y học Ayurveda [66]; 342 loài trong nền y học Unani; 238 loài trong y học
Siddha [85]. Số loài thực vật cung cấp nguyên liệu làm thuốc ở nền y học
phương Tây còn ít hơn. Một bài báo được công bố vào năm 1991 cho thấy,
6

121 loại thuốc được sử dụng hiện nay ở Mỹ có nguồn gốc từ 95 loài thực vật
[49].
Tuy nhiên, một số họ có tỷ lệ loài làm thuốc cao hơn các họ khác, ví dụ
như: họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Cần
(Apiaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Bạch quế bì (Canellaceae), họ
Măng cụt (Clusiaceae), và họ Tiết dê (Menispermaceae), vv. Ngoài ra, các họ
thực vật lại phân bố không đồng đều trên toàn thế giới. Kết quả là, không chỉ
làm một số hệ thực vật có số loài cây thuốc cao hơn hệ khác, mà có một số họ
có số loài cây thuốc bị đe dọa cũng cao hơn những họ khác [91].
1.1.2. Số loài cây thuốc được buôn bán trên thế giới
Rất khó để đánh giá có bao nhiêu loài cây thuốc đang được buôn bán, ở
cả cấp độ quốc gia lẫn quốc tế. Phần lớn các nguyên liệu thực vật được xuất

khẩu từ các nước đang phát triển, trong khi thị trường chủ yếu là ở các nước
phát triển. Một phân tích số liệu của tổ chức UNCTAD (United Nations
Conference on Trade and Development) trong khoảng thời gian 1981 – 1998
phản ánh tình trạng xuất nhập khẩu cây thuốc ở một số vùng và quốc gia. Nếu
tính tổng 5 quốc gia châu Âu trong danh sách này, cho thấy châu Âu là khu
vực nhập khẩu lớn nhất (94.300 tấn). Đức đứng thứ 4 về nhập khẩu và thứ 3
về xuất khẩu, cho thấy vị trí quan trọng của nước này trên thị trường thương
mại dược liệu toàn thế giới (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. 12 quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu và nhập khẩu cây thuốc và cây
tinh dầu trong giai đoạn 1991 – 1998
Quốc gia
nhập khẩu
Số lượng
(tấn)
Giá trị (1000
USD)
Quốc gia
xuất khẩu
Số lượng
(tấn)
Giá trị
(1000 USD)
Hồng Kông 73.650 314.000 Trung Quốc 139.750 298.650
Nhật Bản 56.750 146.650 Ấn Độ 36.750 57.400
Mỹ 56.000 133.350 Đức 15.050 72.400
7

Quốc gia
nhập khẩu
Số lượng

(tấn)
Giá trị (1000
USD)
Quốc gia
xuất khẩu
Số lượng
(tấn)
Giá trị
(1000 USD)
Đức 45.850 113.900 Mỹ 11.950 114.450
Hàn Quốc 31.400 52.550 Chile 11.850 29.100
Pháp 20.800 50.400 Ai Cập 11.350 13.700
Trung Quốc 12.400 41.750 Singapore 11.250 59.850
Italia 11.450 42.250 Mexico 10.600 10.050
Pakistan 11.350 11.850 Bulgaria 10.150 14.850
Tây Ban Nha 8.600 27.450 Pakistan 8.100 5.300
Anh 7.600 25.550 Albania 7.350 14.050
Singapore 6.650 55.500 Morocco 7.250 13.200
Tổng 342.550 1.015.200 Tổng 281.550 643.200
Nguồn: Lange, D. 2002 [71].
Iqbal (1993) [61] ước tính có khoảng “4.000 đến 6.000 loài thực vật có
tầm thương mại quan trọng”, một nguồn khác đề cập có 5.000 – 6.000 loài
thực vật “xâm nhập vào thị trường thế giới” [82]. Một cuộc điều tra kỹ lưỡng
về các cây thuốc thương mại ở Đức, xác định có 1.543 loài được giao dịch
hoặc được cung cấp trên thị trường Đức [72]. Một cuộc điều tra mở rộng khảo
sát ở thị trường châu Âu xác định có khoảng 2.000 loài cây thuốc được buôn
bán [70]. Với việc châu Âu như là một trung tâm giao dịch về cây thuốc của
tất cả các vùng trên thế giới, có thể ước đoán số lượng cây thuốc trong thương
mại quốc tế vào khoảng 2.500 loài trên toàn thế giới [90]. Trong khi đó, một
số lượng lớn hơn nhiều các loài cây thuốc được buôn bán ở các địa phương,

quốc gia và khu vực khác nhau [72].
1.1.3. Số loài cây thuốc bị đe dọa trên thế giới
Để đáp ứng nhu cầu thị trường khu vực và quốc tế, các nguồn thực vật
để mở rộng thị trường trong nước, khu vực và quốc tế chủ yếu tăng thu hái
nguồn hoang dại từ thiên nhiên [67], [70]. Nguồn cung cấp thực vật hoang dại
nói chung này càng bị giới hạn bởi việc thu hái quá mức, nạn phá rừng, từ
8

việc đốn gỗ tới việc chuyển đổi cây trồng, nuôi gia súc, làm nông nghiệp [38],
[44], [92]. Một trong những mục tiêu của nhóm chuyên gia về cây thuốc của
IUCN (IUCN Medicinal Plant Specialist Group) là xác định các loài bị đe dọa
do thu hái không bền vững và các yếu tố khác. Theo Walter and Gillett (1998)
[96], 34.000 loài hoặc 8% các loài thực vật trên thế giới bị đe dọa tuyệt
chủng. Nếu điều này được áp dụng để ước tính với khoảng 85.000 loài cây
thuốc, thì sẽ có khoảng 6.800 loài cây thuốc đang bị đe dọa. Số lượng này
trong thực tế còn có thể lớn hơn, do cây thuốc bị tác động nhiều hơn các
nhóm thực vật khác trong việc thu hái hoang dại, có thể lên đến 20% số loài
cây thuốc đã biết có nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai [75]. Trong khi đó,
một số tài liệu ước tính rằng số loài cây thuốc bị đe dọa trên toàn cầu là
khoảng 4.160 [91], 10.000 loài [95] hoặc 15.000 loài [92].
1.1.4. Số loài cây thuốc được trồng trọt trên thế giới
Nhiều loài cây thuốc và các cây tinh dầu, được trồng trong vườn gia
đình, một số loài trồng ở đồng ruộng, một số khác trồng thâm canh và xen
canh, nhưng số loài trồng rộng rãi trong các trang trại/đồn điền thì hiếm hơn
[77]. Hầu hết các loài cây thuốc được tiêu thụ trên thị trường vẫn được thu hái
từ tự nhiên [69]. Trong một cuộc khảo sát với các công ty tham gia vào sản
xuất, buôn bán thảo dược và các sản phẩm từ thảo dược, trung bình 60 – 90 %
nguyên liệu được trồng trọt, còn lại là thu hái từ hoang dại [91]. Tuy nhiên,
khi khảo sát về số loài, thì số liệu thường ngược lại, Laird, S.A. & A.R. Pierce
(2002) [68], Lange, D. & U. Schippmann (1997) [72] chỉ ra rằng, trong 1.543

loài cây thuốc được buôn bán trên thị trường Đức, chỉ 50 – 100 loài (3 – 6%)
được trồng trọt. Trong số hơn 400 loài cây thuốc được sử dụng trong ngành
công nghiệp dược của Ấn Độ, có chưa tới 20 loài được trồng trọt ở các vùng
khác nhau trong nước [88]. Ở Trung Quốc, trong hơn 11.000 loài cây thuốc
được xác định, có khoảng 1.000 loài thường xuyên được sử dụng, nhưng chỉ
9

có khoảng 100 – 250 loài được trồng [105]. Ở Hungary, một nước có truyền
thống lâu đời trong trồng trọt cây thuốc và cây tinh dầu, chỉ có khoảng 40 loài
được trồng trọt để thương mại hóa [41], [78]. Ở châu Âu, chỉ có khoảng 130 –
140 loài được trồng trọt [94]. Dựa trên những con số này, có thể ước đoán số
lượng các loài được trồng trọt cho mục đích thương mại không vượt quá vài
trăm loài trên toàn thế giới. Một cuộc khảo sát toàn cầu về mức độ trồng trọt
cây thuốc, sự đa dạng về loài, sản lượng và giá trị là một điều đáng được thực
hiện. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, có nhiều loài cây thuốc hơn được
trồng ở quy mô nhỏ trong các vườn gia đình, như là thuốc gia truyền do thầy
thuốc YHCT trồng hoặc được trồng trọt bởi người dân địa phương [91].
1.1.5. Tình hình sử dụng cây thuốc và các sản phẩm thảo dược trên thế
giới
Thuốc Y học cổ truyền (YHCT) được sử dụng rộng rãi và đang phát
triển nhanh chóng trong các hệ thống y tế và góp phần quan trọng vào nền
kinh tế. Ở châu Phi, 80% dân số sử dụng thuốc YHCT để đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khỏe [100]. Ở châu Á và châu Mỹ Latin, người dân vẫn tiếp tục
sử dụng thuốc YHCT, kết quả của quá trình lịch sử và văn hóa tín ngưỡng. Ở
Trung Quốc, thuốc YHCT chiếm khoảng 40% các dịch vụ y tế cung cấp,
được sử dụng để điều trị cho khoảng 200 triệu bệnh nhân một năm [98]. Ở Ấn
Độ, thuốc YHCT là nguồn duy nhất sẵn có để chăm sóc sức khỏe của 65%
dân số [101]. Ở Mỹ Latin, 71% dân số Chile và 40% dân số Colombia sử
dụng thuốc YHCT [99] (Hình 1.1). Trong khi đó, ở nhiều nước đang phát
triển, việc sử dụng thảo dược đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tỷ lệ dân

số sử dụng ít nhất các sản phẩm thảo dược một lần là 48% ở Australia, 70% ở
Canada, 42% ở Mỹ, 31% ở Bỉ và 49% ở Pháp [101] (Hình 1.2). Tại Malaysia,
ước tính khoảng 500 triệu USD được chi hàng năm vào loại hình chăm sóc
sức khỏe này, so với 300 triệu USD chi cho thuốc tân dược [97]. Ở Mỹ, tổng
10

số tiền mặt chi cho các sản phẩm thảo dược năm 1997 là 2,7 tỉ USD [48]. Ở
Úc, Canada và Anh, ước tính chi hàng năm khoảng 80 triệu USD, 2,4 tỉ USD
(năm 1997) [58] và 2,3 tỉ USD (hàng năm) [59].

Hình 1.1. Tỷ lệ dân số sử dụng thuốc YHCT trong chăm sóc sức khỏe ban đầu
ở một số nước đang phát triển (Nguồn: WHO (2002) [101]).

Hình 1.2. Tỷ lệ dân số sử dụng các sản phẩm thảo dược ít nhất một lần một số
nước phát triển (Nguồn: Fisher P & Ward A (1994) [50]; Health Canada
(2001) [58]; WHO (1998) [97]).
11

1.1.6. Tình hình buôn bán các sản phẩm thảo dược trên thế giới
Thị trường thuốc thảo dược dựa trên tri thức cố truyền hiện nay ước
tính khoảng 60 tỉ USD một năm [87], [102]. Doanh thu hàng năm từ các sản
phẩm tự nhiên đã tăng hơn 100 lần so với những năm 1980 [43]. Ở Mỹ, doanh
số bán hàng thảo dược tăng 101% tại các thị trường chủ đạo từ tháng 5/1996
đến 5/1998. Các sản phẩm thảo dược phổ biến nhất bao gồm Nhân sâm
(Panax quinquefolius L.), Bạch quả (Ginkgo biloba L.), Tỏi (Allium sativum
L.), Echinacea spp. và St. John’s wort (Hypericum perforatum L.) [101]. Tính
riêng Trung Quốc trong năm 2005, cho thấy kim ngạch xuất khẩu các sản
phẩm thuốc YHCT tăng 10,27% so với năm 2004, đạt giá trị thương mại 153
triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm thuốc YHCT, cao dược
liệu và nguyên liệu thô, nguyên liệu chế biến có giá trị thương mại đạt 830

triệu USD, chiếm 6% tổng xuất khẩu ngành y tế. Về khối lượng, trong năm
2005, Trung Quốc xuất khẩu khoảng 14,212 tấn sản phẩm thuốc YHCT, tăng
2% so với năm 2004. Trung Quốc xuất khẩu 112,8 triệu USD các sản phẩm
thuốc YHCT tới các nước láng giềng châu Á, tăng 9,21%. Xuất khẩu tới châu
Âu và Bắc Mỹ tăng 24,89% và 7,07% [86].

1.1.7. Tài nguyên cây thuốc – nguồn thuốc mới cho nhân loại
Nguồn tài nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng làm thuốc của chúng ta là
một kho tàng khổng lồ để sàng lọc, tìm các thuốc mới. Di sản tri thức này từ
tổ tiên của con người đã tiếp tục được phát triển trong y học phương Tây, và
đã dẫn đến sự phân lập, chiết xuất các hợp chất tinh khiết (ví dụ morphine,
atropine, digoxine), và sau đó phát triển một số hợp chất mới dựa trên các
chất này (ví dụ thuốc gây tê tại chỗ dựa vào cocaine, thuốc giảm đau dựa vào
morphine). Ước tính có khoảng 25% các dược phẩm thông thường có nguồn
gốc từ cây thuốc [76]. Số liệu thống kê về các loại thuốc mới phát triển trong
những thập kỷ gần đây cho thấy rằng các sản phẩm tự nhiên là một nguồn
12

cảm hứng cho sự phát triển thuốc “mới” [74]. Chỉ 30% các phân tử mới (của
1.184) được đưa vào thị trường trong giai đoạn 1981 – 2006 là tổng hợp từ
hóa học và tất cả các phân tử còn lại là sản phẩm từ thiên nhiên hoặc có liên
quan đến thiên nhiên. Chỉ xét riêng các nhóm thuốc kháng khuẩn, kháng nấm,
ký sinh trình và virus mới (Antiinfective) trong gia đoạn từ 1986 – 2006, chỉ
có 56 thuốc mới từ tổng hợp hóa học, trong khi đó có 86 thuốc là sản phẩm
thiên nhiên hoặc dẫn xuất từ thiên nhiên (thông qua bán tổng hợp) [74].
1.2. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và văn hóa
Đất nước Việt Nam có diện tích phần lục địa rộng 35 triệu ha, hẹp
nhưng dài, kéo dài từ Bắc xuống Nam hơn 1.800 km, có địa hình đa dạng với
hai vùng đồng bằng châu thổ lớn là Sông Hồng ở phía Bắc và Sông Cửu long

ở phía Nam, có hai dãy núi lớn là Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn với nhiều
vùng có độ cao trên 2.000m và các cao nguyên nhỏ như Đồng Văn, Mộc
Châu, Sơn La, Gia Lai-Kon Tum, Đắc Lắc, Di Linh, vv. Việt Nam nằm ở
vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khác nhau
giữa miền Bắc và miền Nam, lượng mưa trung bình lớn nhưng phân bố không
đều trong năm. Các yếu tố địa hình và khí hậu đa dạng như vậy dẫn đến Việt
Nam có thảm thực vật phong phú, từ rừng rậm nhiệt đới ẩm xanh quanh năm,
rừng rậm nhiệt đới mưa mùa nửa rụng lá đến rừng á nhiệt đới ẩm xanh quanh
năm, á nhiệt đới hơi khô, savan nhiệt đới khô, truông nhiệt đới khô, rừng ngập
mặn, rừng lá kim, rừng lùn núi cao, vv. Điều này làm cho đất nước chúng ta
có nguồn tài nguyên thực vật đa dạng, với khoảng 12.000 loài cây cỏ khác
nhau và dự đoán có thể đến 13.000 -15.000 loài nếu được nghiên cứu đầy đủ
[36].
Việt Nam là nơi giao lưu của các dân tộc và các nền văn hoá, trong đó
quan trọng nhất là hai luồng văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ, là ngôi nhà chung
13

của 54 dân tộc, thuộc 3 họ ngôn ngữ và 8 nhóm khác nhau, trong đó có nhiều
dân tộc có quan hệ gần gũi với các quốc gia trong khu vực. Các dân tộc sinh
sống ở Việt Nam tạo nên một hình ảnh thu nhỏ của khu vực Đông Nam Á. Để
tồn tại và phát triển đến ngày nay, các thế hệ trước của mỗi cộng đồng đã phải
trả bằng giá cuộc sống và sức khỏe để tích lũy tri thức và kinh nghiệm sử
dụng những cây cỏ làm thuốc, tạo nên nền tảng tri thức và kinh nghiệm sử
dụng cây thuốc ngày nay. Mỗi dân tộc lại có tập quán, niềm tin, vì vậy tri thức
và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc là da dạng [36].
1.2.2. Cây thuốc ở Việt Nam
Tính đến năm 2006, chúng ta đã phát hiện có 3.948 loài thực vật và
nấm lớn được dùng làm thuốc, thuộc 307 họ của 9 ngành và nhóm thực vật
khác nhau. Trong đó có 52 loài Tảo biển, 22 loài Nấm, 4 loài Rêu và 3.870
loài Thực vật bậc cao có mạch [26]. Đến năm 2012, trong bộ sách Tử điển

cây thuốc Việt Nam [8], tác giả Võ Văn Chi đã thống kê được 4.470 loài cây
thuốc. Mỗi loài lại có bộ gen đa dạng riêng của mình. Điều này làm cho kho
tàng nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam vô cùng đa dạng, từ cấp hệ sinh thái
đến cấp loài và phân tử. Dự đoán số loài cây thuốc ở Việt Nam có thể lên đến
6.000 loài nếu được nghiên cứu đầy đủ trong tương lai. Có tới 87,1% số cây
thuốc đã biết là các cây hoang dã, chủ yếu ở vùng đồi núi, từ vùng trung du
đến núi cao. Chỉ có 12,9% cây trồng (kể cả bản địa và nhập nội). Các loài cây
thuốc phân bố ở 8 vùng sinh thái trong nước là Đông Bắc - Bắc bộ, Việt Bắc
– Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Đông
Trường Sơn và Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng
sông Cửu long; tập trung chủ yếu ở các trung tâm đa dạng sinh vật chính là
Đông Bắc (Phia Bjooc- Ba Bể), Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương – Pù Luông,
Quảng Nam-Kon Tum (Ngọc Linh), Lâm Viên – Di Linh. Phần lớn số loài
cây thuốc ở Việt Nam được ghi nhận dựa trên tri thức và kinh nghiệm sử dụng
14

của các cộng đồng dân tộc ở khắp các địa phương trên toàn quốc. Tri thức sử
dụng cây cỏ làm thuốc ở Việt Nam tồn tại ở 2 nền y học chính là Y học Cổ
truyền chính thống, có nguồn gốc từ Trung y, với các hệ thống lý luận và thực
hành được tư liệu hoá trong sách vở như các học thuyết Âm-dương, Ngũ
hành, Tạng tượng, vv.; các nền Y học nhân dân hay Y học Cổ truyền Dân tộc,
thường được gọi là Thuốc nam. Điều này đã tạo nên một kho tàng tri thức sử
dụng cây thuốc của các dân tộc ở Việt Nam vô cùng phong phú [36].
1.2.3. Khai thác, sử dụng, và phát triển cây thuốc ở Việt Nam
Đến năm 2000, cả nước có 286 cơ sở sản xuất dược phẩm (kể cả các
doanh nghiệp nhà nước, công ty, tổ hợp sản xuất, tư nhân) đang sản xuất
1.294 loại dược phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thực vật hoặc chất chiết
xuất từ thực vật, chiếm 23 % số loại dược phẩm được phép sản xuất và lưu
hành từ năm 1995-2000, sử dụng 435 loài cây cỏ. Nhu cầu dược liệu cho khối
công nghiệp dược khoảng 20.000 tấn, và cho xuất khẩu là 10.000 tấn hàng

năm. Năm 1998, tổng công ty dược Việt Nam xuất khẩu được 13 triệu USD,
trong đó dược liệu, tinh dầu và các hoạt chất từ cây thuốc chiếm 74%. Tiềm
năng cung cấp dược liệu có thể đạt 500 - 800 tỷ đồng [36].
Có khoảng 40 loài cây thuốc bản địa đã được trồng trọt ở Việt Nam.
Nhiều loài được trồng trên quy mô lớn ở các tỉnh miền núi, hằng năm cung
cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu từ vài trăm cho đến hằng nghìn
tấn sản phẩm như: Quế (Cinnamomum cassia (L.) J. Presl) ở Yên Bái,
Thanh Hoá, Lào Cai, v.v; Hồi (Illicium verum Hook.f.) ở Lạng Sơn, Cao
Bằng, Quảng Ninh; Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở Lào Cai, Lai
Châu. Nhiều loài được trồng cả ở các vùng trung du và đồng bằng như: Hoa
hoè (Styphnolobium japonicum (L.) Schott), Địa liền (Kaempferia galanga
L.), Hương nhu (Ocimum gratissimum L.), Cúc hoa (Chrysanthemum
indicum L.), Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.). Hoạt động trồng cây thuốc
15

đã được phát động và triển khai ở nhiều cộng đồng miền núi như Hà Giang
(Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Phó Bảng), Lạng Sơn (Mẫu
Sơn), Yên Bái (Văn Chấn, Lục Yên), Lai Châu (Sìn Hồ), Lào Cai (Sa Pa, Bát
Xát, Bắc Hà), Quảng Nam (Trà My), Lâm Đồng (Đà Lạt) và đồng bằng như
làng Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên), vùng Mễ Sở, Đa Ngưu (Khoái Châu)
[36].
Có khoảng 300 loài thuộc hơn 40 họ thực vật đã được nhập vào Việt
Nam từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Trong số đó có trên 20 loài có thể
trồng trọt hàng hóa như Actisô (Cynara scolymus L.), Đương qui (Angelica
sinensis (Oliv.) Diels), Địa hoàng (Rehmannia glutinosa (Gaertn.) DC.), Bạch
chỉ (Angelica dahurica (Hoffm.) Benth. & Hook.f. ex Franch. & Sav.), Bạch
truật (Atractylodes macrocephala Koidz.), Bạc hà (Mentha spp.). Một số loài
đã được phát triển để cung cấp dược liệu cho công nghiệp dược như Actisô
(Cynara scolymus L.) [36].
Nhiều cây thuốc đã được các trường đại học, viện, công ty dược nghiên

cứu phát trển thành công thành các dạng bào chế bán rộng rãi trên thị trường
như Bình vôi (Stephania spp.), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. &
Arn.) Planch.), Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.), Ích mẫu (Leonurus
japonicus Houtt.), Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.),
Mướp đắng (
Momordica charantia L.), Ngưu tất (Achyranthes bidentata
Blume), Thanh cao hoa vàng (Artemisia annua L.), vv.
1.2.4. Điều tra cơ bản tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Đây là hoạt động được tiến hành rộng rãi nhất trong toàn quốc, được
thực hiện bởi hàng chục trường đại học, viện nghiên cứu, vườn quốc gia, vv.
trong đó có một số cơ quan thực hiện nhiều là Viện Dược liệu, Trường Đại
học Dược Hà Nội, Viện Dân tộc học, vv. Hoạt động này thường được thực
hiện trong một phạm vi cụ thể (thường là một cộng đồng cấp xã, vườn quốc

×