Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu tác dụng cải thiện trí nhớ trên chuột bị mất vùng khứu giác và tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của rau đắng biển (bacopamonnieri (linn) wettst)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ HƯƠNG GIANG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CẢI THIỆN TRÍ NHỚ TRÊN
CHUỘT BỊ MẤT VÙNG KHỨU GIÁC VÀ TÁC DỤNG
BẢO VỆ TẾ BÀO THẦN KINH CỦA RAU ĐẮNG BIỂN
(BACOPA MONNIERI (LINN) WETTST)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô cùng đồng nghiệp.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phạm Thị
Nguyệt Hằng và TS. Nguyễn Thị Lập, hai người thầy luôn tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp
và bạn bè công tác tại Khoa dược lý – sinh hóa - Viện dược liệu và Bộ mơn
Hóa sinh - Trường Đại học Dược Hà Nội đã phối hợp và tạo điều kiện giúp
tôi thực hiện luận văn.
Lời cảm ơn cuối cùng xin gửi tới gia đình và bạn bè đã ln quan tâm
động viên, giúp đỡ tơi hồn thành nhiệm vụ của mình.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014



Trần Thị Hương Giang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

3

1.1

Tổng quan bệnh sa sút trí tuệ

3

1.1.1

Khái niệm

3

1.1.2

Dịch tễ

4


1.1.3

Phân loại

5

1.1.4

Tiêu chuẩn chuẩn đốn

5

1.1.5

Ngun nhân và cơ chế bệnh sinh

6

1.1.6

Thuốc điều trị sa sút trí tuệ

10

1.1.6.1

Nhóm thuốc điều trị tổn thương liên quan đến nhận thức

10


1.1.6.2

Nhóm điều chỉnh hành vi

12

1.1.7

Hạn chế của thuốc điều trị sa sút trí tuệ hiện nay

13

1.1.7.1

Về hiệu quả điều trị

13

1.1.7.2

Về tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn

14

1.1.8

Một số mô hình nghiên cứu hiện nay

15


1.2

Cây rau đắng biển

1.2.1

Đặc điểm thực vật học của rau đắng biển

16

1.2.2

Các nghiên cứu về hóa học

17

1.2.3

Các nghiên cứu về tác dụng dược lý

21

1.2.3.1

Tác dụng dược lý chung

21

1.2.3.2


Tác dụng dược lý chung

22

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

2.1

Nguyên liệu và đối tượng nghiên cứu

24

2.1.1

Nguồn gốc

24

2.1.2

Chuẩn bị mẫu nghiên cứu

24


2.1.2


Đối tượng nghiên cứu

2.1.2.1

Chuột ddY bị suy giảm trí nhớ/nhận thức do mất vùng

25

khứu giác (Olfactory bulbectomy of mice – OBX).

25

2.1.2.2

Tế bào NG 108-15 và protein β – amyloid 25-35

26

2.1.3

Hóa chất, thiết bị

27

2.2

Phương pháp nghiên cứu

28


2.2.1

Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ của cao chiết cồn 95%
rau đắng biển trên chuột suy giảm nhận thức do mất vùng
khứu giác bằng thử nghiệm nhận diện vật thể và thử
nghiệm mê lộ chữ Y.

2.2.1.1

Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ bằng thử nghiệm nhận
dạng đồ vật (Object Recognization Test – ORT)

2.2.1.2

28

Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ khơng gian bằng thử
nghiệm mê lộ chữ Y

2.2.2

28

30

Nghiên cứu tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh trên mơ hình
gây độc tế bào NG 108-15 bằng protein β – amyloid (Aβ
25-35) in vitro.

2.2.2.1


Đánh giá ảnh hưởng cao chiết cồn 95% rau đắng biển đối
với tế bào NG 108 – 15.

2.2.2.2

32

Thăm dò khả năng gây độc của protein Aβ 25-35 trên tế
bào NG 108 – 15

2.2.2.3

32

33

Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của cao chiết
cồn rau đắng biển trên tế bào NG 108 – 15 theo mơ hình
gây độc bằng Aβ 25-35

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1

Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ của cao chiết cồn 95%

34
36
36



rau đắng biển trên chuột suy giảm nhận thức do mất vùng
khứu giác bằng thử nghiệm nhận diện vật thể và thử
nghiệm mê lộ chữ Y.
3.1.1

Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ bằng thử nghiệm nhận
dạng đồ vật (Object Recognization Test – ORT)

3.1.2
3.2

36

Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ không gian bằng thử
nghiệm mê lộ chữ Y
Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh trên mô hình

39

gây độc tế bào NG 108-15 bằng protein beta amyloid in
vitro
3.2.1

Ảnh hưởng của cao chiết cồn từ rau đắng biển lên khả
năng sống sót của tế bào thần kinh NG 108 – 15

3.2.2

42


Thăm dò khả năng gây độc của protein Aβ 25-35 trên tế
bào thần kinh NG 108-15.

3.2.3

42

44

Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của cao chiết
cồn rau đắng biển trên tế bào NG 108 – 15 theo mơ hình
gây độc bằng βA 25-35.

44

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

46

4.1

Mơ hình nghiên cứu

46

4.1.1

Ngun liệu


46

4.1.2

Động vật thí nghiệm

47

4.1.3

Tế bào thần kinh NG 108-15 và protein βA 25-35

49

4.2

Kết quả nghiên cứu

4.2.1

Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ bằng thử nghiệm nhận
dạng đồ vật (Object Recognization Test – ORT)

4.2.2

50

Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ bằng thử nghiệm mê
lộ chữ (Y maze test – YM)


52


4.2.3

Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của rau đắng
biển bằng mơ hình gây độc tế bào NG 108-15 bằng
protein Aβ 25-35

53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

56


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ACh

Acetylcholine

AChE

Enzym Acetylcholinesterase

AD

Bệnh Alzheimer (Alzheimer disease)


APP

Protein tiền chất amyloid (Amyloid precursor protein)

Aβ 25-35

Amyloid β-Protein Fragment 25-35

BuChE

Butyrylcholinesterase

Cs

Cộng sự

ddY

Dulbecco’s Modified Eagle Medium

g dl/kg

gam dược liệu/kg thể trọng chuột

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Correlation

HPLC


Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High performance liquid
chromatography)

HSQC

Heteronuclear Single Quantum Coherence

MAPT

Một gen mã hóa protein Tau (Microtubule-Associated
Protein Tau)

MNT

Magnetic resonance tomography (Chụp cộng hưởng từ
cắt lớp)

NFTs

Neurofibillary Tangles (Đám rối thần kinh)

NFT

Đám rối thần kinh (Neurofibrillary tangle)

NMDA

N-methyl D-aspartate



ORT

Object Recognization Test

OBX

Olfactory Bulbectomy of mice

RĐB:

Rau Đắng Biển

ROESY

Rotating frame Overhause Effect SpectroscopY YM
Y Maze

SOD

Superoxide dismutase

SPECT
Single Photon Emission Computed Tomography: chụp
cắt lớp bằng bức xạ đơn photon
SSRIs

Selective serotonin reuptake inhibitors (Các chất ức chế
tái hấp thu serotonin chọn lọc)

SSTT


Sa sút trí tuệ

βAP

β-amyloid peptid


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa sút trí tuệ là một nhóm bệnh lý mạn tính và tiến triển được định
nghĩa là “sự xuất hiện và phát triển các rối loạn về nhận thức bao gồm suy
giảm trí nhớ và có ít nhất một trong các triệu chứng: mất ngôn ngữ, mất động
tác, mất nhận thức hoặc sự rối loạn trong việc thực hiện các chức năng trong
hoạt động hàng ngày. [2], [20].
Theo một số nghiên cứu thống kê đã được công bố trên thế giới có
khoảng 25 triệu người bị sa sút trí tuệ năm 2000 tăng lên 63 triệu vào năm
2030 và 114 triệu vào năm 2050. Tỷ lệ độ tuổi cụ thể của sa sút trí tuệ là như
nhau trên tồn thế giới. Trong số những người sa sút trí tuệ, 60% sống ở các
nước đang phát triển, con số này tăng lên 71% vào năm 2040. Tỷ lệ tăng số
người bị sa sút trí tuệ ở những nước đang phát triển được dự đoán là cao hơn
trong khu vực phát triển ba đến bốn lần. [24]
Có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích
tìm ra phương pháp hiệu quả để đẩy lùi hiện tượng sa sút trí tuệ. Các thuốc
điều trị sa sút trí tuệ hiện nay chủ yếu là tân dược nhưng cũng chỉ kiểm sốt
được các triệu chứng chứ khơng thể ngăn chặn hoặc đẩy lùi bệnh. Hơn nữa,
giá thành thuốc này tương đối cao, và có những tác dụng phụ khơng mong
muốn, như ỉa chảy, mất ngủ, buồn nôn, viêm phế quản, phân lỏng, chuột
rút…và nhiều tác dụng khác mà chưa biết đến [27]. Do đó, nhu cầu nghiên
cứu phát triển các thuốc mới có nguồn gốc từ dược liệu để hỗ trợ và điều trị sa
sút trí tuệ là rất cần thiết và được thế giới rất quan tâm.

Ở Việt Nam, rau đắng biển hay còn gọi là rau sam trắng, được biết đến
là món ăn khơng chỉ phổ biến ở miền thơn q mà cịn ở những thành phố
lớn, dành cho cả tầng lớp nghèo cũng như giàu trong xã hội. Rau đắng biển
cũng được sử dụng làm thuốc Y học cổ truyền Ấn Độ hàng nhiều thập kỷ qua,
để điều trị rất nhiều những rối loạn, đặc biệt là những rối loạn như lo lắng,

1


giảm sút trí tuệ và trí nhớ kém [1]. Lồi thực vật này đã được bán trên thị
trường châu Âu dưới dạng thực phẩm chức năng để kích thích trí nhớ. Do đó,
rau đắng biển là đối tượng rất triển vọng để nghiên cứu làm thuốc điều trị sa
sút trí tuệ.
Thời gian gần đây nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như các tác
dụng dược lý của rau đắng biển trên thế giới được thực hiện ngày càng nhiều.
Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của Bacopa monnieri (L.) động vật cũng
được thực hiện thành công trên quy mô lớn. Tuy nhiên ở Việt Nam những
nghiên cứu về tác dụng dược lý của Bacopa monnieri (L.)chưa nhiều, để có
thể khẳng định được tác dụng dược lý trong điều trị sa sút trí tuệ và phát triển
thành sản phẩm thuốc cần có nhiều nghiên cứu cụ thể hơn nữa. Với mục đích
đó chúng tơi tham gia thực hiện đề tài:
Nghiên cứu tác dụng cải thiện trí nhớ trên chuột bị mất vùng khứu
giác và tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của cây rau đắng biển (Bacopa
monnieri (Linn) wettst)
Với mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ của cao chiết cồn 95% rau đắng biển
trên chuột suy giảm nhận thức do mất vùng khứu giác bằng thử nghiệm
nhận diện vật thể và thử nghiệm mê lộ chữ Y.
- Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của cây rau đắng biển trên mơ
hình gây độc tế bào NG 108-15 bằng protein beta amyloid in vitro


2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan bệnh sa sút trí tuệ

1.1.1. Khái niệm
Sa sút trí tuệ là hội chứng lâm sàng do bệnh của não. Ở đó nhiều chức
năng thần kinh cao cấp suy giảm gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng và
chất lượng cuộc sống. [2]
Theo tiêu chuẩn chẩn đốn của DSM - IV: Sa sút trí tuệ bao gồm nhiều
chức năng suy giảm nhận thức trong:
-

Trí nhớ.

- Thiếu sót một hay nhiều nhận thức sau:
o Mất ngơn ngữ - Aphasia.
o Mất động tác- Apraxia.
o Mất nhận thức - Agnosia
Sa sút trí tuệ cần được phân biệt với tình trạng giảm trí nhớ sinh lý của
người lớn tuổi (quên lành tính của tuổi già) vốn là hệ quả của sự lão hố trong
đó các q trình thần kinh bị chậm đi. Người có chứng qn lành tính của tuổi
già học các thông tin mới chậm hơn và cũng nhớ lại các thơng tin mới học
được chậm hơn người bình thường, tuy nhiên nếu họ được cho thêm thời gian
để thực hiện những hoạt động này thì họ vẫn đạt được các thành tích trí tuệ ở
mức chuẩn của người bình thường. Các hoạt động thường ngày của họ cũng

khơng bị ảnh hưởng. [2]
Theo thống kê, sa sút trí tụê là rối loạn phổ biến hàng thứ 2 trong các
rối loạn tâm thần ở người cao tuổi, thì Alzheimer là bệnh đứng hàng đầu trong
các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ: 50 - 60% các trường hợp sa sút trí tuệ là do
bệnh Alzheimer; 10 - 15% các trường hợp sa sút trí tuệ là có sự phối hợp giữa
bệnh Alzheimer và bệnh mạch máu não. Bệnh Alzheimer gặp ở 5% người
trên 60 tuổi và tỷ lệ này cứ 5 năm lại tăng lên gấp đôi. Trong các nghiên cứu

3


lâm sàng khác nhau, tỉ lệ bệnh nhân rối loạn trí nhớ và nhận thức chuyển sang
sa sút trí tuệ hàng năm từ 6% đến 25%. [24]
1.1.2. Dịch tễ
Thống kê và ước tính theo phương pháp Delphin của Ferri CP, Prince
M, Brayne C, và cộng sự năm 2005 trên thế giới có khoảng 25 triệu người
năm 2000 tăng lên 63 triệu vào năm 2030 và 114 triệu vào năm 2050. Họ cho
rằng tỷ lệ độ tuổi cụ thể của chứng mất trí là như nhau trên tồn thế giới.
Trong số những người mất trí nhớ, 60% sống ở các nước đang phát triển, con
số này tăng lên 71% vào năm 2040. Tỷ lệ tăng trong số người bị mất trí nhớ
được dự đoán là trong lĩnh vực phát triển cao hơn trong khu vực phát triển ba
đến bốn lần. [24]
Theo báo cáo “gánh nặng bệnh tật toàn cầu” (the global burden of
disease) của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2003 bệnh suy giảm trí nhớ đóng góp
11,2% năm sống ốm yếu với khuyết tật ở những người từ 60 tuổi trở lên, cao
hơn đột quỵ (9,5%), rối loạn cơ xương (8,9%), bệnh tim mạch (5,0%), và tất
cả các dạng ung thư (2,4%). Tỷ trọng khuyết tật do bệnh mất trí nhớ gây ra,
theo ước tính của một đồng thuận quốc tế và chuyên gia đa ngành, là cao hơn
so với hầu hết các bệnh khác, ngoài chấn thương tủy sống và ung thư giai
đoạn cuối. Knapp và cộng sự ước tính rằng ở Anh 224 000/ 461 000 người

cao tuổi bị suy giảm trí nhớ sống trong các cơ sở chăm sóc y tế với chi phí
4.6 tỷ bảng (8,2 tỷ USD) mỗi năm (tương đương 0,6% GDP cả nước). Tại
Mỹ, chi phí hàng năm của chăm sóc khơng chính thức là 18 tỷ đơ la. [24]
Khoảng 40 triệu người trên thế giới bị suy giảm trí nhớ trong đó có đến
hơn 60% là do bệnh Alzheimer thường gặp ở người cao tuổi và số lượng
người mắc Alzheimer ngày càng cao. Việt Nam có hơn 9 triệu người bị sa sút
trí tuệ mà dạng bệnh điển hình là Alzheimer. Bệnh nhân Alzheimer cần được

4


phát hiện và điều trị sớm nhằm góp phần làm chậm tiến triển của bệnh, giảm
bớt đau khổ cho bệnh nhân cũng như gánh nặng cho gia đình và xã hội. [1]
Theo thống kê của viện Lão khoa quốc gia 2005, Việt Nam có hơn 9
triệu người bị sa sút trí tuệ mà dạng bệnh điển hình là Alzheimer.
1.1.3. Phân loại
Sa sút trí tuệ do bệnh lý thối hố:
- Sa sút trí tuệ vỏ não: Bệnh Alzheimer.
- Sa sút trí tuệ hỗn hợp vỏ và dưới vỏ: Sa sút trí tuệ thể Lewy, loạn
dưỡng chất trắng.
- Sa sút trí tuệ dưới vỏ: Bệnh Parkinson, liệt trên nhân tiến triển, thoái
hoá vỏ - hạch nền, bệnh Huntington, bệnh Wilson…
- Sa sút trí tuệ thùy trán - thái dương, gồm cả bệnh Pick. [2], [27]
Sa sút trí tuệ khơng do bệnh lý thối hố:
- Sa sút trí tuệ do hồi máu não đa ổ, sa sút trí tuệ thể mạch máu (bệnh
Binswanger, trạng thái lỗ khuyết), bệnh não sau chấn thương, viêm
mạch.
- Sa sút trí tuệ do ngộ độc, rối loạn chuyển hoá (thiếu B1, bệnh nội
tiết, nghiện rượu, nghiện ma tuý).
- Sa sút do bệnh lý viêm nhiễm, suy giảm miễn dịch do virus (HIV,

bệnh Whipples, giang mai thần kinh, bệnh Prion). [2], [27]
1.1.4. Tiêu chuẩn chuẩn đoán:
Để chẩn đoán sa sút trí tuệ cần căn cứ vào các tiêu chuẩn sau (ICD 10
và DSM - IV):
Rối loạn trí nhớ ngắn hạn (khả năng ghi nhận các thông tin mới) và dài
hạn (các kiến thức đã học trước kia).

5


Có suy giảm các hoạt động nhận thức (ít nhất một trong các lĩnh vực
kèm theo đây):
- Tư duy trừu tượng.
-

Phân tích, đánh giá.

- Nhân cách.
Suy giảm hoạt động nghề nghiệp và quan hệ xã hội.
Khơng có bằng cớ về sự hiện diện của trạng thái sảng và các yếu tố
nguyên nhân gây ra suy giảm trí nhớ.
Việc nghiên cứu cận lâm sàng một cách toàn diện cần được thực hiện
nhằm chẩn đoán xác định và khám phá ra các ngun nhân sa sút trí tuệ có thể
điều trị được. Các tiến bộ của các kỹ thuật chẩn đốn hình ảnh não hiện nay
(như chụp C.T sọ não, MRT, SPECT) đã giúp ích rất nhiều cho chẩn đốn
ngun nhân sa sút trí tuệ. [2], [27]
1.1.5. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Bệnh sa sút trí tuệ có nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng bệnh sa sút trí tuệ có
những ngun nhân riêng.


Bệnh sa sút trí tuệ do bệnh lý thối hóa:
Alzheimer là một trong những hình thức phổ biến nhất của sa sút trí tuệ
do bệnh lý thối hóa (50 – 60% các trường hợp). Tuy nhiên nguyên nhân và
cơ chế bệnh sinh của bệnh Alzheimer chưa được biết chính xác. Tuổi tác và
yếu tố gen di truyền là những nguy cơ quan trọng nhất. Các dấu hiệu tổn
thương phổ biến trong bệnh Azheimer là sự xuất hiện của đám rối thần kinh
và cấu trúc mảng bám ở một số vùng của vỏ não, teo vỏ não và sự thoái hóa
của hệ cholinergic.

6


Giả thuyết beta amyloid:
β - amyloid peptid (βAP) là những sản phẩm tự nhiên của q trình
chuyển hóa bao gồm 36 - 43 axit amin. βA42 ít phổ biến hơn so với các βAP
nhưng lại dễ bị kết tụ và hình thành mảng bám. Sự mất cân bằng giữa sản
xuất, thanh thải các peptid làm cho các βAP dư thừa tích lũy và kết tụ lại gây
độc cho tế bào.
Giả thuyết chỉ ra sự tích tụ β-amyloid peptid (βAP) được coi là độc tố
làm ngăn cản quá trình cân bằng ion calci, ức chế chức năng của một số
enzyme và khả năng sử dụng glucose của tế bào thần kinh đồng thời kích hoạt
sự chết theo chương trình (apoptosis)[10], [20], [23]. Người ta vẫn chưa biết
chính xác sự biến đổi trong việc sản xuất β-amyloid peptid (βAP) đến mức độ
nào thì gây ra bệnh Alzheimer.
Giả thuyết đám rối thần kinh (Neurofibrillary Tangles - NFTs)
Đám rối thần kinh - NFTs thường được tìm thấy trong các tế bào của
vùng hải mã và vỏ não ở người bệnh Alzheimer. NFTs được hình thành từ
protein tau phosphoryl hóa bất thường. Protein tau có vai trò ổn định cấu trúc
vi ống, giúp hệ thống vi ống thực hiện chức năng nâng đỡ tế bào, chức năng
vận chuyển và vận động tế bào chất. Khi sợi tau bị phosphoryl hóa bất thường

tại một vị trí cụ thể, chúng không thể liên kết một cách hiệu quả với các vi
ống làm chức năng của chúng bị gián đoạn dẫn tới gây chết tế bào. Mật độ
của các NFTs tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh mất trí nhớ bởi
chúng là một dấu hiệu về sự chết đi của các tế bào thần kinh. NFTs cũng được
tìm thấy trong bệnh sa sút trí tuệ khác ngoài bệnh Alzheimer [10], [20], [23].
Giả thuyết cholinergic và những bất thường về các chất dẫn truyền
thần kinh khác
Rối loạn chức năng và thối hóa tế bào lan tỏa dẫn đến một loạt các
khiếm khuyết dẫn truyền thần kinh, trong đó các bất thường trên hệ

7


cholinergic là nổi bật nhất. Sự mất hoạt động của hệ cholinergic tương quan
thuận với mức độ nghiêm trọng của bệnh Alzheimer. Vào giai đoạn muộn của
bệnh Alzheimer, số lượng các tế bào thần kinh cholinergic và số lượng các
thụ thể nicotinic trong vùng hải mã và vỏ não giảm xuống. Thụ thể nicotinic
trước sinap có vai trị kiểm sốt việc giải phóng của acetylcholin, cũng như
các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng khác cho bộ nhớ và tâm trạng, bao
gồm: glutamat, serotonin và norepinephrin. Giả thuyết cholinergic lý giải việc
mất tế bào cholinergic là nguyên nhân suy giảm nhận thức trong bệnh
Alzheimer, do đó, việc tăng chức năng hệ cholinergic có thể cải thiện triệu
chứng mất trí nhớ. [10], [20], [23].
Giả thuyết apolipoprotein E
Những nghiên cứu đã tìm thấy nhiều mối liên hệ giữa cholesterol và sự
xuất hiện của bệnh Alzheimer. Apolipoprotein E là một lipoprotein có nhiệm
vụ vận chuyển cholesterol trong não. ApoE4 có liên quan đến tăng lắng đọng
của βAP và được cho là đóng vai trị như một chất điều hịa thúc đẩy trong
q trình bệnh sa sút trí tuệ mạch máu. Cholesterol được vận chuyển bằng
LDL vào tế bào thần kinh và liên kết với NFTs. Mức cholesterol cao trong tế

bào thần kinh não có thể làm thay đổi chức năng màng tế bào, dẫn đến hình
thành các βAP và các mảng bám. [10], [20], [23].
Các chất gây viêm trung gian
Giả thuyết cho rằng, khi βAP kết tụ, các thực bào tiểu thần kinh đệm
(microglia) được kích hoạt và tăng cường phản ứng của các tế bào hình sao
với các mảng bám. Các thực bào tiểu thần kinh đệm làm giảm βAP bằng cơ
chế thực bào. Các tế bào hình sao đưa βAP vào tế bào chất gián tiếp qua
receptor và vận chuyển βAP vào tuần hồn chung, do đó cũng làm giảm βAP.
Tuy nhiên, việc kích hoạt mạn tính các tiểu thần kinh đệm dẫn tới giải phóng
các cytokin như interleukin-1(IL-1), interleukin-6 (IL-6) và yếu tố hoại tử u

8


(TNF-α), nictric oxid … làm tổn thương các tế bào thần kinh và thúc đẩy quá
trình viêm liên tục. Trên thực tế, nhiều cytokin và chemokin tăng lên trong
não bệnh nhân Alzheimer, và một số kiểu đa hình gen tiền viêm được báo cáo
là có liên quan với bệnh Alzheimer [10], [20], [23].
Bệnh sa sút trí tuệ khơng do bệnh lý thối hóa
Ngày càng có nhiều bằng chứng về một mối quan hệ nhân - quả giữa
các bệnh tim mạch và những yếu tố nguy cơ tim mạch với tỷ lệ mắc bệnh sa
sút trí tuệ. Các yếu tố nguy cơ tim mạch cũng là những yếu tố nguy cơ sa sút
trí tuệ bao gồm: tăng huyết áp, tăng lipoprotein cholesterol tỉ trọng thấp
(LDL-cholesterol), giảm lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao (HDLcholesterol) và bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ thơng qua các yếu
tố liên quan đến "hội chứng chuyển hóa" (rối loạn lipid máu và tăng huyết áp)
và thông qua bất thường insulin. Rối loạn trong con đường tín hiệu insulin
(insulin - signaling pathways), cả ở ngoại vi và ở não, có liên quan đến bệnh
sa sút trí tuệ. Insulin cũng có vai trị trong việc điều chỉnh sự chuyển hóa của
βAP và protein tau.

Các bệnh mạch máu não làm giảm cung cấp các chất dinh dưỡng cho tế
bào thần kinh và giảm độ thanh thải của βAP từ não bộ, làm tăng tốc độ lắng
đọng amyloid và làm tăng độc tính của amyloid cho tế bào thần kinh do đó
làm nặng thêm khả năng nhận thức của bệnh sa sút trí tuệ.
Những giả thuyết khác được đề xuất để giải thích bệnh sa sút trí tuệ bao
gồm sự oxy hóa, rối loạn chức năng ty thể, và những ảnh hưởng của estrogen
ở phụ nữ sau mãn kinh. Rối loạn chức năng của ty thể có thể làm gián đoạn
q trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào thần kinh, giải phóng các gốc tự
do và gây mất cân bằng oxi hóa. Estrogen được cho là có vai trị thúc đẩy tăng
trưởng tế bào thần kinh và ngăn chặn q trình oxi hố như một tác nhân

9


chống oxi hóa, do đó sẽ có lợi cho các tế bào tiếp xúc với βAP. Estrogen có
thể đóng vai trị trong việc duy trì dẫn truyền thần kinh qua cholinergic, tăng
số lượng thụ thể NMDA ở các vùng não liên quan đến việc ghi lại những ký
ức mới và ngăn ngừa tổn thương tế bào. Thực tế, estrogen làm tăng lưu lượng
máu não, tăng sử dụng glucose, làm giảm nồng độ ApoE trong huyết tương,
và làm giảm căng thẳng do liên quan đến q trình giải phóng glucocorticoid.
Cho tới nay, chưa có cơ chế bệnh sinh nào được chứng minh là cơ chế
chính. Nhưng tất cả các giả thuyết đều dẫn đến một hậu quả: sự thối hóa của
tế bào thần kinh trong vùng não cao hơn; hình thành NFTs và mảng bám; sự
suy giảm hoạt động nghiêm trọng hệ cholinergic và sự mất nhận thức tiến
triển từ từ cho tới khi bệnh nhân tử vong. [10], [20], [23].
1.1.6.

Thuốc điều trị sa sút trí tuệ.

1.1.6.1. Nhóm thuốc điều trị tổn thƣơng liên quan đến nhận thức

Thuốc kháng enzym cholinesterase
Nhóm này được sử dụng vì có tình trạng suy giảm thụ thể acetylcholin
và nicotin trong hệ thần kinh trung ương ở các bệnh nhân sa sút trí tuệ do
bệnh Alzheimer và những khiếm khuyết này gây suy giảm trí nhớ, nhận thức.
Cho tới nay thuốc kháng enzym cholinesterase được xem là nhóm
thuốc chính trong điều trị bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác,
nhóm thuốc này đã được chứng minh là có hiệu quả hơn placebo trong việc
điều trị các triệu chứng của bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác khi
được sử dụng ở giai đoạn bệnh nhẹ hay nặng trung bình (10 - 24 điểm
MMSE), tuy nhiên các thuốc này không làm ngăn chặn được diễn tiến tự
nhiên của bệnh.
Các thuốc kháng enzym cholinesterase được khuyến cáo sử dụng trong
hướng dẫn điều trị của National Institute of Clinical Exellence 2006 (NICE)

10


và của Hội Thần Kinh Hoa kỳ nhưng không được khuyến cáo sử dụng trong
điều trị các bệnh lý sa sút trí tuệ khác.
Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: tacrin, donepezil, rivastigmin,
galantamin. [2], [10], [23].
Tacrin
- Tên quốc tế IUPAC: 1,2,3,4-tetrahydroacridin-9-amine
- Mã ATC: N06DA01
- Cơng thức phân thử: C13H14N2

Hình 1.1: Cơng thức phân tử của tacrin
-

Tính chất: Tacrin là bột trắng, dễ tan trong nước, trong dung dịch


acid hydrocloric 0.1N, dung dịch đệm acetat pH 4, dung dịch đệm phosphat
(pH 7.0 đến pH 7.4), dung dịch methanol, ethanol, dimethylsufoxid và
propylen glycol, hơi tan trong acid linoleic và polyethylen glycol 400.
- Tác dụng: Tacrin là thuốc đầu tiên thuộc nhóm ức chế
acetylcholinesterase được cục quản lý dược Mỹ phê duyệt điều trị bệnh
Alzheimer năm 1993. Tuy nhiên, do độc tính trên gan, cùng với sự xuất hiện
của nhiều thuốc cùng nhóm có ít độc tính hơn, tacrin khơng cịn được sử dụng
hoặc với một số hướng dẫn chỉ dùng như lựa chọn thứ 2 trong điều trị bênh
Alzheimer [20].
Nhóm thuốc háng thụ thể N-methyl D aspartate (NMDA)
Nhóm này có memantin là thuốc đối kháng thụ thể N-methyl D aspartat
(NMDA) của hệ thống glutamat do có hiện tượng tăng hoạt hóa thụ thể
NMDA làm tổn thương các neuron thần kinh trong các bệnh lý thối hóa thần

11


kinh. Memantin được sử dụng cho những bệnh nhân suy giảm nhận thức thể
mạch não và các bệnh nhân Alzheimer từ vừa tới nặng. [10], [20], [23].
Các thuốc chống oxy hóa và các nhóm khác
Vitamin E: Giảm tổn thương do tế bào bị oxy hóa bởi các gốc tự do.
Ginkgo Biloba: Thuốc có tác dụng tăng tuần hồn, cải thiện triệu chứng
sa sút trí tuệ. Tuy nhiên tác dụng này khơng tốt bằng nhóm kháng enzym
cholinesterase
Estrogen: Ảnh hưởng đến q trình bảo vệ và dinh dưỡng thần kinh,
Kháng viêm NSAID: có một số nghiên cứu cho thấy nhóm này có tác
dụng giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. [20], [23].
1.1.6.2. Nhóm điều chỉnh hành vi (Tăng cƣờng hoạt tính serotonin)
Nhóm này có tác dụng tăng cường tái hấp thu serotonin chọn lọc SSRIs

có tác dụng giúp bệnh nhân điều chỉnh hành vi, chống trầm cảm, tránh kích
thích hoặc lú lẫn.
Nhóm này gồm có fluoxetin, citalopram, escitalopram, paroxetin. [10],
[20], [23].
Các thuốc chống oxy hóa và các nhóm khác
Vitamin E: Giảm tổn thương do tế bào bị oxy hóa bởi các gốc tự do.
Ginkgo Biloba: Thuốc có tác dụng tăng tuần hồn, cải thiện triệu chứng
sa sút trí tuệ. Tuy nhiên tác dụng này khơng tốt bằng nhóm kháng enzym
cholinesterase
Estrogen: Ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ và dinh dưỡng thần kinh,
Kháng viêm NSAID: có một số nghiên cứu cho thấy nhóm này có tác
dụng giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. [2], [10], [20], [23].

12


1.1.7.

Hạn chế của thuốc điều trị sa sút trí tuệ hiện nay

1.1.7.1. Về hiệu quả điều trị
Bệnh sa sút trí tuệ là hậu quả của những thối hóa khơng hồi phục thần
kinh não bộ. Các phương pháp điều trị hiện tại khơng có hiệu quả kéo dài tuổi
thọ, chữa khỏi, hoặc tạm dừng hoặc đảo ngược quá trình sinh lý bệnh [49].
Hai nhóm thuốc chính đang sử dụng là thuốc ức chế cholinesterase và thuốc
tác dụng trên hệ glutamat dựa trên hai giả thuyết cơ chế bệnh sinh của bệnh
Alzheimer (chiếm 60 - 70% nguyên nhân gây sa sút trí tuệ). Tuy nhiên, cơ chế
bệnh sinh chính đến nay cịn chưa được xác định rõ ràng và hai giả thuyết này
chỉ là một phần trong rất nhiều con đường dẫn đến việc tế bào thần kinh bị
phá hủy. Nhóm thuốc ức chế cholinesterase chỉ định cho trường hợp bệnh nhẹ

đến trung bình, có hiệu quả ổn định nhận thức tạm thời, hoặc làm giảm rất
nhỏ sự suy giảm nhận thức, 20-30% bệnh nhân đã điều trị giảm được 7 điểm
trong thang điểm đáng giá nhận thức ADAS-Cog (tương đương giảm được 1
năm suy giảm nhận thức), hay giảm chỉ giảm 5-15% so với giả dược khi theo
dõi từ 6 đến 12 tháng. [23], [27]. Memantin được dùng cho bệnh nhân ở giai
đoạn trung bình đến nặng, ở những người khơng dùng được thuốc ức chế
cholinesterase. [38]. Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả của
memantin khi đánh giá bằng thang ADAS-cog so với giả dược ở thời điểm 12
- 24 tuần điều trị, nhưng không cho thấy lợi ích từ 24 – 48 tuần. [37].
Những nhóm thuốc điều trị triệu chứng không thuộc nhận thức: các
thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, chống co giật được sử dụng khi
những triệu chứng về tâm - thần kinh ở mức độ nghiêm trọng, gây khó khăn
cho chức năng hoạt động của bệnh nhân và các hoạt động chăm sóc cần thiết
của người chăm sóc, hoặc có thể gây nguy hiểm cho bản thân bệnh nhân hoặc
người khác. Việc điều trị phải dựa trên sự cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ.
[38], [55]. Ngồi ra, thuốc hướng thần cịn có tác dụng kháng cholinergic, vì

13


vậy chúng có thể làm bệnh trầm trọng hơn hoặc tác động đến việc sử dụng
thuốc ức chế cholinesterase [22].
1.1.7.2. Về tƣơng tác thuốc, tác dụng khơng mong muốn
Nhóm ức chế cholinesterase
Tác dụng khơng mong muốn của nhóm ức chế cholinesterase thường
do các tác dụng kích thích cholinergic quá mức và phụ thuộc vào liều như:
buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, nhức đầu, tiết nước bọt, đổ
mồ hôi, nhịp chậm, chuột rút, ngất, mệt mỏi, mất ngủ, kích động… Trong đó
nơn, buồn nơn, tiêu chảy được báo cáo nhiều nhất. Tacrin gây nhiễm độc gan
sau khoảng 3 tháng ở 30 - 40% số bệnh nhân biểu hiện bởi tăng men gan và

trở lại bình thường sau khi ngừng thuốc. [27], [22].
Tương tác thuốc của các thuốc trong nhóm ức chế cholinesterase có
thể gặp như: donepezil và glantamin chuyển hóa qua hệ cytocrom P450,
emzym CYP3A4, nên chúng có nguy cơ gây tương tác với các thuốc ức chế
hoặc gây cảm ứng trên hệ enzym này: carbamazepin, dexamethason,
phenobarbital, phenytoinand, rifampicin, erythromycin… Ngồi ra, các thuốc
trong nhóm cịn có thể gây tương tác thuốc với các nhóm: thuốc chống loạn
thần, các azol chống nấm, nhóm ức chế thụ thể H2, chẹn kênh calci, các thuốc
tác dụng lên acetylcholin khác… [28]
Nhóm ức chế glutamat
Tác dụng khơng mong muốn: táo bón, lú lẫn, chóng mặt, đau đầu, ảo
giác, ho và cao huyết áp. [22].
Thuốc có thể gây tương tác với các nhóm thuốc: chống điều trị tiểu
đường, co-trimoxazol, các chất gây kiềm hóa nước tiểu… [51].

14


1.1.8. Một số mơ hình nghiên cứu
Dựa trên cơ chế bệnh sinh, các mơ hình hiện đại nghiên cứu về thuốc
điều trị sa sút trí tuệ lần lượt ra đời.
Mơ hình sàng lọc đầu tiên phải kể đến là nghiên cứu các chất có tác
dụng ức chế hoạt tính enzym acetylcholinesterase. Đây là mơ hình đơn giản,
dễ làm và ít tốn kém. [22].
Hệ thống tế bào, như các dòng tế bào thần kinh (NG 108-15) hoặc tế
bào thần kinh vỏ não được nuôi cấy nguyên phát cũng được sử dụng để đánh
giá thuốc điều trị Alzheimer, bằng cách gây độc các tế bào này bằng protein
beta - amyloid hoặc glutamat [31], [32], [65]. Thuốc điều trị Alzheimer sẽ có
khả năng phục hồi tổn thương hoặc làm tăng khả năng sống sót của tế bào
thần kinh.

Trên mơ hình động vật, người ta sử dụng một số loại chuột chuyển gen
mang bệnh Alzheimer như chuột Tg2576, PSAPP (hiện nay đang được sử
dụng trên thế giới). Tuy nhiên, chi phí để mua chuột chuyển gen là tương đối
cao. [31]
Một số mơ hình gây mất trí nhớ cho chuột bằng hóa chất như tiêm
scopolamin bằng đường phúc mạc, hoặc truyền colchicin vào não chuột cống
cũng được sử dụng. [50].
Bên cạnh đó, các mơ hình phẫu thuật gây mất trí nhớ cho chuột cũng
được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu. Mơ hình gây mất trí nhớ
do thiếu máu não cục bộ (ischemia induced learning and memory deficit)
bằng cách thắt 2 động mạch cảnh đồng thời gây hạ huyết áp bằng cách rút
máu đuôi chuột đã được giáo sư Kinzo Matsumoto sử dụng để nghiên cứu
thuốc điều trị Alzheimer từ năm 2000 [65]. Đây là cũng là mơ hình đã triển
khai thành cơng tại Viện Dược liệu.
Một mơ hình mới cũng được sử dụng hiện nay là mơ hình gây suy giảm
học và nhớ trên chuột mất vùng khứu giác (learning and memory deficit in
olfactory bulbectomized mice) của giáo sư Kinzo Matsumoto áp dụng từ năm
2011. [65]

15


1.2.

Cây rau đắng biển
Ở Việt Nam, rau đắng biển hay cịn gọi là rau sam trắng, được biết đến

là món ăn không chỉ phổ biến ở miền thôn quê mà còn ở những thành phố
lớn, dành cho cả tầng lớp nghèo cũng như giàu trong xã hội. Loài thực vật này
được người Hindu (Ấn Độ) gọi là Brahmi, vốn là một từ có nguồn gốc

“Brahma” có nghĩa là đấng sáng tạo, là một trong tam vị nhất thể bên cạnh hai
ngơi cịn lại là Vishnu (Đấng Bảo Tồn) và Shiva (Đấng Hủy Diệt). Rau đắng
biển được sử dụng làm thuốc y học cổ truyền Ấn Độ hàng nhiều thập kỷ qua,
để điều trị rất nhiều những rối loạn, đặc biệt là những rối loạn như lo lắng,
giảm sút trí tuệ và trí nhớ kém. Lồi thực vật này đã được bán trên thị trường
châu Âu dưới dạng thực phẩm chức năng để kích thích trí nhớ. Do đó, rau
đắng biển là đối tượng đáng chú ý để nghiên cứu làm thuốc điều trị bệnh
Alzheimer.[1].
1.2.1. Đặc điểm thực vật học của rau đắng biển
Rau đắng biển (sam trắng) có tên khoa học là Bacopa monnieri (Linn),
thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariacaceae). Các tên đồng danh là Bacopa
monniera (L.) Pennell yes, Bacopa monniera (L.) Wettst, Lysimachia
monnieri (L.) Cent., Graticola monnieri (L.), Monniera cunefolia Michaux,
Herpestis monniera (L.) Kunth.[1], [8].

Hình 1.1: Cây rau đắng biển Bacopa monnieri (Linn)
(Nguồn: />
16


Rau đắng biển là dạng cây thảo sống quanh năm, có thân nhẵn, mọc bị
rễ dài 10 - 40cm. Các cành mọc đứng mềm, không lông, rất đắng. Lá mọc đối,
khơng cuống, thn hình muỗng, dài cỡ 1cm, gân chính hơi khó thấy. Hoa
màu tím xanh hoặc trắng nhạt, mọc riêng lẻ ở nách lá. Quả nang hình trứng có
mũi, nhẵn, có đài tồn tại. Hạt nhiều, rất nhỏ.
Phân bố: Loài thực vật này sống rộng rãi ở Ấn Độ, Pakistan,
Afghanistan, Nepal, Sri Lanka, vùng cận nhiệt đới ở Mỹ, vùng nhiệt đới ở
châu Á, trong đó có Việt Nam, châu Phi và châu Úc. Tại Việt Nam, cây được
gặp hầu như trên toàn quốc, tại các vùng đồng bằng và trung du miền Bắc và
miền Nam.

Rau đắng biển được trồng phục vụ cho thương mại với mục đích làm
làm thuốc và đạt sản lượng là 40.000 – 50.000 kg/hecta. [1],[8]..
1.2.2. Các nghiên cứu về hóa học
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về thành phần hóa học của rau đắng
biển. Trong cây có chứa:
- Alkaloid: hydrocotylin, brahmin và herestin [18]
- Glycosid: asiaticosid và thanakunicid [18]
- Flavonoid: apigenin và luteonin [53]
- Phenylethnoid glycoside: monnieraside I–III và plantainoside B.
- Cucurbitacin: bacobitacin A–D, cucurbitacin E
Trong đó thành phần quan trọng nhất phải kể đến đó là các hợp chất
thuộc nhóm saponin có chứa trong rau đắng biển
Hai saponin là chất rắn kết tinh lần đầu tiên vào năm 1965 bởi Chatterji
được đặt tên là bacosid-A (điểm chảy 250oC) và bacosid-B (điểm chảy
203oC). [31]

17


×