Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng cải thiện trí nhớ của cao chiết cồn rễ đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trên chuột thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 70 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

PHẠM QUỲNH HIÊN
MSV: 1101172

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THÀNH
PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG CẢI
THIỆN TRÍ NHỚ CỦA CAO CHIẾT
CỒN RỄ ĐINH LĂNG (POLYSCIAS
FRUTICOSA (L.) HARMS) TRÊN
CHUỘT THỰC NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM QUỲNH HIÊN
MSV: 1101172

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THÀNH
PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG
CẢI THIỆN TRÍ NHỚ CỦA CAO
CHIẾT CỒN RỄ ĐINH LĂNG
(POLYSCIAS FRUTICOSA (L.)
HARMS) TRÊN CHUỘT THỰC
NGHIỆM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng
2. PGS. TS. Vũ Văn Điền
Nơi thực hiện:
1. Phòng hóa thực vật 2
Viện Dược liệu
2. Phòng dược lý - sinh hóa
Viện Dược liệu

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi em bắt đầu học tập tại giảng đường đại học
cho đến khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng - Trưởng khoa Dược lý - Sinh hóa Viện
Dược liệu trung ương.
PGS. TS. Vũ Văn Điền - Phó trưởng Bộ môn Dược học Cổ truyền - Đại
học Dược Hà Nội.
- Những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, động viên và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ phòng Dược lý - Sinh hóa Viện Dược liệu trung ương đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên em
lúc khó khăn, cho em thêm động lực để hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn toàn thể thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã
tận tình giảng dạy cho em cũng như các bạn trong những năm học qua, cho em
nhiều kiến thức quý báu.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ,

là chỗ dựa vững chắc cho em trong những năm vừa qua.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Phạm Quỳnh Hiên


MỤC LỤC :
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1. Tổng quan về cây Đinh Lăng ................................................................. 3
1.1. Tổng quan về chi Polyscias .............................................................. 3
1.1.1. Vị trí phân loại [31] ..................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Polyscias ........................ 3
1.2. Tổng quan về loài Polyscias fruticosa ............................................. 3
1.2.1. Nguồn gốc, phân bố và đặc điểm thực vật .................................. 4
1.2.2. Bộ phận sử dụng và thu hái ......................................................... 5
1.2.3. Tính vị và công dụng [23] ........................................................... 6
1.2.4. Chế phẩm có Đinh lăng ............................................................... 6
1.2.5. Tác dụng dược lý và độc tính cấp của Đinh lăng ....................... 6
1.2.6. Thành phần hóa học .................................................................... 9
1.2.7. Một số bài thuốc y học cổ truyền từ rễ Đinh lăng .................... 15
2. Tổng quan về chứng sa sút trí tuệ ....................................................... 16
2.1. Các khái niệm ................................................................................. 16
2.2. Phân loại .......................................................................................... 17
2.3. Bệnh Alzheimer (AD) ..................................................................... 17
2.4. Cơ chế bệnh sinh ............................................................................ 18
2.5. Thuốc điều trị ................................................................................. 18
2.5.1. Thuốc ức chế enzym acetylcholinesterase ................................ 18
2.5.2. Thuốc ức chế receptor NMDA (N-methyl-D-aspartat):
Memantin ............................................................................................ 21

2.5.3. Vitamin E, selegilin và các thuốc khác ..................................... 21
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 22


1. Đối tượng, nguyên liệu nghiên cứu ..................................................... 23
1.1. Nguyên liệu ..................................................................................... 23
1.2. Hóa chất, thuốc thử ....................................................................... 23
2. Trang thiết bị ......................................................................................... 23
2.1. Nghiên cứu thành phần hóa học ................................................... 23
2.2. Đánh giá tác dụng dược lý ............................................................. 24
3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 25
3.1. Điều chế và định tính cao đặc ....................................................... 25
3.1.1. Xác định độ ẩm dược liệu ......................................................... 25
3.1.2. Quy trình điều chế cao đặc rễ Đinh lăng................................... 25
3.1.3. Định tính thành phần hóa học trong cao đặc ............................ 28
3.1.3.1. Cảm quan, tính chất ........................................................... 28
3.1.3.2. Xác định chỉ tiêu mất khối lượng do làm khô của cao ...... 28
3.1.3.3. Định tính các nhóm chất [1], [2] ........................................ 28
3.2. Đánh giá tác dụng dược lý trên chuột thực nghiệm ................... 33
3.2.1. Gây suy giảm trí nhớ bằng Trimethyltin (TMT) ...................... 35
3.2.2. Dùng chế phẩm nghiên cứu và thuốc chứng ............................. 36
3.2.3. Thử nghiệm nhận diện đồ vật (ORT) [72] ................................ 37
3.2.4. Thử nghiệm mê cung chữ Y (Y maze) [67] .............................. 38
3.2.5. Xử lý thống kê ........................................................................... 40
PHẦN III: KẾT QUẢ ................................................................................... 41
1. Điều chế và định tính cao đặc .............................................................. 41
1.1. Xác định độ ẩm dược liệu .............................................................. 41
1.2. Chiết, cô đặc tạo cao rễ Đinh lăng ................................................ 41
1.3. Định tính thành phần hóa học trong cao đặc .............................. 41

2. Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ bằng thử nghiệm nhận dạng đồ
vật................................................................................................................ 43


3. Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ bằng thử nghiệm Y maze ......... 46
PHẦN IV: BÀN LUẬN ................................................................................. 49
1. Nghiên cứu điều chế và định tính cao đặc .......................................... 49
2. Phương pháp đánh giá tác dụng dược lý ............................................ 49
3. Tác dụng cải thiện trí nhớ của cao chiết cồn rễ Đinh lăng ............... 51
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Danh mục các từ viết tắt

AChE

Enzym Acetylcholinesterase

AD

Bệnh Alzheimer

APP

Amyloid precursor protein (protein tiền chất
amyloid)




β-amyloid

BuChE

Enzym Butyrylcholinesterase

DCM

Diclomethan

LD50

Lethal Dose - liều gây chết 50 % đối tượng thí
nghiệm

MDA

Malonyl dialdehyd

ORT

Object Recognition Test - Thử nghiệm nhận diện
đồ vật

SKLM

Sắc kí lớp mỏng

TMT


Trimethyltin

Y maze

Mê cung hình chữ Y


Danh mục bảng

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1 Tóm tắt các saponin triterpenoid trong cây Đinh 11
lăng
Bảng 1.2 Một số acid amin có trong cây Đinh lăng

12

Bảng 1.3 Một số vitamin có trong cây Đinh lăng

13

Bảng 1.4 Một số polyacetylen có trong cây Đinh lăng

14

Bảng 1.5 Một số tinh dầu có trong cây Đinh lăng


15

Bảng 2.1 Chế độ dùng thuốc với 4 lô chuột thí nghiệm

35

Bảng 3.1 Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ trong 42
cao
Bảng 3.2 Tác dụng cải thiện trí nhớ qua thử nghiệm ORT

44

Bảng 3.3 Tác dụng cải thiện trí nhớ qua thử nghiệm Y maze

47


Danh mục hình, sơ đồ

STT

Tên

Trang

Hình 1.1

Hình thái thực vật và tiêu bản cây Đinh lăng


4

Hình 1.2

Dược liệu rễ Đinh lăng

5

Hình 1.3

Công thức saponin triterpenoid

10

Hình 2.1

Máy cất quay

24

Hình 2.2

Bếp cách thủy

24

Hình 2.3

Hệ thống nhận diện đồ vật


24

Hình 2.4

Hệ thống mê cung chữ Y

25

Hình 2.5

Sơ đồ chiết tạo cao rễ Đinh lăng

27

Hình 2.6

Sơ đồ thiết kế thí nghiệm gây độc bằng TMT 34

Hình 2.7

Trimethyltin

35

Hình 2.8

1,2,3,4- tetrahydroacridin-9-amin

36


Hình 2.9

Sơ đồ thử nghiệm ORT

38

Hình 2.10

Sơ đồ thử nghiệm Y maze

39

Hình 3.1

Hình ảnh sắc ký đồ cao và dược liệu

43

Hình 3.2

Tác dụng cải thiện trí nhớ qua thử nghiệm 45
ORT

Hình 3.3

Tác dụng cải thiện trí nhớ qua thử nghiệm Y 47
maze


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đinh lăng là dược liệu được dùng phổ biến hiện nay, dễ trồng, ít sâu hại,
trồng được ở nhiều nơi khác nhau, và đã được đưa vào Dược điển Việt Nam
với công năng bổ khí, chủ trị suy nhược cơ thể, thần kinh, lợi sữa, giải độc, kém
phát dục [3].
Từ lâu đời Đinh lăng đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền
khác nhau. Đã có nhiều sản phẩm thương mại chứa Đinh lăng như các loại hoạt
huyết dưỡng não của HD pharma, hoạt huyết kiện não của DNA Pharma,
Cebraton của Traphaco... với tác dụng hoạt huyết, cải thiện trí nhớ.
Sa sút trí tuệ rất phổ biến với người cao tuổi, gây sa sút trí nhớ, kèm theo
những rối loạn về hành vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động
hàng ngày và chất lượng sống của bệnh nhân. Chứng sa sút trí tuệ còn tăng
gánh nặng cho gia đình bệnh nhân, cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và cho nền
kinh tế quốc gia [66]. Theo hiệp hội Alzheimer quốc tế, Alzheimer và chứng sa
sút trí tuệ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 6 ở Bắc Mỹ. Trong năm 2012,
nước Mỹ cần tới 15,4 triệu người chăm sóc dành cho các bệnh nhân, trị giá hơn
200 tỷ USD [40]. Nhưng các phương pháp và thuốc điều trị hiện nay còn chưa
hiệu quả, gây nhiều tác dụng không mong muốn và độc tính trên bệnh nhân.
Do vậy, rất cần nghiên cứu hướng điều trị từ dược liệu.
Việc sử dụng Đinh lăng theo hướng tác dụng cải thiện trí nhớ chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm. Đã có nhiều nghiên cứu trên tác dụng sinh học của Đinh lăng:
tăng cân, tăng hồi phục, tăng cường thể trọng trên chuột... [24]. Nhưng chưa có
nhiều nghiên cứu đến tác dụng tăng cường trí nhớ và khả năng học tập. Mặt
khác, Đinh lăng trồng ở các vùng khác nhau có thể khác nhau về thành phần
hóa học và tác dụng, vì vậy chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu cây này thu hái tại
Tiền Hải, Thái Bình theo hướng đánh giá về khả năng cải thiện trí nhớ.
Với các mục tiêu sau:



2

- Điều chế cao đặc từ rễ Đinh lăng bằng ethanol 70% và định tính các thành
phần trong cao.
- Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ của cao chiết cồn rễ Đinh lăng trên chuột
bị gây suy giảm trí nhớ bởi trimethyltin (TMT).


3

PHẦN I: TỔNG QUAN
1. Tổng quan về cây Đinh Lăng
1.1. Tổng quan về chi Polyscias
1.1.1. Vị trí phân loại [31]
Theo các nghiên cứu về phân loại thực vật, chi Polyscias có phân loại như sau:
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa Hồng (Rosidae)
Bộ Sơn Thù Du (Cornales)
Họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae)
Chi Polyscias
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Polyscias
Cây gỗ nhỏ hay nhỡ, có dáng mảnh và có tán đẹp, thường xanh, không
gai. Lá kép chân vịt hay lá đơn có thùy chân vịt hoặc lá kép lông chim với các
lá chét có hình dạng thay đổi; lá kèm không có hay hợp lại ở gốc thành một
phần phụ nhỏ. Cụm hoa tán tạo thành chùm hay chùy; cuống hoa có khớp rụng
hay hơi có khớp; đài nguyên hay có 5 răng; cánh hoa 5, tiền khai van. Bộ nhị
5; bao phấn hình trứng hay thuôn. Bầu dưới 2 ô, ít khi 3-4 ô; vòi nhụy 2-4 rời
hay hợp ở gốc. Quả dẹt, ít khi gần hình cầu. Hạt dẹt [4].
Phân bố của chi Polyscias chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,

nhiều nhất ở vùng đảo Thái Bình Dương, trên thế giới hiện có trên 100 loài .
Tại Việt Nam, hiện nay có trên 10 loài Đinh lăng, đa số các cây Đinh lăng hiện
nay được sử dụng làm cây cảnh, chỉ có vài loài được sử dụng làm thuốc, loài
được sử dụng làm thuốc nhiều nhất là Polyscias fruticosa (L.) Harms., loài có
đặc tính như nhân sâm [10].
1.2. Tổng quan về loài Polyscias fruticosa


4

1.2.1. Nguồn gốc, phân bố và đặc điểm thực vật
- Mô tả: Cây Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms., họ Nhân sâm
(Araliaceae) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8-1,5
m. Lá kép 3 lần, xẻ lông chim dài 20-40 cm, không có lá kèm rõ. Lá chét chia
thùy nhọn không đều, màu xanh, bóng mặt dưới nhiều hơn, gốc lá và phiến lá
thuôn nhọn dài 3-5 cm, rộng 0,5-1,5 cm; gân lá hình lông chim, gân chính nổi
rõ, 3-4 cặp gân phụ. Lá chét có cuống gầy dài 3-10 mm, lá có mùi thơm. Cụm
hoa hình chùy ngắn 7-18 mm gồm nhiều tán, tán tụ thành chùm ở ngọn cành
mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 và chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có rìa trắng
nhạt. Quả bẹt dài 3-4 mm, dày 1 mm có vòi tồn tại [4].

Hình 1.1. Hình thái thực vật và tiêu bản cây Đinh lăng [73]
- Sinh thái: Cây có khả năng tái sinh dinh dưỡng cao, trồng chủ yếu bằng
cách giâm cành, chọn những cành già, chặt thành đoạn ngắn 15-20 cm, cắm


5

nghiêng xuống đất. Trồng vào tháng 2-4 hoặc tháng 8-10. Đinh lăng ưa đất cao
ráo, hơi ẩm nhiều [6].

- Phân bố: Cây có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương, được trồng chủ
yếu để làm cảnh ở các đình chùa, các vườn gia đình. Từ năm 1961, do biết tác
dụng bổ dưỡng của rễ Đinh lăng, người ta trồng nhiều ở các bệnh viện, trạm
xá, vườn thuốc [6].
1.2.2. Bộ phận sử dụng và thu hái
Rễ Đinh lăng [3], thu hoạch rễ của những cây đã trồng 3 năm trở lên (cây
trồng càng lâu năm càng tốt).

Hình 1.2. Dược liệu rễ Đinh lăng
Rễ Đinh lăng (củ), được rửa sạch, thái lát mỏng ngang, phơi sấy khô. Lát
cắt có độ dày 0,5 cm; màu trắng ngà, trên mặt vết cắt nhìn rõ gỗ xếp thành tia
từ giữa tỏa ra. Lớp vỏ rễ dày, mặt ngoài vỏ rễ màu trắng đục, có nhiều nếp nhăn
dọc, nhiều lỗ bì nằm ngang, nhiều vết tích của rễ con còn sót lại. Dễ bẻ gãy,
mặt bẻ lởm chởm, nhấm có bột, mùi thơm, vị ngọt, hơi mặn [4].
Thu hái: thu hoạch quanh năm, nhất là vào tháng 11-12. Củ và rễ tươi thu
hoạch cần chế biến ngay, không để quá 5 ngày [5], [36].


6

1.2.3. Tính vị và công dụng [23]
- Rễ Đinh lăng có vị ngọt, tính bình. Lá vị nhạt, hơi đắng.
- Rễ Đinh lăng được dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chữa cơ thể suy nhược,
gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa. Có nơi còn
dùng chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống
độc.
- Ở Ấn Độ, Đinh lăng được dùng làm thuốc trị sốt. Rễ và lá sắc uống có
tác dụng lợi tiểu chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, chứng khó tiểu tiện. Bột
lá rã với muối và đắp trị vết thương.
1.2.4. Chế phẩm có Đinh lăng

- Viên Đinh lăng chứa cao Đinh lăng tương đương 0,15g bột dược liệu
trong 1 viên (Xí nghiệp dược phẩm 1).
- Rượu bổ Sampana (cao lỏng Đinh lăng, Học viện Quân Y).
- Hoạt huyết dưỡng não (viên bao, công ty cổ phần dược phẩm Traphaco).
1.2.5. Tác dụng dược lý và độc tính cấp của Đinh lăng
- Tác dụng dược lý:
Đinh lăng là thuốc có tác dụng tăng lực, làm tăng sức chịu đựng của cơ
thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, mệt mỏi, nóng. Hơn nữa, Đinh lăng
làm cho nhịp tim trở lại bình thường sau khi chạy dai sức, và làm cho cơ thể
chịu được nóng. Người bệnh bị suy mòn, uống Đinh lăng chóng hồi phục cơ
thể, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân và làm tử cung co bóp mạnh hơn. Đinh lăng ít
độc hơn nhân sâm và khác với nhân sâm, nó không làm tăng huyết áp [5], [36].
Nước sắc rễ Đinh lăng có tác dụng tăng sự dẻo dai của cơ thể trên thí
nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm [22].
Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương [27], [29]: Cao Đinh lăng có tác
dụng rút ngắn thời gian ngủ của Natri barbital ở khoảng liều từ 45-180 mg/kg.
Cao Đinh lăng có tác dụng làm gia tăng vận động tự nhiên của chuột nhắt trắng


7

ở khoảng liều từ 45-90 mg/kg thể trọng và làm giảm vận động tự nhiên ở
khoảng liều > 180 mg/kg. Do đó, cao Đinh lăng có khả năng kích thích thần
kinh trung ương ở khoảng liều < 180 mg/kg.
Tác dụng tăng lực, chống nhược sức [27], [29]: Cao Đinh lăng có tác dụng
tăng lực ở khoảng liều < 180 mg/kg được xác định bằng hai biện pháp thực
nghiệm trên chuột nhắt là mô hình chuột bơi kiệt sức của Brekman và chuột leo
dây của Cabureb.
Tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục [30]: Đinh lăng còn thể hiện tác dụng
nội tiết tố sinh dục (hiệu lực androgen và hiệu lực estrogen) trên cơ địa động

vật bình thường và cơ địa động vật bị gây thiểu năng sinh dục.
Tác dụng chống xơ vữa động mạch [28]: cao Đinh lăng 90-180 mg/kg thể
trọng làm giảm sự gia tăng cholesterol huyết và lipid toàn phần trong huyết
thanh của động vật bị gây xơ vữa động mạch thực nghiệm bằng chế độ ăn giàu
cholesterol (gây tăng cholesterol ngoại sinh) và bằng Tween 80 (gây tăng
cholesterol nội sinh).
Tác dụng kháng khuẩn [11]: tác dụng trên các chủng Staphylococus mạnh
hơn trên các chủng vi khuẩn và nấm mốc khác. Tác dụng kháng khuẩn của dịch
ether dầu hỏa > dịch chiết ethanol trên các chủng Staphylococus, đặc biệt là
chủng Staphylococus gây bệnh.
Tác dụng lợi tiểu [27]: thể hiện tác dụng lợi tiểu nhẹ trên chuột nhắt trắng
ở liều 300 mg/kg thể trọng.
Tác dụng chống trầm cảm [14], [13]: Trong thực nghiệm của Porsolt, cao
Đinh lăng ở 3 liều thực nghiệm đường uống 45, 90, và 180 mg/kg có tác dụng
làm giảm bớt thời gian bất động ở động vật thử và đạt ý nghĩa thống kê so với
lô chứng ở liều 180 mg/kg. Kết quả cho thấy liều 45 mg/kg không có tác dụng
chống trầm cảm đạt ý nghĩa thống kê khi sử dụng 1 liều duy nhất, khi cho uống
trong 3-7 ngày thì thể hiện tác dụng chống trầm cảm.


8

Tác dụng chống stress [13], [56], [57]: cao Đinh lăng làm gia tăng ngưỡng
chịu đựng độ nóng của động vật thử nghiệm trong stress vật lý (stress nhiệt độ
37-42ᵒC). Cao Đinh lăng thể hiện tác dụng chống trầm cảm và phục hồi thời
gian ngủ bị rút ngắn bởi stress cô lập ở liều 45-180 mg/kg. Khoảng liều này
cũng là khoảng liều được báo cáo có tác dụng dược lý khác như: tăng lực, kích
thích hoạt động não bộ và nội tiết, gia tăng sức đề kháng của cơ thể trong stress
nhiệt độ, kháng viêm và phòng chống xơ vữa động mạch.
Tác dụng cải thiện trí nhớ của cao Đinh lăng liều 50, 100 và 200 mg/kg,

thử nghiệm cho thấy liều 100 mg/kg làm tăng thời gian bơi trong vùng có phao,
thể hiện tác dụng cải thiện trí nhớ trên thực nghiệm gây suy giảm trí nhớ bằng
scopolamin [15], [16], [58].
Tác dụng chống oxy hóa [12], [17], [18]: trên thực nghiệm gây stress tâm
lý với liều 100 mg/kg/ngày, cao rễ Đinh lăng cho thấy tác dụng ức chế peroxy
hóa lipid. Tác dụng của Đinh lăng tương tự như vitamin E - một chất chống
oxy hóa điển hình.
Tác dụng bảo vệ gan [18], [57]: Cao rễ Đinh lăng liều 100 mg/kg/ngày,
uống trong 7 ngày có tác dụng bảo vệ gan trong thực nghiệm gây viêm gan cấp
bằng CCl4 thông qua ức chế peroxyd hóa lipid màng tế bào, duy trì mức bình
thường MDA trong gan chuột bị gây tổn thương. Tác dụng tương tự như các
thuốc đối chiếu vitamin E và Omitan (biệt dược chứa 25 mg biphenyl dimethyl
dicarboxylat) được sử dụng để bảo vệ gan trong bệnh lý viêm gan cấp hay mạn
tính.
Tác dụng kích thích miễn dịch [20]: gia tăng chức năng của các cơ quan
liên quan đến hệ miễn dịch như tuyến ức, lách, thực bào… Kích thích hoạt động
của hệ thống lưới nội sinh chất (reticuloendothelial system) là hệ thống giữ vai
trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định nội môi và khả năng miễn dịch


9

không đặc hiệu. Kết quả thể hiện trên động vật thực nghiệm gây suy giảm miễn
dịch bởi cyclophophamid.
- Độc tính cấp [27], [29]: Cao rễ Đinh lăng không thể hiện độc tính cấp
đường uống ở liều tối đa có thể cho uống là 40 g/kg thể trọng (tương đương với
258g dược liệu khô). Cao phối hợp rễ - lá Đinh lăng (Cao Đinh lăng) có độc
tính cấp diễn đường uống với LD50 là 8,51 ± 0,59 g/kg thể trọng (tương đương
với 38,72g dược liệu khô).
1.2.6. Thành phần hóa học

Rễ Đinh lăng có glycosid, alcaloid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin tan
trong nước (B1, B2, B6, C,...), polyacetylen, các phytosterol, và tới 20 acid
amin...[19], [24], [53]. Các saponin triterpenoid trong rễ Đinh lăng đều có phần
sapogenin là acid oleanolic và phần đường là glucose, galactose, rhamnose,...
[24], [26], [63], với tỷ lệ hàm lượng là rễ 0,49%; vỏ rễ 1,00%; lõi rễ 0,11%
[24], [25].
Các saponin trong rễ và lá đã phân lập được [43], [62], [63]:
 Acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucuropyranosyloleanolic
(1)
 Acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucuropyranosyloleanolic
(2)
 Acid 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2), β-D-glucuropyranosyl-(1→4)]β-D-glucuronopyranosyloleanolic (3)
 Acid 3-O-[α-L-arabinopyranosyl-(1→2), β-D-glucuropyranosyl(1→4)]-β-D-glucuronopyranosyloleanolic (4)
 Acid 3-O-[β-D-galactopyranosyl-(1→2), β-D-glucopyranosyl-(1→3)]β-D-glucuronopyranosyloleanolic (5)


10

 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucuropyranosyloleanolic 28-Oβ-D-glucopyranosyl ester (6)
 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2), β-D-glucuropyranosyl-(1→4)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic 28-O-β-D-glucopyranosyl ester (7)
 3-O-[α-L-arabinopyranosyl-(1→2), β-D-glucuropyranosyl-(1→4)]-βD-glucuronopyranosyloleanolic 28-O-β-D-glucopyranosyl ester (8)
 3-O-[β-D-galactopyranosyl-(1→2), β-D-glucopyranosyl-(1→3)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic 28-O-β-D-glucopyranosyl ester (9)
 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic 28O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)-β-D-glucuronopyranosyl ester (10)
 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2), β-D-glucopyranosyl-(1→4)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic 28-O-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)-β-Dglucopyranosyl ester (11)
 Acid 3-O-[β-D-galactopyranosyl (1→2)-β-D-glucopyranosyl] oleanolic
(12)
 Acid 3-O-[α-rhamnopyranosyl-(1→4)-β-D-glucopyranosyl]-28-O-β-Dglucopyranosyl] oleanolic (13)

COOR2


R1O

Hình 1.3. Công thức saponin triterpenoid


11

Bảng 1.1. Tóm tắt các saponin triterpenoid trong cây Đinh lăng [43], [62],
[63]

R1

R2

(1)

Glc-(1→4)-Glc-

H

(2)

Glc-(1→2)-Glc-

H

(3)

Glc-(1→2)
Glc-(1→4)


Glc-

H

(4)

Ara-(1→2)
Glc-(1→4)

Glc-

H

(5)

Gal-(1→2)
Glc-(1→3)

Glc-

H

(6)

Glc-(1→4)-Glc

(7)

Glc-(1→2)

Glc-(1→4)

Glc-

Glc-

(8)

Ara-(1→2)
Glc-(1→4)

Glc-

Glc-

(9)

Gal-(1→2)
Glc-(1→3)

Glc-

Glc-

(10)

Glc-(1→4)-Glc-

(11)


Glc-(1→2)
Glc-(1→4)

(12)

Gal-(1→2)-Glc-

H

(13)

Rha-(1→4)-Glc-

Glc-

Glc-

Glc-

Rha-(1→3)-GlcRha-(1→3)-Glc-


12

Bảng 1.2. Một số acid amin có trong cây Đinh lăng [19]

Arginin

Alanin


Asparagin

Cystein

Acid glutamic

Prolin

Phenylalanin

Leucin

Threonin

Tyrosin

Lysin

Methionin

Tryptophan


13

Bảng 1.3. Một số vitamin có trong cây Đinh lăng [19]

Vitamin B1

Vitamin B2


Vitamin C

Vitamin B6 (Pyridoxamin)

Vitamin B6 (Pyridoxin)

Vitamin B6 (Pyridoxal)


14

Bảng 1.4. Một số polyacetylen có trong cây Đinh lăng [53]

OH

HO

HO

(8E)-Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-

Palcarinol

3,10-diol
O

HO

HO


O

(8Z)-Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-

(8E)-Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-

3-ol-10-on

ol-10-on

HO

O

Panaxydol


15

Bảng 1.5. Một số tinh dầu có trong cây Đinh lăng [51]

β-elemen

β-germacren

(E)-γ-bisabolen

α-bergamoten


1.2.7. Một số bài thuốc y học cổ truyền từ rễ Đinh lăng
Rễ Đinh lăng có vị ngọt, tính bình [7].
Theo dân gian, rễ Đinh lăng được dùng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy
nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, làm
thuốc lợi tiểu. Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng, lá dùng để chữa
cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú [8]. Một số bài thuốc dân gian:
 Chữa

mệt mỏi, biếng hoạt động: rễ Đinh lăng phơi khô, thái mỏng 0,50g

thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày [22].


Thông tia sữa, chữa căng vú sữa: rễ Đinh lăng 30-40g. Thêm 500 ml

nước sắc còn 250 ml, uống nóng, uống 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy ra bình
thường [22].


16

 Chữa

sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau tức ngực, nước tiểu vàng:

Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài hồ (rễ, lá,
cành) 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, rau má tươi
30g, chua me đất 20g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250 ml, chia
uống 3 lần/ngày [23].



Chữa thiếu máu: rễ Đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị

100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g [23].
 Chữa

viêm gan mạn tính: rễ Đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g, hoài

sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g, uất kim, nghệ,
ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang [23].
 Chữa

liệt dương: rễ Đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỉ tử,

long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g, trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g, sa nhân 6g.
Sắc uống, ngày một thang [23].


Chữa sốt rét: rễ Đinh lăng, sài hồ, mỗi vị 20g, rau má 16g, lá tre, cam

thảo nam, mỗi vị 12g, bán hạ sao vàng 8g, gừng 6g, sắc uống [23].
 Ho suyễn lâu năm: rễ Đinh lăng, bách bộ, đậu sắn, rễ cây dâu, nghệ vàng,

rau tần dày lá mỗi vị đều 8g, củ xương bồ 6g, gừng khô 4g, đổ 600ml nước, sắc
còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng [23].
 Phong

thấp, thấp khớp: rễ Đinh lăng 12g, cối xay, hà thủ ô, huyết rồng,

rễ cỏ xước, thiên nên kiện, tất cả 8g, vỏ quýt, quế chi 4g (riêng vị quế chi bỏ

vào sau cùng khi sắp nhắc xuống). Đổ 600ml nước vào sắc còn 250ml, chia 2
lần uống trong ngày. Uống khi còn nóng [23].
2. Tổng quan về chứng sa sút trí tuệ
2.1. Các khái niệm
Theo WHO, sa sút trí tuệ là thuật ngữ tiếng Việt dịch từ “Dementia”. Từ
“Dementia” có nghĩa là “mất sự thông minh” (“out of sense”), nói chệch của từ
latinh: “de” = “no” (“không”), “mens” = “mind” (“trí tuệ”) [65].


×