Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tội phạm đối với tội hiếp dâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.8 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC …………………………………………………….. 1
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG……………………………………... 2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………. 3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………... 3
1 Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS,phân loại tội phạm đối với
tội hiếp dâm……………………………………………………..
3
2 Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ
án………………………………………………………………...
a. Khách thể của tội phạm. ……………………………………..
b. Đối tượng tác động của tội phạm hiếp dâm………………….
5
3 Tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành
tội phạm hình thức? Giải thích?.........................................
7
4. A,N,V,Q có phải là những người đồng phạm không? Giải
thích?.............................................................................................
a. Về các dấu hiệu khách quan…………………………………..
b. Về các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan…………………………
8
5. Hãy xác định loại người đồng phạm trong vụ án này? Giải
thích?..............................................................................................
9
6 Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để 3 tên A,N,V giao
cấu với nạn nhân.Có ý kiến cho rằng A,N,V là người thực hành,
còn Q là người giúp sức.Ý kiến anh chị như thế nào? Giải thích?
9
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ…………………………………………… 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………... 11



CÂU HỎI TÌNH HUỐNG

A làm quen với B trên mạng. Sau vài lần trò chuyện, A ngỏ lời yêu B
và hẹn B đi chơi, B nhận lời. Được B nhận lời mời đi chơi. A có ý định hiếp
dâm B nên gọi điện cho N, V, Q và rủ ba tên cùng thực hiện tội phạm. Sau
1
khi đưa nạn nhân đến chỗ vắng, cả bốn tên thay nhau thực hiện hành vi hiếp
dâm nạn nhân nhiều lần.
Câu hỏi:
1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội
hiếp dâm. ( 1 điểm ).
2. Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án.
(1 điểm )
3. Tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội
phạm hình thức? Giải thích rõ tại sao? ( 1 điểm ).
4. A, N, V, Q có phải là những người đồng phạm không? Giải thích rõ tại
sao? ( 1 điểm ).
5. Hãy xác định loại người đồng phạm trong vụ án và giải thích rõ tại sao?
( 1 điểm ).
6. Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để ba tên A, N, V giao cấu với
nạn nhân. Có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người
giúp sức. Vậy ý kiến của anh chị thế nào? Giải thích rõ tại sao? ( 2 điểm ).

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Tại Việt Nam chưa có một thống kê chính thức nào về tội phạm hiếp
dâm, vế số lượng cũng như nguyên nhân, nhưng theo tường thuật trên báo
chí có thể ghi nhận một sự một sự tăng trưởng của số lượng tội phạm hiếp
dâm trong những năm gần đây, đặc biệt xảy ra tại các thành phố lớn. đồng
thời tăng trưởng sự sử dụng bạo lực trong những vụ hiếp dâm ngày càng tàn

2
bạo, và sự dâm ô giữa người lớn và trẻ vị thành niên. Vài lý do có thể giải
thích hiện tượng hiện tượng này là sự truyền bá rộng rãi những phim “ đen”
trong giới trẻ và internet, sự thông tin rộng rãi về tình yêu nam nữ và tình
dục trên các phương tiện thông tin truyền thông, đồng thời sự thiếu môi
trường giải trí khác ( như công viên, sân chơi thể thao, các câu lạc bộ lành
mạnh) của các tầng lớp thanh thiếu niên đã gây ra mức độ gia tăng ngày
càng lớn của tội phạm hiếp dâm. Hiếp dâm đã trở thành vấn đề nhức nhối, là
mối quan tâm lớn của toàn xã hội, gây thiệt hại nghiêm trọng tới tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm cho nạn nhân. Qua tình huống này chúng ta
sẽ làm rõ vấn đề, tìm hiểu sâu hơn về vấn đề chịu trách nhiệm hình sự đối
với tội hiếp dâm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, phân loại tội phạm đối với tội
hiếp dâm.
Tội phạm, hiểu theo nghĩa khái quát nhất là những hành vi nguy hiểm cho
xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như trên, nhưng những hành vi
phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau.
Do vậy, tại khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự, tội phạm đã được phân thành
bốn nhóm khác nhau: “Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội
phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Sự phân thành
bốn nhóm tội như vậy vừa là biểu hiện cơ bản, vừa là cơ sở thống nhất nhất
cho sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự. Đồng thời là cơ
sở thống nhất cho việc xây dựng các khung hình phạt cụ thể để áp dụng cho
từng loại tội phạm xảy ra.
Căn cứ để phân loại tội phạm được thể hiện trong Khoản 3, Điều 8 BLHS
năm 1999, là căn cứ phân loại tội phạm dựa vào mức độ của tính nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, quy định:

“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hiểm không lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt của tội ấy là đến ba năm tù; tội
phạm nghiêm trọng là tội gây nguy hiểm cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng
là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
3
Như vậy, theo nội dung Khoản 3 Điều 8, các nhóm tội phạm được phân
biệt với nhau bởi cả dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội và cả dấu
hiệu về mặt hậu quả pháp lý.
Tội hiếp dâm được các nhà làm luật ấn định tại Điều 111 của BLHS, thực
tiễn đã thừa nhận tất cả các hành vi hiếp dâm khi xảy ra đều có chung đặc
điểm đó là hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân. Tuy nhiên, để
thực hiện được hành vi phạm tội trong thực tế rất đa dạng và phức tạp. Đối
với mỗi trường hợp phạm tội khác nhau thì tính chất của hành vi, phương
pháp, thủ đoạn, và hậu quả xảy ra cũng rất khác nhau. Do vậy đòi hỏi phải
phân loại tội phạm đối với hành vi hiếp dâm để có thể cá thể hóa trách
nhiệm hình sự, sự phân biệt và cá thể hóa được chính xác sao cho xét xử
đúng người, đúng tội và trách nhiệm hình sự phải phù hợp với hành vi phạm
tội mà họ đã gây ra. Để đáp ứng đòi hỏi đó, Điều 111 BLHS đã tiến hành
phân loại đối với những hành vi hiếp dâm có tính chất và mức độ khác nhau
thường xảy ra trong thực tế và ấn định khung hình phạt cụ thể đối với các
hành vi phạm tội có cùng tính chất.
Dựa vào cơ sở đó và khoản 3 Điều 8 BLHS, tội hiếp dâm được phân loại
như sau:
1.1. Hành vi hiếp dâm được quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS thuộc
loại tội nghiêm trọng vì có tính nguy hại lớn cho xã hội và có mức cao nhất
của khung hình phạt áp dụng lên đến 7 năm tù.

“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn
nhân trái với ý muốn của họ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
1.2. Hành vi hiếp dâm được quy định tại khoản 2 Điều 111 BLHS thuộc
loại tội rất nghiêm trọng vì có tính nguy hại rất lớn cho xã hội và có mức cao
nhất của khung hình phạt áp dụng lên đến 15 năm tù.
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy
năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục,
chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến
60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.”
4
1.3. Phạm tội hiếp dâm được quy định tại khoản 3 Điều 111 BLHS thuộc
loại tội đặc biệt nghiêm trọng vì có tính nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội và
có khung hình phạt tương ứng cao nhất trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc
tử hình.
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì, bị phạt tù từ mười
hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở
lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

1.4. Tại khoản 4 Điều 111 BLHS quy định:
“Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên, từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc
khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại khoản đó”.
Nhận thấy, đoạn 1 khoản 4 Điều 111 BLHS quy định cho hành hiếp
dâm đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có mức
hình phạt thấp nhất là năm năm tù và mức cao nhất là mười năm tù, như vậy
nếu căn cứ theo khoản 3 Điều 8 BLHS thì hành vi hiếp dâm được quy định
tại đoạn 1 khoản 4 Điều 111 BLHS thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng vì
khoản 3 Điều 8 BLHS quy định: “…tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây
nguy hại lớn cho xã hội và mức cao nhất của kung hình phạt đối với tội ấy là
đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn
cho xã hội mà khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù”.

2. Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án.

a. Khách thể của tội phạm.
Cũng giống như các hoạt động khác của con người, hoạt động phạm tội
cũng nhằm vào những khách thể cụ thể, tồn tại ngoài ý thức và độc lập với ý
thức của chủ thể nhưng không phải là cải biến khách thể mà là gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho chính những khách thể đó.
Khách thể của tội phạm được hiểu là quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
Theo luật hình sự Việt Nam , những quan hệ được coi là khách thể bảo vệ
của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định tại khoản 1 Điều
8 BLHS, bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội , quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự,
5

×