Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kinh tế nông hộ trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.14 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền văn minh nông nghiệp là nền văn minh ra đời sớm nhất và tồn tại lâu nhất, và cũng
là một ngành không thể thay thế được, cho dù là trong thế kỷ XXI, hoặc sau này, khi mà
các ngành khoa học kỷ thuật, hóa sinh phát triển cao độ.
Nông nghiệp – nông dân – nông thôn đã trải qua nhiều thăng trầm trong các phương thức
sản xuất. Nhiều quốc gia đã đi tìm các con đường khác nhằm rút ngắn quá trình phát triển
nông nghiệp, nông thôn, hoặc tìm cách phát triển nông nghiệp một cách bền vững nhằm
bảo đảm các vấn đề thiết yếu của quốc gia.
Dù là các nước tư bản phát triển, hay các nước đang trên đường phát triển theo con
đường xã hội chủ nghĩa, thì cuối cùng nền nông nghiệp cũng hình thành với các trang trại,
với những quy mô khác nhau, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu.
Trên cơ sở nhu cầu phát triển các nông hộ ( trang trại gia đình ) hợp tác với nhau, sản
xuất hàng hóa, dịch vụ, với quy mô đa dạng và thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, cung
cầu….Từ thực tiễn đó đã thúc đẩy nhiều nhà nghiên cứu khoa học, kinh tế, xã hội học….
nghiên cứu một cách nghiêm túc về hộ và kinh tế nông hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII ( 28/6-1/7/1996 ), đã nhấn mạnh rằng “ đặc biệt
coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn….”. Kể từ đó đến nay đã
hơn 14 năm nước ta thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói
chung, và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng. Từ một nước chỉ
sản xuất tự cung tự cấp, nay đã và đang chuyển qua sản xuất hàng hóa, có thể nói đây là
một bước chuyển mình đầy mới mẻ và đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đất
nước đổi mới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong ngành nông nghiệp nói chung,
thì đối với kinh tế hộ nông dân của cả nước cũng đã có được nhiều kết quả làm thay đổi
cuộc sống của nhiều hộ nông dân. Từ việc canh tác với những công cụ và kỉ thuật thô sơ,
lạc hậu và năng suất thu được chỉ đủ cho gia đình sử dụng thì nay họ còn bán những sản
phẩm mà mình tạo ra nhằm cải thiện cuộc sống gia đình, và mua thêm những trang thiết bị,
máy móc nhằm đạt được năng suất cao hơn trong sản xuất.
Việc tìm hiểu về sự tồn tại và phát triển của kinh tế nông hộ trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, tìm hiểu về những xu hướng vận động và phát
triển của kinh tế nông hộ trong một cơ chế mới, một cải cách mới. Nhằm hiểu rõ hơn thực
trạng và xu hướng phát triển của kinh tế nông hộ trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại


nông nghiệp và nông thôn hiện nay, để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm phát triển
ngành nông nghiệp một cách khoa học và hiệu quả nhất, cũng như tạo được sự bền vững
cho kinh tế nông hộ ở nông thôn.
Xuất phát từ thực tiễn đó, cùng với những kiến thức đã được các thầy , cô truyền
thụ. Và được sự cho phép của giảng viên bộ môn Kinh tế hộ-Kinh tế trang trại, nhóm chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Kinh tế nông hộ trong quá trình công nghiệp hóa-hiện
đại hóa ở nông thôn hiện nay”.
Nhóm thực hiện: 9
1
Mục lục
Trang
Phần I: Cơ sở lý luận.
1. Khái niệm về kinh tế nông hộ 3
2. Những nội dung chủ yếu của CNH - HĐH nông nghiệp. 4
Phần II: Thực trạng về vấn đề “Kinh tế nông hộ trong quá trình
CNH - HĐH nông nghiệp-nông thôn hiện nay".
1. Thực trạng cơ giới hóa nông thôn nước ta hiện nay 5
2. Thực trạng về thủy lợi hóa 7
3. thực trạng hóa học hóa trong nông nghiệp 7
4. Thực trạng về sinh hóa trong nông nghiệp 8
Phần III: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trong quá trình
CNH - HĐH nông nghiệp-nông thôn hiện nay.
1. Phương hướng chung 9
2. Các giải pháp phát triễn cụ thể 9
Nhóm thực hiện: 9
2
Phần I: Cơ Sở Lý Luận
1.Khái niệm về kinh tế nông hộ:
- Kinh tế hộ gia đình nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất
Thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và

thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn. Nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự
tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao.
Khi nghiên cứu về khái niệm “hộ”, các tổ chứ quốc tế và các nhà khoa học đã đưa ra
nhiều định nghĩa dưới những góc độ nhìn nhận khác nhau.
Hộ:
+ Là gia đình coi như một đơn vị hành chính
+ Là đơn vị những người cùng ăn cùng ở với nhau
+ Là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm
những người cùng chung huyết tộc và những người làm công.
Theo Liên hiệp Quốc: Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn
chung và có chung một ngân quỹ.
Trong thời gian qua đã có nhiều cuộc thảo luận nghiên cứu nghiêm túc về khái niệm hộ
giữa các nhà nghiên cứu cũng như các nhà chỉ đạo thực tiễn. Tại cuộc hội thảo Quốc tế lần
2 về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980, các nhà đại biểu nhất trí cho rằng : “Hộ là một
đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đên tiêu dùng và các hoạt
động khác”.
Như vậy, hộ là một nhóm người cùng huyết tộc, sống chung hay không sống chung với
những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có chung một ngân quỹ.
Nên lưu ý rằng từ “ăn chung” không chỉ có nghĩa ăn thông thường, nó còn hàm nghĩa
phân phối chung nguồn thu nhập mà các thành viên của hộ sáng tạo ra trong một khoảng
thời gian nhất định.
Về hộ nông dân:
Nông hộ ( hộ nông dân ) : là gia đình sống bằng nghề nông, là một đơn vị về mặt chính
quyền. là gia đình sống bằng nghề nông.
Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản. Theo Traianop, hộ nông dân là đơn vị sản xuất
“rất ổn định và là phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”.
Hộ nông dân có những đặc trưng riêng biệt, nó có một cơ chế vận hành khá đặc biệt,
không giống như những đơn vị kinh tế khác, do đó có thể thấy rằng: nông hộ là một đơn vị
kinh tế xã hội đặ biệt.
Theo tác giả Frankellis “nông dân là các hộ gia đình nông nghiệp có quyền kiếm kế sinh

nhai trên mảnh đât đai, sử dụng chủ yếu sức lao động cảu gia đình để sản xuất, thường là
nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ
vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”
2. Những nội dung chủ yếu của CNH - HĐH nông nghiệp:
2.1 Công nghiệp hóa nông nghiệp:
Nhóm thực hiện: 9
3
Công nghiệp hoá nông nghiệp có nghĩa là đưa máy móc, thiết bị, ứng dụng những tiến bộ
khoa học công nghệ và các phương pháp sản xuất, các hình thức tổ chức kiểu công nghiệp.
Tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp đã thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp phát
triển và cũng là động lực cơ bản, là nhân tố quyết định trong quá trình công nghiệp hoá
nông nghiệp. Nội dung chủ yếu của tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp là các
phương thức tiến hành như thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá và sinh học
hoá.
2.2 Hiện đại hóa nông nghiệp:
Hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật
- công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất nông nghiệp. Đây là quá trình
cần được thực hiện một cách liên tục vì luôn có những tiến bộ kỹ thuật mới xuất hiện và
được ứng dụng trong sản xuất.
Phần II: Thực trạng về vấn đề
Nhóm thực hiện: 9
4
“Kinh tế nông hộ trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp-nông
thôn hiện nay"
1. Thực trạng cơ giới hóa nông thôn nước ta hiện nay:
Quá trình phát triển cơ điện nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm đổi mới đã đạt
nhiều thành tựu đáng kể. Đến năm 2007, diện tích được cơ giới hoá khâu làm đất đạt 70%;
tưới tiêu nước đạt 85%; tuốt lúa đạt 84%; xay xát lúa gạo đạt 95%. Máy gặt đập liên hợp
lúa đã phát triển nhanh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Cho đến đầu năm 2008, cả nước trang bị khoảng 5.000 chiếc, riêng ĐBSCL đảm bảo gặt

khoảng 10% diện tích lúa. Với gần 100.000 phương tiện vận tải nông thôn (thủy và trên
đường), nông dân chuyển hầu hết vật tư nông nghiệp, nông sản sau thu hoạch về gia đình
(hoặc ra chợ).
Về chế biến nông - lâm - thủy sản, đến nay, có 4.100 cơ sở chế biến công nghiệp ở nông
thôn; trong đó có 1.253 nhà máy chế biến nông - lâm - thủy sản, qui mô vừa và lớn với
công nghệ hiện đại, tạo bước đột phá phát triển của ngành
Ngoài ra, các thành phần kinh tế đã đầu tư, trang bị gần 300.000 máy móc- thiết bị (qui
mô nhỏ) phục vụ cho khâu chế biến, bình quân 2,1 - 2,5 cơ sở chế biến/100 hộ nông dân.
Cơ giới hóa khâu khai thác hải sản đã tăng nhanh: khoảng 5.800.000 mã lực, đánh bắt
trên 1.000.000 tấn/năm. Cơ giới hoá đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nông - lâm - thủy sản, tăng uy tín trên thị
trường quốc tế.
Về phương thức đầu tư, nông dân bỏ vốn mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cho gia
đình và làm dịch vụ (khoảng 95% số máy móc, thiết bị do dân tự đầu tư).
Cơ điện khí hoá nông nghiệp đã góp phần đổi mới lực lượng sản xuất, sử dụng có hiệu
quả lao động, khai thác tiềm năng đất đai, góp phần đắc lực trong phát triển kinh tế nông
thôn
Nhà nước chưa có chủ trương, biện pháp thúc đẩy ngành cơ điện nông nghiệp phát triển
nhưng, xuất phát từ nhu cầu thực tế và từ kinh nghiệm ban đầu của Nghệ An, Lạng Sơn,
đến nay có trên 40 thành phố, tỉnh đề ra biện pháp thiết thực: tập trung đầu tư cho cơ sở chế
tạo máy, nông dân được vay vốn trung hạn không lãi, tổ chức tiếp thị và dịch vụ bảo hành
đến người tiêu dùng… làm đòn bẩy cho ngành cơ điện phục vụ quá trình cơ giới hóa trước,
trong và sau thu hoạch.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn sử dụng máy móc phục vụ quá
trình cơ giới hoá - điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn chưa được chú trọng. Thu nhập
bình quân đầu người cao hơn nhiều, nhưng không đều giữa các vùng.
Sản xuất nông nghiệp tuy được mùa, nông dân tiêu thụ được sản phẩm lương thực, cây
công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi… đời sống nông dân có khá lên
nhưng giá nông sản bấp bênh và còn thấp trong khi đó giá máy nông nghiệp cao. Khả năng
tích luỹ để mua sắm máy móc, trang bị các dây chuyền chế biến đồng bộ của các thành

phần kinh tế còn rất hạn chế. Tại nhiều địa phương, thực hiện chính sách hỗ trợ, quy trình,
thủ tục còn rườm rà, phức tạp. Ðặc biệt, việc thẩm định cho vay vốn của ngân hàng rắc rối,
tốn rất nhiều thời gian, bỏ lỡ thời vụ.
Nhóm thực hiện: 9
5

×