Biểu tượng của IMF
Tòa nhà trụ sở chính của
Quỹ tiền tệ quốc tế tại
Washington, D.C.
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
TỔNG QUAN VỀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ IMF
I. Tổng quan về quỹ tiền tệ quốc tế:
Tiếng Anh: International Monetary Fund.
Viết tắt: IMF
* Đây là một tổ chức quốc tế phi chính phủ có uy tín lớn trên
thế giới, hoạt động công khai, minh bạch, có hiệu quả, tạo
điều kiện tối đa cho các nước nghèo, các nước chưa phát
triển về mặt tài chính để các quốc gia xây dựng và phát triển
đất nước. Tổ chức này giám sát hệ thống tài chính toàn cầu
bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng
như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.
* Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C . , thủ đô của
Hoa Kỳ
II. Bối cảnh lịch sử và mục đích của quỹ tiền
tệ quốc tế:
1. Bối cảnh lịch sử:
Những mậu dịch thương mại và tài chánh thế giới phát
triển mạnh mẽ là nhờ có một hệ thống tiền tệ quốc tế bảo
đảm sự cân đối giữa giá trị của các đồng tiền quốc gia.
Tính cách có thể trao đổi (convertibility - convertibilité)
của mỗi đồng tiền so với các đồng tiền khác là yếu tố nền tảng của hệ thống tiền tệ quốc
tế. Một đồng tiền quốc gia mà không có yếu tố này sẽ chỉ có giá trị nội địa. Nhưng nếu
muốn tham gia vào những trao đổi kinh tế thế giới và để cho người dân có quyền tự do
di chuyển ra nước ngoài với một đồng tiền không có giá trị ngoại địa là đường lối chỉ
đưa đến những bế tắc kinh tế và là nguồn gốc gây ra những thị trường chợ đen, đắt đỏ
và phức tạp cho những doanh nghiệp hoặc người dân cần ngoại tệ trong tương quan với
các nước khác.
1
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Cho tới năm 1914, những thanh toán trong trao đổi thương mại và tài chánh giữa các
cường quốc kinh tế dựa trên Hệ Thống Tiền Tệ Vàng mà tiêu biểu nhất là hệ thống tiền
tệ của Anh quốc. Ngân Hàng Quốc Gia Anh là ngân hàng trung ương đầu tiên được
thành lập vào cuối thế kỷ 17 với mục đích nhằm trao đổi những kim khí quí như
vàng hay bạc của dân lấy tiền đúc kim khí và tiền giấy. Nhờ tính tiên lợi làm tiền giấy
có giá trị và được dân Anh xử dụng trong những trao đổi thương mại
Sau Thế Chiến Thứ Nhất (1918), cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm lung chuyển
Hệ Thống Tiền Tệ Vàng. Nhiều ngân hàng bị phá sản làm những người gửi tiền tiết
kiệm cũng mất hết. Tiền giấy không còn được tin tưởng thúc đẩy người dân đổi tiền
giấy ra vàng bạc. Từ đó mỗi nước tự quyết định giá trị tiền nước mình theo chiều hướng
mất giá để có thể cạnh tranh với các nước khác trên thị trường quốc tế. Sự khủng hoảng
tiền tệ càng làm khủng hoảng kinh tế thêm trầm trọng. Các nước kỹ nghệ mạnh như
Mỹ, Anh, Pháp. đã tìm nhiều cách lập ra một hệ thống tiền tệ mới ít nhiều dựa trên yếu
tố chính là vàng. Cuối cùng vào tháng bẩy năm 1944, sau nhiều thương lượng giữa các
nước đồng minh, 29 nước họp tại Bretton Wood, tiểu bang New Hampshire bên Mỹ, đã
đồng ý thiết lập một hệ thống tiền tệ mới và thành lập Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhằm mục
đích kiểm soát và tạo điều kiện để hệ thống tiền tệ này có thể hoạt động.
2.Mục đích:
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm
cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế.
- Tạo điều kiện mở rộng và tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế và
nhờ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc làm, thu nhập thực tế và
việc phát triển nguồn lực sản xuất của tất cả các thành viên, coi đó là mục tiêu quan trọng
nhất của chính sách kinh tế.
- Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì một cách có trật tự hoạt động giao
dịch ngoại hối giữa các thành viên và tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh.
- Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành
viên và xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối gây phương hại tới sự tăng trưởng của mậu dịch
quốc tế.
- Tạo niềm tin cho các nước thành viên bằng cách cung cấp cho họ nguồn lực dự
trữ của quỹ được đảm bảo an toàn và tạo cơ hội cho họ sửa chữa mất cân đối trong cán cân
thanh toán quốc tế.
- Rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng trong cán cân thanh toán của các
nước thành viên.
- Trong hơn 50 năm qua IF đã khẳng định được vai trò cũng như thực hiện mục
tiêu của mình trong việc duy trì sự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên quy mô ngày càng rộng với tốc độ ngày
càng nhanh.
2
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
III. Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu hiện hành của IMF gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều hành, Tổng
Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các cán bộ Quỹ.
- Hội đồng Thống đốc: Bộ phận ra quyết định cao nhất tại IMF. Hội đồng Thống đốc bao
gồm các Thống đốc (thường là Thống đốc Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ trưởng Tài
chính) và một Thống đốc phụ khuyết do từng nước hội viên IMF bổ nhiệm. Hội đồng
thống đốc có một số các quyền hạn cụ thể, chẳng hạn như kết nạp hội viên mới, quyết định
cổ phần, và phân bổ đồng SDR cũng như các quyền hạn khác không phân cấp cho Ban
Giám đốc Điều hành hoặc Tổng Giám đốc. Hội đồng Thống đốc IMF họp Hội nghị thường
niên kết hợp với Hội nghị thường niên của Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Thế giới.
- Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế: Trước đây gọi là Ủy ban Lâm thời, do Hội đồng
Thống đốc IMF thành lập vào tháng 10/1974 với chức năng là để tư vấn cho các Thống
đốc về các vấn đề tiền tệ quốc tế. Mỗi thành viên trong số 24 thành viên của Ủy ban Tài
chính Tiền tệ Quốc tế cũng là Thống đốc tại IMF, một Bộ trưởng hay một quan chức có
chức vụ tương đương.
- Ban Giám đốc Điều hành: gồm 1 Tổng Giám đốc điều hành và 24 Giám đốc điều hành,
trong đó 5 Giám đốc điều hành đại diện cho 5 nước có cổ phần lớn nhất tại Quỹ (Mỹ,
Nhật, Đức, Anh, Pháp) và 19 Giám đốc điều hành đại diện cho các nhóm nước có đặc
điểm giống nhau về kinh tế địa lý, văn hóa, trừ Nga và Trung quốc có Giám đốc điều hành
riêng.
- Tổng Giám đốc: do Ban Giám đốc Điều hành lựa chọn, với nhiệm kỳ đầu tiên là 5 năm.
Tổng Giám đốc tham gia vào các buổi họp của Hội đồng Thống đốc, Ủy ban Tài chính
Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban Phát triển. Ngoài ra, Tổng Giám đốc còn phụ trách các cán bộ
IMF. Mỗi Phó Tổng Giám đốc, phụ trách một bộ phận dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám
đốc, có nhiệm vụ chủ trì các buổi họp của Ban Giám đốc Điều hành và duy trì các mối liên
hệ với các quan chức chính phủ của nước hội viên, với các Giám đốc Điều hành, với các
cơ quan thông tin và các tổ chức khác.
Cán bộ Quỹ: có khoảng 2700 cán bộ từ hơn 191 nước, được tổ chức thành 5 Vụ khu vực
(Vụ Châu Phi, Vụ Châu Âu, Vụ Trung đông và Trung Á, Vụ Châu Á Thái Bình Dương và
Vụ Tây Bán cầu); 9 Vụ chức năng và nghiệp vụ đặc biệt (Vụ Tài chính, Vụ Các vấn đề
ngân sách, Học viện IMF (bao gồm các học viện tại Washington D.C, học viện Viên, học
viện Châu Phi và học viện Singapore), Vụ Các Thị trường vốn quốc tế, Vụ Pháp luật, Vụ
các Hệ thống Tài chính Tiền tệ, Vụ Xây dựng và Kiểm điểm Chính sách, Vụ Nghiên cứu,
Vụ Thống kê); 3 Vụ về thông tin liên lạc (Vụ Đối ngoại, Văn phòng thông tin liên lạc khu
vực Châu Á Thái Bình Dương, Văn phòng Quỹ tại Liên Hợp Quốc); 3 Bộ phận giúp việc
(Vụ thư ký, Vụ Nguồn nhân lực, và Vụ Dịch vụ Tổng hợp và Công nghệ). Ngoài ra, IMF
có hơn 60 Văn phòng đại diện tại nhiều nước thế giới có trách nhiệm báo cáo cho các Vụ
khu vực tương ứng.
Các nước thành viên IMF
3
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Ngày 27 tháng 12 năm 1945,điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước ký kết(trong đó có Mỹ
và Liên Xô cũ)ngày 1 tháng 3 năm 1947,IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay
khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947.
Hiện nay,IMF có 184 thành viên,nhiều hơn 4 lần so với số thành viên khi nó vừa thành
lập,Cộng Hòa Đong Timor là nước mới được chấp nhận là thành viên của IMF,điển hình là
một số nước như:
-Mỹ : cổ phần lớn nhất 17,46 %
- Đức :cổ phần 6,11 %
-Nhật : hội viên từ năm 1952
phần đóng góp SDR : 13312 triệu SDR
SDR : 891 triệu
Cổ phần : 6,26%
-Anh : cổ phần 5,05%
-Pháp : cổ phần 5,05%
-Trung Quốc : hội viên từ năm 1945
phần đóng góp SDR : 4687 triệu SDR
SDR : 237 triệu
-Hàn Quốc : hội viên từ năm 1955
phần đóng góp : 1633 triệu SDR
SDR : 73 triệu
Và nhiều quốc gia khác
Đây là những dữ liệu có được vào tháng 8 năm 2000
IV. Chức năng cơ bản của IMF:
1.Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành viên
- Theo quy định của văn bản hiệp định đầu, các nước thành viên đều áp dụng hệ thống
ngang giá tiền tệ và TGHÐ cố định. Trong hiệp định có ghi : ''Tất cả các thành viên công
nhận là chỉ cho phép diễn ra trên lãnh thổ nước mình những hoạt động hối đoái giữa các
đồng tiền của mình với đồng tiền của những nước thành viên nào tôn trọng một sự cách
biệt không quá 1% chế độ đồng giá''.
2.Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh
toán
- Ðể thực hiện mục tiêu trọng tâm là duy trì sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế IMF đã
cung cấp cho các nước thành viên các khoản tín dụng cho các nước có khó khăn tạm thời
về cán cân thanh toán
3.Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các
nước thành viên
Ta sẽ đi vào tìm hiểu rõ hơn chức năng của IMF trong phần hoạt động
V. Hoạt động:
4
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Tương trợ tài chánh khi các nước hội viên cần được giúp đỡ vẫn là hoạt động chính của
Quỹ. Nhưng cách thức kiểm soát, đề phòng và nhìn trước những khó khăn của các nước
hội viên là yếu tố quan trọng trong bối cảnh một nền kinh tế thế giới ngày càng liên quan
mật thiết với nhau
1. Kiểm soát chính sách tiền tệ của các nước hội viên :
- Hiện nay Quỹ có một hoạt động nghiên cứu quan trọng về tình trạng kinh tế tổng quát,
chính sách tiền tệ của mỗi nước hội viên để có thể nhìn trước những khó khăn một nước để
có thể phải đối đầu và do đó cần sự giúp đỡ của Quỹ
- Theo quy chế (Article IV), IMF tham khảo mỗi nước mỗi năm một lần hoặc nhiều lần
nếu Quỹ nhận định là nước có nhiều nguy hiểm sẽ rơi vào tình trạng khó khăn kinh tế.
Hằng năm, một nhóm chuyên viên của Quỹ được cử tới thủ đô mỗi nước quãng hai tuần để
thu thập tại chỗ những dữ kiện kinh tế có ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền như những thống
kê về xuất nhập khẩu, lương bổng, giá cả, việc làm, chỉ số phân lãi, số lượng tiền quốc gia
đang lưu hành, đầu tư, thuế vụ, ngân sách quốc gia. và đối thoại với những vị đại diện
chính phủ về sự hữu hiệu của những chính sách kinh tế đang được áp dụng, những dự trù
thay đổi để có một chính sách trao đổi ngoại tệ một cách tự do không bị kiểm soát hay giới
hạn. Nhóm chuyên viên trở về trụ sở Washington và lập một bản tường trình chi tiết để ban
điều hành có thể góp ý kiến cho nước hội viên phải sửa đổi hay canh tân trong những lãnh
vực có nhiều thiếu sót. Những tài liệu này là yếu tố cơ bản để IMF quyết định giúp đỡ hay
không khi cần thiết.
2. Giúp đỡ tài chánh :
- IMF chỉ cho vay tiền những nước nào gặp khó khăn về vấn đề thanh toán trong cán cân
chi tiêu ngoại địa, nghĩa là số tiền ngoại tệ có từ xuất khẩu không đủ để thanh toán những
hàng hoá nhập khẩu. Một nước có thể tiêu xài nhiều hơn là điều mình có. Không ai, không
nước nào cho vay mượn thường xuyên một nước thích ăn tiêu hơn những gì mình có. Do
đó chỉ còn cách thắt lưng buộc bụng, giảm tiêu xài trong nước : bớt nhập khẩu, giảm chi
tiêu quốc gia. để tìm lại được mức thăng bằng của giá trị đồng tiền và cán cân chi tiêu
ngoại địa. IMF cho mượn tiền trong mục đích này.
- Những nước gặp khó khăn như trên có thể rút ra ở IMF 25% phần mình đã đóng góp trả
bằng vàng hay tiền những nước lớn. Nếu không đủ, Quỹ có thể cho vay một số tiền tương
đương với 75% phần đóng góp, chia ra làm ba lần, mỗi năm có thể rút một lần. Nếu lần rút
25% là tiền nước đã đóng góp thì 75% sau là tiền Quỹ cho mượn. Khi Quỹ đồng ý giúp
75%, điều này có nghĩa là Quỹ sẽ chỉ định một hay nhiều nước hội viên khác có nền kinh
tế vững chắc đổi tiền nước họ lấy tiền nước đang cần trợ giúp. Nước mượn tiền sẽ phải trả
lại tiền đã đổi để các nước khác mà tiền đã bị đổi có thể xử dụng để vay Quỹ trong trường
hợp cần thiết. Đây là nguyên tắc nền tảng
Theo phương thức làm việc của IMF, cách giúp đỡ được chia làm hai loại :
+ Giúp đỡ ngắn hạn (Stand-by Arrangements - Accords de Confirmation) nhằm giúp
đỡ những khó khăn về cán cân chi tiêu tạm thời. Thời gian mượn kéo dài từ 12 tháng đến
18 tháng. Mỗi năm các nước mượn có thể rút một phần. Hạn trả kéo dài từ 3 đến 5 năm.
5
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
+ Giúp đỡ dài hạn (Extended Fund Facility - Mécanisme Élargi de Crédit) nhằm giúp
đỡ những khó khăn về cán cân chi tiêu mà nguồn gốc xuất phát từ những vấn đề liên quan
tới hạ tầng cơ sở kinh tế của nước. Hạn trả kéo dài từ 4 đến 10 năm.
- Nếu lần rút đầu tiên 25% được Quỹ chấp thuận dễ dàng thì những lần rút sau Quỹ đòi hỏi
nhiều điều kiện khắt khe như: nước hội viên phải có một chương trình chi tiết về tài chánh
và kinh tế để giải quyết những khó khăn về cán cân chi tiêu ngoại địa và Quỹ chia tiền cho
mượn ra làm nhiều phần. Đó là nguyên tắc thận trọng để tránh việc một nước mượn được
tiền và xử dụng một cách hoang phí hay ít hữu hiệu.
- IMF quan tâm đặc biệt đến chính sách tiền tệ, đặc biệt là hoạt động của hệ thống ngân
hàng. Bởi vì số lượng tiền tệ lưu hành nhiều hay ít là do những chính sách của ngân hàng
trung ương qua việc kiểm soát hệ thống ngân hàng trong nước. Số lượng cho vay của các
ngân hàng quá lớn sẽ khuyến khích nhập cảng gia tăng. Việc kiểm soát và giới hạn hoạt
động cho vay của hệ thống ngân hàng là điều Quỹ bắt nước cần mượn phải thực hiện. IMF
thường đòi nước phải hạ tỷ giá hối đoái để giới hạn phần nhập khẩu và để phần xuất khẩu
gia tăng, vì sự cạnh tranh sẽ dễ dàng hơn do giá rẻ hơn.
- Quỹ cũng khuyến khích nước phải giảm những chi tiêu trong ngân sách quốc gia : ít công
chức hơn, giảm đầu tư công cộng, giới hạn việc giúp các doanh nghiệp quốc doanh nếu
không muốn nói là phải tư hữu hoá, xoá bỏ những hạn chế về giá cả. và ngay cả đường lối
cứng rắn chống lại tệ nạn tham nhũng hối lộ, nguồn gốc của nhiều cản trở và hoang phí
cho sự phát triển kinh tế.
- Mặt khác, các nước hội viên có thể dùng quyền SDR của mình nếu cần thiết. Quỹ không
đòi hỏi điều kiện để một nước có thể dùng quyền này. Nếu một nước hội viên cần ngoại tệ,
Quỹ sẽ chỉ định một nước có sức mạnh kinh tế và tài chánh đổi những phần SDR lấy ngoại
tệ. Khi nước gặp khó khăn tìm lại được tình trạng thăng bằng kinh tế, số ngoại tệ đã mượn
sẽ được trả lại cho nước đã cho mượn. SDR cũng có thể được thanh toán trực tiếp giữa các
ngân hàng trung ương của một số nước hội viên mà không cần sự can thiệp của Quỹ.
- Ngoài những cách thức cho vay mượn trên, IMF cũng đặt ra một số phương thức cho vay
tuỳ theo tình trạng khẩn cấp của những khó khăn tài chánh mà các nước hội viên có thể
phải đối đầu.
- Những cách thức cho vay của Quỹ đều kèm theo một phân lời (từ ngữ được Quỹ dùng
gọi là commission) cần thiết để trả tiền lời cho những nước hội viên mà Quỹ đã chỉ định
đóng góp tiền cho vay và để cho cơ quan hành chánh của Quỹ có thể hoạt động.
- Điểm cuối cùng cần đề cập là hoạt động của IMF để giúp đỡ các nước hội viên nghèo.
3. Giúp đỡ về mặt kỹ thuật:
- Trong thập niên 60, nhiều nước Phi châu và Á châu trở thành độc lập đã nhờ IMF giúp đỡ
để thiết lập hạ tầng tài chánh quốc gia như ngân hàng trung ương, bộ kinh tế tài chánh. Sự
giúp đỡ kỹ thuật này càng ngày càng được mở rộng không những về số nước được giúp
đỡ, mà còn trong chương trình huấn luyện kỹ thuật như phương cách thiết lập chính sách
6
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
tiền tệ, ngân sách quốc gia, kiểm soát hệ thống ngân hàng, kế toán quốc gia, thống kê.
Trong thập niên 90, nhiều nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường
đã được Quỹ giúp đỡ trong lãnh vực này. Kinh nghiệm của Quỹ trong lãnh vực tài chánh
từ hơn 50 năm nay, với những chuyên viên kinh tế, tài chánh, luật pháp, thống kê. gây
nhiều tin tưởng quốc tế. Những nước giầu muốn giúp đỡ những nước đang phát triển trong
lãnh vực này có thể đóng góp tài chánh và để Quỹ tổ chức cách giúp đỡ.
VI. NHỮNG NGUỒN TÀI CHÁNH CỦA IMF:
Tổ chức IMF có tính chất tổ hợp tương trợ tài chính,mỗi hội viên đóng góp một số tiền
được hội quy định.Nguồn tài chính này được dùng để giúp các nước hội viên trong trường
hợp cần thiết.Nhưng Quỹ cũng có những phương cách phụ thuộc khác để có thể đáp ứng
những nhu cầu của các nước hội viên.
1. Phần đóng góp ( Quotas-quotes-parts P) :
- Phần đóng góp của mỗi nước là nguồn tài chính của Quỹ ngay từ khi được thành lập.IMF
không vay mượn trên thị trường tài chính quốc tế.Phần đóng góp không những đóng vai trò
của nguồn tài chính,nó còn là tiêu chuẩn để xác định số tiền mà nước hội viên có thể vay
mượn,để phân chia SDR và số phiếu bầu của mỗi nước.
- Phần đóng góp được xác định theo tiêu chuẩn : tổng sản lượng quốc gia,dự trữ vàng va
dollar Mỹ,số lượng xuất khẩu,nhập khẩu.Nước càng giàu đóng góp càng cao.Số đóng góp
lúc đầu là 7,6 triệu USD Mỹ.Số đóng góp tính từ năm 1998 là 193 tỷ USD Mỹ.Năm
1999,đề nghị của IMF tăng 45% nhưng phần đóng góp đã được các nước hội viên phê
chuẩn ,nguồn tài chính của cơ quan do đó trị giá khoảng 300 tỷ USD Mỹ.
- Nguồn tài chính Quỹ tăng nhiều vì 2 lý do : thứ nhất,thành viên gia nhập ngày càng
nhiều,từ 35 nước lúc đầu giờ là 184 nước thành viên,Việt Nam là hội viên từ năm
1956.Thứ hai,phần đóng góp có thể tăng lên hay giảm xuống mỗi thời gian 5 năm theo
quyêt định của những Thống đốc với ít nhất 85% phiếu thuận.Những phần đóng góp quan
trọng nhất hiện nay là Mỹ(),Anh(),Pháp(),Đức(),Nhật().Phần đóng góp càng nhiều thì ảnh
hưởng trong IMF càng mạnh về những đường hướng và quyết định quan trọng.Rất nhiều
nước nhỏ có phần đóng góp rất ít,khoảng 50 nước có phần đóng góp dưới 65 triệu USD
Mỹ,phần đóng góp của Mỹ cao hơn 2 lần so với những phần đóng góp của các nước Châu
Mỹ La Tinh,.
- Cách thức xác định tiền của mỗi hội viên rất đặc biệt.Theo quy chế Quỹ,mỗi nước thanh
toán 25% phần đóng góp bằng vàng và 75% bằng tiền nước mình.Số vàng được dự trữ
trong 4 ngân hàng trung ương lớn nhất,75% tiền mỗi nước được giữ dưới hình thức một
trương mục của Quỹ tại ngân hàng trung ương mỗi nước.Trong thực tế các nước thanh
toán bằng vàng ít hơn là 25 % như quy định.Từ năm 1971,khi Hệ Thống Tiền tệ vàng
Dollar hết hoạt động,25% được thanh toán bằng SDR hay những đồng tiên lớn thường
được sử dụng trên thị trường quốc tế.
2. Quyền SDR(special drawing right)
7