Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

VĂN PHÒNG VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.8 KB, 32 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT GIẢI THÍCH
PGS TS Phó giáo sư Tiến sĩ
TS Tiến sĩ
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
CĐ Cao đẳng
ĐH Đại học
CĐ LT Cao đẳng liên thông
ĐH LT Đại học liên thông
CN Chuyên ngành
CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
XHCN Xã hội chủ nghĩa
QTVP Quản trị văn phòng
HS - SV Học sinh - Sinh viên
LỜI MỞ ĐẦU
Ca dao xưa có câu:

Nhóm15 - Lớp CĐQTVP3-K4

1
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
“Tay làm hàm nhai, tay quay miệng trễ”
Vâng!Phải lao động thì con người ta mới tồn tại được.
Mỗi người sinh ra và lớn lên, ai cũng đều mong ước cho mình có một cuộc
sống hạnh phúc và một công việc ổn định và đúng chuyên ngành mà mình yêu
thích. Nhưng không phải ai cũng dễ tìm cho mình được công việc như ý phù hợp
với trình độ chuyên môn của mình, nhưng mỗi người có cách hiểu về nghề ngiệp
riêng, nhưng chung nhất là: “Nghề nghiệp ấy là sự hòa quyện giữa kiến thức và kỹ


năng chuyên môn với thái độ trân trọng, tâm huyết”. Nhưng đó vẫn chỉ là lý thuyết
mà thôi. Trên thực tế lại có nhiều điều khác mà chúng ta vẫn chưa hiểu hết về nghề
nghiệp được.
Thực tế từ nhiều năm trở lại đây, sinh viên Việt Nam sau khi ra trường đa phần
phải cố gắng chọn cho mình một “nghề” hơn là việc theo đuổi một “nghiệp”. Bởi
vậy, sẽ có nhiều hệ quả khác nhau từ thực trạng này, đó là một số sinh viên may
mắn nhất sẽ tìm được một nghề nghiệp vừa đúng năng lực chuyên môn vừa đúng
sở thích để có thể dồn hết tâm huyết vào đó, hoặc là sẽ có một số sinh viên chỉ có
thể tìm được một nghề đơn thuần để kiếm sống mà không xem đó thực sự là
“nghiệp” để theo đuổi suốt cả cuộc đời. Và cũng có trường hợp ngược lại là một số
sinh viên tốt nghiệp tìm thấy “nghiệp” cho mình nhưng đó không đúng là một
“nghề” để đảm bảo cuộc sống cho họ. Ở nước ngoài vấn đề tìm việc có nhiều quan
điểm khá đa dạng và phần nào thoải mái hơn ở Việt Nam. Đối với nhiều người trẻ
tuổi, việc có thể có được sự hài lòng về công việc (job satisfaction) quan trọng hơn
là có công việc để kiếm thật nhiều tiền. Còn ở Việt Nam, sinh viên ra trường lại
nghĩ tới việc tìm được nghề có thu nhập ổn định hoặc mức lương cao là ưu tiên
hàng đầu, hơn là đúng với sở thích đam mê cá nhân. Điều này thể hiện ngay từ lúc
chọn ngành để thi vào trường đại học thường theo những ngành “hot” để sau khi ra
trường dễ dàng xin được việc làm.
Là những sinh viên của ngành quản trị văn phòng, chuẩn bị bước vào đời, bạn
đã chuẩn bị những hành trang gì giúp ích cho mình chưa? Bạn đã hiểu những gì về
ngành Quản trị văn phòng? Về việc phải làm sao các bạn có thể vừa có “ nghề” lại
có thể theo đuổi nó thành “nghiệp” của mình. Nhưng chúng ta nên biết rằng, dù làm
công việc gì, đúng sở thích của mình hay không, hãy luôn làm tốt nhất trong khả

Nhóm15 - Lớp CĐQTVP3-K4

2
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

năng của mình. Hãy trang bị những kiến thức cần thức cần thiết nhất cho bản thân
mình. Hãy định hướng từ bây giờ cho bản thân bạn, đừng chần chừ nữa, hãy bước
đi, tương lai nằm trong bàn tay đó./.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN PHÒNG VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
1.1. Khái niệm văn phòng:

Nhóm15 - Lớp CĐQTVP3-K4

3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Từ trước đến nay, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều rất quen thuộc với hai từ
“văn phòng”. Khi nói tới văn phòng người ta thường nghĩ ngay tới một công việc
của những người văn thư lưu trữ, những con người luôn phải làm việc với giấy tờ,
sổ sách. Hay nói cách khác văn phòng là nơi lưu giữ tài liệu hay các văn bản, sổ
sách của một công ty, là bộ mặt của công ty, đại diện cho cả một công ty. Bất kỳ
công ty nào, doanh nghiệp nào cũng phải có văn phòng. Dù là một doanh nghiệp
nhỏ hay là một tập đoàn lớn đều phải cần đến văn phòng. Chúng ta đã quá quen
thuộc với những thuật ngữ như: văn phòng đại diện, văn phòng công ty, văn phòng
ảo…Vậy văn phòng thực chất là gì?
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm Văn phòng. Nếu hiểu theo
nghĩa rộng thì: Văn phòng bao gồm toàn bộ bộ máy quản lý của đơn vị từ cấp cao
nhất đến cấp cơ sở với các nhân sự làm quản trị trong hệ thống quản lý của tổ chức;
bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật và môi trường phục vụ cho hoạt động của
tổ chức nói chung, cho hệ thống quản lý nói riêng. Văn phòng toàn bộ có đầy đủ tư
cách pháp nhân trong hoạt động đối nội, đối ngoại để thực hiện mục tiêu chung của
tổ chức. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì: Văn phòng chỉ bao gồm bộ máy trợ giúp
nhà quản trị những việc trong chức năng được giao; là một bộ phận cấu thành trong
cơ cấu tổ chức, chịu sự điều hành của nhà quản trị cấp cao. Văn phòng chức năng

không phải là một pháp nhân độc lập trong các quan hệ đối ngoại. Nhưng dù theo
nghĩa nào thì Văn phòng cũng là một thực thể tồn tại khách quan có hệ thống cơ
cấu tổ chức, được quản lý điều hành theo mục đích nhất định.
Vậy tóm lại: Văn phòng là một thực thể tồn tại khách quan trong mỗi tổ chức
để thực hiện các chức năng theo yêu cầu của nhà quản trị tổ chức đó.
1.2. Khái niệm quản trị văn phòng:
Để thực hiện tốt vai trò của mình, Văn phòng không chỉ được thừa nhận tồn tại
chính thức trong tổ chức, mà còn cần được quản trị một cách khoa học để duy trì và
phát triển văn phòng theo yêu cầu của nhà quản trị.Vậy, Quản trị Văn phòng chính
là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể đến các đối tượng trong
văn phòng nhằm đạt được được mục tiêu nhất định.
1.3. Vai trò của văn phòng:

Nhóm15 - Lớp CĐQTVP3-K4

4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Văn phòng được coi là vị trí trung tâm của mỗi cơ quan tổ chức, nó kết nối mọi
hoạt động quản lý điều hành giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức và là một bộ
phận không thể thiếu trong quá trình quản lý điều hành của một tổ chức. Đối với
các nhà lãnh đạo nói riêng, văn phòng cũng có vai trò vô cùng quan trọng bởi nó
chính là trung tâm thực hiện quá trình quản lý điều hành đơn vị, là nơi tiếp nhận tất
cả các mối quan hệ, nhất là quan hệ đối ngoại. Không những thế nó còn là bộ máy
làm việc của lãnh đạo, là trung tâm khâu nối các hoạt động quản lý điều hành tổ
chức, đồng thời nó cũng chính là cầu nối giữa chủ thể quản lý với các đối tượng
trong và ngoài tổ chức. Đặc biệt nó còn là người dịch vụ tổng hợp cho các hoạt
động của đơn vị nói chung và các lãnh đạo nói riêng.
Có thể khẳng định rằng, văn phòng có một vai trò vô cùng to lớn đối với các tổ
chức. Với những vai trò to lớn đó, các tổ chức cơ quan hiện đã quan tâm xây dựng,

củng cố văn phòng trong đơn vị mình ngày càng hiện đại hoá. Đồng thời nhận thức
hoạt động văn phòng là hoạt động nghề nghiệp, thực tế trong xã hội tồn tại tất yếu
tổ chức ngành văn phòng. Văn phòng Chính phủ cũng đã ra Quyết định lấy ngày 28
tháng 8 hàng năm làm ngày truyền thống của ngành Văn phòng của hệ thống chính
quyền nước ta. Điều này cho thấy rõ tầm quan trọng không thể thay thế của bộ
phận văn phòng nói chung và các nhà quản trị văn hòng nói riêng.
1.4. Chức năng của quản trị văn phòng:
1.4.1. Chức năng định hướng:
Cũng giống như mọi quá trình quản trị, quản trị văn phòng trước tiên phải định
hướng cho hoạt động văn phòng về mục tiêu, về thứ tự ưu tiên các mục tiêu cần đạt
được, về bước đi cần thiết để có mỗi mục tiêu và về các biện pháp, cách thức để đạt
những mục tiêu cụ thể. Chức năng này được thực hiện thông qua các quyết định
chiến lược, điều lệ, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án….
1.4.2. Chức năng tổ chức
Trên cơ sở mục tiêu định hướng, quản trị tổ chức văn phòng được thực hiẹn
tiếp theo để huy động, bố trí xếp đặt các yếu tố thành bộ máy văn phòng theo một
trật tự nhất định, phù hợp với yêu cầu hoạt động thông tin phục vụ cho quản lý điều
hành chung cho tổ chức. Quản trị tổ chức văn phòng cần tuân theo mục tiêu phát
triển chung và chức năng, nhiệm vụ của văn phòng trong từng giai đoạn.

Nhóm15 - Lớp CĐQTVP3-K4

5
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
1.4.3. Chức năng duy trì hoạt động
Không chỉ có chức năng định hướng và chức năng tổ chức, quản trị văn phòng
còn có chức năng duy trì hoạt động. Hoạt động văn phòng mang tính thường xuyên,
nên việc duy trì cho quá trình đó diễn ra theo kế hoạch đã định hướng là việc làm
cần thiết. Nếu thiếu chức năng duy trì, văn phòng sẽ hoạt động không theo định

hướng và đứt quãng, không liên tục, thậm chí còn chấm dứt vì những biến đổi của
môi trường.
1.4.4. Chức năng kiểm soát
Kết quả, hiệu quả hoạt động văn phòng là đích hướng đặt ra trong quá trình vận
động đến mục tiêu, nên kiểm soát là một chức năng không thể thiếu của quản trị
văn phòng. Kiểm soát giúp cho việc quản trị diễn ra đúng hướng, đúng tiến độ,
đúng quy trình, định mức về sử dụng nguồn lực…..Đồng thời kiểm soát còn giúp
thấy được sự biến động của môi trường để chủ động điều chỉnh sự tồn tại của văn
phòng và các hoạt động quản lý điều hành.
1.4.5. Chức năng đánh giá
Cùng với quản lý điều hành, hoạt động văn phòng diễn ra thường xuyên liên
tục theo thời gian. Sau mỗi kỳ hoạt động, văn phòng đạt được những kết quả nhất
định phù hợp với mục tiêu định hướng. Muốn biết kết quả đạt được ở mỗi kỳ có
như mong muốn hay không, nó cần được đánh giá đầy đủ, kịp thời và khách quan.
Qua đánh giá sẽ thấy được khả năng vận động của các yêu tố văn phòng, thấy trình
độ tổ chức và điều hành của các nhà quản trị văn phòng trong một môi trường nhất
định. Đánh giá ở giai đoạn cuối còn cho thấy chính xác hiệu quả đạt được ở mỗi
mục tiêu và làm cơ sở cho việc định hướng hoạt động văn phòng ở những kỳ tiếp
theo.
CHƯƠNG 2

Nhóm15 - Lớp CĐQTVP3-K4

6
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
THỰC TRẠNG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG VÀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC THÀNH ĐÔ
2.1.Khái quát về trường đại học Thành Đô:

• Tên trường: Đại học Thành Đô
• Địa chỉ: Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội.
• Số điện thoại: (04) 3386 1763
• Fax: (04) 3386 1693
• Wedsite: www.thanhdo.edu.vn
• Lôgo của trường:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường:
Trường đại học Thành Đô tiền thân là trường Cao đẳng Tư thục Công nghệ
Thành Đô, sau được đổi tên thành trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô. Trường
đóng tại xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Tỉnh Hà Tây (cũ), là trường tư thục đào
tạo bậc Cao đẳng đầu tiên của Việt Nam. Ngay từ ngày đầu thành lập, lãnh đạo và
giáo viên toàn trường đã lấy khẩu hiệu “Chất lượng - Uy tín - Hội nhập - Phát
triển” là phương châm hành động, hướng tầm nhìn xa tới Trường Đại học có danh
tiếng trong và ngoài nước. Tính đến nay trường đã đi vào hoạt động được 5 năm,
trong suốt 5 năm qua lãnh đạo nhà trường đã không ngừng phấn đấu vươn lên, vượt
qua những khó khăn bước đầu và trở thành trường Đại học Thành Đô như ngày
hôm nay.
Cách đây 5 năm, ngày 30 tháng 11 năm 2004, Trường Cao đẳng Tư thục Công
nghệ Thành Đô được thành lập theo Quyết định số 7687/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. Ngay sau khi thành lập, Trường tuyển sinh khoá
đầu tiên năm học 2004-2005 với 467 sinh viên Cao đẳng và 126 học sinh Trung cấp
chuyên nghiệp cho 5 nghành học (Công nghệ Thông tin, Công nghệ Kỹ thuật điện,

Nhóm15 - Lớp CĐQTVP3-K4

7
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Công nghệ kỹ thuật điện tử, Công nghệ động lực và Kế toán). Khi đó trường còn
nhỏ bé với 17 phòng học, 6 phòng thí nghiệm, thực hành, 2 phòng máy vi tính với

57 máy và 30 giáo viên cơ hữu. Đến ngày 26 tháng 6 năm 2006 Trường Cao đẳng
Tư thục Công nghệ Thành Đô được đổi tên thành Trường Cao Đẳng Công nghệ
Thành Đô theo Quyết định số 3207/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Trong năm học 2006-2007 này trường đã xây dựng mới thêm 34 phòng
học khang trang, 18 phòng thí nhiệm, thực hành, 4 phòng máy tính với 250 máy,
tăng thêm 5 ngành đào tạo và tăng quy mô đào tạo lên gấp 3 lần. Số sinh viên cũng
ngày một tăng cao với 1.690 sinh viên Cao đẳng và 740 học sinh TCCN. Số giáo
viên cơ hữu cũng tăng từ 30 giáo viên lên 115 giáo viên cơ hữu và 190 giáo viên
thỉnh giảng. Trong đó có 9 PGS TS và TS. Giai đoạn này Lãnh đạo Nhà trường tập
trung tích cực chuẩn bị cơ sở để nâng cấp trường lên đại học. Kết quả, sau 2 năm
kiên trì vất vả trường đã có trọn vẹn gần 10 ha đất để xây dựng trường. Trên khu
đất đó, Trường đã lập và được Sở Xây dựng (nay là Sở Quy hoạch kiến trúc) phê
duyệt quy hoạch chi tiết quy mô xây dựng trường, đã xây thêm 45 phòng học mới,
trang bị thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng thực hành, phòng học
máy tính, hoàn thiện Trung tâm đào tạo lái xe với 56 đầu xe, đang nâng lưu lượng
lên 2.500 học viên/năm và 3.600 người được đào tạo và thi cấp bằng lái xe máy.
Cũng từ năm học này, Trường được phép đào tạo liên thông từ TCCN lên Cao đẳng
chính quy, tạo cơ hội cho sinh viên trong trường cố gắng học tập tiếp theo, góp
phần cho Nhà trường mở rộng quy mô đào tạo.
Với sự nỗ lự không ngừng, đến năm học 2007-2008, Trường đã có 10 khoa,
đào tạo 13 ngành Cao đẳng chính quy, 10 ngành TCCN và 7 ngành Cao đẳng liên
thông, xây dựng đầy đủ Chương trình đào tạo, đề cương chi tiết cho các môn học
của ngành. Quy mô đào tạo lên 6.000 sinh viên - học sinh, tăng gấp nhiều lần so
với 3 năm trước. Điều kiện học tập của sinh viên - học sinh cũng ngày càng được
nâng cao hơn: Số phòng học đã đưa vào sử dụng lên 84 phòng, có 22 phòng thí
nghiệm, thực hành với nhiều thiết bị quý, có 485 máy tính với 8 phòng máy. Cũng
trong năm học này Trường đã khai trương và đưa vào sử dụng Trung tâm thông tin
Thư viện với 6 phòng chức năng có trang bị máy tính nối mạng và đa chức năng
với số lượng trên 13 nghìn đầu sách cho gần 1.000 loại sách, trong đó chủ yếu là


Nhóm15 - Lớp CĐQTVP3-K4

8
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập. Phòng đọc rộng lớn phục vụ cho
nhu cầu học tập và nghiên cứu của toàn bộ sinh viên và giáo viên trong trường. Đội
ngũ giáo viên cũng được tăng lên mạnh mẽ, vững chắc. Số giáo viên cơ hữu tăng
lên 151 giáo viên trong đó có 16 PGS TS, Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ, 30 Thạc sĩ
và hàng trăm giảng viên thỉnh giảng từ các trường Đại học danh tiếng trong nước.
Đội ngũ giảng viên của Trường được đánh giá có số lượng giảng viên có trình độ
cao chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường Cao đẳng của cả nước.
Chỉ sau 3 năm, trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô đã hội tụ đầy đủ điều
kiện phù hợp với Quyết định số 07/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về cho phép
thành lập trường Đại học. Ngày 27 tháng 5 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ chính
thức ra Quyết định số 679/QĐ-TTg cho phép thành lập trường Đại học Thành Đô
trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô. Ngay sau khi thành
lập, Trường đã xin phép mở ngành và chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo Đại học. Sau khi
được phép, chỉ sau 4 tháng, đến tháng 9 năm 2009, Trường đã tuyển đủ chỉ tiêu
được 940/900 sinh viên đại học (tăng 5%) khoá đầu tiên bao gồm các ngành: Công
nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện,
Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Tiếng Anh, Việt Nam học.
Kế thừa những kết quả tốt đẹp của Cao đẳng Công nghệ Thành Đô suốt 5 năm
qua Trường Đại học Thành Đô ngày càng phát triển vững mạnh. Số sinh viên - học
sinh đến thi vào học năm sau nhiều hơn năm trước, ngành nghề và các loại hình
đào tạo mở rộng hơn theo từng năm học, cụ thể dưới bảng sau:
QUY MÔ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2009
Năm học Trình độ đào tạo Ngành Quy mô
2004-2005 467 CĐ + 126 TCCN 5 ngành 593

2005-2006 893 CĐ + 693 TCCN 12 ngành 2.125
2006-2007 1.690 CĐ + 738 TCCN 13 ngành 3.503
2007-2008 1.858 CĐ + 664 TCCN + 735 CĐ LT 13 ngành 7.004
2008-2009
940 ĐH + 450 ĐH LT + 1350 CĐ +
350 CĐ LT + 60 TCCN
8 ngành ĐH,
13 ngành CĐ
9.840

Nhóm15 - Lớp CĐQTVP3-K4

9
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Bảng 2.1
Từ bảng trên ta thấy Trường Đại học Thành Đô ngày càng khẳng định vị thế
của mình và trở thành một địa chỉ tin cậy đối với mỗi học viên. Với sự mạng: Đào
tạo những sinh viên có phẩm chất đạo đức chính trị, có trình độ chuyện môn nghiệp
vụ chất lượng cao, đa nghành, đa lĩnh vực đáp ứng nhu cầu cầu người học và cung
cấp nguồn nhân lực cho xã hội trong thời đại phát triển kinh tế trí thức, Đại học
Thành Đô đang, đã và sẽ phấn đấu trở thành một trường Đại học đạt chất lượng
đẳng cấp trong nước, tiến tới khẳng định uy tín trong khu vực và quốc tế.
Những mốc lịch sử quan trọng của Trường Đại học Thành Đô:
2004
Ngày 30 tháng 11 năm 2004, Thành lập Trường Cao đẳng Tư thục Công nghệ
Thành Đô theo Quyết định số 7687/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
2006
Ngày 26 tháng 6 năm 2006 Trường chính thức đổi tên từ trường Cao đẳng Tư

thục Công nghệ Thành Đô thành Trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô theo
Quyết định số 3207/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong năm học 2006-2007 Trường đã được phép đào tạo Liên thông từ TCCN
lên Cao đẳng chính quy.
Năm học 2007-2008
Khai trương Trung tâm thông tin Thư viện với 6 phòng chức năng có trang bị
máy tính nối mạng và đa chức năng với số lượng trên 13 nghìn đầu sách cho gần
1.000 loại sách, trang bị phòng đọc rộng lớn có đầy đủ các loại tài liệu đáp ứng nhu
cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên và giáo viên.
2009
Ngày 27 tháng 5 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 679/QĐ-
TTg cho phép thành lập Trường Đại học Thành Đô trên cơ sở nâng cấp Trường
Cao đẳng Công nghệ Thành Đô.

Nhóm15 - Lớp CĐQTVP3-K4

10
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Lãnh đạo nhà trường nhanh chóng triển khai những công việc cần thiết đã được
nêu trong Đề án thành lập:
Triển khai thực hiện dự án 197 tỷ đồng, đang xây dựng 2 toà nhà học cao 8
tầng với diện tích sàn là 2.500 m
2
, phấn đấu đến tháng 9 năm 1010 sẽ đưa và sử
dụng với 130 phòng học khang trang. Xây dựng khu ký túc xá hiện đại có chỗ ở
cho khoảng 2.200 sinh viên.
Tiếp tục trang bị thêm các thiết bị thí nhiệm, thực hành, đưa tổng số phòng thực
hành lên 28 phòng, với số máy tính được trang bị thêm lên 650 máy, có 50 máy
công vụ nối mạng internet.

Đội ngũ giáo viên cơ hữu tiếp tục được tuyển dụng trên cơ sở lựa chọn những
giáo viên có trình độ giỏi, học vị cao. Từ tháng 5 năm 2009 đến nay đã tuyển thêm
30 giảng viên.
Về xây dựng chương trình và quản lý đào tạo: Ngoài việc tiếp tục hoàn thiện
Chương trình đào tạo đối với các lớp theo niên chế. Bắt đầu từ năm học 2009-2010
đối với các lớp Đại học khoá 1 và Cao đẳng khoá 6 Nhà trường áp dụng chương
trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đồng thời triển khai ấp dụng công tác quản lý
đào tạo và các hoạt động của trường bằng phần mềm tiên tiến kết nối thông tin điện
tử, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của
sinh viên.
Nhà trường thực hiện xây dựng chuẩn năng lực nghề nghiệp đầu ra, đáp ứng
yêu cầu của xã hội về kỹ năng chuyên môn, phẩm chất đạo đức bản lĩnh chính trị
của sinh viên tốt nghiệp làm mục tiêu phấn đấu của sinh viên trong quá trình học
tập tại trường. Đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác quốc tế, tiến tới triển khai áp
dụng một số chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới.
Có thể nói rằng năm 2009 là một mốc lịch sử vô cùng quan trọng đối với
Trường Đại học Thành Đô. Từ đây trường chính thức được lên Đại học, chuyển
sang một bước ngoặt mới trong tiến trình lịch sử của Trường với những cơ hội và
thử thách mới. Trường Đại học Thành Đô đang dần khẳng định tên tuổi của mình ở
trong nước và ngoài khu vực.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường đại học Thành Đô:

Nhóm15 - Lớp CĐQTVP3-K4

11
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Trong Quyết định thành lập trường Cao đẳng Tư thục Công nghệ Thành Đô số
7687/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ
nhiệm vụ của Trường như sau:

Trường Cao đẳng Tư thục Công nghệ Thành Đô có nhiệm vụ đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ có trình độ Cao đẳng và các trình thấp hơn gồm các chuyên nghành
chủ yếu: công nghệ thông tin, công nghệ điện công nghịêp, công nghệ điện tử, công
nghệ cơ khí và ô tô, quản trị kinh doanh, quản trị văn phòng, công nhân lái xe các
loại và nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Trong quá trình hoạt động và phát triển Trường cần đảm bảo thực hiện tốt
những nhiệm vụ đã đề ra, đồng thời thực hiện đúng chức năng của mình đó là
những chức năng như: Chức năng tổ chức, chức năng đào tạo, chức năng quản lý
và chức năng kiểm tra. Những chức năng này nhằm duy trì hoạt động của Trường,
nó được thể hiện thông qua các phòng chức năng như phòng Đào tạo, phòng Quản
lý học sinh - sinh viên và thanh tra giáo dục, phòng Tổ chức Hành chính và phòng
Kế toán. Đây là những phòng chuyên môn chuyên thực hiện các chức năng cần
thiết của trường giúp cho hệ thống nhà trường ngày càng chặt chẽ và phát triển hơn.
Với những giá trị tốt đẹp mà Trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô đã đạt
được trong suốt 5 năm qua, ngày nay Trường Đại học Thành Đô được thành lập
vẫn tiếp tục phát huy những thành quả mà Trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô
đã đạt được đồng thời tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ đã được giao phó, ngày
càng đào tạo ra nhiều chủ nhân tương lai của đất nước không chỉ có trình độ Cao
đẳng và các trình độ thấp hơn nữa mà còn có trình độ Đại học, có khả năng chuyên
môn cao góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
dặn dò, đồng thời hướng tới một Đại học Thành Đô ngày càng phát triển và vững
mạnh.
2.1.3. Các ngành nghề đào tạo:
I. ĐẠI HỌC CHÍNH QUI V. ĐÀO TẠO NGHỀ NGẮN HẠN
1. Công nghệ thông tin
2. Công nghệ kỹ thuật điện
1. Kế toán (nghiệp vụ kế toán, phần
mềm Kế toán)

Nhóm15 - Lớp CĐQTVP3-K4


12

×