Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

THỰC TRẠNG CỨU TRỢ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.36 KB, 17 trang )

THỰC TRẠNG CỨU TRỢ XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM
THÀNH VIÊN NHÓM 2:
1. LÊ THỊ HƯỜNG
2. LÊ THỊ HUYỀN
3. NGUYỄN THỊ ANH LÀI
4. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
5. NGUYỄN THỊ NGA
6. NGUYỄN THỊ THÚY
7. NGUYỄN THỊ LÝ.
Hà Nội tháng 10/2010
Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI(CTXH)
Trong những năm qua đi cùng với quá trình đổi mới đất nước, xây dựng kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa… chúng ta đã thu được những thành
quả lớn về kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, nước ta là nước nghèo, chịu hậu quả
nặng nề của chiến tranh, thiên tai (bão lụt, hạn hán…) thường xuyên xảy ra gây
thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân
và điều kiện phát triển kinh tế văn hoá xã hội. Mặt trái của kinh tế thị trường: phân
hoá giàu nghèo, chạy theo lối sống thực dụng suy giảm đạo đức, lối sống, thất
nghiệp… đang là những nguyên nhân làm tăng đối tượng xã hội: Người già cô
đơn, người lang thang, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tệ nạn
xã hội…Chính vì vậy ngay từ xa xưa đã có những hoat động cưu mang giúp đỡ lẫn
nhau trong cộng đồng xã hội.Cùng với sự phát triển của xã hội,cứu trợ xã hội dần
dần trở thành hoạt động có tổ chức hơn.
Định nghĩa về cứu trợ xã hôị: Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội bằng
nguồn tài chính của nhà nước và của cộng đồng đối với các thành viên gặp khó
khăn bất hạnh và rủi ro trong cuộc sống như thiên tai hỏa hoạn bị tàn tật già
yếu…..dẫn đến mức sống quá thấp,lâm vào cảnh neo đơn túng quẫn nhằm giúp họ
đảm bảo được cuộc sông tối thiểu vượt qua cơn nghèo khốn và vươn lên cuộc sống
bình thường.


Mục tiêu của cứu trợ xã hội:
-chuyển nhượng các nguồn lực cho cá nhân, các hộ gia đình và các bộ phận
dân cư rơi vào tình trạng túng quẫn,dễ bị tổn thương nhất,từ đó giúp họ đảm bảo
được mức sống tối thiểu và cải thiện điều kiện sống.
- giảm nghèo, tạo ra công bằng xã hội, giảm sự trênh lệch về mức sống cả về
vật chất và tinh thần.
Phần II: NỘI DUNG THỰC TRẠNG CỦA CTXH Ở VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Có 2 hình thức CTXH
A: Cứu trợ xã hội khẩn cấp:
Là sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội về điều kiện sinh sống cho các thành viên
trong cộng đồng khi gặp các rủi ro hoặc khó khăn bất ngờ khiến cho cuộc sống của
họ tạm thời bị đe dọa, nhằm giúp họ nhanh cho chóng vượt qua sự hẫng hụt,ổn
định cuộc sống và sớm trở lại hòa nhập với cộng đồng.
Ví dụ các trường hợp như: thiên tai, mất mùa, hoặc xảy ra các biến cố như hỏa
hoạn…
- Đối tượng hưởng: những cá nhân,hộ gia đình gặp khó khăn
+ hộ gia đình có người chết,người mất tích.
+hộ gia đình có người bị thương nặng
+hộ gia đình có nhà bị sập đổ, trôi, cháy,hỏng nặng.
+hộ gia đình mất phương tiện sản xuất lâm vào cảnh bị thiếu đói
+hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét.
+người bị đói do thiếu lương thực.
+người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng,gia đình không
biết để chăm sóc.
+người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.
- Hình thức cứu trợ:
+ bằng tiền: là việc thực hiện trợ giúp dưới hình thức tiền mặt cho người được
cứu trợ.
Ưu điểm:Dễ vận chuyển, không tốn kém nhiều chi phí vận chuyển. Đáp ứng

linh hoạt cho nhu cầu của người được cứu trợ.
Nhược điểm: Việc cứu trợ bằng tiền đôi khi không phát huy được tác dụng
một cách hiệu quả trong trường hợp các đối tượng bị cô lập, không đáp ứng được
các nhu cầu thiết yếu nhất.
+ bằng hiện vật : là hình thức chủ yếu trong cứu trợ đột xuất. việc cứu trợ ở đây
không chỉ là các vật phẩm hang hóa mà còn bao hàm cả dịch vụ mà nhà nước và
cộng đồng xã hội trợ giúp cho các đối tượng.
Ưu điểm:Đáp ứng cho nhu cầu của đối tượng một cách thiết thực và nhanh
chóng .Hạn chế việc sử dụng sai mục đích .
Nhược điểm: Khó khăn trong khâu vận chuyển

- Nguồn kinh phí để thực hiện cứu trợ đột xuất bao gồm:
+ Ngân sách Nhà nước cân đối hàng năm; Ngân sách tỉnh, huyện, xã tự cân đối;
+ Do các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ;
+ Trợ giúp của nước ngoài, Tổ chức quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương
hoặc thông qua Chính phủ, các đoàn thể xã hội.
Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện cứu trợ đột xuất
thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Mức cứu trợ (Nghị định số 13/2010/NĐ – CP Ngày 27.2.2010 )
1. Đối với hộ gia đình:
a) Có người chết, mất tích:4.500.000 đồng/người;
b) Có người bị thương nặng: 1.500.000 đồng/người;
c) Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 6.000.000 đồng/hộ;
d) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 7.000.000
đồng/hộ.
2. Cá nhân:
a) Trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng; trong thời gian từ 1 đến 3 tháng;
b) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết để chăm
sóc: 1.000.000 đồng/người;

c) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 10.000
đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài
thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng
mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai
táng được Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng thì
các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất là
2.000.000 đồng.
B. CỨU TRỢ XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN
Cứu trợ xã hội thường xuyên là sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội dành cho các
thành viên trong cộng đồng về điều kiện sinh sống trong thời gian dài hoặc trong
suốt cuộc đời của họ. đối tượng này thường là những người rơi vào hoàn cảnh
không thể tự lo liệu được cuộc sống cho bản thân. Ở Việt Nam cứu trợ xã hội
thường xuyên được nhà nước và các ban ngành rát chú trọng, giúp đỡ ngững đối
tượng rơi vào hoàn cảnh khốn cùng. Theo nghị định 07/2000/NĐ-CP và nghị định
67/20007/NĐ-CP thì các đối tượng va mức hưởng trợ cấp xã hội như sau:
1. Trẻ em mồ côi
Là trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em
mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại
Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo
quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời
gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em
nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo. Người chưa thành niên từ đủ 16 đến
dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu
trên.
Đối tượng này từ 18 tháng tuổi trở lên sẽ được trợ cấp 120000 đồng một
tháng.
Dưới 18 tháng tuổi từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS.
được trợ cấp 180000 đồng một tháng.

×