Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 114 trang )

ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na
SVTH: Cao Võ Thanh Sang




NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày tháng năm 2008



ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na
SVTH: Cao Võ Thanh Sang




NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày tháng năm 2008



ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển




GVHD: ThS. Kim Oanh Na
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ðẦU 1
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH VỀ MÔI TRƯỜNG BIỂN - CƠ SỞ PHÁP LÝ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN 3
1.1 Biển và vấn ñề phân ñịnh biển 3
1.1.1 Khái niệm về biển và bảo vệ môi trường biển 3
1.1.2 Phân ñịnh biển 4
1.2 Tình hình về môi trường biển 19
1.2.1 Khái quát chung về biển thế giới và biển Việt Nam 19
1.2.2 Môi trường biển ñang bị ô nhiễm nghiêm trọng 20
1.3 Cơ sở pháp lý bảo vệ môi trường biển ở nước ta hiện nay 23
1.3.1 Khung pháp lý về bảo vệ môi trường biển 23
1.3.2 Các vấn ñề pháp lý liên quan ñến môi trường biển 25
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN. THỰC TRẠNG - KIẾN NGHỊ - ðỀ XUẤT CỦA
BẢN THÂN 43
2.1 Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển 43
2.1.1 Các vùng biển và chế ñộ pháp lý của chúng 43
2.1.2 Các ñiều ước quốc tế và khu vực ðông Nam Á về bảo vệ môi trường biển 56
2.2 Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển 66
2.2.1 Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia và chế ñộ pháp lý của chúng 66
2.2.2 Việt Nam và các ñiều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển 79

2.2.3 Bảo vệ môi trường biển trong Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam và các
văn bản pháp luật có liên quan khác 88
2.3 Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường biển trên thế giới và ở Việt
Nam hiện nay 94
2.3.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường biển trên thế giới hiện nay 94
2.3.2 Thực trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay 100
2.3.3 Kiến nghị và ñề xuất của bản thân về vấn ñề hoàn thiện hệ thống pháp
luật bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam 103
KẾT LUẬN 105
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 1
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



LỜI NÓI ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài :
Trên tiến trình toàn cầu hoá hiện nay, vấn ñề bảo vệ môi trường ñã trở thành vấn
ñề cấp thiết nhất là việc bảo vệ môi trường biển, rất cần sự quan tâm lẫn hành ñộng
của mỗi chúng ta. Vì thế, vấn ñề hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ môi trường biển
ngày càng quan trọng ñối với toàn nhân loại nói chung, và với Việt Nam nói riêng.
Tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường ñang diễn ra hết sức phức tạp trên phạm vi
toàn cầu. Môi trường biển ñang bị ñe doạ từng ngày và hậu quả của việc ô nhiễm môi
trường này là hết sức nặng nề. Nguyên nhân dẫn ñến tình trạng này là do nhiều yếu tố
chủ quan và khách quan mang lại, song, trong ñó việc không tuân thủ ñúng pháp luật
về bảo vệ môi trường biển là một trong những nguyên nhân cần ñề cập ñến.

Hiện tại, chúng ta ñã có các văn bản quy ñịnh khung pháp lý chung về việc bảo
vệ môi trường biển, nhưng do con người (cá nhân, tổ chức) chưa tuân thủ hoặc tuân
thủ chưa ñúng các quy ñịnh này nên dẫn ñến ô nhiễm môi trường biển. Nhiều vụ gây ô
nhiễm diễn ra nhưng vẫn chưa ngăn chặn hết ñược. Mỗi vụ vi phạm xảy ra là kéo theo
bao hậu quả nặng nề mà người chịu ảnh hưởng cũng chính là con người. Các mức ñộ ô
nhiễm môi trường biển ngày càng nhiều là do ý thức tuân thủ các quy ñịnh về môi
trường biển của mỗi cá nhân, tổ chức còn thấp và văn bản quy phạm pháp luật ñiều
chỉnh vấn ñề này còn hạn chế và chưa thật sự phổ biến.
Qua tìm hiểu sách vở, báo ñài, tiếp cận với các khái niệm về môi trường biển, bảo
vệ môi trường biển, người viết ñã hiểu ñược vai trò của môi trường biển và sự bảo vệ
môi trường biển có vai trò quan trọng như thế nào ñối với ñời sống con người. Người
viết ñược hiểu thêm về pháp luật môi trường và các văn bản pháp lý bảo vệ môi trường
biển.
Làm sao ñể các biện pháp bảo vệ môi trường biển ñi vào cuộc sống ñể nó ñược áp
dụng phổ biến, rộng rãi và hiệu quả hơn vẫn là câu hỏi lớn. Pháp luật ñã và ñang làm
gì ñể ñưa các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, nhất là văn bản bảo vệ môi trường
biển vào ñời sống ñể nó trở nên gần gũi với mọi người và nâng cao ý thức pháp luật
bảo vệ môi trường biển cho họ. Từ tính cấp thiết của việc tuân thủ các văn bản pháp
luật bảo vệ môi trường biển và thực trạng áp dụng các văn bản ñó, người viết ñã quyết
ñịnh chọn ñề tài này. ðề tài: “PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN”.
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 2
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



2. Phạm vi nghiên cứu:

ðề tài ñược nghiên cứu xoay quanh các văn bản pháp luật Việt Nam và quốc tế
về bảo vệ môi trường biển, vấn ñề ô nhiễm môi trường biển và các nguyên nhân dẫn
ñến sự ô nhiễm ñó. Trên cơ sở luật ñịnh, xác ñịnh vai trò của pháp luật bảo vệ môi
trường biển và ảnh hưởng của nó trong ñời sống thực tế
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Việc nhiên cứu ñề tài này với mục tiêu là tìm hiểu và phân tích các văn bản pháp lý
liên quan ñến vấn ñề bảo vệ môi trường biển, tình hình môi trường biển và ô nhiễm
môi trường biển ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay. Thông qua việc nghiên cứu ñề
tài, từ ñó ra những vướng mắc trong quá trình áp dụng các văn bản pháp luật về bảo vệ
môi trường biển Việt Nam. ðồng thời rút ra kết luận, ñánh giá những kiến thức có
ñược ñể ñưa ra phương hướng hoàn thiện phù hợp.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chủ yếu ñược áp dụng trong luận văn này là phương pháp nghiên cứu
ñi từ chi tiết ñến tổng quát. Bên cạnh ñó còn có sự khái quát tổng hợp các vấn ñề liên
quan ñến luật pháp bảo vệ môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển.
5. Kết cấu của luận văn:
Luận văn bao gồm: Lời nói ñầu, mục lục, tài liệu tham khảo, kết luận và hai
chương:

 CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG BIỂN - CƠ SỞ PHÁP LÝ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG BIỂN.

 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN. THỰC TRẠNG - ðỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ CỦA BẢN
THÂN.







ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 3
SVTH: Cao Võ Thanh Sang





CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH VỀ MÔI TRƯỜNG BIỂN - CƠ SỞ PHÁP LÝ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

1.1. BIỂN VÀ VẤN ðỀ PHÂN ðỊNH BIỂN.
1.1.1. Khái niệm về môi trường biển và bảo vệ môi trường biển.
Về phương diện phạm vi ñịa lý, môi trường biển là toàn bộ vùng nước biển của
Trái ñất với tất cả những gì có trong ñó. Môi trường biển của một quốc gia có thể ñược
hiểu là một vùng của biển, ñại dương và trải rộng từ bờ biển và các hải ñảo cho tới
ranh giới trên biển ñược thoả thuận hoặc tới giới hạn 200 hải lý của vùng ñặc quyền
kinh tế hoặc tới ranh giới ngoài cùng của thềm lục ñịa của quốc gia ñó. Về phương
diện phạm vi môi trường thì ñịnh nghĩa môi trường biển lại rộng lớn hơn rất nhiều.
Căn cứ vào ðiều 1 khoản 4 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, môi
trường biển ñược hiểu bao gồm các tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái biển và chất
lượng nước biển, cảnh quan biển.
Phân tích ñịnh nghĩa trên cho thấy, môi trường biển là vùng tại ñó con người khai
thác các tài nguyên sinh vật và không sinh vật, là nơi ñược sử dụng ñể giao tiếp, nghỉ
ngơi giải trí và trút bỏ chất thải và ñó là nơi ñóng một vai trò cơ bản trong việc duy trì

các ñiều kiện sống trên Trái ñất. Môi trường biển là hệ thống tại ñó các quá trình lý,
hoá, sinh tương tác và hoạt ñộng ñảm bảo duy trì cân bằng hệ sinh thái ñộng thực vật
biển và ñảm bảo cho các mục ñích sử dụng biển khác nhau của con người.
“Môi trường biển” bao gồm không chỉ các vùng biển với các ñặc trưng lý hoá của
chúng mà còn cả các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật của vùng
cửa sông, các vùng ngập mặn bao gồm cả trầm tích, các vùng thuỷ triều lên xuống, các
vùng ñầm lầy, bãi triều, ñất ướt Trong khi biển cả là thành phần chính của môi
trường biển và cần ñược giữ gìn, thì sự quan tâm tới các vùng ñó cũng không thể bỏ
qua. Bất kỳ một sự suy thoái nào trong các vùng cửa sông, ñầm phá, ven biển hay phát
triển không có kiểm soát, ñều có thể tác ñộng xấu tới toàn bộ hệ thống môi trường
biển.
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 4
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



Biển và ñại dương cũng không nên ñược xem là một thực thể ñộc lập vì chúng
cũng tương tác với bầu khí quyển phía trên biển, với ñáy biển và với lục ñịa mà từ ñó
có các chất liệu ñổ vào biển. Xét trên khía cạnh này, ñịnh nghĩa môi trường biển có thể
ñược mở rộng, ñể dáp ứng ñược yêu cầu ñánh giá một cách chính xác các nguồn ô
nhiễm môi trường biển, tác nhân làm suy thoái và huỷ hoại môi trường biển trong tổng
thể môi trường Trái ñất. Ngoài ra, các hoạt ñộng của con người cũng là một phần của
môi trường biển và chúng tác ñộng trực tiếp làm thay ñổi chất lượng của các vùng ven
biển, gây suy thoái môi trường trong phạm vi vùng ven biển.
ðịnh nghĩa môi trường biển ngày càng ñược hoàn thiện, phù hợp với nhận thức
của con người. Chương 17 trong Chương trình Hành ñộng 21 ñịnh nghĩa: “Môi trường

biển là vùng bao gồm các ñại dương và các biển và các vùng ven biển tạo thành một
tổng thể, một phần cơ bản bản của hệ thống duy trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản
hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững”. ðịnh nghĩa này nhấn mạnh tới mối liên
kết giữa môi trường và con người cùng sự phát triển. Môi trường biển ở ñây ñược hiểu
là môi trường tự nhiên của biển cả chịu sự tác ñộng của các hoạt ñộng của con người
trong quá trình phát triển.
Dựa trên quan ñiểm Bảo vệ và Phát triển bền vững, chúng ta có ñịnh nghĩa mới về
bảo vệ môi trường biển. Bảo vệ môi trường biển ở ñây là việc ngăn chặn ảnh hưởng
tiêu cực của các hoạt ñộng của con người và của tự nhiên ñến môi trường biển, làm ô
nhiễm và suy thoái môi trường biển.
1.1.2. Phân ñịnh biển.
+ Khái niệm chung.
ðịnh nghĩa phân ñịnh biển:
- Phán quyết của Toà án pháp lý quốc tế về vụ thềm lục ñịa biển Egée ngày
19/12/1978: phân ñịnh có mục ñích: “Vạch một con ñường chính xác hoặc nhiều con
ñường chính xác nơi gặp nhau của các vùng không gian tại ñó thực hiện các quyền lực
và quyền chủ quyền tương ứng” của hai quốc gia.
- Phân ñịnh là quá trình hoạch ñịnh ñường ranh giới phân tách hai hay nhiều quốc
gia có các vùng biển tiếp giáp nhau và không ñược phân tách bởi biển cả hoặc ñáy
biển - vùng di sản chung của loài người.
Phân ñịnh là một hoạt ñộng mang tính quốc tế:
- “Việc phân ñịnh các vùng biển luôn luôn có một khía cạnh quốc tế; nó không thể
phụ thuộc vào ý chí duy nhất của quốc gia ven biển như có ñược thể hiện trong luật
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 5
SVTH: Cao Võ Thanh Sang




quốc nội. Nếu tuyên bố phân ñịnh nhất thiết là một hành vi ñơn phương là ñúng, bởi vì
chỉ quốc gia ven biển mới có tư cách ñể tiến hành ñiều ñó thì ngược lại giá trị của việc
phân ñịnh ñó ñối với các quốc gia thứ ba thuộc về luật pháp quốc tế”.
- Như vậy, các quốc gia có quyền ñơn phương tuyên bố ranh giới vùng biển của
mình ñến ñâu, nhưng giá trị của các tuyên bố ñó trong quan hệ quốc tế chỉ có thể ñược
khi việc phân ñịnh ñơn phương này tôn trọng những quy tắc và nguyên tắc cơ bản của
luật pháp quốc tế và ñược quốc tế thừa nhận.
ðiều kiện ñể có sự phân ñịnh biển:
- Thực chất của việc phân ñịnh biển là sự phân ñịnh tác ñộng của danh nghĩa pháp
lý của các vùng biển mà mỗi bên có ñược do vận dụng luật pháp quốc tế.
- Phán quyết vụ thềm lục ñịa Libi-Malta ngày 3/6/1985 cho rằng: “Việc một bên là
vấn ñề danh nghĩa và vấn ñề xác ñịnh thềm lục ñịa và bên kia là vấn ñề phân ñịnh
thềm lục ñịa là hai vấn ñề không hoàn toàn khác biệt nhau mà ngược lại còn bổ sung
cho nhau là một sự thật hiển nhiên. Cơ sở pháp lý của vùng cần phân ñịnh và danh
nghĩa tương ứng không thể không có mối liên hệ nào với việc phân ñịnh”.
ðiều này có thể thấy rõ trong ví dụ sau: theo luật pháp quốc tế, cả hai quốc gia có
bờ biển ñối diện hay tiếp giáp nhau ñều có quyền mở rộng thềm lục ñịa của mình dựa
trên danh nghĩa “ñất thống trị biển”- sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ ñất liền của họ ra
biển. Như vậy, họ có cùng danh nghĩa ñể thụ ñắc các vùng biển theo luật pháp quốc tế
quy ñịnh cho họ. Vấn ñề là cần phải xác ñịnh xem giá trị của danh nghĩa ñó ñến ñâu
tới giới hạn nào.
- Yếu tố thứ hai cần thiết ñể có sự phân ñịnh là tồn tại sự chồng lấn các vùng biển,
mà cụ thể là chồng lấn các danh nghĩa.
+ Phân ñịnh lãnh hải.
Phân ñịnh lãnh hải:
Có hai trường hợp:
- Các quốc gia có bờ biển ñối diện nhau.
- Các quốc gia có bờ biển tiếp giáp nhau.

Các phương pháp phân ñịnh lãnh hải:
Trước Hội nghị lần thứ nhất của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1958 thông
thường áp dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp ñường cách ñều;
- Phương pháp ñường vuông góc so với xu thế chung của bờ biển;
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 6
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



- ðường phân giác góc tạo bởi hai bờ biển tiếp giáp nhau;
- ðường biên giới trên bộ kéo dài ra biển;
- ðường kinh tuyến hoặc vĩ tuyến.
Các phương pháp này vẫn tiếp tục ñược sử dụng trong một số các thoả thuận
giữa các quốc gia trong thời gian gần ñây như thoả thuận Brazil và Uruguay ngày
21/6/1972, Gambie và Xenegal ngày 4/6/1974, Colombia và Equateur ngày 23/8/1975,
Vênzuela và Pháp ngày 17/6/1980 Tuy nhiên phương pháp ñường cách ñều tỏ ra có
ưu thế trội hơn cả.
ðiều 12 khoản 1 Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp
lãnh hải:
“Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc ñối diện nhau, không quốc gia nào
ñược quyền mở rộng lãnh hải ra quá ñường trung tuyến mà mọi ñiểm nằm trên ñó cách
ñều các ñiểm gần nhất của các ñường cơ sở dùng ñể tính chiều rộng lãnh hải của mỗi
quốc gia, trừ khi có sự thoả thuận ngược lại. Tuy nhiên, quy ñịnh này không áp dụng
trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh ñặc biệt khác
cần hoạch ñịnh ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác không ñược trù ñịnh

trong các ñiều khoản này”.
ðiều 15 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 nhắc lại ðiều 12
của Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải.
Nguyên tắc chung cho phân ñịnh lãnh hải gồm 3 yếu tố:
- Việc phân ñịnh phải thực hiện theo con ñường thoả thuận;
- Nếu không thoả thuận ñược thì áp dụng ñường cách ñều;
- ðường cách ñều ñược áp dụng với ñiều kiện:
 Không có các hoàn cảnh ñặc biệt ñòi hỏi phải có một giải pháp khác;
 Không có các danh nghĩa lịch sử.
ðường cách ñều và ñường trung tuyến.
ðường cách ñều trong trường hợp hai quốc gia có bờ biển tiếp giáp nhau và
ñường trung tuyến trong trường hợp hai quốc gia có bờ biển ñối diện nhau là ñường
mà tất cả các ñiểm cách ñều các ñiểm gần nhất của ñường cơ sở dùng ñể tính chiều
rộng lãnh hải của mỗi quốc gia.
Hoàn cảnh ñặc biệt trong phân ñịnh lãnh hải.
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 7
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



Không có ñịnh nghĩa chính xác về các hoàn cảnh ñặc biệt, cả Công ước
Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, cả Công ước của Liên hợp
quốc về Luật Biển năm 1982 ñều không ñịnh nghĩa chúng.
ðối với Uỷ ban Luật quốc tế năm 1958 các hoàn cảnh ñặc biệt trong phân ñịnh
lãnh hải là:
- Hình dạng bất thường của bờ biển;

- Sự hiện diện của các ñảo;
- Luồng hàng hải.
Nguyên tắc phân ñịnh lãnh hải có thể tóm gọn trong công thức:
ðường cách ñều (ñường trung tuyến)- các hoàn cảnh ñặc biệt.
- Con ñường tạm thời quản lý và là ñường ñầu tiên ñưa ra trong ñàm phán là ñường
cách ñều.
- Các hoàn cảnh ñặc biệt có ý nghĩa sửa chữa lại những bất công mà ñược cách ñều
có thể mang lại trong phân ñịnh ñể ñạt ñược một giải pháp công bằng.
Phân ñịnh vùng tiếp giáp lãnh hải:
- ðiều 24 khoản 3 Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp quy
ñịnh không một quốc gia nào có quyền, trừ khi có các thoả thuận khác giữa họ, mở
rộng vùng tiếp giáp lãnh hải ra ngoài ñường trung tuyến. Khác với việc phân ñịnh lãnh
hải, Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải chỉ quy ñịnh
một giải pháp duy nhất: ñường trung tuyến, không nhắc gì tới các hoàn cảnh ñặc biệt.
- ðiều 33 của Công ước liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 không có quy ñịnh
gì. ðược coi là một phần của vùng ñặc quyền về kinh tế nên phân ñịnh vùng tiếp giáp
lãnh hải sẽ tuân thủ các nguyên tắc phân ñịnh vùng ñặc quyền về kinh tế ñược quy
ñịnh trong ðiều 83 của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Phân ñịnh thềm lục ñịa và vùng ñặc quyền kinh tế.
ðiều 74 và 83 của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982:
1.Việc hoạch ñịnh ranh giới vùng ñặc quyền kinh tế (thềm lục ñịa) giữa các quốc
gia có bờ biển tiếp liền hay ñối diện nhau ñược thực hiện bằng con ñường thoả thuận
theo ñúng pháp luật quốc tế như ñã nêu ở ðiều 38 quy chế của Toà án pháp lý quốc tế
ñể ñi ñến một giải pháp công bằng.
2. Nếu không ñi tới ñược một thoả thuận trong một thời gian hợp lý, thì các quốc
gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở Phần XV.
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển




GVHD: ThS. Kim Oanh Na 8
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



3. Trong khi chờ ký kết thoả thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh
thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình ñể ñi ñến các dàn xếp tạm thời có tính chất
thực tiển và ñể không phương hại hay cản trở việc ký kết các thoả thuận dứt khoát
trong giai ñoạn quá ñộ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại ñến việc hoạch
ñịnh cuối cùng.
Nhận xét chung về ðiều 74 và 83 của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982:
- Hai ñiều này có nội dung như nhau.
- Hai ñiều này nhắc ñến nguồn của luật pháp quốc tế ñược nêu trong ñiều 38 quy
chế của Toà án pháp lý quốc tế:
 Những ñiều ước quốc tế chung hoặc riêng ñược các quốc gia tranh chấp thừa
nhận.
 Tập quán quốc tế ñã ñược chấp nhận như luật.
 Những nguyên tắc pháp luật chung ñược các quốc gia văn minh thừa nhận.
 Những quyết ñịnh của các toà án và các học thuyết của các luật gia có trình ñộ
của các nước ñược coi như là nguồn bổ sung của pháp luật.
Các quy tắc và các nguyên tắc trong phân ñịnh.Có hai nguyên tắc cơ bản:
 Nguyên tắc thoả thuận.
 Nguyên tắc công bằng.
Nguyên tắc thoả thuận.
- ðược nêu trong ðiều 6 khoản 1-2 của Công ước Giơnevơ năm 1958 về thềm lục
ñịa.
- Nguyên tắc này ñã trở thành nguyên tắc mang tính tập quán.
- Vụ thềm lục ñịa Biển Bắc ñã mang tới một sắc thái mới: nghĩa vụ phải ñàm phán
ñể ñi ñến một kết quả, chứ không phải là ñàm phán hình thức: “Các bên phải tiến hành

nhằm ñi ñến một thoả thuận chứ không phải ñơn thuần tiến hành một cuộc ñàm phán
hình thức, ñây là một dạng ñiều kiện tiên quyết áp dụng tự ñộng trong trường hợp
không có thoả thuận; các bên có nghĩa vụ xử sự sao cho ñàm phán có ý nghĩa, ñó
không phải là trường hợp một khi một trong các bên khăng khăng giữ lập trường riêng
của mình mà không trù liệu một sự ñiều chỉnh nào”.
- Vụ thềm lục ñịa Vịnh Maine năm 1984 giữa Mỹ và Canada:
“Không một sự phân ñịnh biển nào giữa hai quốc gia có bờ biển tiếp giáp
hoặc ñối diện có thể ñược thực hiện ñơn phương bởi một trong hai quốc gia. Phân
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 9
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



ñịnh biển phải ñược nghiên cứu và thực hiện thông qua thoả thuận tiếp theo một cuộc
ñàm phán thiện chí và có ý ñịnh thực sự ñạt tới một kết quả thực ñịnh. Tuy nhiên trong
trường hợp một thoả thuận như vậy không thể thoả thuận ñược, việc phân ñịnh cần
phải ñược thực hiện nhờ cậy bên thứ ba có thẩm quyền cần thiết ñể làm ñiều ñó. Trong
trường hợp ñầu cũng như trong trưòng hợp hai việc phân ñịnh phải ñược thực hiện
bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn công bằng và bằng việc thực hiện các phương pháp
thực tiễn, có tính ñến hình thái ñịa lý của khu vực và các hoàn cảnh hữu quan khác, ñể
ñảm bảo có ñược một kết quả công bằng”.
Nguyên tắc công bằng.
ðiều 6 của Công ước Giơnevơ năm 1958 về thềm lục ñịa:
Việc phân ñịnh biển ñược tiến hành theo ba bước:
- Bằng thoã thuận
- Trong trường hợp không có thoã thuận thì áp dụng phương pháp ñường trung

tuyến
- Trừ khi hoàn cảnh ñặc biệt không biện minh cho một giải pháp khác
Sự bác bỏ tính ưu tiên của phương pháp ñường cách ñều trong phân ñịnh. Toà án
quốc tế trong vụ thềm lục ñịa Biển Bắc 02/2/1969 và sau ñó phán quyết trọng tài vụ
thềm lục ñịa Anh - Pháp ngày 30/6/1977 ñã bác bỏ tính ưu tiên của phương pháp cách
ñều trong phân ñịnh. Phương pháp này cũng ngang bằng với các phương pháp khác.
Nó chỉ ñược áp dụng khi nó cho một kết quả công bằng. Theo thực tiển xét xử, phương
pháp cách ñều thường bị loại bỏ trong các trương hợp sau:
- Tính lồi lõm của hình thái bờ biển (vụ thềm lục ñịa Biển Bắc ngày 20/2/1969).
- Sự hiện diện của các ñảo (vụ thềm lục ñịa Anh -Pháp ngày 30/6/1977, vụ thềm
lục ñịa Tuynidi - Libi năm1982, phân ñịnh biên giới biển trong vịnh Maine năm1984,
phân ñịnh biên giới biển giữa Guinee và Bissau năm 1985).
- Sự hiện diện của các luồng hàng hải trong khu vực phân ñịnh.
Phương pháp phân ñịnh dựa trên sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ ñất liền ra biển.
ðây là phương pháp phân ñịnh ñược thừa nhận rộng rãi từ năm 1969. Toà án pháp lý
quốc tế trong vụ thềm lục ñịa Biển Bắc ngày 20/2/1969 ñã phán: “Phân ñịnh là một
hoạt ñộng ñể xác ñịnh ranh giới của một vùng về nguyên tắc ñã thuộc về quốc gia ven
biển chứ không phải là hoạt ñộng xác ñịnh một vùng mới Hoạt ñộng phân ñịnh chủ
yếu là vạch ñường phân giới giữa các vùng ñã từng thuộc quốc gia này hay quốc gia
hữu quan khác”. Nguyên tắc này ñã ñược Giáo sư P.Weil khái quát hoá như một sự
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 10
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



“phân ñịnh tuyên bố”, nó không cần sự can thiệp của các luật gia. Nó là một hoạt ñộng

của các nhà kỹ thuật nhằm xác ñịnh sự kéo dài tự nhiên của ñất liền ra biển kết thúc ở
ñâu thì ở ñó là ranh giới thềm lục ñịa của quốc gia ven biển. Nguyên tắc này có các
ñiểm yếu sau:
- Nguyên tắc này ñược phát biểu hết sức mơ hồ, nhất là trong trường hợp hai quốc
gia cùng nằm trên một thềm lục ñịa, phương pháp này không thể cho ñược kết quả
công bằng.
- Nguyên tắc này không cho ñược kết quả trong trường hợp các ñảo của quốc gia
này lại nằm trên thềm lục ñịa của quốc gia khác.
- Từ năm 1982, ngoài danh nghĩa sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ ñất liền ra biển,
thềm lục ñịa còn có một danh nghĩa khác. Dù cấu tạo tự nhiên của ñáy biển và lòng ñất
dưới ñáy biển có như thế nào, thềm lục ñịa pháp lý của quốc gia ven biển vẫn kéo dài
ra tới 200 hải lý.
Các nguyên tắc công bằng: Trong vụ phân ñịnh biên giới biển trong vịnh Main
1984, Toà án pháp lý quốc tế phát biểu năm tiêu chuẩn công bằng:
- ðất thống trị biển
- Phân chia ñồng ñều, trong trường hợp không có các hoàn cảnh ñặc biệt, các vùng
chồng lấn cả vùng biển và vùng ñáy biển một cách tương ứng với bờ biển của quốc gia
láng giềng
- Không ngăn cản việc bờ biển của một quốc gia chiếu ra biển trên phần biển nằm
gần với bờ biển của một trong các quốc gia hữu quan.
- Cần thiết phải tránh hiệu lực cắt cụt sự chiếu ra biển của bờ biển hoặc một phần
bờ biển của một trong các quốc gia hữu quan.
- Tính hữu ích rút ra, trong một số ñiều kiện, những hậu quả thích ñáng của việc
không công bằng có thể xảy ra trong việc mở rộng các bờ biển của hai quốc gia trong
cùng một khu vực phân ñịnh.
Vụ thềm lục ñịa Libi - Malta năm 1985 ñưa ra năm nguyên tắc công bằng:
- Nguyên tắc không làm lại toàn bộ ñịa lý cũng như nắn lại các sự không bình ñẳng
của thiên nhiên.
- Nguyên tắc không làm cản trở một bên trên sự kéo dài tự nhiên của bên khác mà
sự kéo dài tự nhiên này chỉ là sự thể hiện tiêu cực quy tắc theo ñó quốc gia ven biển có

các quyền chủ quyền trên thềm lục ñịa tiếp giáp với bờ biển của nó trong tất cả các
mức ñộ mà luật quốc tế cho phép theo các hoàn cảnh hữu quan.
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 11
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



- Nguyên tắc tôn trọng tất cả các hoàn cảnh hữu quan.
- Nguyên tắc theo ñó mặc dù các quốc gia ñều bình ñẳng về quyền và có thể yêu
cầu có một sự ñối xử ngang bằng, “ngang bằng không hàm ý nhất thiết phải công
bằng”, cũng như không chia ñều cái mà tự nhiên ñã làm cho không ngang bằng.
Khái niệm công bằng trong phân ñịnh biển: Khái niệm công bằng như ta thấy hết
sức trừu tượng. Một cách ñơn giản chúng ta có thể phát biểu là, công bằng trong phân
ñịnh là xem xét và ñặt lên bàn cân tất cả các hoàn cảnh hữu quan ñể tìm ra ñược một
giải pháp mà các bên có thể chấp nhận, các bên có thể coi kết quả mà nó mang lại là
công bằng, chứ không phải sự áp dụng máy móc, khe khắt một loạt các quy tắc,
nguyên tắc hình thức. Muốn ñạt ñược kết quả công bằng cần phải áp dụng, ñiều chỉnh
các quy tắc và nguyên tắc công bằng của luật phân ñịnh biển phù hợp với thực tế và
các hoàn cảnh hữu quan của khu vực phân ñịnh.
Các hoàn cảnh hữu quan: Công ước Giơnevơ năm 1958 về thềm lục ñịa và Công
ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ñều không ñưa ra ñịnh nghĩa chính xác
thế nào là các hoàn cảnh hữu quan hay các hoàn cảnh ñặc biệt cần tính ñến trong phân
ñịnh. Không có một giới hạn pháp lý nào về việc ñịnh ra các hoàn cảnh hữu quan.
Danh sách các hoàn cảnh hữu quan xác lập theo quyết ñịnh của Toà án và Trọng tài
quốc tế cũng như lập luận của các bên cứ kéo dài ra tiếp không chấm dứt:
- Các yếu tố ñịa lý và ñịa mạo.

- Yếu tố hiện diện của một vùng mỏ duy nhất nằm trong khu vực ñược phân ñịnh.
- Yếu tố hình dạng bờ biển nhất là sự lồi lõm của bờ biển.
- Yếu tố về ñịa lý vĩ mô.
- Yếu tố tính tỷ lệ bờ biển trong khu vực phân ñịnh.
- Yếu tố các ñảo.
- Yếu tố tỷ lệ chiều dài bờ biển, diện tích vùng bờ biển.
- Sự thay ñổi xu thế của bờ biển.
- ðiểm mút của biên giới ñất liền.
- Thái ñộ của các bên hữu quan.
- Yếu tố ñịnh vị các nguồn tài nguyên hay cấu trúc.
- Yếu tố quốc gia bất lợi về mặt ñịa lý.
- Yếu tố kinh tế.
- Yếu tố quyền tiếp xúc với tài nguyên thiên nhiên.
- Yếu tố truyền thống ñánh cá.
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 12
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



- Sự phân ñịnh hiện tại hay trong tương lai trong khu vực hoặc quyền lợi của quốc
gia láng giềng.
- Yếu tố chính trị.
- Yếu tố an ninh.
- Yếu tố văn hoá.
- Giao thông hàng hải.
- Các quyền lợi hợp thức.

Luật phân ñịnh biển ñã loại bỏ dần nhiều yếu tố trong danh sách kể trên như ñối với
yếu tố kinh tế. Toà án quốc tế vụ thềm lục ñịa Libi - Malta năm 1985 ñã phán: “Phân
ñịnh không ñược bị ảnh hưởng bởi tình trạng kinh tế tương ứng giữa hai quốc gia hữu
quan theo kiểu là nước ít giàu hơn trong số hai quốc gia sẽ ñược thấy phần thềm lục
ñịa xem như thuộc họ sẽ ñược tăng lên một chút ñể bù ñắp sự thua thiệt của họ về các
nguồn tài nguyên kinh tế. Những suy xét kiểu vậy là hoàn toàn xa lạ với ñịnh hướng tới
các quy tắc có thể áp dụng của luật pháp quốc tế. Rõ ràng không có quy tắc nào xác
ñịnh sự hợp thức của một danh nghĩa trên thềm lục ñịa, không có quy tắc nào về sự
phân ñịnh giữa các nước láng giềng lại tạo ra một vị trí nhỏ bé nào cho các suy xét về
sự phát triển kinh tế của các quốc gia hữu quan. Nếu khái niệm vùng ñặc quyền kinh tế
ñược ñưa vào là nguồn gốc của một số các ñiều khoản ñặc biệt có lợi cho các quốc
gia ñang phát triển, thì các ñiều khoản này cũng không nói gì tới sự mở rộng của các
vùng biển cũng như tới sự phân ñịnh chúng giữa các quốc gia láng giềng mà chỉ nói
tới sự khai thác các nguồn tài nguyên của chúng mà thôi”.
Cũng trong vụ này, khẳng ñịnh lại ý chí của Toà án, Trọng tài vụ thềm lục ñịa
Anh - Pháp năm1977, Toà án pháp lý quốc tế ñã bác bỏ dứt khoát việc tính tới yếu tố
an ninh trong phân ñịnh: “Dù sao ñi nữa, ñường ranh giới là kết quả của phán quyết
này chúng ta sẽ thấy, sẽ không nằm gần bờ biển của bên này hay bên kia, ñể vấn ñề an
ninh phải ñược ñặc biệt tính ñến”. Tất cả các phán quyết, các bản án ñều ñi ñến một
kết luận: “Các ñặc trưng ñịa lý là trọng ñiểm của quá trình phân ñịnh”.
+ Phân ñịnh biển Việt Nam với một số nước trong khu vực


 Phân ñịnh biển Việt Nam - Thái Lan
Vịnh Thái Lan là một vịnh nữa kín, với diện tích khoảng 300.000 km
2
, giới hạn
bởi bờ biển của 4 nước: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Campuchia. Vịnh thông ra
biển ðông ở phía Nam bằng một cửa duy nhất hợp bởi mũi Cà Mau và mũi
Trenggranu cách nhau chừng 400 km. Vịnh khá dài (chừng 450 hải lý) nhưng có diện

ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 13
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



tích khá nhỏ, chiều rộng trung bình là 208 hải lý. Do ñó căn cứ vào các quy ñịnh mới
của Luật Biển năm 1982, toàn bộ vịnh là ñối tượng của các yêu sách mở rộng quyền
tài phán của các quốc gia ven biển ra tới giới hạn 200 hải lý. Thái Lan và Việt Nam là
hai nước có bờ biển ñối diện, cùng có quyền mở rộng vùng ven biển của mình, tạo ra
một vùng chồng lấn khoảng 6074 km
2
. Trong vịnh, Thái Lan là nước ñầu tiên ñã thăm
dò và khai thác dầu khí. Ngày 18/05/1973, Thái Lan ñơn phương vạch ra ranh giới
ngoài của thềm lục ñịa Thái Lan trong vịnh và công bố toạ ñộ của con ñường này.
ðường yêu sách của Việt Nam ñưa ra năm 1971 ñược coi là ñường trung tuyến
ñược vạch giữa một bên là Hòn Khoai, Thổ Chu và Poulo Wai và bên kia là bờ biển
Thái Lan và ñảo Ko Phangun, không tính ñến các ñảo nhỏ Ko Kra và Ko Losin của
Thái Lan. Ngoài vấn ñề thềm lục ñịa, Việt Nam và Thái Lan ñơn phương tuyên bố
vùng ñặc quyền kinh tế của mình. Việt Nam với tuyên bố của Chính phủ về các vùng
biển ngày 12/05/1997; Thái Lan với tuyên bố vùng ñặc quyền kinh tế ngày
23/02/1981. Cả hai bên ñều có tuyên bố về vùng cơ sở: Việt Nam với tuyên bố của
Chính phủ về ñường cơ sở của Việt Nam 1982; Thái Lan với tuyên bố về hệ thống
ñường cơ sở ngày 11/06/1970 và tuyên bố bổ sung ngày 19/08/1992 liên quan ñến các
ñảo ñá Ko Kra, Ko Losin. Tuy nhiên các tuyên bố này của hai bên ñều không ñưa ra
một ranh giới thật sự nào về vùng ñặc quyền kinh tế của hai bên.
Như vậy, giữa Việt Nam và Thái Lan có hai vấn ñề cần ñược giải quyết: phân

ñịnh thềm lục ñịa và phân ñịnh vùng ñặc quyền kinh tế. Vịnh Thái Lan không sâu và
có bề rộng không vượt quá 300 hải lý nên bản thân nó ñã tạo ra một hoàn cảnh hữu
quan. ðường phân chia sẽ ñược xác ñịnh chủ yếu dựa vào các hoàn cảnh ñịa lý.
Quá trình ñàm phán phân ñịnh biển Việt Nam - Thái Lan bắt ñầu từ năm 1992
ñến 1997 với 9 vòng ñàm phán. Ngày 9/08/1997, tại Băng Cốc hai nước ñã ký hiệp
ñịnh phân ñịnh biển giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Thái Lan. Khu
vực phân chia mà Hiệp ñịnh ñiều chỉnh ñược xác ñịnh trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc
không nên bao gộp các vùng chồng lấn do bất kỳ một nước thứ ba nào yêu sách. Hiệp
ñịnh ngày 9/08/1997 ñã mở ra một trang mới trong lịch sử không chỉ quan hệ Việt -
Thái, mà còn cả trong lịch sử phân ñịnh Vịnh Thái Lan. Hiệp ñịnh ñã thể hiện những ý
nghĩa to lớn sau:
 ðây là hiệp ñịnh biển ñầu tiên ñạt ñược trong Vịnh Thái Lan.
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 14
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



 ðây là hiệp ñịnh phân ñịnh biển ñầu tiên ñược ký kết tại khu vực ðông Nam Á
sau khi Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực, ñồng thời
cũng là hiệp ñịnh về phân ñịnh toàn bộ các vùng biển ñầu tiên trong khu vực.
 Hiệp ñịnh này ñã khẳng ñịnh xu thế có thể thoã thuận về một ñường biên giới
biển duy nhất phân ñịnh thềm lục ñịa và vùng ñặc quyền kinh tế trong các vùng biển
không rộng quá 400 hải lý giữa các bờ biển ñối diện.
 ðối với Việt Nam, ñây là hiệp ñịnh phân ñịnh biển ñầu tiên ñạt ñược với các
nước láng giềng.
 Hiệp ñịnh phân ñịnh biển này tạo ra môi trường thuận lợi cho việc phát triển

tình ñoàn kết Việt - Thái, góp phần ñảm bảo ổn ñịnh an ninh trật tự trên biển. Nó mãi
mãi là mốc son trong quan hệ hai nước.


 Phân ñịnh biển Việt Nam - Malaysia
Trong Vịnh Thái Lan, Việt Nam còn có thềm lục ñịa và vùng ñặc quyền kinh tế
chồng lấn với Malaysia với tư cách hai nước có bờ biển ñối diện. Khác với vùng chồng
lấn Việt Nam - Thái Lan, vùng chồng lấn Việt Nam - Malaysia nhỏ hẹp (nhỏ hơn 10
hải lý) và dài (khoảng 100 hải lý). Khu vực chồng lấn này rộng khoảng 2.500 hải lý
ñược hình thành bởi yêu sách ñơn phương của hai nước. Ngày 9/06/1971, Việt Nam
mở thầu trên khu vực có ñường yêu sách thềm lục ñịa là ñường trung tuyến ñược vạch
giữa các ñảo ven bờ Việt Nam và Malaysia. Năm 1979, chính quyền Malaysia cho
xuất một tấm bản ñồ thể hiện yêu sách thềm lục ñịa. ranh giới ngoài của yêu sách
chính là ñường trung tuyến giữa ñảo Redang của Malaysia và mũi Cà Mau của Việt
Nam, không tính tới hiệu lực của các ñảo ven bờ Việt Nam.
Từ năm 1986, Malaysia ñẩy mạnh phát triển dầu khí trong vùng vịnh. Malaysia
ñã ký ba hợp ñồng dầu khí với các công ty nước ngoài mà phạm vi của chúng chồng
lấn lên vùng thềm lục ñịa do Việt Nam yêu sách. Việt Nam ñã lên tiếng phản ñối ngay
các hoạt ñộng ñơn phương này. Ngày 30/05/1991, một công hàm ngoại giao ñã ñược
gởi ngay cho Bộ ngoại giao Malaysia khẳng ñịnh hữu nghị và tinh thần hợp tác giữa
hai nước không cho phép bất kỳ ai ñược ñơn phương cấp phép cho bên thứ ba tiến
hành các hoạt ñộng thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực chồng lấn. Việt Nam
sẵn sàng hợp tác cùng Malaysia tiến hành phân ñịnh thềm lục ñịa giữa hai nước trên cơ
sở tôn trọng chủ quyền và lợi ích của nhau phù hợp với luật pháp và thực tiển quốc tế.
Việt Nam và Malaysia ñều là thành viên của Công ước 1982 của Liên hợp quốc
về Luật Biển, vì vậy nguyên tắc chung ñể giải quyết phân ñịnh thềm lục ñịa và vùng
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển




GVHD: ThS. Kim Oanh Na 15
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



ñặc quyền kinh tế là nguyên tắc công bằng ñã ñược ghi nhận trong các ðiều 74 và 83
của Công ước. Hai bên ñều thống nhất sử dụng phương pháp trung tuyến trong việc
ñưa ra các yêu sách ñơn phương của mình chỉ khác nhau trong xem xét hiệu lực các
ñảo ven bờ trong phân ñịnh. Trong chuyến thăm Kuala Lumpur của Thủ tướng Việt
Nam Võ Văn Kiệt năm 1992, một thoã thuận về tiến hành ñàm phán phân ñịnh thềm
lục ñịa giữa hai nước ñã ñược thông qua. Tiếp sau ñó, từ ngày 3 ñến ngày 5/06/1992,
tại Kuala Lumpur, vòng ñàm phán ñầu tiên Việt Nam - Malaysia ñã thành công tốt
ñẹp. Hai bên nhanh chóng ñi ñến thoã thuận mô hình khai thác chung cho “vùng xác
ñịnh” trên tinh thần hiểu biết và hợp tác. Thoã thuận này không làm phương hại ñến
kết quả hoạch ñịnh cuối cùng.
Bản Ghi nhớ Việt Nam - Malaysia ngày 5/06/1992 quy ñịnh phạm vi “vùng xác
ñịnh” chỉ liên quan ñến khu vực chồng lấn giữa hai bên và loại bỏ tất cả những phần
của vùng chồng lấn có liên quan ñến yêu sách của nước thứ ba.
Ngoài các tranh chấp liên quan ñến Vịnh Thái Lan, giữa Việt Nam và Malaysia
còn có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ñối với quần ñảo Trường Sa, do Malaysia có
yêu sách ñối với vùng phía Nam quần ñảo Trường Sa. Trên thực tế, Malaysia ñã cho
quân chiếm ba bãi ñá ngầm ở Nam quần ñảo Trường Sa là Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiêu
Ngựa. Chính phủ Việt Nam và Malaysia ñã nhiều lần khẳng ñịnh sẽ giải quyết tranh
chấp giữa hai nước bằng thương lượng hoà bình. Tuy nhiên cho ñến nay cả hai nước
vẫn chưa có một thoã thuận mang tính pháp lý quốc tế nào cho vấn ñề trên. Chúng ta
tin rằng với thiện chí của hai nước, vấn ñề tranh chấp trên sẽ sớm ñược giải quyết theo
ñúng luật pháp và tập quán quốc tế.


 Phân ñịnh với Indonexia

Việt Nam và Indonexia cách nhau chừng 250 hải lý, vùng biển tính từ Côn
ðảo và Natuma Bắc là hai ñảo xa nhất của hai nước ñối diện nhau do trước kia không
có vấn ñề phân ñịnh biên giới giữa hai nước. ðến nay do sự phát triển của luật pháp
quốc tế về biển, hai bên phải phân ñịnh ranh giới vùng thềm lục ñịa và vùng ñặc quyền
kinh tế.
Năm 1972, Indonexia và Chính quyền Sài Gòn ñàm phán vòng 1, quan ñiểm
của Indonexia là phân ñịnh theo trung tuyến giữa các ñảo xa nhất của hai bên, quan
ñiểm của Chính quyền Sài Gòn là phân ñịnh theo trung tuyến giữa bờ biển Việt Nam
và Borneo, hai quan ñiểm trên tạo ra vùng chồng lấn rộng khoảng 37.000km
2
(ñảo
Natuma Bắc là ñảo xa nhất của Indonexia ñối diện với miền Nam Việt Nam cách
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 16
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



Borneo 320 km; Côn ðảo, ñảo ñối diện với Natuma Bắc chỉ cách ñất liền có 90 km).
Từ năm 1978, CHXHCN Việt Nam và Indonexia bắt ñầu ñàm phán. Indonexia giữ
quan ñiểm củ, quan ñiểm của ta dựa vào ñịnh nghĩa thềm lục ñịa là sự kéo dài tự nhiên
của lục ñịa, do ñó ranh giới nên theo ñường rãnh ngầm ngăn cách sự kéo dài tự nhiên
của hai thềm lục ñịa, hai quan ñiểm tạo ra vùng tranh chấp lúc ñầu rộng khoảng 92.000
km
2
. Qua nhiều vòng ñàm phán, hai bên ñã dần thu hẹp ñược vùng tranh chấp xuống
còn khoảng 4.500 km

2
. Nhưng ñầu năm1993, Indonexia ñề nghị huỷ bỏ toàn bộ kết
quả ñàm phán từ 1978 ñến 1992 và ñàm phán lại từ ñầu.
Với sự cố gắng của hai nước qua nhiều vòng ñàm phán sau ñó, Hiệp ñịnh phân
ñịnh thềm lục ñịa năm 2003 giữa Việt Nam và Indonexia ñã ñược ký kết. ðây là cơ sở
pháp lý quan trọng ñể hai nước tiến tới giải quyết hoàn toàn các tranh chấp giữa hai
bên. Hiệp ñịnh phân ñịnh thềm lục ñịa năm 2003 giữa Việt Nam và Indonexia là một
bước tiến tiếp theo của Việt Nam về quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan tới
biển. Nó chứng tỏ chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết các tranh chấp với các nước
thông qua ñàm phán hoà bình, thiện chí và tôn trọng lẫn nhau.


 Giải quyết tranh chấp với Philippin
Philippin vốn là nước không có quyền gì ñối với quần ñảo Trường Sa vì Hiệp
ñịnh Paris năm 1898 giữa Mỹ và Tây Ban Nha, theo ñó Tây Ban Nha giao Philippin
cho Mỹ ñể xác ñịnh phạm vi quần ñảo Philippin trên bản ñồ kèm theo hiệp ñịnh, theo
bản ñồ ñó nước Philippin không bao gồm một ñảo nào của quần ñảo Trường Sa.
Từ năm 1951, Philippin bắt ñầu chuẩn bị dự luật ñể nhảy vào tranh chấp quần
ñảo Trường Sa với lời tuyên bố của Tổng thống Philippin, Quirino rằng quần ñảo
Spratly (tức Trường Sa) phải thuộc về Philippin vì nó gần Philippin. Từ năm 1971 ñến
năm 1973, Philippin cho quân ñội ra chiếm ñóng 5 ñảo trên quần ñảo Trường Sa và từ
năm1977 ñến 1978 chiếm thêm hai ñảo nữa. Cả 7 ñảo ñều nằm ở phía Bắc quần ñảo.
Họ ra sức củng cố các vị trí trên ñảo: chở ñất ra ñảo ñể trồng dừa, cạp thêm ñất ra biển
ñể làm ñường băng cho máy bay chiến ñấu, tổ chức ñánh cá, tổ chức thăm dò và khai
thác dầu khí ở ðông Bắc quần ñảo.
ðầu năm 1979, Philippin công bố sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày
11/06/1978 coi toàn bộ quần ñảo Trường Sa (trừ ñảo Trường Sa) là lãnh thổ của
Philippin và ñặt tên là Kalayaan. Năm 1980, Philippin mở rộng lấn chiếm xuống phía
Nam quần ñảo Công ðô cách ñảo gần nhất mà họ chiếm ñóng củ gần 150 hải lý.
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển




GVHD: ThS. Kim Oanh Na 17
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



Từ năm 1978 ñến năm 1994, Việt Nam và Philippin ñã thoã thuận ở cấp Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thống và Chủ tịch nước là sẽ giải
quyết mọi tranh chấp giữa hai nước bằng thương lượng hoà bình trên tinh thần hữu
nghị, hoà giải tin cậy lẫn nhau. Ngày 7/11/1995 hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và
Philippin ñã ñạt ñược thoã thuận về 9 nguyên tắc ứng xử cơ bản ñối với vùng tranh
chấp trong ñó có các ñiểm chính là:
 Hai bên ñồng ý thông qua thương lượng hoà bình tìm kiếm giải pháp cơ bản
cho vấn ñề tranh chấp chủ quyền trên quần ñảo Trường Sa.
 Kiềm chế không sử dụng hay ñe doạ sử dụng vũ khí, thúc ñẩy hợp tác song
phương hoặc ña phương về bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, khí tượng, chống
thảm hoạ, tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển và kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo
vệ tài nguyên trên quần ñảo Trường Sa.
 Bảo ñảm tự do hàng hải theo quy ñịnh của luật quốc tế.
 Từng bước tăng cường hợp tác và giải quyết dứt ñiểm tranh chấp chủ quyền ở
quần ñảo Trường Sa.


 Giải quyết tranh chấp với Campuchia.
Vịnh Thái Lan là một vịnh ñược bao bọc bởi bờ biển của bốn nước: Việt Nam,
Thái Lan, Malaysia, Campuchia. Do ñó ngoài việc giải quyết các tranh chấp liên quan
ñến Thái Lan và Malaysia, Việt nam còn giải quyết các yêu sách của Campuchia ñối
với các ñảo và quần ñảo liên quan ñến hai nước trong vịnh.

Qua quá trình ñàm phán kéo dài giữa hai nước, ngày 7/7/1982 Chính phủ hai
nước ñã ký Hiệp ñịnh thiết lập vùng nước lịch sử chung giữa hai nước và thoã thuận:
sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp ñể hoạch ñịnh ñường biên giới trên biển, lấy
ñường với tên gọi là ñường Brevie ñược vạch ra năm 1939 với tính chất là ñường hành
chính và ñường cảnh sát làm ñường phân chia các ñảo giữa hai nước.
Nhằm tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc quản lý các vùng tranh chấp giữa hai
nước, năm 1991 Chính phủ Việt Nam và Campuchia ñã thiết lập ñường “dàn xếp tạm
thời” trong một tuyên bố chung thoã thuận hai bên không tiến hành bất kỳ một hoạt
ñộng phát triển dầu khí nào ở ñường trung tuyến giữa ñảo Thổ Chu và Poulo Wai cho
ñến khi có một giải pháp cuối cùng.


 Phân ñịnh biển với Trung Quốc
Trong vịnh bắc bộ
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 18
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



Vịnh Bắc Bộ là một trong những vịnh lớn nhất ở ðông Nam Á và trên thế giới,
vịnh có diện tích khoảng 36.000 hải lý vuông, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 176
hải lý. Vịnh do bờ biển của hai nước Việt Nam và Trung Quốc bao bọc, bao gồm bờ
biển ðông Bắc Việt Nam, bờ biển phía Nam Quảng Tây, bán ñảo Lôi Châu và ñảo Hải
Nam, Trung Quốc. Với ñặc ñiểm cấu tạo như vậy, vịnh là một vùng biển tranh chấp
khi Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển có hiệu lực, cho phép quốc gia
ven bờ vịnh có quyền mở rộng vùng ñặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục ñịa.

Vịnh ñồng thời cũng là một vùng biển nửa kín, tại ñó Việt Nam và Trung Quốc, các
thành viên của Công ước 1982 có nghĩa vụ hợp tác với nhau.
Vịnh Bắc Bộ có vị trí chiến lược quan trọng ñối với Việt Nam và Trung Quốc về
cả kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh. Vịnh cũng là nơi chứa ñựng nhiều tài nguyên thiên
nhiên, ñặc biệt là hải sản và dầu khí. Sau khi Hiệp ñịnh biên giới trên bộ Việt Nam -
Trung Quốc ngày 30/12/1999 ñược ký kết xong, hai nước lại tập trung giải quyết tiếp
vấn ñề phân ñịnh Vịnh Bắc Bộ. Ngày 25/12/2000, tại Bắc Kinh hai nước ñã chính thức
ký hiệp ñịnh phân ñịnh lãnh hải,vùng ñặc quyền kinh tế và thềm lục ñịa, Hiệp ñịnh hợp
tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ. Hai bên khẳng ñịnh tiếp tục duy trì cơ chế ñàm phán
hiện có về vấn ñề trên biển, kiên trì thông qua ñàm phán hoà bình ñể tìm ra một biện
pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên ñều có thể chấp nhận ñược.
Trên biển ðông
Vấn ñề tranh chấp phức tạp và quan trọng nhất là về hai quần ñảo: Hoàng sa và
Trường Sa, bởi vì hai quần ñảo này giữ một vị trí chiến lược quan trọng trên biển
ðông. Nếu như nước ngoài chiếm hai quần ñảo này thì nước Việt Nam không thể
ñứng vững trên biển ðông. Quần ñảo Hoàng Sa bao gồm trên 30 ñảo, bãi, ñá ngầm
trên một vùng biển rộng khoảng 15.000 - 16.000 km
2
cách ðà Nẵng khoảng 170 hải
lý. Quần ñảo Trường Sa bao gồm khoảng trên 100 ñảo, bãi, ñá ngầm trên một vùng
biển rộng khoảng 160.000 - 180.000 km
2
, ñảo gần nhất của quần ñảo cách Vũng Tàu
khoảng 250 hải lý.
Song, ñể giải quyết các vấn ñề trên Biển ðông cũng như trong Vịnh Bắc Bộ, Việt
Nam và Trung Quốc cần phải có nhiêu thời gian ñể thu hẹp những bất ñồng của hai
bên. Bên cạnh ñó mỗi bên cần phải thể hiện rõ thiện chí của mình trong tiến trình ñàm
phán ñể tiến tới giải quyết dứt ñiểm những tranh chấp trên biển bằng những văn bản
pháp lý mà nền tảng quan trọng cần phải ñược áp dụng ñó là Công ước 1982 của Liên
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển




GVHD: ThS. Kim Oanh Na 19
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



hợp quốc về Luật Biển - một văn bản pháp lý quốc tế ñiều chỉnh những vấn ñề liên
quan ñến biển.

1.2. TÌNH HÌNH VỀ MÔI TRƯỜNG BIỂN.
1.2.1 Khái quát chung về biển thế giới và biển Việt Nam
 Biển và ñại dương thế giới.
Biển và ñại dương thế giới chiếm 71% diện tích trái ñất. ðể dể hình dung, nếu
ñem trải 1,5 tỷ km khối nước của ñại dương lên bề mặt trái ñất ta một lớp nước bao
bọc dày trung bình km khối. Biển ñược cấu tạo từ ba thành phần ñược quan tâm nhiều:
Khối lượng nước có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá cũng như các tài nguyên không
sinh vật hoà tan trong nước biển (trên 40 thành phần hoá chất trong nước biển); thềm
lục ñịa chứa 90% trữ lượng dầu khí ngoài khơi; ñáy ñại dương và các dãy núi ñại
dương nơi chứa ñựng các quặng ña kim.
Sản lượng ñánh bắt cá biển của thế giới từ những năm 1990 là vào khoảng 90
triệu tấn/năm. Sản lượng sản xuất thực vật biển khoảng 300 tỷ tấn/năm, trong ñó ñộng
vật ăn cỏ tiêu thụ 70 tỷ tấn, con người tiêu thụ trực tiếp 250-300 triệu tấn. Tài nguyên
không sinh vật của biển có thể chia làm ba loại: Các tài nguyên của ñáy biển và lòng
ñất dưới ñáy biển: cát, sỏi, san hô, trai ngọc, than, dầu khí ; Các tài nguyên do các
dòng sông và hiện tượng xói lở của bờ biển ñưa ra biển như các hạt khoáng sản hoặc
các bụi kim loại có nguồn gốc từ ñất liền; Các hoá chất kết tủa của biển như muối, các
á kim và các quặng ña kim. Các quặng ña kim này lần ñầu tiên ñược tàu nghiên cứu
Challenger phát hiện tại ñộ sâu 3.000 mét vào năm 1872-1876. ðánh giá trữ lượng

hiện nay vào khoảng 60.000 km
2
trong một số vùng của Thái Bình Dương. Các quặng
này chứa ñồng, côban, titan nhưng phần lớn là sắt và mangan. Vì vậy, là ñối tượng
tranh giành vào năm 1970, ngày nay chúng ñã bớt ñược quan tâm hơn về phương diện
kinh tế.
Dầu ngoài khơi ñược khai thác ñầu tiên trên thế giới vào năm 1923 tại Louisian,
sau ñó là Venezuela. Năm 1960, các giàng khoan biển chỉ dừng lại ở ñộ sâu 30 mét.
Ngày nay các mũi khoan thí nghiệm có thể thực hiện ở ñộ sâu 3.000 - 4.000 mét. Năm
1990, thềm lục ñịa cung cấp khoảng 30% sản lượng dầu khí thế giới.


 Biển Việt Nam.
Vị trí của Biển ðông: diện tích 3.447.000 km
2
(648.000 hải lý vuông) một trong
sáu biển lớn nhất của thế giới, nối hai ñại dương là Thái Bình Dương và Ấn ðộ
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 20
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



Dương, có 11 quốc gia và thực thể bao bọc: Việt Nam, Trung Quốc, Brunei,
Campuchia, Thái Lan, Malayxia, Inñônêxia, Hồng Kông, Ma Cao, ðoài Loan,
Philippin.
Việt Nam có 29 tỉnh ven biển trên 64 tỉnh, thành phố và gần một nửa dân số

sống tại các tỉnh ven biển. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, ñứng thứ 27 trong số 157
quốc gia ven biển, các ñảo quốc và các lãnh thổ trên thế giới. Diện tích biển Việt Nam
gần 1 triệu km
2
.
Ven bờ biển Việt Nam có 2.779 hòn ñảo lớn nhỏ hợp thành một hệ thống với
tổng diện tích 1.636 km
2
. Do ñặc ñiểm kiến tạo các ñảo này phân bố không ñều, chủ
yếu tập trung ở hai khu vực biển vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ. Trong 2.779 hòn ñảo ven
bờ Việt nam có 82 ñảo có diện tích lớn hơn 1 km
2
chiếm 92% tổng diện tích, trong ñó
có 32 ñảo có diện tích lớn hơn 10 km
2
và ba ñảo có diện tích lớn hơn 100 km
2
và 1.295
ñảo nhỏ chưa có tên. Tuy phân bố không ñều nhưng trên tất cả các vùng biển ven bờ
Việt Nam ñều có các ñảo che chắn ở mức ñộ khác nhau. Việt Nam có hai quần ñảo xa
bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
Hải sản: Có khoảng 2040 loài cá, trong ñó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế. Trữ
lượng ñánh bắt khoảng 3,5 triệu tấn, khả năng ñánh bắt khoảng 1,3 triệu tấn. Sản
lượng ñánh bắt hiện nay theo ñánh gia của Bộ Thuỷ sản, tổng sản lượng năm 1995 là
1,2 triệu tấn, trong ñó 780.000 tấn có ñược nhờ khai thác hải sản. Năm 1997, ñạt 1,25
triệu tấn, tăng trưởng hàng năm về sản lượng là 4-7%, tạo việc làm cho khoảng 2 triệu
người, ñóng góp 9% GDP và khoảng 10-15% xuất khẩu.
Dầu khí: tổng trữ lượng dự báo ñịa chất của toàn thềm lục ñịa Việt Nam xấp xỉ
10 tỷ tấn dầu quy ñổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí ñồng hành 250-300
tỷ m

3
. Sản lượng dầu thô khai thác từ năm 1986 ñến năm 1995 tăng nhanh, hiện ñạt
xấp xỉ 8 triệu tấn một năm.
1.2.2 Môi trường biển ñang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- ðịnh nghĩa ô nhiễm môi trường biển
Năm 1981, Nhóm chuyên gia về các khía cạnh khoa học của ô nhiễm biển
(Joint Group of Expert on the Scientific Aspects of Marine Pollution- GESAMP) ñưa
ra ñịnh nghĩa ñầu tiên về ô nhiễm môi trường biển là “việc con người trực tiếp hoặc
gián tiếp ñưa ra các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển (bao gồm các cửa
sông), gây ra các tác hại như tổn hại ñến nguồn lợi sinh vật, gây nguy hiểm cho sức
khoẻ con người, gây trở ngại cho các hoạt ñộng ở biển, kể cả việc ñánh bắt hải sản,
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 21
SVTH: Cao Võ Thanh Sang



làm biến ñổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và giảm sút các giá trị
mỹ cảm của biển”. Theo ñịnh nghĩa này: Ô nhiễm môi trường biển là sự ñưa vào môi
trường biển các chất liệu và năng lượng có tác hại xấu; Ô nhiễm môi trường biển liên
quan chặt chẽ ñến các nguồn gây ô nhiễm do chính con người tạo ra và trong một số
trường hợp, là kết quả của việc ñưa ngày càng nhiều các chất liệu vào hệ chuyển hoá
tự nhiên ñang tồn tại; Các chất gây ô nhiễm phát tán trong môi trường biển bằng nhiều
con ñường khác nhau, qua ñó chúng tác ñộng tới các sinh vật sống kể cả con người; Ý
nghĩa của ô nhiễm phụ thuộc vào chính các tác ñộng của chúng ñối với nhiều mục tiêu
khác nhau và có liên quan ñến cả giá trị xã hội; Ảnh hưởng và nguy cơ ô nhiễm là câu
hỏi cần phải ñược trả lời trước khi ñưa ra một xét xử nên hay không nên chấp nhận ô

nhiễm ñó.
ðịnh nghĩa này ñặt ra nhiệm vụ cần phải ñánh giá ô nhiễm biển. Các thông tin
về ô nhiễm cần phải ñược xác ñịnh rõ, làm cơ sở cho một quốc gia, nhiều quốc gia,
khu vực và cộng ñồng thế giới cần phải xây dựng một chính sách phòng ngừa ô nhiễm
biển thích hợp của mình. Các thông tin này có thể biết về: Các nguồn chất liệu và năng
lượng, số lượng hiện tại và dự báo về việc phân bổ chúng trong môi trường; Các quá
trình dẫn tới sự phân tán các nguồn chất liệu trong môi trường biển, các nguồn ñặc thù
này sẽ ñi ñến ñâu và sẽ tác ñộng ñến những mục tiêu nào; Ảnh hưởng của ô nhiễm tới
những mục tiêu khác nhau và ý nghĩa của các tác ñộng này.
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, ñiều 1, khoản 4 ñã ñưa ra
một ñịnh nghĩa có phần rộng hơn: “Ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực
tiếp hoặc gián tiếp ñưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm
các cửa sông, khi việc ñó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại ñến
nguồn lợi sinh vật, và ñến thế hệ ñộng vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức
khoẻ con người, gây trở ngại cho các hoạt ñộng ở biển, kể cả việc ñánh bắt hải sản và
việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến ñổi chất lượng nước biển về
phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”. ðịnh nghĩa
của Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển có hai ñiểm khác biệt so với ñịnh
nghĩa của ngóm GESAMP. Trong khi ñịnh nghĩa của GESAMP chỉ mới nói ñến các
tác hại và ñang xảy ra cho hệ sinh thái biển thì cụm từ khi việc ñó gây ra hoặc có thể
gây ra những tác hại trong Công ước 1982 bao trùm cả tác hại ñã biết hoặc còn tiềm
ẩn trong tương lai của việc ñưa ra các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển.
Ngoài ra, các hoạt ñộng trên biển bị tổn hại ñược nhấn mạnh là các hoạt ñộng sử dụng
ðề tài Luận văn: Pháp luật bảo vệ môi trường biển



GVHD: ThS. Kim Oanh Na 22
SVTH: Cao Võ Thanh Sang




biển hợp pháp. Một cách lôgic, ô nhiễm môi trường biển là các hoạt ñộng vi phạm
pháp luật, gây tổn hại cho môi trường biển và các hoạt ñộng sử dụng biển hợp pháp. Ô
nhiễm môi trường biển gắn liền với các hoạt ñộng của con người chứ không phải các
hoạt ñộng biến ñổi của tự nhiên. Hoạt ñộng của con người có thể trực tiếp làm ô nhiễm
môi trường biển hoặc có thể gián tiếp gây ra các hiện tượng tự nhiên làm ô nhiễm môi
trường biển như việc phá rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn, và việc sử dụng
mìn khai thác cá, các rạn san hô có thể gây ra các tác nhân làm tăng mạnh hiện tượng
xói lở bờ biển, do ñó làm tăng thêm các chất liệu làm ô nhiễm môi trường biển. ðịnh
nghĩa trên về ô nhiễm môi trường biển cũng hoàn toàn khác với ñịnh nghĩa về nhiễm
bẩn. Nhiễm bẩn biển ám chỉ sự hiện diện hay tích tụ các chất bẩn hay các chất hoá học
ñộc hại trong môi trường biển. Khái niệm này cho biết kết quả kiểm nghiệm chất
lượng nước mà không chỉ rõ tác nhân, chủ thể của các hoạt ñộng làm nhiễm bẩn biển
là con người.
- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, ô nhiễm môi
trường biển bao gồm 6 nguồn chính sau:
 Ô nhiễm bắt nguồn từ ñất liền kể cả các ô nhiễm xuất phát từ các sông ngòi, ống
dẫn và các thiết bị thải ñổ công nghiệp.
 Ô nhiễm do các hoạt ñộng liên quan ñến ñáy biển, hay xuất phát từ các ñảo nhân
tạo, các công trình thiết bị thuộc quyền tài phán của họ.
 Ô nhiễm do các hoạt ñộng trong Vùng (tức Vùng ñáy biển chung của loài người)
lan truyền tới.
 Ô nhiễm do sự nhận chìm và trút bỏ chất thải.
 Ô nhiễm do hoạt ñộng của các loại tàu thuyền và tai nạn tàu thuyền trên biển.
 Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển.
Theo bản báo cáo ñánh giá về hiện trạng môi trường biển của nhóm GESAMP năm
1990, tỷ lệ các hoạt ñộng của con người gây ô nhiễm cho môi trường biển như sau:
 Các hoạt ñộng dầu khí ngoài khơi 1%

Giao thông biển 12%
Nhận chìm 10%
Phù sa và ô nhiễm có nguồn gốc từ ñất liền 44%
Ô nhiễm từ khí quyển 33%

×