Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010- 2015.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.89 KB, 109 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Tiêu thụ là nội dung quan trọng của hoạt động quản trị. Nếu hiểu theo
nghĩa hẹp, người ta thường đồng nghĩa tiêu thụ với bán hàng. Tiêu thụ sản phẩm
bao gồm mọi hoạt động liên quan đến bán hàng và là một trong sáu chức năng
hoạt động cơ bản của doanh nghiệp: Tiêu thụ, sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài
chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp. Mặc dù sản xuất là chức năng tạo ra sản
phẩm song tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện không thể thiếu để sản xuất có
hiệu quả. Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi
sau sản xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất ra sản phẩm “doanh nghiệp bán
cái mà mình có”. Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều
tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ, nhịp độ tiêu thụ quy định nhịp độ sản xuất, thị
hiếu của người tiêu dùng quy định chất lượng sản phẩm đáp ứng. Người sản xuất
chỉ có thể và bán cái mà thị trường cần chứ không thể bán cái mà mình có. Vì
vậy, quản trị kinh doanh hiện đại quan niệm công tác điều tra nghiên cứu khả
năng tiêu thụ luôn phải đặt ra từ trước khi hoạt động sản xuất. Công tác lập kế
hoạch phù hợp với quá trình phát triển thị trường và thể hiện đầy đủ tính chất
động và tấn công là sơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vì vậy
trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quan trọng quyết
định sản xuất.
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, tình hình cạnh tranh trong nước nói
riêng và trong ngành nói chung ngày càng gay gắt hơn và phức tạp hơn. Do vậy
việc nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng tiêu thụ đã và đang trở thành
điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.Việt Nam hiện nay đang tích cực
hội nhập kinh tế thế giới, việc hội nhập toàn cầu dẫn đến sự cạnh tranh ngày
càng mạnh mẽ hơn. Xét trên điều kiện thực tế, hiện nay việc sản xuất và tiêu thụ
gạch của công ty CP VLXD và xây lắp số 5 còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Ngoài
việc phải cạnh tranh mạnh mẽ với những sản phẩm tại địa phương thì công tác
tiêu thụ sản phẩm còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế cần khắc phục. Sản phẩm sản
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
1


Khãa luËn tèt nghiÖp
xuất ra còn chưa tiêu thụ được, công tác e ngại sản xuất vì sợ không tiêu thụ
được sản phẩm. Hệ thống kênh phân phối, nghiên cứu thị trường còn kém hiệu
quả...
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ và những tồn tại
trong việc tiêu thụ sản phẩm, trong thời gian thực tập tại công ty CP VLXD và
xây lắp số 5 em đã chọn đề tài: : Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại
công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010- 2015
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này nhằm thực hiện một số điếm sau:
• Đánh giá một cách toàn diện về hệ thống tiêu thụ của công ty
• Đóng góp một số biện pháp để có thể tăng sản lượng tiêu thụ tại công ty
trong thời gian tới
• Trên cơ sở phân tích thực trạng về tiêu thụ để đưa ra nguyên nhân, kiến
nghị một số giải pháp giúp cho công ty nâng cao được sản lượng tiêu thụ sản
phẩm trong thời gian tới
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hoạt động và tình hình tiêu
thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian 5 năm trở lại đây (từ năm 2004-2008)
giúp ta có thể hiểu rõ về tình hình tiêu thụ của công ty. Đặt công ty trong mối
quan hệ với những công ty cùng sản xuất sản phẩm và cùng ngành xây dựng
trong tỉnh Ninh Bình đề có thể thấy được ưu và nhược điểm của việc tiêu thụ sản
phẩm hiện nay của công ty. Các phân tích, luận giải vấn đề và các ý kiến giải
pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của công ty được xem xét từ góc nhìn
của Cônng ty với tư cách là một đơn vị sản xuất kinh doanh
Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu sử dụng là : Thu thập số liệu thứ
cấp:Các báo cáo của phòng kế toán, kế hoạch, của toàn công ty như báo cáo thực
hiện kế hoạch, báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán...
Ngoài ra còn thu thập thêm một số số liệu sơ cấp như Phỏng vấn các cán
bộ quản trị và cán bộ tiêu thụ, Sử dụng thêm một số phương pháp thống kê nhằm
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
2

Khãa luËn tèt nghiÖp
theo dõi vấn đề về tiêu thụ như trình độ chuyên môn của nhân viên tiếp thị, số
lượng tiêu thụ của các đại lý và hiệu quả hoạt động của nhân viên tiếp thị...
Tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên quan: Vấn đề tiêu thụ hiện nay
được rất nhiều công ty chú trọng đến nghiên cứu, và cũng có nhiều đề tài nghiên
cứu về tình hình tiêu thụ đã hoàn thành. Tuy nhiên, tại công ty CP VLXD và xây
lắp số 5 hiện nay việc nghiên cứu vấn đề tiêu thụ chưa được quan tâm và chưa
được đầu tư nghiên cứu. Hiện cũng chưa có chuyên đề, luận văn nào chọn đề tài
tương tự ở Công ty.
Đóng góp dự kiến của luận văn :
• Phân tích một cách tổng hợp, toàn diện hệ thống tiêu thụ và các hoạt
động tiêu thụ sản phẩm của Công ty
• Lựa chọn mục tiêu khả thi và có tính định hướng ngắn hạn cho công tác
tiêu thụ sản phẩm của Công ty
• Đưa ra các biện pháp để có thể đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của
công ty
• Đề xuất một số biện pháp khả thi có tính dài hạn cho Công ty trong giai
đoạn tới
Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp số 5,
nhằm giới thiệu về công ty , chức năng nhiệm vụ của công ty, cơ cấu tổ chức và cơ
cấu sản xuất của công ty, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Chương II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty CP VLXD và XL
số 5 bao gồm một số yếu tố kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản
phẩm của công ty, thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Chương III: Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP
VLXD và XL số 5 đưa ra một số mục tiêu trong thời gian tới của công ty và một
số biện pháp nhằm đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP VLXD
và xây lắp số 5.
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B

3
Khãa luËn tèt nghiÖp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN VẬT LIỆU XÂY
DỰNG VÀ XÂY LẮP SỐ 5
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vật liệu
xây dựng và xây lắp số 5
1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 (tên giao dịch quốc tế
là: Building Matcial and Construction JointStock Company N
o
5) là một công ty
cổ phần, có trụ sở chính: Phường Nam Sơn, Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình.
Công ty được Sở kế hoạch và đầu tư tình Ninh Bình cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số: 09-03-000.042 đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 14/8/2007.
Vốn điều lệ của Công ty là 12,5 tỷ đồng.
Công ty CP VLXD và xây lắp số 5 là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty
Sông Hồng, được thành lập từ năm 1970. Từ năm 1970-1986 công ty sản xuất
các loại đá xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng và làm đường. Sản phẩm
của Công ty bán được chủ yếu thông qua vận chuyển bằng đường sắt về Hà Nội
để phục vụ cho nhu cầu xây dựng thủ đô. Sản lượng sản xuất trung bình hàng
năm đạt khoảng 5000-6000 vạn m
3
đá các loại với tổng số công nhân viên
khoảng 1500 người
Tháng 12 năm 2003 thực hiện chủ trương của nhà nước về cổ phần hoá
các doanh nghiệp, công ty đã tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty cổ
phần VLXD và xây lắp số 5 thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng. Công ty
đã có hệ thống hạch toán kế toán độc lập và sử dụng con dấu riêng theo mẫu nhà
nước quy định.
Chức năng của công ty CP VLXD và xây lắp số 5 là:

- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét nung lò tuynel.
- Mua bán vật liệu xây dựng, khai thác đá
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng,
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
4
Khãa luËn tèt nghiÖp
- Xây dựng gia công lắp đặt các máy móc công trình dân dụng, công
nghiệp giao thông thuỷ lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng.
- Mua bán xăng dầu và các sản phẩm có liên quan, mua bán gas (chỉ hoạt
động khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp
luật).
- Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ khác còn lại (Tư vấn
chuyển giao công nghệ sản xuất gạch tuynel)
Theo Điều lệ của công ty, công ty có những nhiệm vụ sau:
- Kinh doanh theo đúng quy định thành lập của doanh nghiệp và kinh
doanh các mặt hàng dịch vụ đã đăng ký cụ thể. Nghiên cứu thị trường, tổ chức
kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Bảo toàn và phát triển số vốn của các cổ đông góp vốn vào công ty.
- Tổ chức tốt quá trình quản lý lao động nhằm nâng cao năng suất lao
động, bảo đảm an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên. Không ngừng nâng
cao bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực, có chế độ đãi ngộ
hợp lý.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
khách hàng, đảm bảo thi công đúng quy trình, đúng tiến độ và thực hiện bảo
hành công trình theo đúng quy định của nhà nước.
- Chấp hành đầy đủ luật định của nhà nước về chế độ chính sách quản lý
sử dụng vốn, tài sản
- Đem mọi nguồn lực với mục đích là xây dựng công ty CP VLXD và
xây lắp số 5 thành một công ty có uy tín và thu được lợi nhuận cao, thực hiện tốt
nghĩa vụ với nhà nước như nộp thuế, và các khoản phải nộp khác vào ngân sách

nhà nước.
1.1.4.2 Các giai đoạn phát triển của Công ty
Công ty CP VLXD và xây lắp số 5 tiền thân là xý nghiệp đá số 5 sản xuất
các loại đá phục vụ cho các công trình xây dựng của các Tỉnh Thanh Hóa, Ninh
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
5
Khãa luËn tèt nghiÖp
Bình, Nam Định, Hà Nam và thành phố Hà Nội... Công ty được thành lập ngày
20/10/1970. Tháng 10 năm 1970 Bộ kiến trúc có quyết định tách công trường
Đồng Sơn khỏi công trường xây dựng Nam Định thành lập Xí nghiệp đá số 5
trực thuộc Bộ kiến trúc.
Từ năm 1970 tới năm 1986 công ty chuyên sản xuất các loại đá đá xây
dựng các loại nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng và làm đường. Bước vào thời kỳ
đầu đổi mới chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang cơ chế thị trường công ty đã gặp
nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ. Trong những năm này, công ty đã đầu tư đổi
mới công nghệ sản xuất đồng thời thực hiên chiến lược đa dạng hoá các mặt
hàng: ngoài sản xuất đá xây dựng còn sản xuất sản phẩm gạch tuynel các loại với
công suất thiết kế 25 triệu viên/ năm. Nhờ chiến lược này công ty không những
đã phục vụ nhu cầu trong tỉnh mà còn mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh Ninh
Bình. Ngoài ra công ty còn xây dựng phân xưởng nghiền đá phụ gia cho xi măng
Bỉm Sơn, cải tạo mỏ và nhận thầu xây dựng cơ bản. Tháng 7 năm 1995 được Bộ
xây dựng đổi tên thành Xí nghiệp sản xuất kinh doanh VLXD số 5 trực thuộc
liên hiệp đá cát sỏi – Bộ xây dựng.
Tháng 2 năm 1996 Xí nghiệp đá số 5 đổi tên thành Công ty VLXD và
xây lắp số 5 theo quyết định số 13 - CTY-TCHC trực thuộc tổng Công ty xây
dựng Sông Hồng. Cũng trong năm này sản phẩm gạch nung của công ty đã ra lò
và dần được thị trường chấp nhận. Năm 1997 sản phẩm của công ty tiêu thụ
mạnh trên thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khắc phục được
tình trạng thua lỗ trước đây, sản phẩm của công ty đã đạt được 4 huy chương
vàng về chất lượng sản phẩm.

Tháng 12 năm 2002 công ty đã tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành
Công ty cổ phần VLXD và XL số 5 thuộc Tổng công ty xây dựng Sông hồng.
Công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất gạch nung tuynel tại xã Hà Bắc
- Hà Trung - Thanh Hoá với công suất thiết kế 25 triệu viên/năm và đã đưa vào
sản xuất năm 2003. Năm 2004 công ty tiếp tục xây dựng thêm một dây truyền
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
6
Khãa luËn tèt nghiÖp
sản xuất gạch nữa tại Cầu Rào- Yên phong - Yên mô - Ninh bình với công suất
thiết kế 25 triệu viên/năm và cũng đã cho ra lò những viên gạch hồng vào tháng
1 năm 2007.
Công ty CP VLXD và xây lắp số 5 khởi đầu một công ty 100% vốn nhà
nước. Công ty tiến hành cổ phần hóa tháng 12 năm 2003 và đi vào hoạt động
tháng 01 năm 2004 với vốn điều lệ ban đầu là 5,5 tỷ đồng, trong đó nhà nước
nắm giữ 51% vốn điều lệ
Tháng 4 năm 2006 do nhu cầu về vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, công ty
đã phát hành thêm 2 tỷ đồng vốn điều lệ. nâng tổng số vốn điều lệ lên 7,5 tỷ
đồng, trong đó vốn nhà nước là 37,4%. Đến tháng 8 năm 2007 công ty phát hành
thêm 5 tỷ đồng vốn điều lệ, trong đó vốn nhà nước là 25%.
Cuối năm 2007 công ty đề ra phương án bán phần vốn nhà nước tại công
ty và tới tháng 2 năm 2008 công ty đã chuyển thành công ty cổ phần với 100%
vốn góp của cổ đông. Như vậy, sau khi cổ phần hóa công ty chuyển từ một công
ty 100% vốn nhà nước nay đã trở thành công ty cổ phần do các cổ đông làm chủ.
1.2 Tổ chức sản xuất và quản lý của công ty CP VLXD và xây lắp số 5
1.2.1. Tổ chức sản xuất
Về tổ chức sản xuất: Công ty có ba nhà máy trực thuộc công ty là nhà máy
gạch Tam Điệp, nhà máy gạch Cầu Rào, nhà máy gạch Hà Bắc. Công ty khoán
gọn viêc sản xuất gạch và tiêu thụ gạch cho các nhà máy, quản lý về định mức
sử dụng nguyên vật liệu và định mức sản xuất. Mỗi nhà máy tự quản lý về mặt
kinh doanh của mình, nhưng vẫn nằm trong một khối thống nhất với toàn công

ty. Ưu điểm của phương thức khoán gọn này là giúp cho bộ máy quản trị của
mỗi nhà máy hoạt động có hiệu quả hơn, các nhà máy năng động hơn trong
công tác sản xuất và kinh doanh.Việc giao khoán này kích thích cho mỗi nhà
máy năng động, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tạo động lực cho mỗi nhà
máy làm đủ và vượt chỉ tiêu đặt ra Nếu hoàn thành vượt kế hoạch thì phần
chênh lêch sẽ được cộng vào trong doanh thu của nhà máy và ngược lại, nhà
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
7
Khãa luËn tèt nghiÖp
máy sẽ phải bù lại phần chênh lệch nếu sử dụng quá nhiều so với định mức.
Công ty luôn có sự đánh giá so sánh giữa các công ty để sớm chấn chỉnh và
đưa ra biện pháp cho các nhà máy càng ngày càng sản xuất có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên việc khoán gọn không phải lúc nào cũng có lợi. Doanh thu của
công ty luôn được đảm bảo trong khi doanh thu của các nhà máy thì khó có thể
đúng như kế hoạch. Vì áp lực trong việc hoàn thành định mức có thể dẫn tới tâm
lý gò ép trong sản xuất. Vì vậy hiện nay để tránh thiệt hại cho các nhà máy, công
ty luôn theo dõi việc sản xuất của các nhà máy để đảm bảo định mức công ty đưa
ra hợp với thực tế sản xuất.
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức sản xuất các nhà máy gạch tuynel
Sản phẩm gạch tuynel là sản phẩm chủ đạo của công ty, chiếm hơn 80%
doanh thu của công ty. Để sản xuất ra gạch có chất lượng và có khả năng tiêu thụ
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
8
PHÓ QU N C Ả ĐỐ
NH M YÀ Á
T NGHI N Ổ Ề
THAN
I C P LI UỦ Ấ Ệ
T M Y SÓ 1ÁỔ
T M Y S 2ÁỔ Ố

V/C X P KIÊU 1Ế
V/C X P KIÊU 2Ế
Bán h ng, b o à ả
v , ph c vệ ụ ụ
C khí, s a ơ ử
ch a, i n n cữ đ ệ ướ
PHÓ QU N C Ả ĐỐ
NH M YÀ Á
PH I OƠ ĐẢ
X P GOONGẾ
T LÒĐỐ
RA G CHẠ
B C TIÊU THỐ Ụ
TI P THẾ Ị
QU N C NH M YÀ ÁẢ ĐỐ
Khãa luËn tèt nghiÖp
được trên thị trường cần có một quy trình sản xuất gạch có chất lượng và uy tín
trên thị trường. Vì thế trong sản xuất và xây dựng công ty có sự phân công
chuyên môn hóa, mỗi quá trình được phân công cho một người hoặc một nhóm
người thực hiện. Sự phân công chuyên môn hóa này giúp cho hoạt động của mỗi
công nhân có hiệu quả hơn. Có thế phát huy tối đa được năng lực của mỗi nhân
viên. (Hình 1.1) Sản phẩm của các nhà máy chủ yếu là gạch nung tuynel các loại
như gạch xây móng, gạch xây 2 lỗ, gạch đặc khóa tường, gạch chống nóng, đá
xây dựng…và xây dựng các công trình nội bộ cho doanh nghiệp.
Tại mỗi nhà máy,. Công ty bố trí sản xuất theo tổ đội., mỗi tổ, đội phụ
trách một phần trong việc sản xuất ra gạch. Quá trình này sao cho mỗi người có
thể bố trí một công việc phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi công
nhân. Công ty cùng với các quản đốc phân xưởng có trách nhiệm giám sát, theo
dõi hoạt động của mỗi nhà máy và mỗi phân xưởng để có một sản phẩm đạt chất
lượng.

Về cơ cấu: Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 hiện nay có
ba nhà máy trực thuộc sản xuất gạch (NMG Tam Điệp, NMG Hà Bắc, NMG
Cầu Rào ) và một phân xưởng sản xuất đá xây dựng. Mỗi nhà máy có năng lực
sản xuất, công nghệ và ưu thế khác nhau, hiệu quả kinh doanh cũng khác nhau
Nhà máy gạch Tam điệp là nhà máy có công suất sản xuất lớn nhất (35
triệu/ năm), thường chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và hoạt động tiêu thụ.
Nhà máy có một vị trí sản xuất thuận lợi (ở gần trung tâm Thị xã Tam Điệp, gần
nhiều khu xây dựng, địa điểm thuận tiện để sản xuất và phân phối sản phẩm .Với
uy tín và chất lượng, gạch Tam Điệp đã trở thành một nhãn hiệu được nhiều
người ưa chuộng trong tỉnh. Nhà máy sản xuất gạch Hà bắc được đặt ở
huyện Hà Bắc ở Thanh Hóa có thiết kế 20 triệu viên/ năm. Nhà máy gạch
Cầu Rào mới được đầu tư xây dựng và đưa vào sản xuất năm 2007, với công
suất thiết kế là 25 triệu viên/ năm. Vì mới đưa vào hoạt động nên hiệu quả
của nhà máy còn chưa cao
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
9
Khãa luËn tèt nghiÖp
1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Để công việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi mỗi công ty phải
sắp xếp bộ máy trong công ty sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế của nền kinh
tế thị trường, đưa ra cơ cấu tổ chức sản xuất tối ưu nhất, để giảm chi phí tới mức
thấp nhất nhằm hạ giá bán sản phẩm và tăng doanh thu. Căn cứ vào đặc điểm sản
xuất, tính chất phức tạp của qui mô sản xuất và định hướng theo nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, công ty đã xây dựng được bộ máy quản lý
theo kiểu trực tuyến.
Mô hình và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được mô tả trong hình 1.2.
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty được chia thành hai phần: bộ máy quản trị và
các phòng ban trong công ty. Bộ máy quản trị bao gồm đại hội đồng cổ đông, hội
đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc công ty có nhiệm vụ giải quyết mọi hoạt

Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
10
Sân ph iơ
Máy nh o ùn chânà đ không
Kho ch a t có mái cheứ đấ
B ng t i s 3ă ả ố
B ng t i s 1ă ả ố
Máy c t g ch t ắ ạ ự
ngđộ
Máy cán m nị
H i ng qu n trộ đồ ả ị
Ban ki m soátể
Ban giám cđố
i h i ng c ôngĐạ ộ đồ ổ đ
PG Pph trách Đ ụ
Nh máy g ch H à àạ
B cắ
Nh máy g ch H à àạ
B cắ
Nh máy g ch à ạ
Tam i pĐ ệ
Phân x ng á ưở đ
ph giaụ
PG ph trách Nh àĐ ụ
máy g ch Tam i pạ Đ ệ
PG ph trách Đ ụ
phân x ng á ưở đ
ph giaụ
PG ph trách nh àĐ ụ
máy g ch C u R oàạ ầ

Nh máy g ch à ạ
C u R oàầ
Phòng t i chính k à ế
toán
Phòng k ho ch v t t ế ạ ậ ư
k thu tỹ ậ
P. t ch c h nh àổ ứ
chính,lao ng ti n độ ề
l ngươ
Khãa luËn tèt nghiÖp
động liên quan tới mục đích và quyền lợi của công ty, điều hành công ty…Các
phòng ban trong công ty làm những công việc chuyên môn liên quan tới phòng
ban. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nguồn tài chính và các
hoạt động liên quan tới tài chính của công ty như: theo dõi thu chi, tính giá thành
và hạch toán kế toán… Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư có nhiệm vụ điều độ sản
xuất, lập kế hoạch, và toàn bộ phần kỹ thuật cho các hoạt động của công ty.
Phòng tổ chức hành chính và lao động tiền lương có nhiệm vụ tiếp khách, quản
lý giấy tờ và các công việc liên quan tới lao động như: tiền lương, thưởng, tuyển
chọn lao động… Chức năng nhiệm vụ của bộ máy và các phòng ban được phân
công một cách cụ thể với mục tiêu là không chồng chéo lên nhau và mỗi bộ phận
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình (xem phụ lục 1)
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý này có một số ưu điểm là hiệu
quả tác nghiệp cao với những công việc có tính lặp đi lặp lại hàng ngày, phát huy
đầy đủ những ưu thế riêng của từng bộ phận. Việc thực hiện những công việc
được đầu tư hơn và những chức năng chủ yếu của công việc được thực hiện tốt,
đơn giản hoá việc đào tạo cán bộ.
Bên cạnh đó những hạn chế dễ nhận thấy tính phối hợp giữa các đơn vị là
thấp do mỗi đơn vị chỉ tập trung vào làm những hoạt động cụ thể có tính lặp lại.
Do đó khi đề ra mục tiêu có thể có những mâu thuẫn với nhau. Việc tổ chức hiện
nay tạo ra một cách nhìn hạn hẹp cho nhân viên, cán bộ quản lý chung. Trách

nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung của tổ chức chỉ tập trung ở các nhà
lãnh đạo của Công ty.
1.2.3 Công nghệ và kỹ thuật sản xuất của Công ty
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính của công ty có thể được mô tả
qua sơ đồ :
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
11
Sân ph iơ
Máy nh o ùn chânà đ không
Kho ch a t có mái cheứ đấ
B ng t i s 3ă ả ố
B ng t i s 1ă ả ố
Máy c t g ch t ắ ạ ự
ngđộ
Máy cán m nị
Khãa luËn tèt nghiÖp
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch tuynel.
Rắc than 20-30% đm
Phụ than 70-80% đm
Giai đoạn khai thác nguyên vật liệu:
Các loại đất sét là nguyên liệu chủ yếu sản xuất gạch. Đất sét sau khi
được khảo sát, thăm dò và thử công nghệ đạt tiêu chuẩn sản xuất mới được tiến
hành khai thác theo kiểu cuốn chiếu từ ngoài vào trong. Dùng máy ủi, ủi lớp đất
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
12
Kho than
Máy nghi nề
than
B ng t i g ch m că ả ạ ộ
Sân ph iơ

Máy nh o ùn chânà đ không
Kho ch a t có mái cheứ đấ
B ng t i s 2ă ả ố
B ng t i s 3ă ả ố
Máy c p li u thùngấ ệ
B ng t i s 1ă ả ố
Máy c t g ch t ắ ạ ự
ngđộ
Máy cán m nị
Máy nh o 2 tr cà ụ
Máy cán thô
Téc n cướ
Kho th nh ph mà ẩ
Ra g ch phân lo i ạ ạ
Lò s y tuynelấ
Lò nung tuynel
Khãa luËn tèt nghiÖp
màu từ 20 đến 30 cm sau đó dùng máy xúc, xúc lên ôtô trở về bãi chứa. Giai
đoạn này thường là thuê hoặc mua nguyên liệu từ công ty khác về.
Giai đoạn chế biến tạo hình :
Đất sét khai thác về thường được phơi phong hoá từ 3 đến 6 tháng, sau đó
đưa vào nhà chứa đất để tiến hành ngâm ủ tối thiểu phải được 24 giờ, độ ẩm đạt
từ 14 -16 %. Các lô đất được ngâm ủ đúng yêu cầu kỹ thuật sau đó dùng máy ủi
ủi dần vào máy cấp liệu thùng. Máy cấp liệu thùng có nhiệm vụ phân phối dải
đều đất nên băng tải 1. Đất được đưa lên máy cán thô trà xát, nghiền vỡ kết cấu
ban đầu. Từ máy cán thô đất được chuyển lên máy nhào 2 trục, tại đây đất được
phun thêm nước đạt độ ẩm 20-22% và được pha than cám, lượng than pha thô
70-80% định mức tiêu hao sản phẩm. Đất được chuyền qua băng tải 2 đến máy
cán mịn. Máy cán mịn có các khe hở từ 2-3 mm, có nhiệm vụ cán mỏng đất tăng
độ dẻo, độ đồng nhất sau đó đẩy xuống máy nhào đùn liên hợp có gắn thiết bị

hút chân không thông qua băng tải số 3. Thiết bị sẽ hút hết không khí trong đất,
làm tăng độ đặc chắc của nguyên liệu trước khi tạo hình. Máy đùn tạo ra các thỏi
mộc qua khuôn tạo hình ở đầu máy. Thỏi mộc được máy cắt tự động cắt thành
từng viên sản phẩm theo yêu cầu. Các sản phẩm mộc chuyển qua băng tải ngang
bốc lên xe cải tiến vận chuyển đi phơi trong nhà kính.
Giai đoạn phơi sấy sản phẩm mộc:
Các thao tác phơi gạch mộc phải nhẹ nhàng tránh biến dạng, đồng thời
phơi 3-5 ngày cho đến khi độ ẩm mộc còn 14-16% sẽ được xếp lên xe goòng để sấy
trong lò Tuynel, độ ẩm của sản phẩm ra khỏi lò đạt từ 2-8 %.
Giai đoạn nung sản phẩm:
Lò nung được bố trí liên hợp với bộ phận sấy nhằm sử dụng luôn các xe
goòng xếp gạch mộc đã sấy khô ở lò ra thời gian nung >=72 giờ, nhiệt độ trung
bình. Nhiên liệu nung chủ yếu là than cám nghiền nhỏ, lượng than được rắc 20-
30% định mức tiêu hao sản phẩm. Tuỳ theo thời gian và tuỳ lượng gạch mộc cho
nâng tốc độ nung, thông thường cứ 45-50 phút cho ra một xe goòng (mỗi xe
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
13
Khãa luËn tèt nghiÖp
khoảng 2900-3100 viên gạch xây). Sản phẩm nung chín được làm nguội, bốc dỡ
xuống. Cuối cùng là phân loại sản phẩm và xếp kiêu, đưa đi tiêu thụ.
Trang thiết bị chủ yếu và tình trạng kỹ thuật
Về tài sản cố định hàng năm vẫn được kiểm kê định kỳ, tính khấu hao
theo quy định của pháp luật. Hàng năm vẫn được ban kiểm soát và hội đồng
kiểm định của công ty kiểm tra theo dõi giữa thực tế và sổ sách.
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp tài sản cố định và trang bị tài sản cố định của
công ty CP VLXD và xây lắp số 5 giai đoạn 2004-2008
Chỉ tiêu Đv tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tài sản cố định
trong kỳ
ng.đồng 14 547 723 14 710 743,1 17 281 120,9 19 335 489,9 22 017 533,4

Số lao động bình
quân
Người 437 438 438 551 585
Mức trang bị
TSCĐ/người
Ng,đồng 33 290 33 586,2 39 454,6 35 091,6 37 636,8
Nguồn: Báo cáo tài chính của phòng kế toán
Ta thấy tài sản cố định của công ty liên tục tăng qua các năm, mức trang
bị tài sản cố định cũng tăng từ 33 290 nghìn đồng/ người năm 2004 lên tới
33586,2 nghìn đồng/người năm 2005, và tăng dần lên tới 37 636 nghìn đồng/
người năm 2008 tức là tăng lên 113% so với năm 2004. Nhìn vào bảng số liệu
1.1 ta thấy số lượng tài sản cố định liên tục tăng dần qua các năm, mức trang bị
tài sản cố định cũng tăng lên tương ứng. Đây có thể là một bước tiến của công
ty trong công cuộc phát triển và cải tiến công nghệ trong sản xuất.
Về tình trạng kỹ thuật, công nghệ sản xuất gạch bằng lò nung tuynel là
hình thức sản xuất gạch hiện đại nhất hiện nay, tuy nhiên công nghệ của công ty
chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình. Dây truyền sản xuất của nhà máy gạch
Tam Điệp được sử dụng cách đây 15 năm, là công nghệ của Liên Xô cũ. Với
thời gian sử dụng như trên, hiện tại những công nghệ này vẫn chưa được coi là
quá lạc hậu so với thực tế. Tuy nhiên hầu hết những dây truyền này hàng năm
được sử dụng vượt quá công suất thiết kế.
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
14
Khãa luËn tèt nghiÖp
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những năm gần
đây của công ty CP VLXD và XL số 5
1.3.1 Quy mô và sự mở rộng quy mô của Công ty
Công ty CP VLXD và xây lắp số 5 hiện nay chủ yếu sản xuất gạch nung
tuynel. Ngoài ra công ty còn sản xuất và kinh doanh một số sản phẩm khác như
máy móc xây dựng, khí đốt, thiết bị phụ tùng khai khoáng, đá xây dựng...

Bảng 1.2: Doanh thu của một số mặt hàng của công ty trong giai đoạn từ
2005-2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng doanh thu 27 183,7 32 126,1 33 703,7 63 254,9
Doanh thu SXCN 25 121,7 25 270,6 32 434,9 60 748,6
Doanh thu XL 644,9 370,9 64,5 0
Doanh thu khác 227,1 330,8 0 2 506,3
Doanh thu xây lắp nội bộ 1 190,1 6 153,8 1 204,8 0
Nguồn: Tài liệu phòng kế hoạch, kỹ thuật, vật tư
Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh thu hàng năm tăng lên. Chiếm tỷ trọng
lớn trong doanh thu là doanh thu sản xuất công nghiệp chiếm trên 80% mà chủ
yếu là sản xuất gạch. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai đó là doanh thu xây lắp nội bộ.
Năm 2006 doanh thu xây lắp nội bộ tăng vọt là do việc hoàn thành xây dựng nhà
máy gạch Cầu Rào. Doanh thu xây lắp hiện nay đang giảm dần, điều này do
công ty chuyển hướng không thực hiện các hoạt động xây lắp bên ngoài mà
chuyển sang xây lắp nội bộ. Doanh thu các hoạt động xây lắp chỉ chiếm khoảng
dưới 10% trong tổng doanh thu của công ty.
Doanh thu khác bao gồm doanh thu cho hoạt động tư vấn chuyển giao
công nghệ, doanh thu các loại sản phẩm khác như than, đá xây dựng... Doanh thu
này cũng tăng theo hàng năm Về cơ cấu mặt hàng hiện nay, xét về sản phẩm
gạch, Công ty có các sản phẩm chủ yếu sau:
Bảng 1.3: Cơ cấu sản phẩm gạch của công ty CP VLXD và xây lắp số 5
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
15
Khãa luËn tèt nghiÖp
TT Tên sản phẩm Kích thước Độ
rỗng
Mục đích sử dụng
1 Gạch rỗng tiêu chuẩn 220x105x60 30% Xây tường chịu lực

2 Gạch rống 6 lỗ 220x105x105 40% Xây tường bao che,
3 Gạch rỗng 4 lỗ 220x220x105 40% Bao che, chống nóng
4 Gạch lá nem 4 lỗ 200x200x50 40% Cách âm, chống nóng
Nguồn: Tài liệu phòng kế hoạch, kỹ thuật, vật tư
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là các địa phương mà Công ty
đặt nhà máy. Nhà máy gạch Tam Điệp đóng trên địa bàn thị xã Tam Điệp có thị
trường chủ yếu là khu vực thị xã và tới thành phố Nình Bình và một phần phía
bắc của tỉnh Thanh hóa. Nhà máy gạch Hà Bắc hiện nay thị trường tiêu thụ chủ
yếu là huyện Hà Bắc và một số vùng lân cận.
Năm 2007, công ty đầu tư thêm dây truyền sản xuất tại Yên Mô - Ninh
Bình. Với việc xây dựng thêm dây truyền sản xuất này, công ty đã mở rộng thị
trường tiêu thụ tai các huyện Yên Mô, Yên khánh, Kim sơn... của tỉnh Ninh
Bình, ngoài ta có thể mở rộng tiêu thụ tại các huyện Nga Sơn- Thanh Hóa, Ngĩa
Hưng – Nam Định. Qua đánh giá về thị trường ta thấy, hiện nay sản phẩm của
công ty đã chiếm được khoảng 10% thị trường trong tỉnh, và thị trường phía bắc
của tỉnh Thanh Hóa. Việc mở rộng thị trường của công ty đang trở thành một
vấn đề tất yếu. Thị trường Nam Định, Thanh Hóa là hai thị trường tiềm năng của
công ty.
Về sự mở rộng thị trường của công ty, theo đánh giá hiện nay, tốc độ
xây dựng cơ bản ở tỉnh Ninh Bình không ngừng tăng, với diện tích 1.392,4km2,
dân số gần 928.5 nghìn người (tổng cục thống kê - số liệu năm 2007), với tốc độ
phát triển kinh tế hiện nay, có thể dự đoán trong những năm tới, nhu cầu về nhà
ở, công trình công cộng cũng như các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình sẽ mở
rộng và phát triển với qui mô lớn. Điều đó đòi hỏi về nhu vầu VLXD ngày càng
tăng. Hiện nay xu thể xây dựng dùng gạch đất sét nung vẫn là phổ biến và yêu
cầu ngày càng cao về cả số lượng và chất lượng. Theo dự kiến chiến lược phát
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
16
Khãa luËn tèt nghiÖp
triển kinh tế xã hội đến năm 2010 của ủy ban kế hoạch của tỉnh Ninh Bình, dự

tính nhu cầu gạch xây trong năm 2005 tới năm 2010 là 500 triệu viên/ năm. chưa
kể tới nhu cầu ở các khu vực lân cận.
Trong khi đó năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất trong tỉnh hiện nay
chỉ mới đạt được khoảng 350 triệu viên/năm số còn lại do các lò thủ công đảm
nhiệm. Hầu hết các cơ sở sản xuất gạch thủ công với công nghệ lạc hậu, thiết bị
tạo hình đơn giản, thiếu đồng bộ, phơi sấy tự nhiên, nung đốt lò đứng chất lượng
sản phẩm thấp, sản xuất không theo quy hoạch gây lãng phí tài nguyên, biến đổi
địa hình ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái. Tuy nhiên hiện nay với chính
sách của nhà nước như giảm khai thác đất sét, đá xây dựng…sẽ tạo ra những khó
khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sau này.
Về lao động, công ty hiện nay có hơn 600 lao động. Hầu hết là lao động
trực tiếp, lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ thấp. Tính đến tháng 1 năm 2008 công ty
có tất cả là 678 CBCNV, trong đó có 584 người hợp đồng không thời bạn còn lại
90 người là hợp đồng có thời hạn. Số lượng lao động của công ty tăng dần qua
các năm tuy nhiên tốc độ phát triển không mạnh. Từ năm 2004 tới năm 2006 số
lao động trong công ty giao động trong khoảng từ 500-600 người. Năm 2007 sự
mở rộng của công ty bằng việc đưa nhà máy gạch Cầu Rào vào hoạt động làm có
nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động.
Bảng 1.4: Trình độ lao động của công ty trong giai đoạn 2004-2008
Trình độ lao động Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Đại học, cao đẳng 15 15 17 18 19
Trung cấp 10 12 12 16 16
Công nhân kỹ thuật 65 67 62 95 95
Lao động phổ thông 398 420 477 557 544
Tổng số lao động 488 514 568 686 674
Nguồn: Báo cáo tổng kết- phòng tổ chức hành chính, lao động, tiền lương
Chế độ đãi ngộ đối với lao động, Công ty đảm bảo việc làm, thu nhập theo
khả năng cống hiến của người lao động. Người lao động được đăng ký hợp đồng
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
17

Khãa luËn tèt nghiÖp
lao động, hưởng các chế độ BHXH, BHYT tiền thưởng, trợ cấp và các quyền lợi
khác của người lao động theo quy định của bộ luật lao động
• Quy mô về vốn
Hình 1.4: Biều đồ theo dõi vốn kinh doanh và vốn CSH của công ty CP
VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn 2004-2008
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Nhìn vào hình 1.4 ta thấy lượng vốn kinh doanh của công ty tăng lên sau
các năm. Trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng từ 5.5 tỷ đồng lên 12.5 tỷ đồng năm
2008 tức là tăng lên 7 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu tăng lên từ 22 tỷ đồng
năm 2004 lên 38 tỷ đồng năm 2008 tức là tăng lên 16 tỷ đồng.
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy rằng tốc độ tăng của nguồn vốn kinh doanh
tăng lên hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Điều này có thể cho ta thấy
công ty đang ngày càng sử dụng vốn một cách hiệu quả.
1.3.2 Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh doanh chủ yếu của công ty
Trong thời kỳ 2004- 2008, các hoạt động kinh doanh của Công ty đã có sự
cải thiện cả về tổng thể cũng như về mặt doanh thu, tài chính, hiệu quả kinh
doanh, đồng thời đảm bảo không ngừng tăng thu nhập cho người lao động.
Những kết quả này được trình bày qua các số liệu được tập hợp trong các biểu,
bảng sau đây.
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
18
Khãa luËn tèt nghiÖp
Bảng 1.5: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
trong kỳ 2004-2008
Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh- phòng kế toán
• Đánh giá kết quả về doanh thu qua các năm:
Hình 1.5: Biểu đồ doanh thu của công ty trong giai đoạn 2004-2008
0
10000

20000
30000
40000
50000
60000
70000
2004 2005 2006 2007 2008
Kế hoạch doanh thu
Doanh thu
Từ bảng 1.5 ta thấy rằng doanh thu của công ty, tốc độ tăng trưởng của
công ty tăng dần lên qua các năm.Doanh thu năm 2005 tăng lên so với năm 2004
là 7 106,2 triệu đồng tương đương với tăng trưởng 3.48%, tuy nhiên năm 2004
chỉ đạt được 94,71% kế hoạch của công ty đặt ra, Năm 2005 đạt được 100,68%
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
Chỉ tiêu Đv tính Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm 2008
Doanh thu Tr.đ 20 077,5 27 183,7 32 126,1 33 703,7 63 254,9
Kế hoạch doanh thu Tr.đ 21200 27000 32000 37000 57000
Thực hiện/kế hoạch % 94,71 100,68 100,39 91,09 110,97
Tốc độ tăng trưởng
doanh thu
% 3,48 3,477 68,6 215,2
Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 1 055,2 1 500, 6 1 814,5 1 162,8 17 822,1

Nộp ngân sách Tr.đ 1 808,4 2 606,9 1 312,4 2 804,2 5 339,4
Vốn kinh doanh tỷ đồng 5,5 5,5 7,5 12,5 12,5
Lợi nhuận/ doanh thu % 5,5 5,77 6,27 3,57 29,3
Tỷ suất LN/VCSH % 19,1 27,2 24,1 9,3 142,5
Sản lượng sản xuất Ng.viên 56 021 66 371 67 365 87144 91 261
Số lao động Người 488 514 568 686 674
Thu nhập bình quân Ng.đ 766,063 1 040,6 1 540,7 1 830,5 2 343,2
19
Khãa luËn tèt nghiÖp
kế hoạch đặt ra. Doanh thu năm 2007 và năm 2008 cũng tăng lên tới hơn 63 tỷ
đồng.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các năm liên tục tăng từ 3,48% năm
2005 lên 68,6% năm 2007 và tăng tới 215,2% năm 2008. Tốc độ tăng trưởng
doanh thu khá lớn nhưng việc thực hiện kế hoạch chỉ ở mức hơn so với kế hoạch
một lượng rất ít. Nhìn vào biểu đồ 1.4, phần chênh lệch giữa kế hoạch và thực
hiện rất ít. Năm 2005 thực hiên được 100,68% so với kế hoạch, năm 2006 là
100,39%, năm 2007 chưa thực hiện được kế hoạch đề ra chỉ thực hiện được
91,09% và năm 2008 đạt vượt mức kế hoạch là 110,97%.
Những số liệu trên đã giúp ta phần nào nhìn thấy xu hướng phát triển đi
lên của công ty. Doanh thu tăng qua các năm với tốc độ phát triển doanh thu cao
như hiện nay, mở ra một sự phát triển mạnh mẽ cho công ty thời gian sau này.
• Đánh giá kết quả về lợi nhuận qua các năm
Hình 1.6: Biểu đồ lợi nhuận và doanh thu của công ty trong giai đoạn 2004-2008
2004 2005 2006 2007 2008
Doanh thu
20077.5 27183.7 32126.1 33703.7 63254.9
Lợi nhuận
1055.2 1500.6 1814.5 1162.8 17822.1
0
10000

20000
30000
40000
50000
60000
70000
Tr.đ
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, lợi nhuận từ năm 2004-2007 hầu như
không có biến động nhiều, mức lợi nhuận này hầu như nằm trong khoảng hơn 1
tỷ đồng lợi nhuận. Riêng năm 2008 lợi nhuận tăng vọt tăng lên so với năm 2007
là 16 659,3 tr.đ, tăng gấp 14.3 lần so với năm 2007. Điều này có thể lý giải bởi
nhiều lý do khách quan và chủ quan. Thứ nhất năm 2008 có sự khủng hoảng đẩy
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
20
Khãa luËn tèt nghiÖp
giá gạch lên cao hơn so với giá thực khiến doanh thu tăng cao. Thứ hai nhà máy
đóng cửa phân xưởng sản xuất phụ gia xi măng làm ăn thua lỗ thay vào đó là
phân xưởng khai thác đá làm ăn có hiệu quả hơn. Thứ 3, năm 2008 công ty bán
hết phần vốn nhà nước tại công ty và chuyển thành vốn góp cổ đông, nó kích
thích sự làm việc của mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty. Thứ 4, Đội ngũ
cán bộ quản trị nhanh chóng thay đổi chiến lược nhạy bén, thay đổi cơ cấu sản
xuất phù hợp. Sự tăng nhanh về doanh thu khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp
cũng tăng nhanh theo. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng tăng nhanh theo từ
5.5% năm 2004 tăng nhanh đến 29.5% năm 2008. Tình hình lợi nhuận của doanh
nghiệp có thể nói là ổn định qua các năm. Sự tăng đột biến của năm 2008 chưa
chắc đã là một dấu hiệu đáng mừng cho công ty trong giai đoạn mới. Nó cho
thấy rằng, công ty cần phải có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa, cụ thể hơn nữa
để đối phó với những biến động phức tạp của môi trường kinh doanh trong thời
gian tới.
• Đánh giá kết quả theo chỉ tiêu về thu nhập của lao động

Hình 1.7 : Biểu đồ theo dõi về số lượng lao động và thu nhập lao động của
công ty trong giai đoạn năm 2004-2008
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
0
100
200
300
400
500
600
700
800
Thu nhập của lao
động(Ng.đ)
766 1,041 1,541 1,831 2,343
Số lao động(Người)
488 514 568 686 674
2004 2005 2006 2007 2008
Số lượng lao động của công ty từ năm 2004-2006 năm trong khoảng từ
500-600 lao động. Năm 2007 và 2008 số lao động của công ty tăng lên là 686 và
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
21
Khãa luËn tèt nghiÖp
674 người. Điều này là do năm 2007, nhà máy gạch Cầu Rào được chính tức đưa
vào hoạt động làm cho số lao động của công ty tăng lên. Việc giải thể phân

xưởng sản xuất phụ gia xi măng đã làm cho số lao động mất việc làm không nhỏ.
Nhưng thay vào đó là sự ra đời của phân xưởng đá vàođầu năm 2008 đã giúp
duy trì công ăn việc làm cho người lao động. Vì vậy số lượng lao động của công
ty không có biến động nhiều. Có tăng nhưng chỉ tăng ở mức bình thường.
Đi kèm với sự tăng của lao động, thu nhập của người lao động tăng dần
qua các năm. Năm 2004 thu nhập của lao động tăng từ 766,063 ng.đ lên 1040,6
ng.đ năm 2005 tức là tăng lên 274,5 ng.đ tương đương với 35,8%. Năm 2006 thu
nhập của lao động trong công ty tăng lên 500.1 Ng.đ. tương đương với tăng 48%
so với năm 2005. Năm 2007 thu nhập của người lao động tăng lên 290,2 ng.
đồng so với năm 2006 tương đương với tăng 18.8% so với năm 2006. Năm 2008
tăng lên là 512.7 Ng.đ tương đương với 28% so với năm 2007. Năm 2007 thu
nhập của người lao động tăng kém hơn so với các năm trước là do doanh thu và
lợi nhuận của năm kém hơn. Năm 2008 thu nhập của người dân tăng lên do có
sự tăng đột biến về doanh thu của công ty.
• Đánh giá kết quả về hiệu quả sử dụng vốn
Nhìn vào bảng số liệu 1.5 ta có một số chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử
dụng vốn của công ty như: lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận/ doanh thu, tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu. Theo số liệu về tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu, năm 2004 cứ một
đồng doanh thu thu về thì có 0,055 đồng là lợi nhuận. Năm 2005 tăng lên là
0,0577 đồng, Năm 2006 tăng lên là 0,0627 đồng, năm 2007 tỷ suất lợi nhuận
giảm, Một đồng doanh thu chỉ thu về có 0,0357 đồng lợi nhuận. Năm 2008 tăng
lên là một đồng doanh thu thu về dược 0, 293 đồng lợi nhuận.
Về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ta thấy: Năm 2004 cứ một đồng
vốn chủ sở hữu bỏ ra thì có 0,19 đồng lợi nhuân thu về. Năm 2005 một đồng vốn
bỏ ra có 0,272 đồng lợi nhuận thu về. tăng lên 0,082 đồng so với năm 2004. Năm
2006 giảm xuống còn 0,241 đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu. Và năm
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
22
Khãa luËn tèt nghiÖp
2007 giảm xuống nhỏ nhất còn 0,093 đồng lợi nhuân, giảm so với năm 2006 là

0,152 đồng.
Từ kết quả này cho thấy, hiệu suất sử dụng vốn của công ty có tăng nhưng
hiệu quả không cao. Doanh thu hàng năm của công ty vẫn tăng nhưng tỷ suất lợi
nhuận/ vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu không ổn định qua các
năm, điều này có thể là do các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí nhân công...
tăng nhanh hơn so với tốc độ của tăng doanh thu. Doanh nghiệp cần có biện
pháp để cải thiện và giảm bớt tốc độ tăng của các khoản chi phí này. tức là cần
nâng cao công tác quản trị chi phí kinh doanh.
• Đánh giá kết quả về nộp ngân sách nhà nước
Hình 1.8: Biểu đồ theo dõi về doanh thu và tình hình nộp ngân sách nhà
nước của công ty trong giai đoạn năm 2004-2008
20077.5
27183.7
32126.1
33703.7
63254.9
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
Tr.đ
2004 2005 2006 2007 2008 Năm
Doanh thu
Nộp ngân sách
Nhìn vào hình 1.8 ta thấy tình hình nộp ngân sách của công ty trong thời
gian từ năm 2004- 2008, các khoản nộp bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, tiền thuê

đất, thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế thu nhập cá
nhân, các loại phí như phí môi trường... Tính tổng các khoản phải nộp năm 2004
nộp cho ngân sách nhà nước là 1 808 384 066 đồng(Bảng 1.5) chiếm 9% so với
doanh thu, năm 2005 tăng lên là 2.606.972.840 đồng chiếm 9,6% so với doanh
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
23
Khãa luËn tèt nghiÖp
thu. tương đương với tăng lên 798 tr.đ. Năm 2006 giảm xuống còn
1.312.425.504 đồng chiếm 4.08% so với doanh thu do tiền thuế giá trị gia tăng
được giảm bớt so với năm trước. Năm 2007 số tiền nộp ngân sách là
2.804.195.280 đồng, bằng 8,3% so với doanh thu.. Năm 2008 tăng lên là
5.339.375.740 đồng bằng 8,4% doanh thu.(Số liệu bảng 1.5)
Nhìn vào số liệu trên ta thấy rằng, công ty đã đóng góp một phần không
nhỏ vào ngân sách của tỉnh nói riêng và của nhà nước nói chung. Việc đóng góp
vào ngân sách nhà nước hàng năm chiếm khoảng từ 8-10% doanh thu. Doanh
thu hàng năm tăng dẫn tới số lượng nộp ngân sách cũng không ngừng tăng lên.
1.3.3 Những thuận lợi và khó khăn mà công ty phải đối mặt
Công ty CP vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 cũng đã tận dụng được một số cơ
hội và cũng năm bắt được một số khó khăn trong thời kỳ tới. Những thuận lợi mà công
ty có được như:
+ Công ty có một bề dày kinh nghiệm hoạt động gần 40 năm trải qua nhiều thời
kỳ khó khăn
+ Công ty đóng trên địa bàn là một thị xã mới thành lập, đang có nhu cầu xây
dựng rất lớn, có khả năng tiêu thụ cao. Nơi đặt công ty gần giao thông thuận tiện đi lại,
gần đường sắt đường thủy, đường bộ, dễ dàng vận chuyển.
+ Sau khi cổ phần hóa, nhận thức tư tưởng của cán bộ công nhân viên có những
thay đổi tích cực do xác lập được quyền làm chủ thực sự của bản thân về phần vốn góp
của mình trong công ty, ý thức trông chờ ỷ nại, bao cấp đã từng bước được khắc phục.
+ Các đơn vị trong công ty sản xuất đã bắt đầu đi vào ổn định không có biến
động lớn

Ngoài những thuận lợi trên, công ty còn phải đối mặt với một số khó khăn còn
tồn tại. + Tuy có một bề dày kinh nghiệm tuy nhiên công tác cán bộ chưa đáp
tứng được yêu cầu ngày càng cao cho phát triển sản xuất cả về số lượng và chất
lượng.
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
24
Khãa luËn tèt nghiÖp
+ Bước sang giai đoạn hội nhập mới, bắt buộc công ty phải có sự cải tiến
về sản xuất, sức cạnh tranh lớn hơn vì thế việc kinh doanh cũng trở nên khó khăn
hơn.
+ Do xuất phát điểm từ một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nên trong một số
ít cán bộ công nhân viên còn tư tưởng ỷ lại, bị động.
+ Trong sản xuất kinh doanh, cán bộ còn bị động, thiếu quyết đoán khi giải quyết
các tình huống phát sinh, chưa chủ động trong đa dạng hóa sản phẩm
+ Năm 2008, nền kinh tế có nhiều biến động, nhất là cuộc khủng hoảng kéo dài
tới năm 2009 làm cho việc kinh doanh của doanh nghiệp còn có nhiều khó khăn.
Trong dài hạn, công ty sẽ phải đối mặt với việc thay thế các sản phẩm gạch ngói
nung bằng các sản phẩm gạch khác như gạch nhẹ, gạch block betong… Chính phủ hiện
nay đã có nhiều chính sách nhằm thay thế đất sét nung bằng các sản phẩm khác bảo vệ
môi trường hơn và ít ảnh hưởng tới môi trường đất. Công ty cũng đã nhận thức được
một số khó khăn hiện tại của mình và đã đề ra nhiều biện pháp để khắc phục: như quản
lý lại vốn, nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên, nhanh chóng thay đổi lại mẫu
mã sản phẩm...
Líp : QTKD Tæng Hîp 47B
25

×