Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

quá trình phát triển và biến đổi theo quy luật khách quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.21 KB, 46 trang )

VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, quan điểm về phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được mở
rộng về nội hàm, ngoài yếu tố cơ bản là tăng trưởng kinh tế cao, ổn định còn
phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sống. Quan
điểm phát triển bền vững trở thành mục tiêu chung của cả cộng đồng thế giới.
Điều đó đồng nghĩa rằng bất kỳ một quốc gia nào khi không giải quyết được tốt
các vấn đề xã hội phát sinh trong nước, không có chiến lược và hành động thiết
thực bảo vệ môi trường thì sẽ dẫn đến sự suy thoái về kinh tế - xã hội.
Sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại hiện nay đã đặt ra nhiều vấn đề
mà chỉ riêng một quốc gia không thể tự giải quyết, vì vậy đòi hỏi cần có sự hợp
tác quốc tế với nhiều vòng đàm phán và việc ký kết các hiệp định song phương
và đa phương giữa các quốc gia. Như các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm
suy giảm một cách nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân của nhiều nước; hay vấn
đề biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay trở thành nỗi lo không chỉ của một quốc
gia; các tệ nạn xã hội …trong đó tình trạng nghèo đói của nhiều quốc gia và
nhiều khu vực cũng là vấn đề được cộng đồng thế giới đặc biệt quan tâm. Nghèo
đói ở khu vực Mỹ La Tinh, Châu Phi hay Châu Á hiện nay đã tác động xấu đến
sự tăng trưởng kinh tế thế giới, là nguyên nhân làm gia tăng các vấn đề xã hội
như mù chữ, bệnh tật bạo hành, xung đột…Chính từ những yêu cầu bức thiết
của thực tế mà việc tìm giải pháp cho vấn đề đói nghèo là nội dung cấn các quốc
gia, các tổ chức quốc tế và từng cá nhân góp sức giải quyết.
Trong nhiều chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc đã thảo luận vấn đề
này và kêu gọi thế giới chống đói nghèo với tinh thần nhân văn bằng các giải
pháp kinh tế, hành chính trong cơ chế thị trường đã và đang hội nhập.
Trong quan điểm phát triển bền vững của Việt Nam đã nêu rõ: “Thoả
mãn nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần và văn hoá cho thế hệ hiện tại và
tương lai thông qua việc quản lý một cách khôn khéo tài nguyên thiên nhiên;
xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch hành động và cơ chế tổ chức
nhằm đảm bảo khả năng sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D


VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
được nhất thể hoá và liên kết chặt chẽ với tất cả các khía cạnh”. Như vậy,
trong quan điểm phát triển của Việt Nam cũng chỉ rõ cần phải gắn liền ba yếu
tố: tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Trong nhiều năm
qua, tình hình kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng cao và
ổn định trong nhiều năm ( những năm 90), đây là nền tảng vững chắc cho Việt
Nam thực hiện tốt các chính sách xã hội, và một trong những chính sách thành
công đó là chính sách xoá đói giảm nghèo.
Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách nhất quán của Đảng
và Nhà nước ta ngày từ buổi đầu sau CMT8 thành công. Nó thể hiện sự lãnh đạo
đúng đắn và sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với việc nâng cao mức sống
của nguời dân. Quyết sách đó không những đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của
đông đảo quần chúng nhân dân mà còn phù hợp với xu hướng chung của thời
đại, phù hợp với các mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên hợp Quốc đề ra.
Những kết quả mà Việt Nam đã đạt được là rất to lớn như giảm tỷ lệ hộ nghèo
theo chuẩn quốc gia và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân lên
một bước đáng kể. Tuy nhiên, cùng với tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước thì công tác xoá đói giảm nghèo vẫn cần tiếp tục được đẩy mạnh hơn
nữa, nhằm giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo. Bên cạnh việc huy động
nguồn lực cần thiết cho công tác thì việc tìm hiều nguyên nhân và thực trạng của
đói nghèo cũng là nội dung không thể xem nhẹ. Mọi sự vật đều có quá trình phát
triển và biến đổi theo quy luật khách quan, việc tìm hiểu nguyên nhân, thực
trạng sẽ giúp chúng ta có những định hướng cũng như tìm kiếm giải pháp phù
hợp nhất. Từ những phân tích trên em xin chọn đề tài này làm bài tiểu luận cho
môn học, em mong cô đóng góp ý kiến cho lần viết sau được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D
VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO

CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA
I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
1. Những thành tựu trong công tác xoá đói giảm nghèo
1.1 Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong suốt thập kỷ 90 và những
năm gần đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến mức giảm tỷ lệ đói
nghèo, trong đó phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh tế
nông thôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ đổi mới đã có nhiêù chuyển biến rõ nét,
đưa đến một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội với nhiều thành tựu quan trọng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1991 – 2000 đạt 7,5%/ năm, xuất khẩu tăng
nhanh, từng bước kiểm soát được lạm phát và ổn định giá cả. Những kết quả đạt
được trong tăng trưởng kinh tế là nền tảng, điều kiện vô cùng quan trọng cho
việc Việt Nam phấn đấu thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã đề ra
trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
Cùng với các chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh, Chính Phủ
cũng đưa ra nhiều chủ trương ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn, vùng
saau, vùng xa, nhằm giải phóng sức sản xuất của dân cư nông thôn và khuyến
khích dân cư tự mình phấn đấu cải thiện hoàn cảnh sống của mình. Những thành
tựu XDGN của Việt Nam đâã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao,
trong báo cáo phát triển Việt Nam 2004 đã ghi nhận:“ những thành tựu của Việt
Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế”
tạo được sự đồng thụân xã hội cao, góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế trong nước, thực hiện cam kết thiên niên kỷ
mà Việt Nam đã tham gia, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế.
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D
VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
Tỷ lệ người nghèo tính theo chuẩn quốc tế đã giảm liên tục từ hơn 60%
năm 1990, xuống còn 58% năm 1993, 37% vào năm 1998, 32% vào năm 2000,
29% vào năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004.

Căn cứ vào chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao động thương binh – Xã hội,
tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ hơn 30% năm 1990, 30% năm 92, xuống còn 17%
năm 2002 ( tương đương 2,8 triệu hộ).
Từ năm 1992 – 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt nam đã giảm từ 30% xuống
còn 8,3%. Tính đến tháng 11 năm 2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành
phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn, 18 tỉnh tỷ lệ người nghèo
chiếm 3-5%, 24 tỉnh có tỷ lệ người nghèo chiếm 5-10%...
Đây được xem là những thành tựu nổi bật, đáng ghi nhận của Việt Nam
trong công tác XDGN, trong đó phải nhấn mạnh đến vai trò vô cùng quan trọng
của tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định trong suốt thập kỷ 90 và những năm
2005, 2006,2007 vừa qua.
1.2 Nguồn lực cho công tác xoá đói giám nghèo được tăng cường
Mặc dù kinh tế đã có sự phát triển nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn còn ở
điểm xuất phát thấp nguồn thu cho ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Song nhà
nước đã tăng cường đầu tư cho công tác xoá đói giảm nghèo thông qua chương
trình quốc gia liên quan đến XDGN như chương trình 134, 135, 133, các chương
trình về giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ…và các dự án quốc tế trong 5
năm (2001-2005) khoảng 40.950 tỷ đồng; riêng đầu tư cho chương trình mục
tiêu xoá đói giảm nghèo là khoảng 21.000 tỷ đồng.
Hệ thống ngân hàng phục vụ người nghèo đã được thành lập nhằm cấp tín
dụng ưu đãi cho người nghèo. Nguồn vốn huy động của cộng đồng dân cư, các
tổ chức và cá nhân trong nước cũng tăng đáng kể. Tổng nguốn vốn cho người
nghèo vay đạt 5.500 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà nước có sự hỗ trợ đáng kể cho đời
sống đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn với số tiền trên 70.000 tỷ đồng và cho
gần 90.000 hộ vay vốn sản xuất không phải trả lãi.
Đặc biệt, công tác xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam trong những năm qua
đã nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế và tổ chức
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D
VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
phi chính phủ về mọi mặt. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc( UNDP) đã

và đang giúp Việt Nam thực hiện các chiến lược, chương trình xoá đói giảm
nghèo, trên tinh thần coi trọng sự tham gia của nhân dân, UNDP đã hỗ trợ 7 dự
án xoá đói giảm nghèo ở các Tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là yếu tố quan trọng,
tạo điều kiện thúc đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo đạt được nhiều thành
công.
1.3 Tỷ lệ các xã không có hoặc thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu đã giảm
Một trong những chương trình hỗ trợ rất lớn của nhà nước nhằm đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, vùng đặc biệt khó khăn là chương trình 135.
Chương trình này được bắt đầu thực hiện từ năm 1998 với mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa. Một trong 5 mục
tiêu quan trọng của chương trình được xác định là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
thực hiện qua hai dự án: xây dựng công trình hạ tầng xã đặc biệt khó khăn và
xây dựng trung tâm cụm xã.
Tính đến năm 2005, chương trình 135 đã đầu tư cho 2412 xã đặc biệt khó
khăn, thuộc 52 tỉnh ở 320 huyện với dân số khoảng 9.8 triệu nhân khẩu, trong
đó có khoảng 1 triệu hộ với trên 5.55 triệu người dân tộc thiểu số của cả nước.
Theo đánh giá chung, chương trình 135 trong 7 năm qua chủ yếu tập trung vào
xây dựng cơ sở hạ tầng với số vốn 8716.6 tỷ đồng ngân sách TƯ, chiếm 96%
vốn đầu tư của chương trình. Chương trình đã xây dựng được 20.026 công trình
hạ tầng, hoàn thành 300 trung tâm cụm xã đưa vào sử dụng, hoàn thành trên
50.00 km đường các loại, 96% các xã có đường ô tô đến trung tâm. Đặc biệt đã
có 2.848 công trình thuỷ lợi được xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp và tăng
năng lực tưới tiêu cho hơn 40.000 ha đất canh tác; đã có 85% số xã có điện và
khoảng 60% dân số trên địa bàn đựơc dùng điện lưới quốc gia; 2.072 công trình
nước sạch, 4.159 công trình lớp học và trường học được đưa vào sử dụng. Có
nhiều xã đã được đầu tư khá hoàn chỉnh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng cơ
sở. Thống kê của Uỷ ban dân tộc miền núi cho thấy, có 56 % số xã đã có đầu tư
7 loại công trình, có nghĩa đã đủ điều kiện thoát nghèo về cơ sở hạ tầng để
chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển.
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D

VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
Qua thực hiện chương trình 135, cơ sở hạ tầng kinh tế của các vùng nông
thôn, miến núi, được cải thiện, các công trình hạ tầng được đưa vào sử dụng đã
thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, bước đầu tạo sự chuyển dịch
cơ cầu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá. Vì vậy, công tác XDGN đạt được
kết quả khả quan, không còn hiện tượng đói kinh niên, số hộ nghèo đã giảm rõ
rệt, số hộ giàu khá giả ngày một tăng.( Nguồn Tạp chí Lao động – Xã hội, số
272\2005).
1.4 Năng lực của cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo đã được tăng
lên
Đến cuối năm 2000 đã có 1.799 xã thuộc 22 tỉnh, thành phố có các bộ
phận và cán bộ chuyên môn làm công tác XDGN tại chỗ. Đây là những cán bộ
nòng cốt được trang bị các kiến thức cơ bản để hướng dẫn người dân thực hiện
chương trình trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu XDGN.
Yêu cầu đối với cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo là cần phải có
trình độ hiểu biết về chính sách, pháp luật của nhà nước. Tư tưởng chính trị
vững chắc và đạo đức công vụ trong sạch.
1.5 Chính phủ đã ban hành nhiều cơ ché, chính sách giải quyết việc làm
tạo cơ hội cho người lao động có thể chủ động hoặc tự tạo việc làm kết hợp với
sự hỗ trợ của cộng đồng.
Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm được triển khai thực hiện đã
mang lại nhiều kết quả. Các trung tâm xúc tiến việc làm; trung tâm dạy nghề
hướng nghiệp của các ngành, các cấp, các đoàn thể quàn chúng đã hoạt động
tích cực. Các hộ gia đình, các cá nhân đã nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo,
ổn định cuộc sống dựa vào các chương trình hỗ trợ của nhà nứơc.
Khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi thu hút nhiều lao động. Việc đấy
mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn sẽ giải quýêt phần lơn
lao động dôi dư, nông nhàn ở nông thôn. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm
cho khoảng 1.2 - 1.3 triệu lao động, trong đó khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế
hợp tác xã thu hút khoảng 90%. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế Việt

Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, chính phủ cần có chính
sách thiết thực hơn để hỗ trợ những người yếu thế trong xã hội nhằm ổn định đời
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D
VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
sống kinh tế - xã hội -một nhân tố vô cùng quan trong đưa đến sự tăng trưởng
bền vững.
1.6 Đời sống của nhiều vùng được cải thiện rõ nét
Tỷ lệ nghèo đói đã giảm ở thành thị và nông thôn, ở cả người kinh và
người dân tộc ít người. Mức tiêu dùng bình quân đầu người tính theo giá hiện
hành tăng từ 2.6 triệu đồng năm 1995 lên 4.3 triệu đồng vào năm 2000.
Thành tựu này là hệ quả tất yếu của việc thực hiện thành công các chương
trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo cũng như thực hiện thắng lợi các chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn.
2. Nguyên nhân của những thành tựu trên
2.1 Nhờ kinh tế phát triển và tăng trưởng liên tục, ổn định nhất là nông
nghiệp và nông thôn được nhà nước ưu tiên đầu tư( thuỷ lợi, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…) có các chính
sách cải cách trong nông nghiệp, đặc biệt là giao quyền sử dụng đất cho người
dân đã tạo những động lực và nguồn lực mới từ đó cho phép thực hiện xoá đói
giảm nghèo trên diện rộng, nên đời sống của người nông dân ở nông thôn đã
được cải thiện rõ nét.
Tăng trưởng kinh tế và ổn định là tiền đề giúp công tác xoá đói giảm
nghèo tiến hành nhanh và toàn diện, để kết quả xoá đói giảm nghèo bền vững
cần phải đảm bảo các điều kiện cho người nghèo thể thụ hưởng được các thành
tựu của sự phát triển. Việc tăng cường tài sản cho người nghèo, đặc biệt là đất
đai, là một trong những giải pháp hữu hiệu để tăng trưởng và giảm nghèo.
2.2 Chương trình xoá đói giảm nghèo đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền,
đoàn thể từ trung ương đến cơ sở chỉ đạo sát sao và triển khai thực hiện tích cực,
được nhân dân hưởng ứng.
Nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như phương pháp

tiếp cận giải quyết vấn đề đói nghèo cho các cấp, các ngành và mọi người dân
đặc biệt là người nghèo và xã nghèo được thường xuyên quan tâm và nâng cao.
Xoá đói giảm nghèo vươn lên khá giả và làm giàu không chỉ là trách nhiệm của
nhà nước mà trước hết thuộc về từng cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng và
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D
Vấn đề đói nghèo ở Việt Nam hiện nay
trỏch nhim ca ton xó hi, õy l vn mu cht thc hin thnh cụng
chng trỡnh quc gia v xoỏ úi gim nghốo.
2.3 H thng chớnh sỏch, c ch, gii phỏp xoỏ úi gim nghốo bc u
c thc hin v i vo cuc sng nh: tớn dng u ói, hng dn cỏch lm
n, h tr v y t, giỏo dc, h tr ng bo dõn tc ớt ngi c bit khú khn,
h tr u t xõy dng c s h tng, h tr phỏp lý.to hnh lang phỏp lý v
mụi trng thun li cho xoỏ úi gim nghốo v tng cng u t c s vt
cht cho cỏc xó nghốo phỏp trin sn xut, nõng cao cht lng cuc sng ca
nhõn dõn, c bit nhng xó nghốo min nỳi, biờn gii, hi o, vựng sõu,
vựng xa, ng bo dõn tc ớt ngi.
2.4 Cụng tỏc xó hi hoỏ hot ng xoỏ úi gim nghốo, c bit l xó hi
hoỏ v ngun lc, nhõn lc v vt lc ngy cng c m rng. Chớnh s hp
tỏc ny ó to ra phong tro xoỏ úi gim nghốo sụi ng nhiu nm trong c
nc gúp phn vo thnh cụng ca chng trỡnh. Cựng vi s chia s trỏch
nhim xó hi ca ngi dõn trong vic tr giỳp ngi nghốo, cũn cú s ng
thun ca cỏc t chc quc t, cỏc quc gia trong vic tip cn v gii quyt vn
úi nghốo Vit Nam.
2.5 C ch phõn b ngõn sỏch cụng bng, minh bch v cú tớnh khuyn
khớch cao ó to iu kin cho cỏc a phng trong vic huy ng ngun lc ti
ch cng nh lng ghộp vi cỏc ngun lc khỏc, gúp phn nõng cao hiu qu
thc hin chng trỡnh. Trong quỏ trỡnh thc hin xoỏ úi gim nghốo, s tham
gia giỏm sỏt ca mt trn t quc, cỏc on th c s, ngi dõn, c bit l
ngi nghốo, ph n v ngi dõn tc thiu s cng l mt trong nhng nguyờn
nhõn to nờn thnh cụng ca chng trỡnh xoỏ úi gim nghốo quc gia ca Vit

Nam.
II. NHNG TN TI V THCH THC CA CễNG TC XO
ểI GIM NGHẩO CA VIT NAM HIN NAY
Mc dự, Vit Nam ó cú nhiu c gng trong quỏ trỡnh thc hin cụng tỏc
xoỏ úi gim nghốo v trờn thc t cng t c nhiu thnh tu ỏng ghi
nhn. Tuy nhiờn, bờn cnh kt qu ỏng khớch l ú cụng tỏc xoỏ úi gim
Nguyễn Thị Xiêm KH7D
VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
nghèo của nước ta còn tồn tại một số hạn chế mà trong quá trình thực hiện tiếp
theo chúng ta cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết. Đó là những hạn chế
trên cả phương diện nhận thức và cả trong công tác tổ chức thực hiện từ trung
ương đến địa phương làm ảnh hưởng đến kết quả của chương trình.
1. Quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực
đã đặt Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác trên thị
trường quốc tế.
Thực tế, sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng bộc lộ nhiều yếu kém
như về chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa, trình độ quản lý thấp,
chất lượng của nguồn lao động không đảm bảo, môi trường đầu tư không thuận
lợi, thủ tục hành chính còn rườm rà …đã trở thành những thách thức và rào cản
lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Trong lĩnh vực nông nghiêp, nông thôn những thành tựu đạt được chưa
thực sự bền vững, sự bảo hộ đối với sản xuất nông nghiệp còn lớn đã làm giảm
tính cạnh tranh của thị trường nông sản Vịêt Nam. Nhìn chung người nông dân
khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều rủi ro do
không có kiến thức về mặt hàng mình kinh doanh, thị trường cho phát triển nông
nghiệp chưa hình thành đồng bộ …Những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt
trong tiến trình mở của và hội nhập đã trở thành bài toán khó cho cả quá trinh
công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
2. Tỷ lệ hộ nghèo của nước ta còn ở mức cao, theo chuẩn nghèo của
chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia đầu năm 2000 có khoảng 2.8

triệu hộ nghèo, chiếm 17.2% tổng số hộ nghèo trong cả nước, chủ yếu tập
trung vào các vùng nông thôn.
Các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số tỷ lệ hộ nghèo cao hơn con số trung bình này nhiều. Có tới 64% số
người nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và
Duyên hải miền trung.
Cũng theo chuẩn nghèo quốc gia năm 2002 còn 12.9% hộ nghèo và tỷ lệ
hộ nghèo lương thực ước khoảng 10.87% ( Số liệu của chương trình phát triển
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D
VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
LHQ). Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng và có xu hướng chậm
lại, các hệ số tăng trưởng và giảm nghèo từ 1-0.7 trong những năm 1992-1998
giảm xuống còn khoảng 1-0.3 giai đoạn 1998-2-4, bình quân mỗi năm giảm 34
vạn hộ nghèo.
3. Sự bất bình đẳng trong thu nhập và mức sống giữa các vùng và các
nhóm dân cư còn cao và xu hướng tiếp tục tăng.
Giữa các vùng: tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miến núi vẫn còn cao gấp từ 1.7
đến 2 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào
dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều hướng tăng từ 21%
năm 1992 lên 36% năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở vùng khó
khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng
thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Ngoài ra
xuất hiện những đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hoá và nhóm
lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều rủi ro khó khăn hơn và phải
chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những điều kiện cơ
bản làm tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm
nghèo giữa các vùng. Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc
độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao
nhất.
Chênh lệch giữa các nhóm: thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo

có xu hướng gia tăng, trong những năm gần đây, chênh lệch về thu nhập giữa
20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4.3 lần năm 1993 lên 8.14 lần năm
2002; chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12.5
lần năm 2002, tăng lên 13.5 lần vào năm 2004, mức độ nghèo còn khá cao, thu
nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở nông thôn chỉ đạt 70% mức chuẩn nghèo
mới. Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối
trở lên gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khó
khăn hơn ( Số liệu tổng cục thống kê).
4. Những thành tựu đạt được trong công tác xoá đói giảm nghèo còn
thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn lớn.
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D
VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
Nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo trước những rủi ro của cuộc
sống (ốm đau, thiên tai, mất mùa, biến động thị trường, môi trường ô nhiếm, thất
nghiệp…)còn lớn. Hệ thống an sinh xã hội chưa phát huy tác dụng ở những
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt nước ta nằm trong vùng thường
xuyên xảy ra thiên tại, bão lụt và 80% người nghèo làm việc trong nông nghiệp
có thể dẫn đến nguy cơ tái nghèo đói cao. Mặt khác, có không ít hộ tuy không
thuộc diện đói nghèo mức thu nhập không ổn định nằm giáp ranh chuẩn nghèo
đói cũng có nguy cơ tái đói nghèo.
Bên cạnh đó nghèo đói có mối liên quan mật thiết với tình trạng suy thoái
môi trường. Nghèo đói có thể khiến cho nông dân khai thác qúa mức nguồn tài
nguyên vốn đã hạn hẹp và càng làm cho nghèo trở lên trầm trọng hơn.
5. Nguồn lực trong nước dành cho xoá đói giảm nghèo còn hạn chế, đó là
do nước ta còn nghèo nên ngân sách nhà nước không lớn. Mặt khác, nhà nước
vừa phải chi đầu tư cho các mục tiêu khác vừa phải đầu tư cho công tác xoá đói
giảm nghèo cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nguồn lực đầu tư cho công tác
này chưa thực sự tương xứng với đòi hỏi và nhu cầu đầu tư cho phát triển. Trung
bình nguồn ngân sách chi cho các chương trình XDGN chỉ chiếm gần 2% ngân
sách nhà nước.

Địa bàn trọng điểm của công tác xoá đói giảm nghèo hiện nay chủ yếu là
những xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi mà
cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn chưa đồng bộ, trình độ dân trí thấp, nhu cầu đầu tư
lớn, khó thu hút được khu vực tư nhân tham gia đầu tư. Do đó nhà nước sẽ là
chủ thể chủ yếu thực hiện các kế hoạch, dự án của chương trình xoá đói giảm
nghèo. Đây thực sự là thách thức vô cùng lớn đối với một quốc gia đang phát
triển như Việt Nam trong việc giải quyết tình trạng nghèo đói trong thời gian tới.
Và đó cũng là thách thức nói chung cho tất cả các quốc gia khác trước thực trạng
đói nghèo của quốc gia mình.
6. Số người trong độ tuổi lao động của Việt Nam còn ở mức cao, trong
khi đó tỷ lệ lao động qua đào tạo còn quá thấp, tập trung ở những đối
tượng nghèo và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D
VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
Vấn đề này dẫn đến hệ quả là tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và thất
nghiệp ở các đô thị và thành phố luôn ở mức cao và có xu hướng gia tăng
( khoảng 26 % và 6.4% tương ứng với từng tỷ lệ ).
Trong những năm qua hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã dạt
được nhiều thành tựu quan trọng như mở rộng giao lưu hợp tác với các quốc gia
và các tổ chức quốc tế khác, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động
du lịch nổi tiếng…. Đó là cơ hội giúp nước ta tranh thủ được nguồn ngoại lực vô
cùng lớn nhưng đó cũng là thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế quốc dân,
trong đó có vấn đề về trình độ tay nghề của người lao động. Nguồn nhân lực
dưới góc độ kinh tế học được xem là một trong bốn nguốn lực không thể thiếu
đối với bất kỳ nền kinh tế nào không phụ thuộc vào quy mô của chúng ra sao.
Do đó hạn chế về trình độ của người nghèo trong tiến trình hội nhập cũng là một
thách thức đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Nghèo tri
thức là tình trạng chung của nông thôn Việt nam hiện nay, chính vì vậy mà công
tác XDGN cần được thực hiện đồng bộ với Chương trình quốc gia về giáo dục
đào tạo và khoa học công nghệ.

7. Các cơ chế, chính sách xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ cho người
nghèo tuy được triển khai thực hiện, song chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa rõ
ràng và minh bạch ở một số vùng và địa phương, chưa thích ứng với đièu
kiện cụ thể của từng vùng, từng nhóm người nghèo.
Vì vậy hiệu quả thực hiện chưa cao, chưa tác động mạnh đến cộng đồng
nghèo. Việc tổ chức thực hiện các chính sách xoá đói giảm nghèo còn nhièu yếu
kém. Nhà nước cho có chính sách phù hợp trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra
cho hàng nông sản cũng như chưa có chính sách về giá cả phù hợp theo giá thị
trường nên vẫn còn hiện tượng đầu cơ làm thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân,
trong đó có đối tượng người nghèo vốn đời sống đã rất bấp bênh.
Thiếu cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra hiệu quả đối với việc thực hiện
các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo thông qua các dự án lớn về
nguốn vốn. Các hiện tượng tham ô, tham nhũng đã gây thất thoát nguồn ngân
sách từ công trình, gây mất lòng tin của nhân dân và từ phía các nhà đầu tư nước
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D
VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
ngoài về sử dụng và quản lý nguốn vốn vay nước ngoài ( ODA, vốn vay ngân
hàng ADB, IMF,WB…).
8. Các chính sách về bình đẳng giới tuy được ban hành nhiều nhưng
chưa được thực hiện nghiêm túc.
Phụ nữ và trẻ em gái ở vùng sâu, vùng xa, phụ nữ vùng dân tộc ít người
còn ít đựơc hưởng lợi từ chính sách, bị ảnh hưởng từ tư tưởng hoặc phong tục
tập quán lạc hậu, là nạn nhân của tội buôn bán phụ nữ và bạo hành gia đình.
Xem xét từ góc độ quyền con người thì phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng
yếu thế trong xã hội, cần có chính sách bảo vệ. Nhưng trên thực tế họ lại chưa
được tiếp cận với các chính sách ưu đãi của nhà nước đặc biệt là quyền chăm
sóc sức khoẻ. Các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay cũng đã đưa tin cho
thấy ngày càng nhiều hiện tượng bạo hành gia đình và trẻ em lang thang không
mái ấm tình thương là một vấn đề xã hội nhức nhối rất cần các giải pháp thiết
thực hơn. Có như vậy chúng ta mới thực hiện được cam kết về mục tiêu thiên

niên ký và chương trình sức khoẻ bà mẹ và trẻ em mà Việt nam đã tham gia.
Như vậy, trên đây là những phân tích về thực trạng nghèo đói của Việt
Nam trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì Việt Nam
cũng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức nhất là về nguồn lực và trình độ
quản lý. Từ những tồn tại chúng ta sẽ đi tìm hiểu nguyên của thực trạng đã nêu
ra ở trên.
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D
VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
CHƯƠNG II
NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM QUA
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHUẨN ĐÓI
NGHÈO
1. Định nghĩa về đói nghèo
Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung của đói nghèo do Hội nghị chống
đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan
tháng 9 năm 1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu
này được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và
phong tục tập quán của từng địa phương”.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa đói nghèo theo thu nhập. Theo
đó một người được xem là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu
nhập bình quân đầu người hàng năm của quốc gia.
Đối với Việt Nam phần đông người nghèo sống trong hoàn cảnh bị tách
biệt về mặt địa lý, dân tộc, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế. Kinh nghiệm của các
nước khác cho thấy rằng lợi ích thực sự của tăng trưởng kinh tế ít đến được với
các nhóm người chịu thiệt thòi này. Nghèo không đơn giản là mức thu nhập thấp
mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận với dịch vụ, như giáo dục, văn hoá thuốc
men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn trong cuộc sống
mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả, trong đó có thị trường đất đai,

vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước được cải thiện có trách nhiệm
giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng như một môi
trường kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng đe doạ bị mất những
phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng.
2. Phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D
VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
Phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cục
thống kê, Ngân hàng thế giới xác định và được thực hiện trong cuộc khảo sát
mức sống dân cư ở Việt Nam (năm 1992-1993 và năm 1997-1998). Đường đói
nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo lương thực, thực phẩm. Đường đói
nghèo ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt lương
thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm).
Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà
hầu hết các nước đang phát triển cũng như tổ chức y tế thế giới và các cơ quan
khác xây dựng mức kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người là chuấn
về nhu cầu 2.100 kcal/ng /ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi tiêu
cần thiết để đạt được lượng kcal này gọi là nghèo lương thực, thực phẩm.
Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi lương
thực, thực phẩm. Khi tính cả chi phí này với đường đói nghèo lương thực, thực
phẩm ta sẽ được đường đói nghèo chung.
Năm 1993 đường đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1.16 triệu
đồng/năm/ người (cao hơn đường đói nghèo lương thực, thực phẩm là 55%);
năm 1998 là 1.79 triệu đồng/ năm/ người (cao hơn đường đói nghèo lương thực,
thực phẩm là 39%). Dựa trên các ngưỡng nghèo này, tỷ lệ đói nghèo chung năm
1993 là 58% và năm 1998 là 37.4%; còn tỷ lệ đói nghèo lương thực, thực phẩm
tương ứng sẽ là 25% và 15%.
3. Phương hướng xác định chuẩn nghèo của Chương trình quốc gia
xoá đói giảm nghèo của Việt Nam
Căn cứ vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính

2001 – 2005 và mức sống thực tế của người dân ở từng vùng, Bộ Lao động
thương binh – Xã hội đưa ra chuẩn nghèo đói nhằm lập danh sách hộ nghèo từ
cấp thôn, xã và danh sách xã nghèo từ các huyện trở lên để hưởng sự trợ giúp
của Chính phủ từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và các
chính sách hỗ trợ khác.
Năm 2001 Việt Nam đã công bố mức chuẩn nghèo mới để áp dụng cho
thời kỳ 2001 – 2005, theo đó chuẩn nghèo của chương trình xoá đói giảm nghèo
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D
VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
quốc gia mới được xác định ở mức độ khác nhau tuỳ theo từng vùng, cụ thể bình
quân thu nhập là 80 nghìn đồng/ ng/ tháng ở các hải đảo và vùng núi nông thôn;
100 nghìn đồng/ ng/ tháng ở các vùng đồng bằng nông thôn; 150 nghìn đồng/
ng/ tháng ở khu vực thành thị.
Hiện nay, chuẩn nghèo của thế giới quy định quốc gia có thu nhập bình
quân đầu người hàng năm là 735 USD. Thu nhập bình quân của Việt Nam
khoảng hơn 400 USD, dù có quy đổi về giá trị so sánh tương đương( PPP) vẫn
chưa qua chuẩn nghèo. Ngày 29-3-2005, tại Hội thảo: “ Hợp tác giữa các nhà taì
trợ và các tổ chức phi chính phủ trong xoá đói giảm nghèo” theo định hướng
giảm nghèo toàn diện hơn, bền vững hơn, công bằng hơn và hội nhập hơn, Việt
Nam sẽ nâng mức chuẩn nghèo đói lên gấp 2 lần. Theo đó chuẩn đói nghèo mới
có 2 mức: thu nhập bình quân tháng 200 nghìn đồng ở nông thôn và 260 nghìn
đồng ở thành thị. Tuy nhiên một số thành phố chuẩn đó thay đổi do yếu tố giá
sinh hoạt. Ví dụ Sở lao động thương binh – xã hội Hà Nội đã đệ trình UBND
thành phố mức chuẩn nghèo mới: 350 nghìn đồng và 270 nghìn đồng/ ng/ tháng
tương ứng với khu vực thành thị và nông thôn.
II. NGUYÊN NHÂN ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Có rất nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói ở Việt
Nam nhưng nhìn chung thì có những nguyên nhân cơ bản sau:
1. Nguyên nhân mang tính lịch sử, khách quan
1.1 Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu lại phải trải qua một

cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ
hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của gia đình bị giảm sút do mất mát
trong chiến tranh, thương tật hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học
tập cải tạo trong một thời gian dài. Hai cuộc chiến tranh kéo dài đã gây tổn hại
cho Việt Nam trên mọi lĩnh vực nhất là về sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng và
tình trạng nghèo đói kinh niên đời sống nhân dân vô cùng khóa khăn.
1.2 Chính sách của nhà nước thất bại, sau khi thống nhất đất nước việc
áp dụng chính sách tập thể hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và
chính sách giá - tiền – lương đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D
VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
yếu của Việt nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở
nông thôn cũng như thành thị, lạm phát cao có lúc lên tới hơn 700% /năm.
1.3 Về hình thức sở hữu, việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu
nhà nước và tập thể đối với tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã
làm thui chột động lực sản xuất trong nhân dân.
1.4 Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, biện pháp ngăn sông
cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường; sản xuất nông nghiệp đơn điệu,
công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hoá làm thu
nhập của đa số bộ phận bị giảm sút trong khi đó dân số vẫn tăng nhanh.
Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao
động, không được đào tạo để chuyến sang khu vực công nghiệp, chính sách
quản ký bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính ngăn cản người dân di cư,
nhập cư vào thành phố.
Việc phân tích các nguyên nhân mang tính lịch sử khách quan trên cho
thấy Việt Nam đi lên xây dựng CNXH từ điểm xuất phát thấp, sản xuất chủ yếu
dựa vào nông nghiệp và đa số người dân sống ở nông thôn đời sống gặp nhiều
khó khăn. Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân đòi hỏi chúng ta cần
nhận thức rõ và tìm giải pháp thiết thực hơn nhằm khắc phục và hạn chế tác
động của chúng đối với tình hình kinh tế -xã hội nói chung và tình trạng đói

nghèo nói riêng.
2. Những nguyên nhân mang tính chủ quan
2.1 Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn
Người nghèo thương thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn
của nghèo đói và thiếu nguồn lực. Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì
họ không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn
nhân lực thấp đã cản trở họ thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Theo điều tra, hiện có khoảng 79% số người nghèo sống ở nông thôn và
một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói là họ không có đất
hoặc có quá ít đất để canh tác. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư của Tổng
cục thống kê năm 1998 (VLSS-1998), tỷ lệ hộ nông dân không có ruộng đất
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D
VÊn ®Ò ®ãi nghÌo ë ViÖt Nam hiÖn nay
tăng lên và ở mức cao tại miền Đông nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu long. Xu
hướng này chưa dừng lại và những điều tra gần đây nhất cho thấy tỷ lệ này còn
cao hơn ở một số vùng.
Tại Đồng bằng sông Hồng, tình trạng thiếu đất rất nghiêm trọng dẫn đến
nông nhàn và thiếu việc làm gay gắt. Tại vùng ven đô, đất canh tác không tăng
lên mà bị thu hẹp do đô thị hóa nhanh chóng và do yếu kém về khâu quy hoạch
xây dựng và phát triển đô thị.
Mặt khác, nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu được tiến hành bằng công
cụ thủ công truyền thống, sử dụng phần lớn là lao động cơ bắp, do đó thiếu cơ
hội để thực hiẹn các phương án sản xuất mang lại lợi nhuận cao. Mặc dù nhà
nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ tích cực như Khoán 10, Khoán 100, các
chính sách về tín dụng, về ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh
doanh…nhưng nhìn chung, kết quả thực hiện không khả quan. Nguyên nhân là
do đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất
như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động, thực vật; những yếu tố đầu vào của
sản xuất như: điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, …điều này đã
làm tăng chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó,

khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ nhà nước của người nghèo
còn nhiều hạn chế. Thiếu nguồn vốn cho đầu tư cho sản xuất là một trong
những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công
nghệ, giống cây trồng vật nuôi mới…Phần lớn người nghèo do không có tài sản
thế chấp hoặc không có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể hoặc sử dụng các
nguồn vốn vay không đúng mục đích vì vậy mà khả năng tiếp cận với các
nguồn vốn bị hạn chế và cuối cùng họ nghèo lại càng nghèo hơn. Vòng luẩn
quẩn của tình trạng nghèo đói suy cho cùng là do thiếu vốn, thiếu kiến thức sản
xuất, thiếu sự định hướng cần thiết từ phía nhà nước và nếu người nghèo không
được hỗ trợ những điều kiện này thì họ không thể thoát nghèo. Sự cộng hưởng
từ phía nhà nước, cộng đồng và bản thân người là giải pháp hữu hiệu nhất cho
vấn đề đói nghèo ở Việt Nam hiện nay.
2.2 Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định
NguyÔn ThÞ Xiªm – KH7D

×