Báo cáo chuyên đề
sử dụng đất đai hợp lý và ngăn chặn
tình trạng suy thoái đất
(Thuộc Nhóm chuyên đề Chương trình Nghị sự 21 tỉnh Sơn La)
Sơn La, tháng 8 năm 2005
Chuyên đề sử dụng đất đai hợp lý
và ngăn chặn tình trạng suy thoái đất
I. Nội dung báo cáo chuyên đề
Đặt vấn đề:
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, nó là sản phẩm của tự nhiên, đất đai bị
hạn chế về số lượng, có tính không đồng nhất. Đất đai có tính cố định về vị trí, tính
vĩnh cửu và không thay thế. Với những đặc điểm tự nhiên của đất đai như đã nói ở
trên chúng ta thấy đất đai là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất
của các thế hệ nối tiếp nhau của loài người. Do đó việc sử dụng đất cần phải thiết
thực, khoa học, hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả.
Phần 1- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
1- Đặc điểm tài nguyên đất đai của tỉnh:
Tỉnh Sơn La có tổng diện tích 1.405..500 ha. Kết quả điều tra xây dựng bản đồ
thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Sơn La cho thấy:
Sơn La là tỉnh vùng núi cao có đặc điểm địa hình, địa chất phức tạp nên đã hình
thành nhiều loại đất bao gồm 8 nhóm đất với 27 loại đất khác nhau:
- Nhóm đất phù sa: diện tích 5.080 ha, chiếm 0,36% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất lầy và than bùn: diện tích 223 ha, chiếm 0,02% tổng DTĐTN.
- Nhóm đất đen: diện tích 6.393 ha, chiếm 0,45% tổng DTĐTN.
- Nhóm đất đỏ vàng: 879.834 ha, chiếm 62,60% tổng DTĐTN.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: diện tích 380.466 ha, chiếm 27,07% DTĐTN.
- Nhóm đất mùn trên núi cao: diện tích 29.878 ha, chiếm 2,13% DTĐTN.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: diện tích 11.031 ha, chiếm
0,78% DTĐTN.
- Nhóm đất cacbonnat: diện tích 128 ha, chiếm 0,01% DTĐTN.
(diện tích được điều tra phân loại thổ nhưỡng là 1.313.033 ha trừ diện tích núi đá, sông, suối)
Các nhóm đất chủ yếu là đất đỏ vàng (F) và mùn vàng đỏ trên núi (H). Các
nhóm đất này chiếm 89,70% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong cơ cấu các loại
đất, Sơn La có nhiều loại đất tốt như: đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá Mácma bazơ và
trung tính; đất đỏ nâu vàng trên đá vôi; đất đỏ vàng trên đá biến chất; đất nâu tím trên
đá sét màu tím và dăm cuội kết...
2
Đất chủ yếu có độ dốc cao: 85% đất có độ dốc trên 25
0
, gần 7% có độ dốc dưới
15
0
. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh có 2 cao nguyên tương đối bằng phẳng và rộng lớn là
cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, các cao nguyên này là nơi phân bố các
loại đất có độ phì cao, tầng đất dày khá (từ 90 - 120 cm) như đất đỏ vàng và đất nâu
vàng trên đá vôi... mang lại ưu thế để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng
hoá có quy mô tập trung.
Hầu hết các loại đất ở Sơn La có độ dày tầng đất từ trung bình đến khá: (đất có
tầng dày trên 100 cm chiếm 33,5%; tầng dày 50 - 70 cm chiếm 36,1% và dưới 50 cm
chiếm 30,4%), thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh
dưỡng từ trung bình đến khá, độ chua không cao lắm, nghèo bazơ trao đổi và các chất
dễ tiêu. Tuy nhiên do đa phần đất đai của tỉnh nằm trên độ dốc lớn, lớp phủ thực vật
nghèo kiệt nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm
nghèo dinh dưỡng đất.
2- Kết quả phân hạng thích nghi và đề xuất sử dụng đất Sơn La cho thấy:
Đất thích hợp để canh tác các loại cây trồng nông nghiệp khoảng 138.500 ha
(chiếm gần 10% diện tích tự nhiên), trong đó đất rất thích hợp và thích hợp trung bình
(S
1
, S
2
) là 114.200 ha. Ngoài ra còn có khoảng 172.500 ha đất thích hợp để khai thác
sử dụng theo phương thức nông lâm kết hợp. Đất thích hợp cho lâm nghiệp là 976.600
ha (trong đó có trên 500 nghìn ha đang có rừng).
Trong cơ cấu đất thích hợp để phát triển các cây trồng nông nghiệp, đất thích
hợp với các loại cây lâu năm là 65.800 ha (chiếm 47,5% tổng diện tích thích hợp),
trong đó đất rất thích hợp và thích hợp trung bình (S
1
, S
2
) chiếm 92,1% tổng diện tích
(60.600 ha).
Đánh giá chung đặc điểm thổ nhưỡng của tỉnh có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Độ phì nhiêu của đất Sơn La tuy đã bị suy thoái nhiều do thảm thực vật bị tàn
phá nặng nề và những tập quán canh tác lạc hậu còn phổ biến, nhưng nhìn chung còn
ở mức trung bình. Để bảo vệ và cải thiện độ màu mỡ của tài nguyên đất, cần thu hẹp
và tiến tới chấm dứt phương pháp quảng canh lạc hậu, du canh du cư, đầu tư phân bón
hợp lý, đặc biệt là phân hữu cơ để bồi dưỡng, nâng cao độ phì của đất và đặc biệt chú
trọng phục hồi độ che phủ của thảm thực vật.
- Đất sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh phân bố rộng, hình thành nhiều vùng
thổ nhưỡng với thành phần cơ giới, thành phần lý, hoá tính khác nhau, có độ cao canh
tác thay đổi từ 400 - 1500 m so với mặt nước biển, gồm nhiều tiểu vùng khí hậu phù
hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi là điều kiện để phát triển đa dạng hoá cây trồng:
vùng đất ruộng, đất bãi thích hợp với cây lương thực - thực phẩm và cây công nghiệp
3
ngắn ngày, vùng đất đồi núi thích hợp với nhiều loại cây dài ngày như chè, cà phê, cây
ăn quả... hình thành những vùng kinh tế chuyên canh sản xuất nông sản hàng hoá tập
trung (gồm có các sản phẩm ôn đới, sản phẩm nhiệt đới và sản phẩm á nhiệt đới).
3. Thực trạng lĩnh vực chuyên đề nghiên cứu:
Như trên đã trình bày trong tổng diện tích 1.405.500ha đất tự nhiên của tỉnh có
tới 85% diện tích đất có độ dốc trên 25
0
(khoảng gần 1,2 triệu ha đất dốc trên 25
0
) như
vậy là để phát triển bền vững tỉnh Sơn La cần phải có giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu
quả diện tích loại đất này. Với dân số toàn tỉnh hiện nay là 975.455 người (số liệu năm
2004) và tốc độ tăng dân số như hiện nay thì chỉ 1 - 2 năm nữa là dân số Sơn La vượt
ngưỡng 1.000.000 người. Để đáp ứng an ninh lương thực cho số dân nói trên thì diện
tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh phải ổn định ở mức xấp xỉ 200.000 ha. Trong
tổng số 138.500 ha đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp hiện nay, với tốc độ đô thị
hoá, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của
địa phương, diện tích này thường xuyên phải chia sẻ cho các mục đích nói trên. Như
vậy là phải sử dụng ít nhất là trên 60.000 ha đất dốc cho sản xuất nông nghiệp, đây là
một vấn đề bức xúc trong quá trình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Sơn La năm 2004 như sau:
Đơn vị tính ha
STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 1.405.500 100,00
I Nhóm đất nông nghiệp 672.485 47,85
1 Đất sản xuất nông nghiệp 191.828 28,53
1.1 Đất trồng cây hàng năm 158.855 82,81
1.1.
1
Đất ruộng lúa, lúa màu 15.430 9,71
1.1.
2
Đất nương rẫy 123.084 77,48
1.1.
3
Đất trồng cây hàng năm khác 20.341 12,81
1.2 Đất vườn tạp 6.933 3,61
1.3 Đất trồng cây lâu năm 22.584 11,77
1.4 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.832 0,96
1.5 Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 1.624 0,85
2 Đất lâm nghiệp 480.657 71,47
2.1 Đất có rừng tự nhiên 439.592 91.46
2.1.
1
Đất rừng sản xuất 50.297 11,44
4
2.1.
2
Đất rừng phòng hộ 322.149 73,28
2.1.
3
Đất rừng đặc dụng 67.146 15,28
2.2 Đất có rừng trồng 41.047 8,54
2.2.
1
Đất rừng sản xuất 8.364 20,38
2.2.
2
Đất rừng phòng hộ 32.646 79,53
2.2.
3
Đất rừng đặc dụng 37 0,09
2.3 Đất ươm cây giống 18 0
II Nhóm đất phi nông nghiệp 30.276 2,15
1 Đất ở 6.033 19,93
1.1 Đất ở nông thôn 438 7,30
1.2 Đất ở đô thị 5.595 92,70
2 Đất chuyên dùng 24.243 80,07
2.1 Đất xây dựng 1.735 7,16
2.2 Đất giao thông 7.986 32,94
2.3 Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 9.059 37,37
2.4 Đất di tích lịch sử văn hoá 22 0,09
2.5 Đất an ninh quốc phòng 1.198 4,94
2.6 Đất khai thác khoáng sản 201 0,83
2.7 Đất làm nguyên vật liệu xây dựng 192 0,79
2.8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3.696 15,25
2.9 Đất chuyên dùng khác 154 0,64
III Nhóm đất chưa sử dụng 702.739 50,00
1 Đất bằng chưa sử dụng 212 0,03
2 Đất đồi núi chưa sử dụng 598.434 85,16
3 Đất có mặt nước chưa sử dụng 45 0,01
4 Sông suối 9.792 1,39
5 Núi đá không có rừng cây 48.372 6,88
6 Đất chưa sử dụng khác 45.884 6,53
(Nguồn số liệu thống kê đất đai tính đến 1/10/2003 của Sở Tài nguyên và Môi trường)
Theo biếu số liệu nói trên thì diện tích đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
cơ bản đã được khai thác hết (thậm chí một phần đã sử dụng vào đất dốc); đất chưa
sử dụng của tỉnh còn khá lớn song hầu hết là đất đồi núi chưa sử dụng độ dốc lớn, địa
hình lại bị chia cắt nên khả năng khai thác ở quy mô tập trung hạn chế.
* Những khó khăn hạn chế trong việc khai thác đất đai để phát triển sản
xuất nông nghiệp:
5