Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích mối quan hệ nghĩa vụ của các chủ thể trong tình huống được xác định.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.42 KB, 4 trang )

1. Xây dựng tình huống
Bà B là đại diện cho đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Do tính chất công
việc nên gia đình bà phải định cư ở Mỹ. Ngày 01/08/2009, bà phải về Việt Nam
để làm việc trong thời gian một năm nên bà thuê một ngôi nhà hai tầng với tổng
diện tích 50m
2
trên phố Đào Tấn do ông A là chủ sở hữu. Hợp đồng thuê nhà
của bà B với thời hạn 01 năm đã có công chứng và đăng ký. Nội dung của hợp
đồng quy định những điều khoản cần thiết mà luật định và do thỏa thuận, trong
đó có : “…Thời hạn thuê kể từ ngày 01/08/2009 đến ngày 31/07/2010, tiền thuê
nhà hàng tháng là 7.000.000 đồng, đóng tiền thuê theo tháng và vào cuối tháng
sau khi đã trừ đi tiền đặt cọc… ”. Bà B có đặt cọc cho ông A tiền thuê 6 tháng
là 42.000.000 đồng và được lập thành văn bản. Ngày 10/07/2010, bà B có việc
đột xuất phải sang Mỹ ngay trong khi gia đình ông A lại đi nghỉ mát không có ở
nhà nên bà B đã ủy quyền cho ông C là em trai bà B ở Việt Nam là người sẽ
thanh toán số tiền thuê nhà của tháng thứ 12 cho ông A khi ông trở về. Bà B
cũng đã liên lạc với ông A để thông báo cho ông sự việc này và được ông A
đồng ý. Bà B giao cho ông C số tiền 7.000.000 đồng để ông C đưa cho ông A
vào ngày 31/07/2010, ngoài ra không có thỏa thuận khác. Ông A trở về ngày
20/07/2010 nhưng đến ngày 01/08 vẫn không thấy ông C đến trả tiền. Ông A đã
liên lạc với bà B để thông báo sự việc và yêu cầu bà B giải quyết.
2. Phân tích mối quan hệ nghĩa vụ của các chủ thể trong tình huống
được xác định.
Tình huống trên là một quan hệ nghĩa vụ dân sự thỏa mãn điều kiện
thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba. Trường hợp thực hiện nghĩa
vụ dân sự thông qua người thứ ba được quy định tại Điều 293 BLDS. Các yếu
tố của quan hệ:
1
Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ là các bên tham gia vào một quan hệ
nghĩa vụ và trong trường hợp này là ông A và bà B trong đó ông A là người có
quyền và bà B là người có nghĩa vụ.


Khách thể của quan hệ là hành vi của chủ thể được thể hiện dưới dạng
hành động giao nhà và nhận tiền thuê nhà.
Đối tượng của quan hệ nghĩa vụ là tài sản mà cụ thể là tiền thuê nhà.
Nội dung của quan hệ nghĩa vụ là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể, cụ thể là:
- Ông A có quyền yêu cầu bà B trả tiền thuê nhà, đồng thời ông A phải có
nghĩa vụ giao nhà.
Bà B có nghĩa vụ nộp tiền thuê nhà và có quyền yêu cầu ông A giao nhà.
Trong tình huống trên, hợp đồng thuê nhà với thời hạn 01 năm của bà B
với ông A là hợp pháp vì đã có công chứng và bà cũng đã đặt cọc để đảm bảo
thực hiện hợp đồng. Như vây, giữa ông A và bà B đã phát sinh một quan hệ
nghĩa vụ dân sự trong đó ông A là người có quyền và bà B là người có nghĩa
vụ. Nếu không có sự kiện phát sinh thì quan hệ nghĩa vụ này sẽ chấm dứt khi bà
B thanh toán hết số tiền thuê nhà vào cuối tháng thứ 12. Nhưng khi chưa thực
hiện hết hợp đồng thì bà B do có việc đột xuất nên đã không thanh toán được số
tiền thuê tháng thứ 12 nên bà đã ủy quyền cho ông C là em trai bà thanh toàn
cho ông A. Việc thực hiện ủy quyền này là thông qua lời nói, có sự thỏa thuận
giữa bà B và ông C và đã có sự đồng ý của ông A nên việc ủy quyền là hợp
pháp. Ông C là người thứ ba tham gia vào quan hệ nghĩa vụ này, như vậy đây
cũng là trường hợp thỏa thuận tay ba, trong đó sự thỏa thuận giữa người có
nghĩa vụ với người thứ ba thực chất là hợp đồng ủy quyền nên không làm thay
đổi về chủ thể của thực hiện nghĩa vụ. Ở đây ông C chỉ là người thực hiện thay
nghĩa vụ mà không phải là người thế nghĩa vụ vì nghĩa vụ của bà B với ông A
thực chất vẫn còn và chỉ thực hiện qua ông C. Ông A vẫn là người có quyền và
bà B vẫn là người có nghĩa vụ, mối quan hệ nghĩa vụ vẫn tồn tại không phụ
thuộc vào ông C, thực tế ông C chỉ là người thực hiện thay bà B.
2
Theo quy định tại Điều 293 BLDS : “ Khi được bên có quyền đồng ý,
bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ
dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự ”. Quy định này có
nghĩa là khi bên có nghĩa vụ ủy quyền cho người thứ ba thực hiện nghĩa vụ thì
người có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm với người có quyền trong trường
hợp người thứ ba thực hiện không đúng. Ở tình huống trên, do đến hạn mà ông
C vẫn không mang tiền đến trả ông A, tức ông C là người thứ ba đã không thực
hiện nghĩa vụ dân sự thì bà B – người có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm
trước ông A. Với tính chất quan hệ nghĩa vụ của ông A và bà B vẫn tồn tại nên
bà B sẽ phải tìm cách giải quyết số tiền thuê nhà cho ông A. Đối với ông C –
người thứ ba không thực hiện nghĩa vụ sẽ phải chịu trách nhiệm trước bà B vì
khi thỏa thuận việc ủy quyền, chỉ giao tiền mà không có thỏa thuận khác như
tiền thù lao, phí đi lại…nên việc ông C cầm số tiền của bà B là không hợp
pháp. Bà B trước hết phải thanh toán cho ông A số tiền là 7.000.000 đồng và
nếu ông C không trả thì bà có quyền kiện đòi ông C phải trả số tiền cho mình.
3. Kết luận
Như vậy, với việc xây dựng tình huống trên ta thấy việc thực hiện nghĩa
vụ dân sự thông qua người thứ ba không làm chấm dứt quan hệ nghĩa vụ của
người có quyền và người có nghĩa vụ trước đó mà người thứ ba chỉ là người
được ủy quyền thực hiện nghĩa vụ. Nếu người thứ ba không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng thì người có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm với
người có quyền và người thứ ba phải chịu trách nhiệm với người có nghĩa vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2, Nxb.CAND, Hà
Nội, 2009.
2. Bộ luật Dân sự 2005.
3.
4.
4

×