Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh của tập đoàn y tế AMV giai đoạn 2008 đến 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.5 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
  



TRẦN THỊ MAI HƯƠNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
TẬP ĐOÀN Y TẾ AMV GIAI ĐOẠN 2008-2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC



CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60720412






Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương















Hà Nội – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
  




TRẦN THỊ MAI HƯƠNG


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
TẬP ĐOÀN Y TẾ AMV GIAI ĐOẠN 2008-2012


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC



















Hà Nội - 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp em xin phép bày tỏ tình cảm sâu sắc và
lời cảm ơn chân thành tới:
TS.Nguyễn Thị Thanh Hương là người cô trong học tập cũng như
trong cuộc sống đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em hoàn
thành luận văn này và cho em những lời khuyên quý báu để có thể tự tin vào đời.
DS. Nguyễn Bình Minh – Tổng giám đốc cùng tập thể các phòng ban
của Tập đoàn y tế AMV đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, thầy cô giáo Bộ
môn Quản lý và kinh tế Dược, cán bộ các phòng ban và các bộ môn khác
trong trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình học tập tại trường. Em cũng xin cảm ơn các
anh chị, bạn bè thân thiết đã giúp đỡ em rất nhiều trong học tập.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ kính yêu, cảm
ơn những người thân trong gia đình đã động viên, chia sẻ cùng em trong cuộc
sống và học tập.


Hà Nội, ngày tháng năm
Học viên

Trần Thị Mai Hương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Ý nghĩa 3
1.1.3. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh 4
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 5
1.2. Tình hình ngành Dược Việt Nam giai đoạn 2008-2012 6
1.2.1. Tình hình tiêu thụ thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2008-2012 6
1.2.2. Tình hình nhập khẩu thuốc từ một số nước giai đoạn 2008-2012 8
1.2.3. Tốc độ tăng trưởng của ngành Dược giai đoạn 2008-2012 11
1.2.4 Rủi ro tài chính của ngành 12
1.2.5 Phân tích khả năng thanh toán của ngành 13
1.2.6. Khả năng sinh lời của ngành dược phẩm 14
1.3. Tình hình kinh doanh của một số công ty Dược trong nước 15
1.4. Vài nét về tập đoàn Y tế AMV 18
1.4.1. Thông tin chung về Tập đoàn Y tế AMV 18
1.4.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Y tế AMV 19
1.4.3. Các ngành hàng của Tập đoàn Y tế AMV 21
1.4.4. Nhiệm vụ và mục đích 25
1.4.5. Chức năng hoạt động kinh doanh chính của tập đoàn Y tế AMV 25
1.4.6. Nguồn nhân lực 25

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 28
2.2.3. Các phương pháp phân tích số liệu 28
2.3. Nội dung nghiên cứu 29
2.3.1. Phân tích tài sản, nguồn vốn 29
2.3.2. Phân tích một số chỉ số tài chính 30

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Phân tích về nguồn vốn của tập đoàn AMV giai đoạn 2008-2012 38
3.1.1. Phân tích tổng nguồn vốn của tập đoàn AMV giai đoạn 2008-2012 38
3.1.2. Biến động cơ cấu nguồn vốn của tập đoàn AMV giai đoạn 2008-201239
3.1.3. Vốn lưu động thường xuyên 42
3.1.4. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 43
3.2. Phân tích tài sản của tập đoàn AMV giai đoạn 2008-2012 43
3.2.1. Biến động tài sản ngắn hạn giai đoạn 2008-2012 46
3.2.2. Biến động tài sản dài hạn giai đoạn 2008-2012 47
3.2.3. Biến động các dòng tiền 49
3.3. Biến động chi phí và lợi nhuận giai đoạn 2008-2012 50
3.3.1. Biến động tổng doanh thu và lợi nhuận HĐKD giai đoạn 2008-2012 .50
3.4. Phân tích một số chỉ số tài chính 56
3.4.1. Phân tích các hệ số thanh toán 56
3.4.2. Phân tích chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động 58
3.4.3. Phân tích các chỉ số sinh lời 61
3.4.4. Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ 65
Chương 4. BÀN LUẬN 67
4.1. Kết quả nghiên cứu 68
4.1.1. Kết cấu nguồn vốn 68

4.1.2. Kết cấu tài sản 69
4.1.3. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 70
4.1.4. Về hiệu quả sử dụng vốn, tài sản 71
4.1.5. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh 73
4.2. Phương pháp nghiên cứu: 75
Trong phương pháp xử lý số liệu chưa so sánh được giữa số liệu của Công ty
với số liệu trung bình ngành, của các Công ty khác trong cùng ngành hàng để
đánh giá tình hình cạnh tranh tài chính của Công ty. 77
KẾT LUẬN 78
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CT Công thức
CTTH Chỉ tiêu thực hiện
DHG Dược Hậu Giang
DN Doanh nghiệp
GT Giá trị
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HTK Hàng tồn kho
NCVLĐTX Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
ROS Tỷ suất lợi nhuận ròng
SĐK Số đăng ký
TPCN Thực phẩm chức năng
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSLN Tỷ suất lợi nhuận
TSNH Tài sản ngắn hạn
TTYT Trung Tâm Y Tế
VCĐ Vốn cố định

VCSH Vốn chủ sở hữu
VCSH Vốn chủ sở hữu
VKD Vốn kinh doanh
VLĐ Vốn lưu động
VLĐTX Vốn lưu động thường xuyên
WHO World Health Organization



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình tiêu thụ thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2008-2012 6
Bảng 1.2. Thống kê thị trường nhập khẩu dược phẩm giai đoạn 2008-2012. 11
Bảng 1.3: Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20
Bảng 3.4. Tổng nguồn vốn của tập đoàn AMV giai đoạn 2008-2012 38
Bảng 3.5. Biến động cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2008- 2012 39
Bảng 3.6. Biến động nợ phải trả giai đoạn 2008-2012 41
Bảng 3.7. Biến động nguồn vốn của chủ sở hữu giai đoạn 2008-2012 41
Bảng 3.8. Tình hình vốn lưu động thường xuyên giai đoạn 2008-2012 42
Bảng 3.9. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên giai đoạn 2008-2012 43
Bảng 3.10. Biến động tổng tài sản giai đoạn 2008-2012 44
Bảng 3.11. Biến động tài sản ngắn hạn giai đoạn 2008-2012 46
Bảng 3.12. Biến động tài sản dài hạn giai đoạn 2008-2012 48
Bảng 3.13. Phân tích biến động các dòng tiền giai đoạn 2008-2012 49
Bảng 3.14. Tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2008-2012 50
Bảng 3.15. Biến động chi phí và lợi nhuận HĐKD giai đoạn 2008-2012 52
Bảng 3.16. Doanh thu của công ty theo ngành hàng giai đoạn 2008-2012 54
Bảng 3.17. Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn giai đoạn 2008-2010 56
Bảng 3.18. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh giai đoạn 2008-2012 57
Bảng 3.19. Chỉ số khả năng thanh toán tức thời giai đoạn 2008-2012 57
Bảng 3.20. Chỉ số luân chuyển hàng tồn kho giai đoạn 2008-2012 58

Bảng 3.21. Chỉ số chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động giai đoạn 2008-2012 59
Bảng 3.22. Chỉ số chỉ tiêu luân chuyển nợ phải thu giai đoạn 2008-2012 59
Bảng 3.23. Chỉ số chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định giai đoạn 2008-2012 60
Bảng 3.24. Chỉ số chỉ tiêu luân chuyển tổng tài sản giai đoạn 2008-2012 61
Bảng 3.25. TSLN trên doanh thu giai đoạn 2008-2012 61
Bảng 3.26. TSLN trên tài sản ngắn hạn giai đoạn 2008-2012 62
Bảng 3.27. TSLN trên tài sản cố định giai đoạn 2008-2012 62
Bảng 3.28. TSLN trên tài sản giai đoạn 2008-2012 63
Bảng 3.29. TSLN trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2008-2012 64
Bảng 3.30. TSLN ròng giai đoạn 2008-2012 64
Bảng 3.31. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản giai đoạn 2008-2012 65
Bảng 3.32. Tỷ lệ VCSH trên tài sản giai đoạn 2008-2012 65
Bảng 3.33. Tỷ lệ nợ phải trả trên VCSH giai đoạn 2008-2012 66

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 4
Hình 1.2. Sơ đồ các nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 5
Hình 1.3. Tiền thuốc bình quân đầu người giai đoạn 2008-2012
(USD/người/năm) 7
Hình 1.4. Tốc độ tăng trưởng của ngành dược phẩm giai đoạn 2008-2012 12
Hình 1.5: Hệ số nợ trên tổng tài sản của ngành dược phẩm giai đoạn 2008-201213
Hình 1.6: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp dược giai đoạn 2008-2012 14
Hình 1.7. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp dược giai
đoạn 2008-2012 15
Hình 1.8. Cơ cấu nhân sự theo khối phòng ban 26
Hình 1.9. Sơ đồ tổ chức bộ máy tập đoàn y tế AMV 27
Hình 3.10. Biến động tỷ trọng nguồn vốn giai đoạn 2008 -2012 40
Hình 3.11. Biến động tổng tài sản giai đoạn 2008 - 2012 45
Hình 3.12. Biến động cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2008 -2012 47
Hình 3.13. Biến động chi phí và lợi nhuận giai đoạn 2008 - 2012 51


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế
Việt Nam, lạm phát tăng cao, làm cho người dân thận trọng hơn trong việc
đầu tư và tiêu dùng. Cũng như những ngành khác thì ngành Dược cũng chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, vì đây là một trong những mặt hàng thiết
yếu đối với người dân [5].
Trước ảnh hưởng đó các doanh nghiệp dược luôn phải tự đổi mới, đề ra
những chính sách, chiến lược phù hợp với môi trường quốc tế, để nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta là một nền
kinh tế đang phát triển. Các hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng và
phong phú. Do đó, việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có
thể định trước khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân tích và dự đoán
mức độ thành công của kết quả kinh doanh.
Thông qua việc đánh giá đúng được tình hình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định kinh tế thích hợp, xác định được đúng
phương hướng, sử dụng và quản lý một cách tiết kiệm và có hiệu quả về vốn
và các nguồn nhân lực, vật lực để đầu tư một cách hợp lý, để kinh doanh có thể
đạt được những kết quả cao. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp cần nắm rõ
nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Điều này
được thực hiện trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh. Đã có rất nhiều đề
tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh của các công ty nhưng phần đa là các
công ty Cổ phần trong nước với hoạt động chính là sản xuất [28], [20], [40].
Tập đoàn Y Tế AMV tiền thân là công ty cổ phần Dược phẩm Đức Minh
(Almedic JSC), gia nhập thị trường ngày 21/07/2001 do Ds. Nguyễn Bình
Minh sáng lập, với mục tiêu chính là kinh doanh phân phối các ngành hàng
phục vụ ngành y tế. Đứng trước cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập


2

WTO, hội đồng quản trị và ban giám đốc quyết định ra biển lớn đồng thời tái
cấu trúc thành lập Tập đoàn Y tế AMV (AMV Group) tại cố đô Huế ngày
21/07/2007 với 5 kênh hàng 7 thành viên và các chi nhánh, văn phòng đại
diện trong và ngoài nước[36].
Tập đoàn Y Tế AMV đã không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, đề ra
những đường lối đúng đắn, phương án kinh doanh, chiến lược phù hợp trong
thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên thị trường ngày càng khốc liệt và sự cạnh tranh
của các doanh nghiệp này càng gay gắt hơn. Trong điều kiện phát triển chung,
bên cạnh những thuận lợi để phát triển, công ty cũng gặp không ít khó khăn,
thách thức.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty, đề
tài: "Phân tích hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Y tế AMV giai đoạn
2008- 2012" được thực hiện với các mục tiêu sau:
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của tập đoàn Y tế AMV giai
đoạn 2008-2012.
- Đánh giá lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của tập đoàn Y tế AMV giai
đoạn 2008-2012.
Từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo.







3


Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh phải được tiến hành định kỳ hàng năm
hay sau một chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh
doanh luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ
chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác,
trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh ở doanh nghiệp [22],[16].
Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo
hoạt động kinh doanh, một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện
cụ thể và với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu
quả kinh doanh cao hơn [1], [23].
1.1.2. Ý nghĩa
Phân tích hoạt động kinh doanh là một công việc cần thiết và có ý nghĩa
quan trọng đối với mọi doanh nghiệp: [23],[20].
Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm phát hiện cơ hội, thách thức trong
môi trường kinh doanh cũng như đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp. Là công cụ giúp quản trị có hiệu quả, giúp cải thiện cơ chế quản lý.
Bên cạnh đó, nó còn là công cụ phòng chống rủi ro và cần thiết cho các đối
tượng bên ngoài hợp tác. Từ đó đưa ra các chiến lược quyết định kinh doanh
đúng đắn.

4














Hình 1.1. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh

1.1.3. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh
Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình hướng
đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng
và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
Phân tích là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh,
kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc
kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được, và như vậy kết
quả hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng của phân tích [10].
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động
của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét
các nhân tố ảnh hưởng tác động tác động đến sự biến đổi của chỉ tiêu. Nhân tố
là những yếu tố tác động đến chỉ tiêu, tuỳ theo mức độ biểu hiện và mối quan

Phân

tích


hoạt

động

kinh

doanh
Phát hiện cơ hội, thách thức trong
môi trường kinh doanh
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu
của doanh nghiệp
Công cụ giúp quản trị có hiệu quả,
cải tiến cơ chế quản lý
Công cụ phòng tránh rủi ro
Cần thiết cho các đối tượng bên
ngoài hợp tác
Chiến

lược,

quyết

định

kinh

doanh

đúng


đắn

5

hệ với chỉ tiêu, mà nhân tố tác động theo chiều hướng thuận hoặc nghịch đến
chỉ tiêu.
Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cần định lượng tất cả các chỉ
tiêu là biểu hiện kết quả của hoạt động kinh doanh (đối tượng của phân tích)
và các nhân tố ở những trị số xác định cùng với độ biến động xác định.
Vậy muốn phân tích hoạt động kinh doanh trước hết phải xây dựng hệ thống
các chỉ tiêu kinh tế, cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân
tố tác động đến chỉ tiêu. Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để
phản ánh được tính phức tạp đa dạng của nội dung phân tích [16], [17], [29].
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh có các nhiệm vụ tiếp nối với nhau thể
hiện qua hình 1.2 như sau:[23]











Hình 1.2. Sơ đồ các nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh

Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm

nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó.
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và
khắc phục tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh
doanh.
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu
đã định.
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động thông qua các
chỉ tiêu đã xây dựng.


6

1.2. Tình hình ngành Dược Việt Nam giai đoạn 2008-2012
1.2.1. Tình hình tiêu thụ thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2008-2012
Ngành dược Việt Nam giai đoạn 2008-2012 là giai đoạn chuyển mình,
từ thực hiện các quy định theo cam kết với WTO, đến đối mặt với tình hình
cạnh tranh khốc liệt từ các công ty dược nước ngoài, và sự kiểm soát chặt chẽ
giá cả đầu ra của nhà nước. Tuy nhiên đây vẫn là ngành được đánh giá là
nhiều tiềm năng với tốc độ tăng trưởng khá ổn định, từ 13%-18%/ năm. Riêng
năm 2012, theo IMS ước tính tổng tiêu thụ tiền thuốc đạt khoảng 51.884 tỷ
đồng (2,4 tỷ USD), tăng 20% so với năm 2011 (14,8% theo USD).
Ngành dược phẩm là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
có chức năng sản xuất các loại thuốc phục vụ cho việc chữa bệnh, phục hồi và
tăng cường sức khỏe của con người. Trong giai đoạn 2008-2012 ngành Dược
Việt Nam đã có những biến động về:
Bảng 1.1. Tình hình tiêu thụ thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: triệu USD
TT Năm
Trị giá sản
xuất trong

nước
Trị giá
nhập
khẩu
Tổng giá
trị tiền
thuốc sử
dụng
Tốc độ tăng
trưởng thuốc
sản xuất
trong nước
(%)
Tốc độ tăng
trưởng
thuốc nhập
khẩu (%)
1 2007 600 810 1.136 26 11
2 2008 715 923 1.425 19 33
3 2009 831 1.170 1.696 16 22
4 2010 919 1.255 1.913 11 15
5 2011 1.136 1.467 2.443 17 19
6 2012 1.200 1.750 2.605 12 15
( Nguồn: Cục quản lý Dược Việt Nam)

Tổng giá trị sử dụng thuốc tăng khá nhanh trong năm 2012 đạt 229,2% so

7

với năm 2008 và được coi là thị trường dược phẩm hấp dẫn [18]. Thị trường

sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt hơn khi các cơ chế được mở rộng hơn (theo các
cam kết quốc tế) cho các doanh nghiệp nước ngoài. Nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thuốc có chất lượng và giá cả hợp lý trong phòng
và chữa bệnh cho nhân dân, cần có một nền công nghiệp dược trong nước
phát triển một cách đồng bộ, bài bản [15], [41], [42].
Năm 2008 tốc độ tăng trưởng của thị trường thuốc sản xuất trong nước đạt
bình quân 25,46% so với mức tăng bình quân 33% của thuốc nhập khẩu[12].
Năm 2009, 2010 thuốc nhập khẩu vẫn chiếm ưu thế với tốc độ tăng trưởng
cao hơn thuốc sản xuất trong nước[9]. Nguyên nhân của sự suy giảm thị
trường thuốc sản xuất trong nước một phần là do tốc độ tăng trưởng của toàn
Ngành đã có dấu hiệu chững lại và giảm mạnh năm 2010 (12,82%). Mặt khác,
do tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh, sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và giá
cả thuốc nhập khẩu cũng gia tăng dẫn đến thuốc sản xuất trong nước trở nên
mất ưu thế. Bên cạnh đó, thuốc trong nước có giá trị thấp nên đôi khi số lượng
tăng trưởng cao nhưng giá trị vẫn không đáng kể so với thuốc ngoại nhập[32], [3].
16.46
19.77
22.25
27.6
29.6
0
5
10
15
20
25
30
35
2008 2009 2010 2011 2012
Năm

USD

Hình 1.3. Tiền thuốc bình quân đầu người giai đoạn 2008-2012
(USD/người/năm)
Tiền thuốc bình quân đầu người trong giai đoạn 2008- 2012 thấy được sự
tăng vọt sau 5 năm từ 16,46 lên tới 29,6 USD/ người/ năm, tăng hơn 55,6%

8

tuy vậy, tiền thuốc bình quân đầu người còn thấp so với thế giới và khu vực
(với 40 USD/ người/ năm: năm 2008), do đó tiềm năng phát triển còn rất lớn
[39], [31].
1.2.2. Tình hình nhập khẩu thuốc từ một số nước giai đoạn 2008-2012
Theo Cục quản lý dược Việt Nam, năm 2008 Việt Nam đã nhập khẩu
923.288 triệu USD trong đó nguyên liệu là 163.536 triệu USD, thành phẩm là
759.752 triệu USD tăng 13,8% so với năm 2007. Do ngành dược Việt Nam
chủ yếu sản xuất thuốc generic nên vẫn còn nhiều loại thuốc chuyên khoa đặc
trị, thuốc mới vẫn phải nhập khẩu, đặc biệt là thuốc hiếm nhập khẩu cho nhu
cầu điều trị tại bệnh viện.Thị trường dược Việt Nam với dân số đông và năng
lực sản xuất nội địa đang còn nhiều hạn chế nên đang là một thị trường rất
hấp dẫn đối với các công ty dược nước ngoài. Những tập đoàn dược có tên
tuổi lớn như Sanofi-Aventis, GSK, Servier, Pfizer, Novatis Group… đã xuất
hiện tại Việt Nam và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường trong nước cho phân
khúc thuốc đặc trị cũng như đang thâm nhập sâu hơn nữa phân khúc thuốc
phổ thông [26].
Nhìn chung, nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường trong năm 2010 đều
tăng trưởng về kim ngạch, chỉ có một số thị trường giảm kim ngạch đó là Anh,
Canada và Đan Mạch với lần lượt giảm là: 5,07%; 26,99% và 7,95%. Pháp là
thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam trong năm 2010 với
kim ngạch 197,9 triệu USD, chiếm 15,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu

mặt hàng, tăng 2,54% so với năm 2009, trong đó tháng 12 Pháp đã xuất khẩu
16,8 triệu USD hàng dược phẩm cho Việt Nam, giảm 11,36% so với tháng
liền kề trước đó. Đứng thứ hai sau thị trường Pháp là Ấn Độ với trên 17 triệu
USD trong tháng 12, tăng 8,81% so với tháng liền kề trước đó. Tính chung
năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu 167,6 triệu USD hàng dược phẩm từ thị
trường Ấn Độ, chiếm 13,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng
12,80% so với năm 2009. Đáng chú ý, thị trường Achentina tuy kim ngạch

9

nhập khẩu năm 2010 chỉ đạt 14,6 triệu USD, nhưng nếu so với năm 2009 thì
là thị trường tăng trưởng cao nhất, tăng 44% [26].
Theo số liệu thống kê từ WTO, năm 2011 Việt Nam đã chi 1,4 tỷ USD
nhập khẩu dược phẩm, tăng 19,32% so với năm 2010. Tính riêng tháng 12 đã
chi 143,6 triệu USD, tăng 17,09% so với tháng liền kề trước đó và tăng
36,05% so với tháng 11/2010. Pháp là thị trường chính Việt nam nhập khẩu
mặt hàng dược phẩm trong năm 2011 chiếm 15,5% thị phần, với 230,1 triệu
USD, tăng 19,32% so với năm 2010. Tính riêng tháng 12/2011, Việt Nam đã
nhập khẩu 17,2 triệu USD hàng dược phẩm từ Pháp, giảm 2,25% so với tháng
liền kề trước đó nhưng tăng 2,42% so với tháng 11/2010. Đứng thứ hai về kim
ngạch nhập khẩu trong năm 2011 là thị trường Ấn Độ với 218,6 triệu USD,
tăng 30,42% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng cuối năm 2011, Việt
Nam đã nhập khẩu 22 triệu USD hàng dược phẩm từ thị trường này, tăng
36,83% so với tháng 11/2011 và tăng 29,83% so với tháng 12/2010. Nhìn
chung, trong năm 2011, nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam đều tăng trưởng
về kim ngạch ở hầu khắp các thị trường. Duy chỉ có thị trường Thái Lan là
giảm, giảm 1,95% với kim ngạch nhập khẩu 38,6 triệu USD. Đáng chú ý,
trong tháng cuối năm 2011, nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Achentina lại
tăng trưởng đột biến so với tháng trước đó. Tháng 12/2011 Việt Nam đã nhập
khẩu 2,2 triệu USD hàng dược phẩm từ thị trường này, tăng 1894,25% so với

tháng 11/2011 [24].
Tại Hội Thảo “Công nghệ tiến bộ trong công nghiệp dược và chính sách
hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ”, được biết, trong năm 2009, doanh
số thuốc nội địa của Việt Nam đạt 700 triệu USD, với 98 nhà máy sản xuất
đạt chuẩn GMP trên cả nước. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dược nội địa chỉ
đáp ứng được 55% mức tiêu dùng thuốc của người dân. Đứng về mặt quản lý,
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đánh giá, công nghệ sản xuất dược phẩm của
Việt Nam đang được đầu tư mới, đạt các tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất

10

tốt), đúng tiêu chuẩn quốc tế của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) hay ít nhất là
ASEAN. Các công ty dược phẩm Việt Nam phần lớn đều mới xây, đang vận
hành và sản xuất thuốc với tiêu chuẩn ngang bằng với nước ngoài. Chất lượng
những loại thuốc Việt Nam đã sản xuất được và được quyền sản xuất tương
đương với thuốc nhập và giá rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tâm lý chuộng thuốc
ngoại của người dân cũng như của bác sĩ kê toa, “thuốc ngoại, thuốc đắt mới
là tốt” đang làm cho thuốc nội yếu thế ngay tại “sân nhà”. Ngành y tế đang
khuyến khích dùng thuốc nội và định hướng các công ty dược Việt Nam đẩy
mạnh đầu tư công nghệ, đi vào sản xuất thuốc đặc trị, nhằm bình ổn giá thuốc
trong nước, giảm "áp lực" tiền thuốc đối với bệnh nhân [24].
Năm 2012, Việt Nam đã chi trên 3,5 tỷ USD để nhập khẩu dược phẩm và
nguyên phụ liệu dược phẩm, trong đó, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm
chiếm 50% tỷ trọng, với 1,7 tỷ USD, tăng 20,72% so với năm 2011, tính riêng
tháng 12/2012, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm tăng 3,4% so với tháng liền
kề trước đó là 152,3 triệu USD. Các thị trường chính cung cấp mặt hàng dược
phẩm cho Việt Nam trong năm 2012 là Pháp, Ấn Độ, Hàn quốc, Thái Lan…
trong đó Pháp chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 14,1%, tăng 9,78% so với năm
trước, tính riêng tháng 12/2012, kim ngạch nhập khẩu lại tăng trưởng âm so
với tháng 12/2011, giảm 11,99%, tương đương với 15,1 triệu USD. Đứng thứ

hai sau thị trường Pháp là Ấn Độ với 22,5 triệu USD trong tháng cuối năm
2012, đạt 22,5 triệu USD, tăng 1,86% so với tháng 12/2011, nâng kim ngạch
năm 2012 nhập khẩu mặt hàng dược phẩm từ thị trường Ấn Độ lên 235,7 triệu
USD, tăng 7,81% so với năm 2011. Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt
Nam nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Hàn quốc, Thái Lan, Đức, Italia…
với kim ngạch đạt lần lượt là 160,2 triệu USD; 144,5 triệu USD; 94,1
triệu USD… Nhìn chung, năm 2012, nhập khẩu dược phẩm ở các thị trường
đều tăng trưởng về kim ngạch so với năm 2011, duy chỉ có hai thị trường
giảm kim ngạch đó là Áo giảm 3,47% và Đài Loan giảm 19,57%. Đáng chú ý,

11

tuy chỉ đứng thứ 4 về kim ngạch nhập khẩu dược phẩm trong năm 2012,
nhưng tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Thái Lan lại có sự tăng
trưởng vượt bậc, tăng 316,71% so với năm 2011 [25].
Bảng 1.2. Thống kê thị trường nhập khẩu dược phẩm giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: triệu USD
Thị trường Năm 2008

Năm 2009 Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tổng kim ngạch 759,7 1.096,7 1.242,9 1.483,1 1.790,3
Pháp 143,5 193,1 197,9 230,1 252,6
Ấn Độ 105,3 148,6 167,6 218,6 235,7
Hàn Quốc 82,3 108,5 143,7 164,7 182,4
Đức 41,3 90,4 97,8 115,4 144,5

Italia 30,2 41,5 57,8 66,5 94,1
Anh 39,7 49.,6 47,1 57,9 73,7
Thuỵ Sỹ 38,7 43,1 45,7 55,1 76,2
Hoa Kỳ 37,8 38,5 45,6 55,5 68,8
Bỉ 27,9 31,6 39,5 44,2 62,5
Thái Lan 34,2 35,9 39,2 38,6 160,2
Trung Quốc 21,8 25,6 30,4 38,4 43,9
(Nguồn: Tạp chí thương mại)
1.2.3. Tốc độ tăng trưởng của ngành Dược giai đoạn 2008-2012
Ngành dược phẩm là một ngành đang tăng trưởng với tốc độ khá cao bất
chấp tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Điều này được thể hiện ở cả
tốc độ tăng của doanh thu và tổng tài sản. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng
năm thấp nhất trong giai đoạn này là năm 2011, tuy nhiên, vẫn ở mức khá cao là
10%. Tốc độ tăng trưởng khả quan và ổn định cho thấy tính hấp dẫn về dung
lượng thị phần của ngành, từ đó khuyến khích các công ty trong ngành đầu tư
mở rộng sản xuất, tăng trưởng quy mô tài sản.

12


Hình 1.4. Tốc độ tăng trưởng của ngành dược phẩm giai đoạn 2008-2012
Trong quá trình tăng trưởng tài sản, quy mô tài sản dài hạn và tỷ trọng
tài sản dài hạn trên tổng tài sản có xu hướng gia tăng. Tỷ trọng tài sản dài hạn
trên tổng tài sản đã tăng từ mức 24% cuối năm 2008 lên mức 31% cuối năm
2012. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong ngành tích cực đầu tư mở
rộng dây chuyển sản xuất để mở rộng quy mô kinh doanh [19].
1.2.4 Rủi ro tài chính của ngành
Trong giai đoạn 2008 – 2012, ngành dược phẩm đã liên tục gia tăng mức
độ sử dụng nợ nhằm tài trợ cho quá trình tăng trưởng. Hệ số nợ trên tổng tài sản
của ngành đã gia tăng từ mức 32% cuối năm 2008 lên mức 40% cuối năm 2012.

Tuy nhiên, hệ số nợ này vẫn thấp hơn 50% cho thấy đây vẫn là đòn bẩy tài
chính ở mức độ vừa phải. Trong cơ cấu nợ của ngành, chiếm tỷ trọng chủ đạo là
nợ ngắn hạn dùng để tài trợ cho vốn lưu động. Tại thời điểm cuối năm 2011, nợ
ngắn hạn chiếm 92% tổng nợ phải trả.
Riêng nhóm 5 công ty đầu ngành (bao gồm Dược Hậu Giang, Domesco,
Traphaco, Mekophar và Imexpharm), mặc dù hệ số nợ có xu hướng gia tăng,
tuy nhiên, hệ số nợ ở mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành. Kết quả

13

này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng về tài trợ, đó là các công ty này sinh
lời tốt, có quy mô lợi nhuận lớn so với nhu cầu đầu tư mới, do đó, họ chủ yếu
dựa vào nguồn vốn nội sinh là lợi nhuận để lại và không cần huy động nhiều các
nguồn tài trợ bên ngoài, khiến hệ số nợ duy trì ở mức thấp [18],[4], [19].

Hình 1.5: Hệ số nợ trên tổng tài sản của ngành dược phẩm giai đoạn 2008-2012

1.2.5. Phân tích khả năng thanh toán của ngành
Trong giai đoạn 2008 – 2012, khả năng thanh toán của ngành có xu
hướng giảm. Khả năng thanh toán hiện hành đã giảm từ mức 2,6 lần cuối năm
2008 xuống mức 1,9 lần cuối năm 2012. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là một
mức khả năng thanh toán khá cao. Khả năng thanh toán lãi vay trong giai đoạn
2010 – 2012 có sự giảm sút do ngành tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính và
do lãi suất trong giai đoạn này có xu hướng tăng. Tuy nhiên, khả năng thanh
toán lãi vay vẫn duy trì ở mức 6,9 lần năm 2012 là một mức cao. Do đó, ngành
dược phẩm nhìn chung vẫn có khả năng thanh toán tốt, nhận được tín nhiệm
của các ngân hàng và đây là cơ sở để các doanh nghiệp của ngành có thể tiếp
cận thuận lợi vốn vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi [18], [19].

14



Hình 1.6: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp dược giai đoạn 2008-2012

1.2.6. Khả năng sinh lời của ngành dược phẩm
Ngành dược phẩm về cơ bản là ngành duy trì được tỷ suất lợi nhuận ở
mức khá cao và ổn định, ngay cả trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp khó khăn.
Điều này cho thấy ngành có rủi ro kinh doanh thấp mà nguyên nhân chính là do
cầu về sản phẩm dược ít co giãn với giá cả. Chính vì vậy, nhà sản xuất có thể
chuyển gánh nặng chi phí gia tăng sang người mua thông qua việc tăng giá sản
phẩm đầu ra.
Trong giai đoạn 2008 – 2012, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng bất lợi
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăn chung của nền kinh tế
trong nước, ROE tối thiểu của ngành giai đoạn này vẫn ở mức 15,4% tại năm
2008, một mức tỷ suất lợi nhuận khả quan. Giai đoạn 2010 – 2012, tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu của ngành có xu hướng giảm dần. Điều này một phần
quan trọng xuất phát từ việc cạnh tranh trong ngành trở nên gay gắt hơn khiến
biên lợi nhuận giảm dần.

15


Hình 1.7. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp dược
giai đoạn 2008-2012
Nhóm 5 công ty đầu ngành (CTCP Dược phẩm Hậu Giang, CTCP Dược
phẩm DOMESCO, CTCP Traphaco, CTCP Hóa Dược phẩm Mekophar, CTCP
Dược phẩm Imexphar: với lợi nhuận sau thuế trên 80 tỷ đồng) là vẫn thể hiện
được hiệu quả kinh doanh vượt trội khi liên tục duy trì được tỷ suất lợi nhuận
cao hơn trung bình ngành. Một điểm đáng chú ý đó là, trong giai đoạn 2010 –
2012, khoảng cách giữa ROE của nhóm 5 công ty đầu ngành với ROE của

ngành có xu hướng nới rộng ra, cho thấy ngành có tính kinh tế theo quy mô và
các công ty lớn trong ngành duy trì được lợi thế cạnh tranh rõ ràng trước những
công ty có quy mô nhỏ hơn [18], [19].
1.3. Tình hình kinh doanh của một số công ty Dược trong nước.
Các công ty trong ngành hoạt động theo hai hướng chính là sản xuất và
phân phối. Về hoạt động sản xuất, nguyên liệu đầu vào chủ yếu được nhập
khẩu từ nước ngoài còn nguồn dược liệu trong nước chỉ đáp ứng phần nào
nhu cầu sản xuất đông dược. Sản phẩm tạo ra sẽ được phân phối qua hệ thống
điều trị, các chi nhánh- đại lý và các công ty phân phối. Về hoạt động phân
phối, hàng hóa đầu vào là thành phẩm của các công ty nước ngoài và trong

16

nước. Một số công ty sản xuất trong nước cũng tham gia vào hoạt động phân
phối hàng hóa nhập khẩu. Thông thường, hoạt động sản xuất sẽ có lợi nhuận
biên cao hơn nhiều so với hoạt động phân phối.
Về công tác đảm bảo chất lượng thuốc và mỹ phẩm, số doanh nghiệp đạt
GPs ngày càng tăng, đến cuối năm 2012 có 110 cơ sở sản xuất thuốc và 4 cơ
sở sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn GMP; 114 cơ sở đạt GLP trong đó có 2
Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí
Minh và 112 phòng kiểm nghiệm của các cơ sở sản xuất [5].
Theo thống kê năm 2011 của Bộ Y tế, nước ta hiện có khoảng 180 doanh
nghiệp sản xuất thuốc, trong đó khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất tân dược
và 80 doanh nghiệp sản xuất đông dược. Ngoài ra, có hơn 300 cơ sở sản xuất
đông dược. Cùng với phát triển về số lượng, chất lượng thuốc ngày một nâng
cao, nhất là khi có sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoạt động. Bên cạnh đó,
nhiều đơn vị trong nước nhập khẩu thiết bị, mua dây chuyền công nghệ hiện
đại cũng như tăng cường sản xuất nhượng quyền các sản phẩm công nghệ cao.
Do đó, thuốc sản xuất trong nước ngày càng đa dạng về dạng bào chế, thuộc

đủ các nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
và sản xuất được 234 trong tổng số 314 hoạt chất thuộc danh mục thuốc thiết
yếu Việt Nam. Ðến hết năm 2011, giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt
gần 1,15 tỷ USD chiếm gần 50% tổng giá trị tiền thuốc trong nước sử
dụng[4].
Tính đến hết năm 2009, có 10.692 số đăng ký (SĐK) thuốc trong nước
còn hiệu lực là chế phẩm của 503 hoạt chất (trung bình 21 SĐK/ hoạt chất).
Với số lượng hoạt chất đăng ký, các công ty sản xuất trong nước chỉ đáp ứng
được hơn 30% danh mục thuốc chữa bệnh của Bộ Y Tế[13]. Trong khi đó,
tổng SĐK thuốc nước ngoài còn hiệu lực là 11.923 và có tới 927 hoạt chất
(trung bình 13 SĐK/ hoạt chất) đáp ứng phần lớn nhu cầu điều trị [14].

17

Ngoài ra, các công ty trong nước chủ yếu sản xuất các loại thuốc có giá trị
thấp. Phần lớn số đăng ký thuốc trong nước và nước ngoài đều nằm trong
nhóm thuốc trị các bệnh thông thường như giảm đau-hạ sốt, kháng sinh và
Vitamin- thuốc bổ nhưng thuốc nước ngoài đang chiếm lĩnh ở một số thuốc
chuyên khoa có giá trị cao như ung thư, tim mạch và máu. Bên cạnh đó, các
công ty trong nước chủ yếu sử dụng các hoạt chất đã hết hạn bản quyền sở
hữu trí tuệ từ lâu nên tạo ra sản phẩm có giá trị thấp. Như vậy, có thể thấy các
công ty trong nước đang sản xuất trùng lặp khá nhiều thuốc có tác dụng tương
tự; và các loại thuốc này chủ yếu trị các bệnh thông thường và không tạo ra
nhiều lợi nhuận [3].
Sản xuất vaccine và sinh phẩm
Thống kê năm 2009 có khoảng 8 doanh nghiệp trong nước sản xuất vaccine,
sinh phẩm trong đó có 4 công ty đạt GMP và chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu
cầu cả nước. Năm 2009 doanh thu từ vaccine, sinh phẩm có nguồn gốc trong
nước là 139 tỷ đồng trong khi doanh thu từ hàng nhập khẩu là hơn 1.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, số lượng SĐK của vaccine và sinh phẩm sản xuất trong nước còn rất ít

so với nhập khẩu (62 SĐK vaccine và 253 SĐK sinh phẩm). Ngoài ra, các loại
vaccine trong nước chủ yếu là vaccine đơn giá (chỉ chứa 1 loại kháng nguyên)
còn các loại vaccine đa giá vẫn phải nhập khẩu [3],[27].
Ngành dược Việt Nam có 3 kênh phân phối chính: hệ thống điều trị; hệ
thống chi nhánh – đại lý của công ty; và các công ty chuyên về phân phối.
Hệ thống điều trị là kênh phân phối chính của khá nhiều công ty trong
và ngoài nước với tổng trị giá tiền thuốc sử dụng trong hệ thống bệnh viện
năm 2009 là khoảng 10,8 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 40% tổng giá trị tiền
thuốc sử dụng. Đây là kênh phân phối ổn định với hơn 1.100 bệnh viện tuy
nhiên lại thanh toán chậm nên chiếm dụng vốn của các công ty trong ngành
khá lâu. Ngoài ra, việc đấu thầu cung cấp thuốc vào hệ thống này cũng còn
nhiều điều chưa rõ ràng về tiêu chuẩn lựa chọn.

×