Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Thẩm định nguyên liệu và nghiên cứu thành phần hóa học, một số tác dụng sinh học của chế phẩm tọa an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 110 trang )





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI


NGUYỄN THỊ HẢI YẾN


THẨM ĐỊNH NGUYÊN LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU
THÀNH PHẦN HÓA HỌC, MỘT SỐ TÁC DỤNG
SINH HỌC CỦA CHẾ PHẨM TỌA AN


LUẬN VĂN THẠC SỸ DƢỢC HỌC


HÀ NỘI – 2014





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

THẨM ĐỊNH NGUYÊN LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU


THÀNH PHẦN HÓA HỌC, MỘT SỐ TÁC DỤNG
SINH HỌC CỦA CHẾ PHẨM TỌA AN


LUẬN VĂN THẠC SỸ DƢỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60 72 04 06


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phùng Hòa Bình



HÀ NỘI 2014






LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu thực nghiệm khoa học, đƣợc sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cô giáo, các anh chị kĩ thuật viên, bạn bè và gia đình, tôi đã hoàn thành
luận văn “Thẩm định nguyên liệu và nghiên cứu thành phần hóa học, một số
tác dụng sinh học của chế phẩm Tọa An”
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới ngƣời thầy PGS.TS
Phùng Hòa Bình đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để tận tình hƣớng dẫn, chỉ
bảo, động viên tôi suốt quá trình làm luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo PGS.TS. Đào Thị Vui đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình làm tác dụng dƣợc lý.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới DS. Ngô Thị Duyên, phòng Mỹ phẩm Viện
kiểm nghiệm thuốc trung ƣơng đã giúp đỡ tôi trong quá trình định lƣợng chế phẩm.
Đồng thời, xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kĩ thuật viên
thuộc Bộ môn Dƣợc học cổ truyền, Bộ môn Dƣợc lực Trƣờng Đại học Dƣợc Hà
Nội, phòng Mỹ phẩm Viện kiểm nghiệm thuốc trung ƣơng, các thầy cô, anh chị
Phòng sau đại học, Ban giám hiệu trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội đã góp phần giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã khuyến
khích, động viên để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2014
Học viên:

DS. Nguyễn Thị Hải Yến







MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỐ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

3
1.1. Đại cƣơng về bệnh trĩ
3
1.1.1. Y học hiện đại
3
1.1.1.1. Định nghĩa
3
1.1.1.2. Phân loại
3
1.1.1.3. Nguyên nhân
4
1.1.1.4. Cơ chế bệnh sinh
4
1.1.1.5. Triệu chứng lâm sàng
5
1.1.2. Y học cổ truyền
5
1.1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
5
1.1.2.2. Điều trị
6
1.2. Thông tin về chế phẩm Tọa An
7
1.3. Tóm tắt thông tin các vị thuốc trong chế phẩm
8
1.3.1. Diếp cá
8
1.3.2. Trắc bách diệp
10
1.3.3. Thăng ma

12
1.3.4. Hòe hoa
13
1.3.5. Hoàng kỳ
15
1.3.6. Vừng đen
18
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
21
2.1. Nguyên vật liệu, phƣơng tiện
21
2.1.1. Nguyên liệu
21
2.1.2. Phƣơng tiện
21




2.1.2.1. Thiết bị
21
2.1.2.2. Hóa chất
22
2.1.2.3. Động vật thí nghiệm
22
2.2. Nội dung nghiên cứu
22
2.2.1. Thẩm định dƣợc liệu
22
2.2.2. Xác định thành phần hóa học chế phẩm Tọa An

22
2.2.3. Đánh giá tác dụng sinh học của chế phẩm Tọa An
22
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
23
2.3.1. Thẩm định dƣợc liệu
23
2.3.2. Xác định thành phần hóa học chế phẩm Tọa An
23
2.3.3. Thử tác dụng sinh học của chế phẩm Tọa An
24
2.3.3.1. Thử tác dụng cầm máu
24
2.3.3.2. Thử tác dụng chống viêm cấp
25
2.3.3.3. Thử tác dụng giảm đau
28
2.3.3.4. Thử độc tính cấp
29
2.3.3.5. Thử độc tính bán trƣờng diễn
29
2.3.3.6. Xử lý số liệu
31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
32
3.1. Thẩm định dƣợc liệu
32
3.1.1. Diếp cá
32
3.1.2. Trắc bách diệp

33
3.1.3. Thăng ma
34
3.1.4. Hòe hoa
39
3.1.5. Hoàng kỳ
41
3.1.6. Vừng đen
42
3.2. Xác định thành phần hóa học chế phẩm Tọa An
43
3.2.1. Định tính
43
3.2.2. Định lƣợng
56




3.3. Thử tác dụng sinh học của chế phẩm Tọa An
61
3.3.1. Thử tác dụng cầm máu
62
3.3.2. Thử tác dụng chống viêm cấp
63
3.3.3. Thử tác dụng giảm đau
65
3.3.4. Độc tính cấp
66
3.3.5. Độc tính bán trƣờng diễn

66
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN
75
4.1. Thẩm định dƣợc liệu
75
4.2. Dƣợc liệu
76
4.3. Thành phần hóa học chế phẩm
76
4.4. Tác dụng sinh học của chế phẩm Tọa An
77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC





















DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AND: Acid deoxyribo nucleic
cAMP: AMP vòng.
cGMP: GMP vòng
BuOH: n – Buthanol
Cyt P450: Cytochrom P450
DĐVN IV: Dƣợc điển Việt Nam IV
DĐTQ : Đƣợc điển Trung Quốc
MeOH: Methanol
EtOAc: Ethyl Acetat
EtOH: Ethanol
MIC: Nồng độ ức chế tối thiểu
NC: Nghiên cứu
SKLM: Sắc kí lớp mỏng
HPLC: High Performance Liquid Chromatography
HIV: Human Immuno-deficiency Virus
HVS: Herpes Virus Simplex
ED
50
: Effective dose for 50 percent of the group
MTT: 3-(4,5-dimethylthiazol)-2-yl-2,5-diphenyltetrazolium
CNTCSP: Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm
TA: Tọa An
TB: Trung bình

TBD: Trắc bách diệp
TM: Thăng ma
HH: Hòe hoa
DC: Diếp cá
HK: Hoàng kỳ
VĐ: Vừng đen
TNHH: Trách nhiệm
hữu hạn
TT: Thuốc thử
TTM: Tiêm tĩnh
mạch
CĐC: Chất đối chiếu
dd: Dung dịch








DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả định tính Tọa An và thăng ma bằng phản ứng hóa học
44
Bảng 3.2. Kết quả sắc kí so sánh TA, DC, rutin
46
Bảng 3.3. Kết quả sắc kí so sánh TA, TBD, quercetin
48
Bảng 3.4. Kết quả sắc kí so sánh TA, TM

50
Bảng 3.5. Kết quả sắc kí so sánh TA, HH, rutin
53
Bảng 3.6. Kết quả sắc kí so sánh TA, HK, astragalosid IV
55
Bảng 3.7. Kết quả sắc kí so sánh TA,VĐ
56
Bảng 3.8. Hàm lƣợng cắn phân đoạn n – hexan trong chế phẩm TA theo khối lƣợng
57
Bảng 3.9. Hàm lƣợng cắn phân đoạn EtOAc trong chế phẩm TA theo khối lƣợng
57
Bảng 3.10. Thành phần pha động định lƣợng đồng rutin, quercetin bằng HPLC
57
Bảng 3.11. Tính thích hợp hệ thống HPLC với rutin
60
Bảng 3.12. Tính thích hợp hệ thống HPLC với quercetin
60
Bảng 3.13. Hàm lƣợng rutin trong chế phẩm TA
61
Bảng 3.14 . Hàm lƣợng quercitin trong chế phẩm TA
61
Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của TA đến thời gian chảy máu đuôi chuột
62
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của TA đến độ phù chân chuột
64
Bảng 3.17. Thời gian phản ứng đau của các lô nghiên cứu
65
Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của chế phẩm Tọa An đến các chỉ số huyết học trên chuột
cống trắng
68

Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của chế phẩm Tọa An đến các chỉ số hóa sinh trên chuột cống
trắng
69
Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của chế phẩm Tọa An đến khối lƣợng các cơ quan của chuột
cống trắng
70
Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của Toạ An đến cấu trúc vi thể gan chuột
71
Bảng 3.22. Ảnh hƣởng của Tọa An đến cấu trúc vi thể thận chuột

73





DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Giải phẫu vị trí trĩ
3
Hình 1.2. Sơ đồ tóm tắt nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh bệnh trĩ
theo y học cổ truyền
6
Hình 2.1. Sơ đồ qui trình thí nghiệm tác dụng chống viêm cấp trên mô hình
gây phù chân chuột
27
Hình 2.2. Sơ đồ qui trình xác định độc tính bán trƣờng diễn 28 ngày
30
Hình 3.1. Ảnh dƣợc liệu diếp cá
32
Hình 3.2. Ảnh đặc điểm bột diếp cá

32
Hình 3.3. Ảnh dƣợc liệu trắc bách diệp
33
Hình 3.4. Ảnh đặc điểm bột trắc bách diệp
34
Hình 3.5. Ảnh dƣợc liệu thăng ma
34
Hình 3.6. Ảnh đặc điểm bột thăng ma
35
Hình 3.7. Ảnh dƣợc liệu Hòe hoa
39
Hình 3.8. Ảnh đặc điểm bột Hòe hoa
40
Hình 3.9. Ảnh dƣợc liệu Hoàng kỳ
41
Hình 3.10. Ảnh đặc điểm bột Hoàng kỳ
42
Hình 3.11. Ảnh dƣợc liệu Vừng đen
42
Hình 3.12. Ảnh đặc điểm bột Vừng đen
43
Hình 3.13. Ảnh sắc kí so sánh TA, DC, rutin
46
Hình 3.14. Ảnh sắc kí so sánh TA, TBD, ĐC quercetin
48
Hình 3.15. Ảnh sắc kí so sánh TA và TM (λ = 366 nm)
50
Hình 3.16. Ảnh sắc kí so sánh TA, HH, rutin
52
Hình 3.17. Ảnh sắc kí so sánh Hoàng kỳ, TA và ĐC astragalosid IV

54
Hình 3. 18. Ảnh sắc kí so sánh TA và VĐ (λ = 366 nm)
56
Hình 3.19. Biểu đồ biểu thị ảnh hƣởng của Toạ an đến thời gian chảy máu
đuôi chuột
63
Hình 3.20. Biểu đồ biểu thị ảnh hƣởng của Tọa An đến độ phù chân chuột
63




Hình 3.21. Biểu đồ biểu thị độ giảm ngƣỡng đau so với trƣớc khi gây đau
65
Hình 3.22. Biểu đồ biểu thị ảnh hƣởng của chế phẩm Tọa An dùng liên tục
28 ngày đến khối lƣợng cơ thể chuột cống trắng
67
Hình 3.23. Ảnh vi thể gan chuột ở các lô nghiên cứu
72
Hình 3.24. Ảnh vi thể thận chuột ở các lô nghiên cứu
74




1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh trĩ, đó là một tập hợp các biểu hiện bệnh lý (gồm đại tiện ra máu tƣơi,

sa lồi từng búi ở hậu môn, đau rát ở hậu môn…) có liên quan đến những thay đổi
của mạng mạch trĩ và của các tổ chức tiếp xúc với mạng mạch này .
Đây là một bệnh rất thƣờng gặp và có tỷ lệ ngƣời mắc khá cao trong cộng đồng. Ở
nƣớc ta cổ nhân có câu “ Thập nhân cửu trĩ” (mƣời ngƣời chín ngƣời trĩ) để nói lên
bệnh trĩ rất phổ biến. Thống kê hiện nay cho thấy tỷ lệ bị trĩ dao động từ 35 – 50%.
Bệnh trĩ, tuy không gây nguy hại ngay đến tính mạng nhƣng có ảnh hƣởng
nhiều tới chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh. Các đợt trĩ cấp tính thƣờng có các
triệu chứng đại tiện ra máu, đau rát hậu môn, sa lồi búi trĩ gây viêm nhiễm, ẩm ƣớt,
khó chịu, ảnh hƣởng đến tâm lý, sức khỏe, sinh hoạt và lao động của ngƣời bệnh.
Bệnh kéo dài có thể dẫn đến chảy máu mạn tính hay chảy máu nặng gây thiếu máu.
Về điều trị, cho đến nay đã có nhiều phƣơng pháp khác nhau. Y học hiện đại
có các phƣơng pháp điều trị bao gồm: Điều trị nội khoa (uống thuốc và đặt thuốc tại
chỗ), điều trị bằng thủ thuật (tiêm xơ, nong hậu môn, thắt trĩ), các biện pháp vật lý
(đốt điện, liệu pháp lạnh, liệu pháp hồng ngoại, ứng dụng laser), điều trị bằng phẫu
thuật. Y học cổ truyền cũng có nhiều phƣơng pháp nhƣ châm cứu, uống thuốc,
ngâm thuốc, đắp thuốc, xông, bôi thuốc. Sự lựa chọn phƣơng pháp điều trị phụ
thuộc vào mức độ bệnh trĩ, diễn biến bệnh trĩ, điều kiện ở từng nơi. Thuốc điều trị
bệnh trĩ ở trong nƣớc còn ít. Do vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu một bài thuốc với
nguyên liệu hầu nhƣ sẵn có trong nƣớc để điều trị trĩ trở nên rất cần thiết.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Giai Cảnh đã kế thừa các bài thuốc cổ phƣơng
để sản xuất chế phẩm Tọa An. Chế phẩm đã đƣợc Bộ Y tế cấp giấy phép lƣu hành.
Tuy nhiên việc nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng sinh học để xác minh tác
dụng của chế phẩm còn chƣa đƣợc thực hiện. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “
Thẩm định nguyên liệu và nghiên cứu thành phần hóa học, một số tác dụng
sinh học của chế phẩm Tọa An” với các mục tiêu:


2

1. Thẩm định dƣợc liệu và xác định thành phần hóa học của chế phẩm

Tọa An.
2. Thử độc tính và một số tác dụng sinh học của chế phẩm.



3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đại cƣơng về bệnh trĩ
1.1.1. Y học hiện đại
1.1.1.1. Định nghĩa
Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom (theo dân gian), là bệnh đƣợc tạo thành
do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung
quanh hậu môn; là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý về vùng hậu
môn phải nhập viện [1], [5], [15].
1.1.1.2. Phân loại
Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ
trên hoặc tĩnh mạch trĩ dƣới. Dựa vào đặc điểm này, có thể phân loại bệnh trĩ thành
trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp [1], [15].
* Trĩ nội: Các xoang tĩnh mạch trĩ trên
phồng to, trĩ đƣợc hình thành ở trên
đƣờng lƣợc, thƣờng nằm trong ống hậu
môn và khi phình lớn sẽ sa ra ngoài. Trĩ
nội đƣợc phân chia làm 4 cấp độ:
- Trĩ nội độ 1: Các búi trĩ nằm hoàn toàn
trong ống hậu môn, thƣờng chỉ có biểu
hiện đau rát và ra máu.

Hình 1.1. Giải phẫu vị trí trĩ
- Trĩ nội độ 2: Búi trĩ thập thò ở hậu môn khi đi đại tiện, sau đó tự co vào trong ống

hậu môn.
- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài sau khi đại tiện và không tự co vào trong ống
hậu môn mà phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào trong đƣợc.
- Trĩ nội độ 4: Bũi trĩ sa ra ngoài hậu môn và thƣờng trực ở bên ngoài, dùng tay đẩy
nhƣng không vào đƣợc hoặc vào sau đó lại sa ra ngay.
* Trĩ ngoại: Các xoang tĩnh mạch trĩ dƣới phồng to, trĩ đƣợc hình thành ở dƣới
đƣờng lƣợc ở phía ngoài hậu môn (ngay rìa hậu môn). Khác với trĩ nội là hình thành


4

trong ống hậu môn rồi mới sa ra ngoài.
* Trĩ hỗn hợp: Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Thông thƣờng, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với
nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp.
1.1.1.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân bệnh trĩ chƣa đƣợc xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố
sau đây đƣợc coi nhƣ là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:
- Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực
trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi
trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
- Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần, mỗi lần
đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
- Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân
giãn phế quản, phải ho nhiều, những ngƣời làm lao động nặng nhƣ khuân vác làm
tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
- Tư thế đứng: Khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, ngƣời ta ghi nhận áp lực tĩnh
mạch trĩ là 25cm H
2
O ở tƣ thế nằm, tăng vọt lên 75cm H

2
O ở tƣ thế đứng. Vì vậy, tỉ
lệ mắc bệnh trĩ cao hơn ở ngƣời phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại nhƣ thƣ ký bàn
giấy, nhân viên bán hàng, thợ may
- U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: Ung thƣ trực tràng, u bƣớu
vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đƣờng về tĩnh
mạch hồi lƣu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong
những trƣờng hợp này, trĩ đƣợc tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên
đƣợc gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị
nhƣ bệnh trĩ.
1.1.1.4. Cơ chế bệnh sinh
- Theo thuyết cơ học: Cho rằng đám rối tĩnh mạch nằm ở mặt phẳng sâu của lớp
dƣới niêm mạc đƣợc giữ tại chỗ bởi các sợi cơ có tính chất đàn hồi. Khi có hiện
tƣợng thoái hoá keo thì các dải này trùng nhẽo, và nếu áp lực trong xoang bụng tăng


5

lên do táo bón hoặc do rối loạn đại tiện thì các búi trĩ nội căng phồng lên. Lúc đầu
các búi trĩ còn nằm trong lòng hậu môn nhƣng khi các dải treo đứt hẳn thì chúng sa
ra ngoài hậu môn.
- Thuyết động học: Cho rằng trong lớp dƣới niêm mạc của phần thấp trực tràng và
của ống hậu môn có rất nhiều khoang mạch. Vách các khoang này có chỗ dày chỗ
mỏng tạo nên tổ chức hang. Ở đây có sự thông nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
Hiện tƣợng chảy máu trong bệnh trĩ là do các rối loạn tuần hoàn tại chỗ của chính
các mạch máu thông nối này
1.1.1.5. Triệu chứng lâm sàng
- Chảy máu: Là triệu chứng có sớm nhất và cũng là triệu chứng thƣờng gặp nhất.
Hình thức chảy máu rất khác nhau, lúc đầu chảy máu kín đáo về sau mỗi khi đại
tiện phải rặn do táo bón thì máu chảy thành giọt hoặc thành tia. Khi nặng bệnh nhân

ngồi xổm, đi lại nhiều cũng chảy máu thậm chí đại tiện ra máu cục do máu từ búi trĩ
chảy vào trong bóng trực tràng và đọng ở đó.
- Đau: Hiện tƣợng đau thƣờng gặp trong các trƣờng hợp tắc mạch, nứt hậu môn,
đặc biệt khi đại tiện. Cũng có thể gặp khi có ổ áp xe đi kèm khu trú dƣới lớp niêm
mạc hậu môn. Khi trĩ sa ra ngoài và phù nề, búi trĩ có thể sƣng khá to và mắc nghẹt
không thể đẩy lên đƣợc.
- Sa trĩ: Trĩ nội lúc đầu khu trú hoàn toàn bên trong hậu môn, khi to lên thì sa
xuống nằm ngoài hậu môn.
1.1.2. Y học cổ truyền
1.1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh trĩ về cơ bản giống y học hiện đại.
Từ 2000 năm nay hoàng đế nội kinh đã ghi rằng nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ là do
cân mạch bị dãn rộng. Phát sinh ra bệnh trĩ không đơn giản chỉ do bệnh lý tại chỗ
mà còn do trong cơ thể âm dƣơng khí huyết không điều hòa. Bên ngoài do lục dâm,
bên trong do thất tình [5].
- Ngoại tà: thấp nhiệt sinh kiết lỵ, kiết lỵ lâu ngày rặn nhiều sinh trĩ


6

- Đại trƣờng tích nhiệt: Đại tiện táo bón lâu ngày sinh trĩ
- Tỳ vị mất điều hòa, thấp nhiệt dồn xuống giang môn, khí huyết hƣ hao, đại tiện mót
rặn thành trĩ.
- Ăn uống không điều hòa, khi no quá, khi đói quá, uống rƣợu, ăn nhiều thức ăn cay
nóng gây táo bón lâu ngày sinh trĩ.
- Lao động nặng nhọc, ngồi xổm, phụ nữ có thai hay nín nhịn đi đại tiện, lâu ngày
sinh trĩ. Có thể tóm tắt nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ theo y học cổ
truyền trong sơ đồ sau:













Hình 1.2. Sơ đồ tóm tắt nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh bệnh trĩ theo y học cổ truyền
1.1.2.2. Điều trị [5]
a) Trĩ nội xuất huyết hay thể huyết ứ: Lƣơng huyết chỉ huyết, hoạt huyết khứ ứ
b) Trĩ ngoại bị bội nhiễm hay thấp nhiệt: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống
c) Trĩ lâu ngày gây thiếu máu, trĩ ở ngƣời già ( thể khí huyết đều hƣ) : Bổ khí huyết,
thăng đề, chỉ huyết
d) Chữa trĩ bằng phƣơng pháp chống viêm, chống chảy máu tại chỗ và làm hoại tử
rụng trĩ
Thấp nhiệt
Rƣợu
Thức ăn
cay nóng
Thực nhiêt
Huyết ứ khí trệ

Trung khí hƣ
Trĩ
Huyết

Nhiệt

đôc
Thấp
nhiệt
Khí
huyết hƣ
Đại tràng
-Ngồi lâu
-Đứng lâu


7

- Cao dán tiêu viêm, giảm đau: gồm các vị thuốc nhƣ: Hoạt thạch, Long cốt,
Bối mẫu, Chu sa, Băng phiến
- Thuốc làm hoại tử rụng trĩ:
+ Khô trĩ tán: Thạch tín 160g
Thần sa 360g
Phèn chua 400g
Ô mai 100g
Tán bột: rắc vào trĩ
Chỉ định: trĩ nội thời kỳ 2, 3
Chống chỉ định: Trĩ ngoại, trĩ nội thời kỳ một, ung thƣ trực tràng hậu môn
+ Thắt búi trĩ: Tiêm dung dịch Minh phàn 8% chữa trĩ nội – trĩ ngoại các thời
kỳ
Thời kỳ một, thời kỳ hai tiêm ít từ 0.5 – 1ml cho 1 búi trĩ, tổng liều không quá 3
ml.
1.2. Thông tin về chế phẩm Tọa An
Tọa An là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ đƣợc sản xuất và phân phối bởi
công ty TNHH Giai Cảnh.
- Thành phần trong mỗi viên gồm cao khô: Diếp cá 20%; Trắc bách diệp 20%;

Thăng ma 20%; Hòe hoa 10%; Hoàng kỳ 10%; Vừng đen 20%.
- Khối lƣợng viên: 550 mg.
- Quy cách đóng gói: Viên nang màu đỏ sẫm, đóng gói vỉ 10 viên, hộp 6 vỉ.
- Số CNTCSP: 2839/2011/YT – CNTC. Số TC: 30GC/2010/TCCS
- Công năng: Bổ khí thăng dƣơng, chỉ huyết, nhuận tràng.
- Chủ trị: Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Thích hợp cho ngƣời bị trĩ, sa búi trĩ, đau rát hậu
môn do trĩ, táo bón.
- Liều dùng: Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 2 viên.




8

1.3. Tóm tắt thông tin các vị thuốc trong chế phẩm
1.3.1. Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae)
Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Diếp cá
(Houttuynia cordata Thunb.), họ Lá giấp (Saururaceae) [10], [18], [32].
a) Phân bố
Lục địạ châu Á, từ Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, đến Việt Nam¸ Lào và các
nƣớc Đông Nam Á khác. Ở nƣớc ta, cây mọc hoang ở khắp nơi ẩm thấp [6] [20].
b) Thành phần hóa học
- Các flavonoid: Quercitrin, iso quercitrin, rutin, afzelin, hyperin [6], [8], [18], [20],
[30], [32].
- Alcaloid : Cordalin [6], [18], [20], [30].
- Tinh dầu: Thành phần chủ yếu là aldehyd và dẫn xuất nhóm ceton nhƣ methyl-n-
nonyl ceton, l-decanal, l- dodecanal, 3oxododecanal. Nhóm terpen: bao gồm
camphen, myrcen, α-pinen, limonen, linalol…Ngoài ra còn chứa acid caprinic,
laurinaldehyd, benzamid, acid hexadecanoid, acid decanoic, acid palmetic, lipid và
vitamin K …[6], [18], [20], [30], [32].

- Ngoài ra còn có nhiều chất khác : N – ( 4-hydroxystyryl)-benzamid, aristolactam,
alcaloid nhân pyridin, 1,3,5-tridecanonylbenzen [6], [18], [20], [30].
c) Tác dụng dƣợc lý
- Tác dụng kháng virus:
+ Thành phần có tác dụng là quercitrin và tinh dầu ( không có decanonyl
acetaldehyd).
+ Tinh dầu ức chế đƣợc trực tiếp các virus là: Virus gây Herpes ( mụn rộp)
chủng 1 ( HSV -1), virus gây bệnh cúm và virus HIV chủng 1 ở ngƣời ( HIV -1).
Thử nghiệm đo màu MTT cho thấy, dịch chiết diếp cá toàn phần trong nƣớc nóng
có tác dụng ức chế HSV đáng kể ở nồng độ 250 mg/ml (10.2% HSV-1, p < 0.05;
32.9% cho HSV-2, p< 0.005). ED
50
với HSV-1 và HSV-2 của dịch chiết diếp cá là
822.4 mg/ml và 362.5 mcg/ml [18], [25], [32].


9

- Tác dụng kháng khuẩn của hoạt chất Decanonyl acetaldehyd: Dịch chiết diếp cá
nồng độ 1/40 có tác dụng ức chế mạnh nhiều chủng vi khuẩn nhƣ Streptococcus
aureus, Pseudomonas aeruginosa, E.coli, Staphylococcus aureus [18], [20], [33],
[32], [35], [39].
- Tác dụng chống viêm: Dịch chiết cloroform, dịch chiết nƣớc, dịch chiết cồn, dịch
chiết BuOH của diếp cá đều có tác dụng chống viêm trên chuột cống đƣợc gây viêm
bằng Xylen. Dịch chiết nƣớc cho tác dụng tốt hơn dịch chiết cồn, dịch chiết dƣợc
liệu tƣơi tốt hơn dịch chiết dƣợc liệu khô. Thử nghiệm trên chuột lang cho thấy,
quercitrin phân lập từ diếp cá ở mức liều 50, 100, và 200 mg/kg đƣờng uống có tác
dụng ức chế phù trên chân chuột đƣợc gây phù bởi carrageenin, dextran, histamin,
serotonin, bradykinin [33], [35], [41], [49].
- Tác dụng lợi tiểu của hoạt chất quercitrin: Dung dịch flavonoid toàn phần nồng

độ 1mg/ml ức chế hoạt tính men polyphenoloxydase huyết thanh ngƣời bình thƣờng
mức 13.5%, nồng độ 5 mg/ml ức chế 50% hoạt tính men này [9], [18], [20], [30],
[35].
- Tác dụng ức chế thần kinh trung ƣơng: Nƣớc sắc, tiêm dƣới da và phúc mạc
chuột nhắt trắng, có tác dụng ức chế vận động tự giác, kéo dài thời gian gây ngủ của
thuốc ngủ barbiturat, ức chế co giật do strychnin. Tiêm tĩnh mạch mèo làm biến đổi
về điện não đồ tƣơng ứng trạng thái an thần [17], [20].
- Tác dụng ức chế histamin và acetylcholin thể hiện trên sự giảm độ co thắt cơ trơn
ruột cô lập [20].
- Tác dụng chống dị ứng: Dịch chiết diếp cá có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng
trên chuột. Thí nghiệm về tác dụng của nọc rắn hổ mang gây vỡ dƣỡng bào và giải
phóng histamin và một số chất trung gian hóa học khác cho thấy có mối liên quan
giữa tác dụng chống nọc rắn độc và tác dụng chống dị ứng của diếp cá [20], [48].
- Tác dụng chống đái tháo đƣờng : Dịch chiết diếp cá có tác dụng chống đái tháo
đƣờng trong thử nghiệm trên chuột đái tháo đƣờng gây ra bởi Streptozotocin [56].
- Tác dụng làm bền thành mạch do rutin, quercitrin đã đƣợc chứng minh [18].


10

- Dẫn chất của dioxyflavonon (3-4 dioxyflavonol) có tính chất của rutin: Tăng sức
chịu đựng của vi ti huyết quản làm cho huyết quản khó đứt vỡ [13].
d) Tính vị, quy kinh
Vị chua cay, tính hàn, quy kinh phế [6], [10], [13], [18], [20].
e) Công năng
Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng [10], [13], [18], [20], [32].
f) Chủ trị
Táo bón, trĩ, mụn nhọt, lở ngứa, trẻ con lên sởi, viêm phổi hoặc phổi có mủ, đau
mắt đỏ hoặc đau mắt do nhiễm trực khuẩn mủ xanh, viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu tiện,
kinh nguyệt không đều, sốt rét [6], [10], [13], [18], [20], [32].

g) Liều dùng
Ngày 6 – 12g [6] [13].
1.3.2. Trắc bách diệp (Cacumen Platycladi)
Vị thuốc là cành và lá đã phơi hay sấy khô của cây Trắc bá (Platycladus
orientalis (L.) Franco), họ Hoàng đàn (Cupressaceae) [6], [10], [13], [21].
a) Phân bố
- Ở Việt Nam cây đƣợc trồng khắp nơi để làm cảnh và làm thuốc.
- Ngoài ra cây còn mọc ở Trung Quốc, Liên Xô cũ ( vùng Capcazơ) [13].
b) Thành phần hóa học
- Lá trắc bách diệp chứa tinh dầu (0.6 – 1%), flavonoid, lipid và acid hữu cơ [6],
[21].
+ Tinh dầu có thành phần chủ yếu gồm fenchon, campho, borneol acetat,
terpincol [6], [21].
+ Flavonoid: quercetin, myricetin, hinokiflavon, amentoflavon [6], [21].
- Phần sáp sau khi xà phòng hóa chứa 81% acid hữu cơ, chủ yếu gồm các acid
juniperic, acid sabinic và 17% hexadecane-1,16- diol. Các acid hữu cơ ở dạng
estolide [6], [21].




11

c) Tác dụng dƣợc lý
- Tác dụng trên thành mạch máu cô lập (phƣơng pháp Kravkov): Tiến hành thí
nghiệm trên thỏ chừng 2kg. Dùng dung dịch 100% trắc bách diệp sao vàng đen, pha
loãng với nƣớc Ringer để cho chảy qua tai thỏ. Nồng độ 0.2%, 0.5%, 0.8%, 1% đều
có tác dụng co mạch. Nồng độ 5% - 10% có tác dụng giãn mạch [13], [21].
- Tác dụng cầm máu: Thí nghiệm in vivo trên chó và thỏ thấy nƣớc sắc trắc bách
diệp có tác dụng giống nhƣ vitamin K: Làm giảm thời gian Quick, tức làm tăng tỷ lệ

prothrombin trong máu sau khi đã dùng thuốc chống đông máu. Trong thử nghiệm
lâm sàng một bài thuốc có chứa trắc bách diệp ở 66 bênh nhân trĩ chảy máu, có
92.4% bênh nhân cầm máu hoàn toàn, 4.6% giảm chảy máu [13], [21], [31].
- Tác dụng trên tử cung: Trên tử cung cô lập thỏ thấy nhịp độ co bóp của tử cung
mau hơn, biên độ rất cao so với bình thƣờng. Tác dụng rõ rệt nhất ở mức liều 1%.
Với nồng độ 5%, trƣơng lực co bóp mạnh nhất [13].
- Tác dụng kháng khuẩn: Ức chế in vitro một số chủng vi khuẩn, siêu vi khuẩn [21].
- Độc tính: Đã thử nghiệm nƣớc sắc trắc bách diệp sao vàng đen trên thỏ, khỉ và
chuột lang, thấy: Với thỏ liều 100g/kg một lần, thỏ không chết sau 4 ngày theo dõi.
Với liều 30g/kg không làm chết, sau nửa tháng theo dõi (dung dịch 200%) với chuột
lang, liều 64g/kg (dung dịch 400%) không thấy chết [13].
d) Tính vị, quy kinh
Vị đắng chát, tính hơi hàn, quy kinh phế, can, đại tràng [6], [10], [13], [21].
e) Công năng
Lƣơng huyết, cầm máu, trừ thấp nhiệt [6], [10], [13], [21].
f) Chủ trị
Ho ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, rong kinh. Còn dùng
làm thuốc chữa lị, sốt. Trong Đông y, trắc bách diệp đƣợc dùng làm thuốc cầm máu
dƣới dạng thán sao( sao cháy) [6], [10], [13], [21], [31].
g) Liều dùng
Ngày dùng 6 – 12 g [10], [13], [21].


12

1.3.3. Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)
Vị thuốc là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đại tam diệp thăng ma
(Cimicifuga heracleifolia Kom.), Hƣng an thăng ma (Cimicifuga dahurica (Turcz)
Maxim.), hoặc Tây thăng ma (Cimicifuga foetida L.), họ Hoàng liên
(Ranunculaceae) [10].

a) Phân bố
Tất cả các loài thăng ma chƣa phát hiện đƣợc ở Việt Nam, vị thuốc này nhập từ
Trung Quốc. Đó là:
- Đại tam diệp thăng ma (Cimifuga dahurica Maxim.): Có ở các tỉnh Hắc Long
Giang, Hồ Bắc, Tứ Xuyên và khu tự trị Nội Mông.
- Hƣng an thăng ma ( Cimifuga heracleifolia Komar): Ở Liêu Ninh, Cát Lâm và
Hắc Long Giang.
- Tây Thăng ma ( Cimifuga foetida L.): Ở Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Thanh Hải và Vân
Nam.[13]
b) Thành phần hóa học
- Thành phần chủ yếu là các triterpen, bao gồm cimigenol, cimigenol 3- O-β- D-
xylopyranoid, dahurinol, acid isoferulic Hàm lƣợng triterpen trong thăng ma là
khoảng 4.3% [20], [30].
- Các phenolic glycoside: isocimifugamid, cimidahurin và cimidahurinin [21], [32].
- Các hợp chất furochromon nhƣ: visamminol, visnagin, norvisnagin [21], [32].
c) Tác dụng dƣợc lý
- Tác dụng trên cơ trơn: Visamminol và visnagin có tác dụng chống co thắt trên
hỗng tràng cô lập chuột lang [21].
- Tác dụng lên chuyển hóa lipid: Làm giảm nồng độ cholesterol và triglycerid trên
chuột cống trắng có tăng lypid máu gây ra bởi vitamin D và cholesterol [21].
- Tác dụng trên gan: 3-O-β-D-xylopyranoid có tác dụng dự phòng tổn thƣơng gan
[21].
- Tác dụng hạ đƣờng huyết: Acid isoferulic có tác dụng chống tăng đƣờng huyết
invivo [21].


13

d) Tính vị, quy kinh
Vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hàn, quy vào 4 kinh: tỳ, vị, phế, đại tràng [13], [21].

e) Công năng
Thanh nhiệt, giải độc, tán phong, phát hãn, thăng dƣơng [6] [21].
f) Chủ trị
- Trị bệnh cảm nhiệt.
- Tác dụng làm cho sởi mọc, dùng đối với bệnh sởi thời kỳ đầu; sởi khó mọc, mụn
nhọt ở miệng, lƣỡi; đau răng.
- Trị các trƣờng hợp trung khí bị hạ hãm, dẫn đến các chứng sa giáng.
- Trị các chứng nóng, rát loét ở dạ dày. Ngoài ra còn dùng để thanh nhiệt ở hầu
họng.[6], [21], [31].
g) Liều dùng
Ngày dùng 4 – 10 g [13].
1.3.4. Hòe hoa (Flos Styphnolobii japonici)
Vị thuốc là nụ hoa đã phơi hay sấy nhẹ đến khô của cây Hoè (Styphnolobium
japonicum (L.) Schott, Syn. Sophora japonica L.), họ Đậu (Fabaceae) [3], [10],
[12].
a) Phân bố
- Ở nƣớc ta đƣợc trồng ở một số tỉnh, nhiều nhất là ở Thái Bình.
- Các nƣớc khác nhƣ Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản cũng có trồng. Một số
nƣớc châu Âu hòe đƣợc trồng làm cảnh.[6], [17], [20].
b) Thành phần hóa học
- Thành phần chính là rutin, hàm lƣợng từ 6 – 30%, có thể lên tới 34%. Rutin là
một loại glucozid, khi thủy phân sẽ cho quercetin, glucose và rhamnose [6], [10],
[13], [20], [33].
- Ngoài rutin trong hòe hoa còn chứa saponin là betulin là dẫn chất triterpenoid
nhóm lupan, sophoradiol là dẫn chất của nhóm olean. [6], [13], [20].




14


c) Tác dụng dƣợc lý
- Tăng cƣờng sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi
của mao mạch đã tổn thƣơng nhờ tác dụng của rutin và quercetin. Trên thỏ thí
nghiệm, rutin TTM liều 1 mg/kg làm chậm sự khuếch tán của các chất màu (xanh
trypan, xanh evans ) vào tổ chức dƣới da khi chúng đƣợc TTM [2], [13], [20],
[33].
- Tác dụng chống viêm: Thí nghiệm trên chuột cống trắng cho thấy rutin và
quercetin có tác dụng ức chế phù chân chuột do albumin, histamin, serotonin, và
sƣng khớp khuỷu do men hyaluronidase. Trên thỏ đƣợc gây mẫn cảm, rutin TTM
giúp phòng ngừa viêm da dị ứng và hiện tƣợng Arthus. Trên chó đã gây viêm tắc
tĩnh mạch, rutin có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh [20], [32].
- Tác dụng cầm máu: Hòe hoa sao cháy và nƣớc sắc hòe hoa, tiêm xoang bụng liều
9 g/kg có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu. Nụ hoa hòe sao cháy ở nhiệt độ 190
– 195
o
C thể hiện tác dụng mạnh nhất [20], [32], [33].
- Tác dụng bảo vệ cơ thể chống chiếu xạ: Chuột nhắt trắng tiêm dƣới da rutin liều
2 mg/kg có tác dụng giảm tỉ lệ tử vong khi bị chiếu xạ [20].
- Tác dụng hạ huyết áp: Dịch chiết nụ hòe hoa TTM trên chó đã gây mê có tác
dụng hạ huyết áp rõ rệt. Trên chuột cống trắng cao huyết áp di truyền, rutin TTM
liều 1 mg/kg có tác dụng hạ huyết áp [13], [20], [33].
- Tác dụng hạ cholesterol máu: Quercetin tiêm dƣới da liều 10 mg/kg cho chuột
cống trắng đã đƣợc gây cholesterol máu tăng cao bằng cách trộn vào thức ăn hằng
ngày cholesterol 30mg/kg và 6-methylthiouracil 90 mg/kg giúp hạ cholesterol máu,
đồng thời có tác dụng điều trị và phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch thực nghiệm
[20], [31], [34].
- Tác dụng trên tim: Trên tiêu bản tim ếch cô lập, quercetin thể hiện tác dụng
cƣờng tim. Trên tim ếch cô lập, dung dịch quercetin nồng độ 50 – 100 µmol/l làm
hàm lƣợng cAMP tăng 40%, hàm lƣợng cGMP không thay đổi. Quercetin còn có

tác dụng giãn mạch vành, cải thiện tuần hoàn tim. Trên mô hình gây thiếu máu cơ
tim thực nghiệm, quercetin TTM liều 10 ml/kg dung dịch nồng độ 0.5 mmol/l làm


15

giảm thời gian xuất hiện rối loạn nhịp tim, hạ thấp hàm lƣợng MDA trong tổ chức
tim [13], [20], [32].
- Tác dụng bảo vệ gan: Thí nghiệm trên chuột cống trắng, dùng carbon tetraclorid
gây tổn thƣơng gan thì hoạt động của men Cyt P450 bị ức chế, dùng rutin đƣờng dạ
dày liều 100 mg/kg có tác dụng kích hoạt trở lại men này [20], [32].
d) Tính vị, quy kinh
Vị đắng nhạt, tính hơi hàn, quy vào hai kinh can và đại tràng [6], [10], [12], [19],
[20].
e) Công năng
Lƣơng huyết chỉ huyết, thanh nhiệt bình can, bình can hạ áp, thanh phế, chống viêm
[10], [12], [20].
f) Chủ trị
Huyết nhiệt gây xuất huyết nhƣ chảy máu cam, lỵ, trĩ chảy máu, phụ nữ băng huyết,
đại tiểu tiện ra máu; can hỏa thƣợng viêm, đau mắt đỏ, đau đầu, hòe hoa sao vàng
chữa huyết áp cao. Ngoài ra có thể dùng điều trị bệnh đau thắt động mạch vành .
[10], [12], [19], [20], [31], [32].
g) Liều dùng
Ngày dùng 4 – 12g, [10], [12], [20], [32].
1.3.5. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei)
Vị thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng kỳ Mông Cổ (Astragalus
membranaceus (Fisch.) Bge. var. mongholicus (Bge.) Hsiao, hoặc cây hoàng kỳ
Mạc Giáp (Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge.), họ Đậu (Fabaceae) [3], [10],
[14], [17], [22].
a) Phân bố

Trồng tƣơng đối phổ biến ở Trung Quốc [6], [13], [20].
b) Thành phần hóa học
Thành phần gồm ba nhóm hợp chất chính: Polysaccharid, saponin, iso flavonoid

×