Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH SX-TM ĐÔNG DƯƠNG.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.36 KB, 38 trang )

Tai nguyen 3: Ke toan DT - CP va XDKQ



MỤC LỤC
Phần I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM GIA ĐỊNH
I. lịch sử hình thành và phát triển Công
Ty ..................................................... 1
II. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạng của Công
Ty........................................ 3
1. Chức
năng ................................................................................................ 3
2. Nhiệm
vụ................................................................................................... 4
3. Quyền
hạn ................................................................................................ 4
III. Cơ cấu tổ chức và tổ chức quản lý của Công
Ty......................................... 5
1. Cơ cấu tổ
chức .......................................................................................... 5
2. Chức năng quản
lý...................................................................................... 6
3. Những thuận lợi và khó
khăn....................................................................... 8
IV.Tổ chức kế toán của Công
Ty.................................................................... 10
1. Chứng từ và tài khoản sử
dụng ................................................................ 10
2. Bộ máy kế toán và hình thức tổ chức công tác kế
toán.............................. 11
3. Hình thức kế


toán..................................................................................... 12
Phần II : CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Đặc điểm kinh doanh thương mại và nhiệm vụ kế
toán :............................. 15
1. Đặc điểm kinh doanh thương
mại.............................................................. 15
2. Nguyên tắc hạch toán hàng
hóa ............................................................... 15
3. Nhiệm vụ kế
toán..................................................................................... 16
II. Tính giá hàng
hóa ..................................................................................... 16
1. Tính giá nhập kho...........................................................................
16
2. Tính giá xuất kho............................................................................
16
III. Kế toán các nghiệp vụ mua
hàng.............................................................. 17
1. Các phương thức mua hàng ...........................................................
17
2. Chứng từ kế toán và sổ sách sử dụng............................................. 17
3. Kế toán mua hàng..........................................................................
19
IV. Kế toán các nghiệp vụ bán
hàng................................................................ 26
1. Các phương thức bán
hàng ...................................................................... 26
2. Chứng từ kế toán và tài khoản sử
dụng .................................................... 27
3. Kế toán bán

hàng .................................................................................... 29
V. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết
quả kinh doanh 33
1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp............................ 33
2. Kế toán xác định kết quả kinh
doanh......................................................... 36
Phần III : TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
GIA ĐỊNH
I. Đặc điểm kinh doanh thương mại, nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán tại doanh
nghiệp :.. 40
1. Đặc điểm sản phẩm hàng hóa kinh doanh tại doanh
nghiệp ....................... 40
2. Nhiệm vụ kế toán hàng
hóa ..................................................................... 40
3. Nguyên tắc hạch toán hàng
hóa ............................................................... 41
4. Phương pháp tính giá hàng
hóa ................................................................ 41
a) Tính giá nhập
kho................................................................................ 41
b) Tính giá xuất
kho................................................................................. 42
II. Kế toán các nghiệp vụ mua
hàng............................................................... 42
1. Các phương thức mua hàng tại doanh
nghiệp ............................................ 42
2. Chứng từ và sổ sử
dụng .......................................................................... 43
3. Tài khoản sử

dụng.................................................................................... 44
4. Nội dung hạch toán mua
hàng .................................................................. 45
IV. Kế toán các nghiệp vụ bán
hàng................................................................ 46
1. Các phương thức bán hàng tại doanh
nghiệp ............................................. 46
2. Chứng từ và sổ sử
dụng .......................................................................... 46
3. Tài khoản sử
dụng.................................................................................... 48
4. Nội dung hạch toán bán
hàng ................................................................... 49
V. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết
quả kinh doanh 51
1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp............................ 51
2. Kế toán xác định kết quả kinh
doanh.......................................................... 56
NHẬN XÉT VÀ KIẾN
NGHỊ ......................................................................... 61
KẾT LUẬN

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế toàn cầu hóa quan hệ thương mại như hiện nay và trong bối
cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực đang phát triển mạnh mẽ.Việt Nam
cũng đã, đang và sẽ hòa mình vào xu thế phát triển chung của toàn nhân
loại. Điểm nổi bật trong tiến trình hội nhập là chính sách mở cửa giao thương
với nước ngoài, tham gia tích cực vào thị trường thương mại quốc tế và thực

hiện chính sách nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với nhiều loại hình
doanh nghiệp. Chính sự thay đổi năng động và kịp thời đã tạo đà cho các lĩnh
vực : Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ trong nước sôi động . Sự đa dạng và
phát triển năng động của các ngành kinh tế đã làm cho bộ mặt đất nước thay
đổi, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.
Hòa mình với sự phát triển năng động của nền kinh tế đất nước đồng thời
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong nhân dân, loại hình doanh nghiệp kinh
doanh và sản xuất Dầu nhờn ngày càng phát triển.Trong quá trình phát triển
đi lên của một doanh nghiệp thì bộ phận kế toán có một vai trò vô cùng quan
trọng , bộ phận kế toán giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình tài chính của
công ty giúp các nhà quản trị có những quyết định kinh doanh phù hợp .
Do tầm quan trọng của công tác kế toán, sự tìm hiểu thực tế của bản thân
nên em quyết định đi vào tìm hiểu về cách tổ chức và công tác kế toán ở
công ty TNHH SX-TM ĐÔNG DƯƠNG với đề tài :“Doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh”.
Do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn. Bên cạnh đó lý thuyết
và thực tiễn còn có nhiều điểm khác nhau nên việc đánh giá, nhận xét của
em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự góp ý, sửa
chữa của quý thầy cô, các cô chú và anh chị phòng kế toán để giúp em có
kiến thức nhất định làm nền tảng cho công tác sau này.



PHẦN II :
CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN
1. Đặc điểm kinh doanh thương mại
Quá trình đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng thông
qua hình thức mua bán gọi là lưu chuyển hàng hóa.

Hàng hóa chỉ lưu thông trong nước gọi là nội thương. Hàng hóa mua bán ra
nước ngoài gọi là kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, để chia ra thành thương mại bán sỉ hay
bán lẻ. Đặc trưng của bán sỉ là bán số lượng lớn, chấm dứt hình thức mua
bán, phần lớn hàng hóa vẫn còn trong lĩnh vực lưu thông. Đặc trưng của bán
lẻ là bán số lượng hàng hóa nhỏ hơn, kết thúc nghiệp vụ bán hàng, hàng hóa
chuyển vào lĩnh vực tiêu dùng.
Hoạt động bán sỉ và bán lẻ, tuy mỗi hoạt động có những đặc trưng khác nhau
nhưng mối quan hệ rất mật thiết với nhau trong việc hoàn thành phân phối
lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong xã hội phát triển
cân đối.
2. Nhiệm vụ kế toán
+ Ghi chép, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chấp hành
đúng các chế độ tài chính về chứng từ, sổ sách ghi nhập, xuất kho hàng hóa,
bán hàng hóa và tính thuế.
+ Kiểm tra, giám đốc chặt chẽ quá trình mua bán hàng hóa, cung cấp đầy đủ
thông tin tổng hợp và chi tiết cần thiết về hàng hóa cho kinh doanh.
+ Theo dõi chặt chẽ tình hình tồn kho hàng hóa, giảm giá hàng hóa… , tổ
chức kiểm kê hàng hóa đúng theo qui dịnh, báo cáo kịp thời hàng tồn kho.
+Tính giá nhập, xuất hàng hóa theo một phương pháp tính thống nhất mà
chế độ qui định. Phân bổ chi phí mua, bán hàng hóa phù hợp với doanh thu
để xác định kết quả kinh doanh phù hợp.

II. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng
- Khi có quan hệ mua bán, nguyên tắc và thời điểm ghi nhận doanh thu ở
doanh nghiệp này thì cũng là nguyên tắc và thời điểm ghi nhận mua hàng ở
doanh nghiệp kia. Hàng hoá gọi là bán ra khi thoả mãn cùng lúc 2 điều kiện
sau:
+ Bên bán mất quyền sở hữu về hàng hóa đồng thời nhận được quyền sở hữu

về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền mà bên mua chấp thuận.
+ Hàng mua về để bán ra hoặc gia công rồi để bán ra.
1. Các phương thức bán hàng
Bán hàng trong nước:
Dưới gốc độ kế toán, nghiên cứu các phương thức bán hàng để xác định trách
nhiệm hàng hóa và chi phí, thời điểm ghi chép vào sổ kế toán là chính xác và
kịp thời.
Có 2 phương thức bán hàng cơ bản
+ Bán hàng qua kho : Hàng hóa được mua và dự trữ trước trong kho sau đó
xuất ra bán. Có 2 cách giao hàng :
- Bên bán giao hàng tại kho bên bán : Người đại diện bên mua nhận hàng tại
kho bên bán, ký vào hóa đơn bán hàng và nhận hàng cùng với hóa đơn dành
cho bên mua. Khi giao hàng xong kế toán bên bán ghi nhận doanh thu bán
hàng, hàng đang đi trên đường trách nhiệm hàng hóa, chi phí thuộc về bên
mua.
- Bên bán giao hàng tại địa điểm do bên mua qui định đã thoả thuận ghi trên
hợp đồng : Bên bán xuất hàng gởi đi bán, hàng gởi đi bán chưa ghi vào
doanh thu. Hàng đang đi trên đường - trách nhiệm hàng hóa và chi phí thuộc
về bên bán, kế toán ghi doanh thu bán hàng tại thời điểm doanh nghiệp giao
hàng cho bên mua theo số thực tế giao, bên mua chấp nhận mua và ký trên
hóa đơn bán hàng.
+ Giao hàng vận chuyển thẳng : Xét theo tính chất vận chuyển hàng hóa,
hàng được mua đi bán lại ngay mà không phải nhập kho. Xét theo tính chất
đối tượng tham gia thì có ít nhất ba đối tượng cùng tham gia mua bán, nên
còn gọi là bán hàng giao hàng tay ba.
Có hai phương thức thanh toán :
- Bên bán có tham gia thanh toán : Nghĩa là bên bán mua và bán hàng phải
trả trực tiếp thanh toán tiền hàng. Như vậy toàn bộ giá trị hàng bên bán mua
để bán ra phải tính vào doanh thu chịu thuế.
- Bên bán không tham gia thanh toán : Nghĩa là bên bán trở thành một tổ

chức môi giới thương mại giới thiệu cho bên cung cấp và bên mua mua bán
trực tiếp với nhau, bên bán được hưởng hoa hồng và phải chịu thuế GTGT
trên hoa hồng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải có đầy đủ các
chứng từ chứng minh theo luật thuế hiện hành như : Hợp đồng ghi rõ hoa
hồng được hưởng; chứng từ thu, chi hợp lý; khai báo với cơ quan thuế,…
2. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng
a) Chứng từ
Kế toán phải lập hóa đơn bán hàng (mẫu hóa đơn không thuế GTGT số 01a - BH
hoặc mẫu hóa đơn GTGT số 01 - GTKT - 3LL) và phiếu xuất kho hàng hóa.
Hóa đơn là căn cứ để người bán ghi sổ doanh thu và các sổ kế toán có liên
quan, là chứng từ cho người mua vận chuyển hàng hóa trên đường, lập phiếu
nhập kho, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ kế toán.Hoá dơn do người bán
hàng lập 3 liên (đặt giấy than viết một lần), liên 1 lưu, liên 2 giao cho người
mua làm chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán đơn vị mua, liên 3 dùng cho người
bán làm chứng từ thu tiền hoặc cuối ngày mang cùng tiền mặt, séc nộp cho kế
toán làm thủ tục nhập quỹ và ghi sổ kế toán có liên quan (nếu đã thu tiền).
Những hóa đơn đã thu bằng tiền mặt, người bán hàng phải đóng dấu “đã thanh
toán” vào hóa đơn.
b) Tài khoản sử dụng
+ TK 157 - Hàng gởi đi bán: Loại TK tài sản
+ TK 632 - Giá vốn hàng bán. TK này không có số dư cuối kỳ.
+ TK 511 - Doanh thu bán hàng: Chỉ hạch toán doanh thu bán hàng cho bên
ngoài, không hạch toán vào TK này doanh thu bán hàng nội bộ trong một
doanh nghiệp, tổng doanh nghiệp hạch toán toàn ngành.
TK 511 không có số dư cuối kỳ và có 4 tài khoản cấp 2:
- TK 5111 - Doanh thu bán hàng hóa: Chủ yếu cho các ngành thương mại.
- TK 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Chủ yếu cho các ngành sản xuất.
- TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Chủ yếu cho các ngành kinh doanh.
dịch vụ.
- TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Phản ánh các khoản trợ cấp, trợ giá

của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hóa,
dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
+ TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ - Dùng cho các doanh nghiệp thành
vịên.
TK 512 không có số dư cuối kỳ và có 3 TK cấp 2:
- TK 5121- Doanh thu bán hàng hóa: Chủ yếu cho các ngành thương mại.
- TK 5122- Doanh thu bán các thành phẩm: Chủ yếu cho các ngành sản xuất.
- TK 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Chủ yếu cho các ngành kinh doanh
dịch vụ.
+ Và các tài khoản có liên quan khác : TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra, TK 531:
Hàng bán bị trả lại, TK 532: Giảm giá hàng bán ,…
3. Kế toán bán hàng
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Kế toán bán hàng trong nước:
Theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Khi xuất kho hàng hóa bán theo phương thức nhận hàng: Căn cứ vào hóa
đơn, ghi:
+ Doanh thu : NỢ 111, 112, 131
CÓ 511
CÓ 3331
+ Giá vốn (căn cứ vào phiếu xuất kho):
NỢ 632
CÓ 156 (1)
- Khi xuất kho hàng hóa bán theo phương thức chuyển hàng kế toán căn cứ
vào các chứng từ hàng, ghi:
NỢ 157
CÓ 156 (1)
Khi xác định là hàng hóa đã tiêu thụ thì kế toán ghi nhận doanh thu và giá vốn:
+ Doanh thu : NỢ 111, 112, 131
CÓ 511

CÓ 3331
+ Giá vốn (căn cứ vào phiếu xuất kho):
NỢ 632
CÓ 157
- Khi bán hàng vận chuyển thẳng thì tùy theo điều kiện giao hàng đã qui định
trong hợp đồng, kế toán có thể hạch toán theo 2 cách sau:
+ Doanh nghiệp viết hóa đơn giao cho người mua đến nhận hàng tại nơi cung
cấp. Khi nghiệp vụ bán hàng kết thúc, ghi:
NỢ 131, 111,112
CÓ 511
CÓ 3331
+ Doanh nghiệp mua hàng tại nơi cung cấp và vận chuyển thẳng đến kho
của người mua, ghi:
NỢ 157
CÓ 133
CÓ 111, 112, 131
Bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán căn cứ vào hóa đơn chuyển
thẳng và giao hàng cho người mua, ghi:
Doanh thu : NỢ 111, 112, 131
CÓ 511
CÓ 3331
Giá vốn : NỢ 632
CÓ 157
Khi khách hàng trả lại hàng hoặc giảm giá cho khách hàng, ghi:
NỢ 531, 532
CÓ 111, 112, 131, 136
Cuối kì kết chuyển hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán, ghi:
NỢ 511 (512)
CÓ 531, 532
- Nếu xuất kho hàng hóa bán trả góp, ghi:

NỢ 131 Tổng số tiền phải thu
CÓ 511 Giá trị hàng hóa trả một lần
CÓ 3331 Thuế theo giá bán trả góp
CÓ 711 Tiền lãi về hàng bán trả góp.
- Khi xuất kho hàng hóa kí gởi đại lý, ghi:
NỢ 157
CÓ 156 (1)
+ khi xác định đã tiêu thụ nhưng chưa xác định trước tiền hoa hồng, ghi:
NỢ 111, 131
CÓ 511
CÓ 3331
Đồng thời, ghi:
NỢ 632
CÓ 157
Khi thanh toán tiền hoa hồng cho đại lý, ghi:
NỢ 641
CÓ 111, 112, 131
+ Xác định tiêu thụ đã cấn trừ tiền hoa hồng khi thanh toán, ghi:
NỢ 111, 112, 131
NỢ 641
CÓ 511
CÓ 3331
Và ghi nhận giá vốn hàng bán:
NỢ 632
CÓ 157
- Khi xuất kho bán lẻ hàng hóa, căn cứ vào báo cáo bán hàng, ghi:
NỢ 111, 112, 131
CÓ 511
CÓ 3331
Cuối tháng tính giá vốn hàng bán, ghi:

NỢ 632
CÓ 156 (1)
- Hàng gởi bán ở các đơn vị trực thuộc:
*Đối với kế toán doanh nghiệp:
+ Gởi đi bán (phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ)
NỢ 157
CÓ 156 (1)
+ Căn cứ bảng kê hàng hóa đã tiêu thụ của đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp
lập hóa đơn:
NƠ 111, 112, 136
CÓ 512
CÓ 3331
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng :
NỢ 632
CÓ 157
*Đối với đơn vị trực thuộc:
+ Nhận hàng để bán (Phiếu nhậpkho):
NỢ 156 (1)
CÓ 336
+ Bán hàng lập hóa đơn:
NỢ 111, 112, 131…
CÓ 5111
CÓ 3331
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán :
NỢ 632
CÓ 156 (1) , 157
+ Khi nhận hóa đơn của Công Ty chuyển đến, ghi thuế GTGT đầu vào:
NỢ 1331
CÓ 156 (1) (Nếu chưa kết chuyển giá vốn hàng đã bán)
CÓ 632 (Nếu đã kết chuyển giá vốn hàng bán)

III. KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG, CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
a) Nội dung và nguyên tắc hạch toán
+ Chi phí bán hàng là chi phí biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa và lao
động sống trực tiếp cho quá trình tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm, lao vụ,
dịch vụ. Theo qui định của chế độ tài chính, chi phí bán hàng bao gồm : tiền
lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói
vận chuyển, bảo quản,… khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ
dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác như chi phí bảo
hành sản phẩm, chi phí quảng cáo,…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp : là chi phí được biểu hiện bằng tiền của lao
động vật hóa và lao động sống dùng cho quá trình quản lý kinh doanh, quản
lý hành chính và chi phí chung khác liên quan hoạt động của cả doanh
nghiệp. Theo qui định của chế độ tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp bao
gồm : tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho ban giám đốc và nhân viên
quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu, đồ dùng cho văn phòng, khấu hao
TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi
phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp và các chi phí khác
bằng tiền chung cho toàn doanh nghiệp như : lãi vay vốn kinh doanh, lãi vay
vốn đầu tư của những TSCĐ đã đưa vào sử dụng, dự phòng nợ phải thu khó
đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phí kiểm toán, chi phí tiếp tân, khánh
tiết, công tác phí, tiền nộp quỹ quản lý tổng doanh nghiệp.
+ Không được tính vào chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp các
khoản sau đây :
- Các khoản đã được tính vào chi phí hoạt động tài chính và hoạt động bất
thường như : các khoản lỗ do liên doanh liên kết, lỗ từ các hoạt động bất
thường khác,…
- Các khoản thiệt hại được chính phủ trợ cấp hoặc cho phép giảm vốn và các
khoản thiệt hại được bên gây thiệt hại và doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường.

- Chi phí công tác nước ngoài vượt định mức do nhà nước qui định.
- Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ như :
à Chi phí sự nghiệp.
à Chi phí hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể.
à Các khoản chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất.
à Chi ủng hộ các địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan khác,…
b) Chứng từ
Các chứng từ chi phí phát sinh rất nhiều và rất đa dạng, phần lớn từ các bộ
phận kế toán khác có liên quan chuyển sang kế toán chi phí để ghi sổ, rồi trả
chứng từ về cho bộ phận kế toán có nhiệm vụ lưu trữ. Các chứng từ như :
phiếu chi, phiếu xuất kho, giấy báo nợ, các hóa đơn của khách hàng về dịch
vụ mua ngoài, bảng lương, giấy thanh toán tạm ứng,…
c) TK sử dụng
TK 641-Chi phí bán hàng; TK chi phí này không có số dư cuối kỳ.
TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp; TK này không có số dư cuối kỳ.
* Sơ đồ :

641,642
911
TK liên quan -Các khoản làm giảm CP
(B) 111,112 Trong
-Cuối Tính kết quả KD C1 214,331 tháng
Tháng 1422 334,338 tập
hợp kết X 138,153 chi
phí chuyển C2 x x
A C


Kiểm tra lại sơ đồ, tránh viết tắt
d) Phương pháp phân bổ chi phí

+ Về nguyên tắc, toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
được kết chuyển toàn bộ cho hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong năm để xác
định kết quả kinh doanh. Trường hợp đặc biệt, đối với một số doanh nghiệp
có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, trong năm không có hàng hóa tiêu thụ
hoặc doanh thu không tương ứng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp thì được phép treo chi phí lại kho kỳ sau theo tỷ lệ hàng gởi đi
bán nhưng chưa bán được tồn cuối kỳ trên tổng giá trị hàng hóa có trong kỳ.
* Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp treo lại chờ kết chuyển kỳ
sau được hạch toán:
TK sử dụng: TK 142 - Chi phí trả trước; TK cấp 2: 1422 - Chi phí chờ kết
chuyển.

×