ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 1
MÔN TIẾNG VIỆT
LỚP 5
A/ Phần kiểm tra đọc: (10 điểm)
I.Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Học sinh đọc thầm bài ”Buôn Chư Lênh đón cô giáo” (SGK TV 5 tập 1
trang 144-145) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: ‘‘Buôn ” có nghĩa là gì ?
A. Làng ở Tây Nguyên. B. Già Làng. C. Người dân. D. Cả 3 ý
đều sai
Câu 2: Cô giáo có tên là gì?
A. Rok. B. Buôn . C. Y Hoa. D. Chư Lênh
Câu 3 : Cô giáo viết hai chữ gì ?
A. Buôn Chư Lênh B. Y Hoa C. Bác Hồ D. già
Rok
Câu 4: Cô Giáo Y Hoa đến Buôn Chư Lênh để làm gì?
A. Thăm buôn làng. B. Mở trường dạy học.
C. Nhận con giao mà già trao cho D. Đọc lời thề của người là đến buôn
Câu 5 : Vì sao Y Hoa phải cầm dao chém vào cột ?
A. Lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ.
B. Khi đi xa trở về
C. Nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý
D. Công việc chuẩn bị để mở trường học
Câu 6: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như
thế nào ?
A. Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như
đi hội.
B. Họ trải đường cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn
bằng những tấm lông thú mịn như nhung.
C. Già làng đứng đón khách ở giữa già làng, trao cho cô giáo con dao để cô
chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.
D. Cả 3 ý đều đúng.
Câu 7: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý
cái chữ ?
A. Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người
im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng
hò reo.
B. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp.
C. Đón tiếp bằng nghi thức trang trọng nhất.
D. Căn nhà sàn chật ních như đi xem hội.
Câu 8: Ý nghĩa của câu chuyện là gì ?
A. Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo.
B. Biết trọng văn hóa.
C. Mong muốn cho con em dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo
nàn, lạc hậu.
D. Cả 3 ý đều đúng.
Câu 9: Từ nào đồng nghĩa với từ hạnh phúc?
A. bất hạnh B. sung sướng C. đoàn kết D. hòa bình
Câu 10: Tìm cặp quan hệ từ ở câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì
giữa các bộ phận của câu.
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Giang vẫn luôn học giỏi.
B/ Kiểm tra viết (10 điểm)
I.Chính tả: ( 5 điêm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Kì diệu rừng xanh” (SGK TV5 tập 1
trang 76) Đoạn từ ( Sau một hồi len lách đến một thế giới thần bí.).
II.Tập làm văn:(5 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh,
em, ) của em.
ĐÁP ÁN
A/ Kiểm tra đọc:
I.Đọc thầm và làm bài tập:(5 điểm)
HS trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: A
Câu 6: D
Câu 7: A
Câu 8: D
Câu 9: B
Câu 10: Cặp quan hệ từ: tuy…nhưng (biểu thị quan hệ tương phản)
B/ Kiểm tra viết:
I. Chính tả (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đúng đoạn
văn (5 điểm).
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết(sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, viết hoa
không đúng quy định) trừ 0,5 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ,
hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn (5 điểm)
- Đảm bảo các yêu cầu được 5 điểm.
+ Viết được bài văn tả ngôi trường của em đủ các phần mở bài, thân bài, kết
bài đúng theo yêu cầu, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức
điểm còn lại: 4,5 - 4- 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 -0,5.