Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề Kiểm tra Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 số 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.54 KB, 5 trang )

HỌ TÊN : ……………………………
HỌC SINH LỚP : …………………
TRƯỜNG : ………………………….
SỐ
BÁO
DANH
KTĐK GIỮA HỌC KÌ I 2014- 2015
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
KIỂM TRA ĐỌC
GIÁM THỊ SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ

ĐIỂM GIÁM KHẢO SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ
I ĐỌC THÀNH TIẾNG (thời gian 1 phút).
1/ Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ dài khoảng 60 -80 chữ trong một bài tập
đọc – Sách Tiếng Việt 5 tập 1 (từ tuần 1 đến tuần 9).
2/ Giáo viên nêu từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung trong bài đọc cho học sinh trả lời.
Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm (5điểm)
1. Đọc đúng tiếng , từ ……… /2đ
2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở dấu câu ……… /1đ
3. Tốc độ đọc (không quá 1 phút) ……… /1đ
4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu ……… /1đ
Cộng : … … /5đ
Hướng dẫn kiểm tra
1, Đọc sai 1-3 tiếng : 2 điểm
Đọc sai 4-6 tiếng : 1,5 điểm
Đọc sai 7-8 tiếng : 1,0 điểm
Đọc sai 9 – 10 tiếng : 0,5 điểm
Đọc sai trên 10 tiếng : 0 điểm
2. Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5-6 dấu câu : 0,5 điểm
Không ngắt nghỉ hơi đúng 10 dấu câu trở lên :0 điểm
3. Tốc độ đọc :-Đọc vượt 1 phút (quá 20giây ) trừ 0,25 điểm


- Đọc vượt 2 phút : 0 điểm - Đọc nhỏ, lí nhí trừ 0,25 điểm
4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu 1 điểm
II. Đọc thầm : Người tù binh da đen
Đêm xuống, trong khu rừng âm u, những đống lửa nhóm lên xôn xao dưới những
thân cây cao vút. Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bâng khuâng nhìn những
chiến sĩ Việt Nam đang cười đùa với nhau. Một nhóm vẫy anh lại, anh rụt rè đi tới:
- Thế nào, anh bị bắt có buồn lắm không? Có sợ không?
Người lính da đen vẫn cười, không dám trả lời thế nào. Anh chiến sĩ hỏi:
- Anh có con chưa?
- Có rồi, hai con gái.
- Chúng lớn chứ? Có bằng con gái tôi đây không?
Anh chiến sĩ Việt Nam rút trong túi ra có một cuốn sổ tay trong đó có ảnh con gái
anh. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ, chỉ ghé mắt nhìn và gật đầu:
- Một đứa bằng đấy, một đứa bé hơn.
- Tên chúng nó là gì?
Hai mắt người lính da đen xa mờ đi. Anh chiến sĩ đứng tuổi lại hỏi:
- Sao tóc anh đã hoa râm thế còn đi lính cho Pháp?
Người tù binh ngồi ngây ra, rồi bỗng chảy nước mắt. Giọng ngắc ngứ vừa nói vừa
ra hiệu. Anh bắt đầu kể chuyện. Anh là người Ma-rốc, làm thợ mộc ở một làng vùng núi.
Nhà có một mẹ già và hai anh em. Pháp đến bắt lính. Người em bỏ trốn vào rừng…Những
hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập như gọi anh trở về nguồn gốc cũ. Đã bao
năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khác hẳn của mình.
Theo Nguyễn Đình Thi.
THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT
VÀO KHUNG NÀY
ĐÂY LÀ PHÁCH, SẼ RỌC ĐI MẤT

…… /5đ ĐỌC THẦM (30 phút) Đọc thầm bài “Người tù binh da đen” rồi trả lời
và làm các bài tập sau :
( Chọn và đánh dấu X vào ô  trước ý trả lời đúng nhất )

…… /0,5đ 1/ Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “tù binh”
 a) là người đứng đầu bộ lạc .
 b) là người bị tố cáo phạm tội và bị đưa ra xét xử trước tòa.
 c) là người của phía bên kia bị bắt giam trong thời kì chiến tranh .
…… /0,5đ 2/ Các chiến sĩ Việt Nam đã hỏi người tù binh da đen những gì?
 a) gia đình.
 b) cuộc sống trong những ngày đi lính cho Pháp.
 c) lí do đi lính cho Pháp, tâm trạng khi bị bắt, con cái.
…… /0.5đ 3/ Vì sao người tù binh da đen lại đi lính cho Pháp?
 a) Bản thân muốn chinh phục, khám phá đất nước Việt Nam.
 b) Bị Pháp bắt đi lính.
 c) Kiếm tiền nuôi gia đình.
…… /1đ 4/ Thứ tự nào tả diễn biến tâm trạng của người tù binh da đen trong
câu chuyện?
 a) bâng khuâng  sợ hãi  khóc.
 b) bâng khuâng  rụt rè  bình thản  khóc.
 c) bâng khuâng  rụt rè, sợ hãi  mạnh dạn dần  khóc.
…… /0,5đ 5/ Vì sao sau khi nói chuyện với các chiến sĩ Việt Nam, người tù binh
da đen lại thay đổi thái độ vậy?
 a) Sợ các chiến sĩ Việt Nam.
 b) Hoang mang khi nghĩ về những đứa con của mình.
 c) Cảm động trước sự tôn trọng, cảm thông, gần gũi của các chiến sĩ
Việt Nam.
…… /0,5đ 6/ Từ trái nghĩa với từ “chiến tranh”
 a) xung đột  b) bình thản  c) hòa bình  d) mâu thuẫn
.…… /0,5đ 7/ Từ đồng nghĩa với từ “rụt rè”
 a) nhút nhát  b) rề rà  c) nhu nhược  d) rối ren
…… /0.5đ 8/ Từ “cầm” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
 a) Lần này, vị tướng lại cầm binh ra trận.
 b) Người lính da dên không dám cầm lấy cuốn sổ.

 c) Nếu chị đi buôn chuyến này thì cầm chắc lãi to.
…… /0.5đ 9/ Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
a) bay lượn trên bầu trời.
b) Học sinh trường em
.
HỌ TÊN : ……………………………
HỌC SINH LỚP : …………………
TRƯỜNG : ………………………….
SỐ
BÁO
DANH
KTĐK – GIỮA HỌC KÌ I– 2014- 2015
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
KIỂM TRA VIẾT
GIÁM THỊ SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ

ĐIỂM GIÁM KHẢO SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ
…./5đ I . CHÍNH TẢ (Nghe đọc ) : ( Thời gian 20 phút )
Bài viết : “Vịnh Hạ Long” (Đầu bài và đọan : “ Vịnh Hạ Long trên mặt
biển” - Sách Tiếng việt lớp 5 tập 1 trang 70)






















Bài viết “Vịnh Hạ Long ” – SGK TV5 - tập 1/70
- 5điểm : Không mắc lỗi chính tả, dấu câu, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ .
- Cứ mắc 2 lỗi thông thường trừ 1 điểm (1lỗi trừ 0,5điểm)
- Chữ viết xấu, bẩn, không đạt yêu cầu chữ viết trừ 0,5điểm.
THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT
VÀO KHUNG NÀY
ĐÂY LÀ PHÁCH, SẼ RỌC ĐI MẤT

…./5đ II.TẬP LÀM VĂN (thời gian 35 phút)
Đề bài : Tả về dòng sông mà em từng thấy
































ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HKI KHỐI 5
I. Đọc thầm :
Câu 1 : c
Câu 2 : c
Câu 3 : b
Câu 4 : c
Câu 5 : c
Câu 6 : b

Câu 7 : a
Câu 8: b
Câu 9: a) Đàn chim
b) chăm ngoan và học tốt.

II. Chính tả :
Bài viết “Vịnh Hạ Long ” – SGK TV5 - tập 1/70
5điểm : Không mắc lỗi chính tả, dấu câu, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ .
- Cứ mắc 2 lỗi thông thường trừ 1 điểm (1lỗi trừ 0,5điểm)
- Chữ viết xấu, bẩn, không đạt yêu cầu chữ viết trừ 0,5điểm.
-
II. TẬP LÀM VĂN (5điểm)
Biểu điểm :
o Điểm 4,5 – 5: HS viết được bài văn tả một dòng sông đầy đủ ý, ý văn hay, có
cảm xúc, có sáng tạo, diễn đạt mạch lạc, lỗi chung không đáng kể.
o Điểm 3,5 – 4: HS viết được bài văn tả một dòng sông đẩy đủ ý, nhưng ý văn
còn rập khuôn, chưa sáng tạo.
o Điểm 2,5 – 3: HS có nêu lên được nét chung về tả dòng sông nhưng còn ít ý.
o Điểm 1,5 – 2: Bố cục thiếu cân đối, từ ngữ nghèo nàn, trùng lặp, chưa nêu
được nét đặc trưng cần tả, diễn đạt lủng củng.
o Điểm 0,5 – 1 : Nội dung lan man, lạc đề hoặc viết dở dang .
Lưu ý : Tùy theo mức độ làm bài của HS mà giám khảo chấm ở khung 0,5 – 1 đ

×