Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.49 KB, 118 trang )

MỞ ĐẦU
1: Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới và có vai trò quan trọng trong
từng bước phát triển của xã hội loài người. Phụ nữ vừa có thiên chức làm vợ,
làm mẹ, là lao động chính trong gia đình, tham gia xây dựng và bảo vệ đất
nước. Song ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các Quốc gia kém và đang phát
triển, phụ nữ rất ít khi được tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước.
Chính vì vậy phụ nữ chưa thật sự được phát huy hết năng lực của mình và
phấn đấu để thể hiện được sự bình đẳng với nam giới. Đây là mục tiêu chung
của toàn thể phụ nữ trên thể giới.
Với 51% dân số cả nước, phụ nữ Lào đã có những đóng góp rất quan
trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công lao đó đã được Đảng,
Nhà nước và lịch sử ghi nhận. Đó là: người mẹ hiền, người vợ trung hậu, đảm
đang những người lao động cần cù, năng động, sáng tạo, là người chiến sĩ anh
hùng, trung kiến bất khuất, người hoạt động xã hội tận tụy, kiên nhẫn, tài
năng, là người tạo dựng và gìn giữ tổ ấm gia đình.
Ngày nay đất nước đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc
lập tự do, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này, đòi hỏi toàn dân
phải nỗ lực phấn đấu đem hết tài năng và sức lực phục vụ Tổ Quốc và đòi hỏi
bộ máy nhà nước phải trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu
quả. Muốn vậy, phải có một đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên
môn, ngoại ngữ, tin học giỏi, có phẩm chất chính trị vững vàng, năng động
sáng tạo, có khả năng hội nhập cao. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ là
yêu cầu sống còn của mọi cơ quan, tổ chức nhà nước và là mối quan tâm hàng
đầu của Đảng và chính phủ Lào.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo,quản lý nói chung, cán
bộ công chức nữ nói riêng tỉnh Bolykhămxay còn nhiều bất cập về năng lực
lãnh đạo, quản lý. Việc nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nữ
1
cũng gắn với công tác cán bộ chung của Đảng và được khẳng định trong Đại
hội Đảng VII, VIII “ Chúng ta phải coi trọng công tác xây dựng và nâng cao


năng lực cán bộ và đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng cán bộ lãnh đạo
cấp cao, cán bộ nữ và dân tộc có đủ trình độ năng lực, sức khỏe, tinh thần để
có thể tham gia và các lĩnh vực ngày càng tăng lên”
Trong rất nhiều chính sách của mình, Đảng và Nhà nước cũng đã rất
quan tâm đến công tác vận động và phát triển phụ nữ nói chung và cán bộ,
công chức nữ nói riêng. Song với rất nhiều nguyên nhân, vai trò và vị trí của
phụ nữ vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Điều này, thể hiện ở số lượng cán
bộ, công chức nữ làm việc trong cơ quan nhà nước còn ít. Đặc biệt, là số
lượng phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo nhất là các cương vị cao còn rất ít, tỉnh
Bolykhămxay cũng không nằm ngoài quy luật đó. Điều đó, do nhiều nguyên
nhân trong đó có nguyên nhân do năng lực lãnh đạo,quản lý của các công
chức nữ của Lào nói chung, tỉnh nói riêng, còn chưa đáp ứng được yêu cầu,
đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Với mong muốn nghiên
cứu và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ
công chức nữ, đặc biệt là năng lực của công chức lãnh đạo nữ, tôi đã lựa
chọn đề tài: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ
ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2: Tình hình nghiên cứu
Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, là người chăm sóc và nuôi
dưỡng thế hệ tương lai, họ cũng là có những đóng góp rất quan trọng vào sự
phát triển chung của đất nước. Vì vậy, đã có rất nhiều công trình khoa học
nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về vai trò của phụ nữ trong xã hội,
Tại Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu điều tra thực
trạng đội ngũ cán bộ nữ tham gia gia hoạt động trong cơ quan hành chính Nhà
nước các cấp, cụ thể là:
- PTS.Nguyễn Mậu Dựng (1996), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt của Đảng các cấp ở Tây Nguyên.
2
-TS. Nguyễn Duy Hùng (1999-2002), Đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh
đạo cấp tỉnh, thành phố trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay

- PGS.TS Nguyễn Phú Trọng (2003) Luận cư khoa học cho việc nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước.
- PGS.TS Trần Xuân Sầm (1998) Xãc định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ
lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị.
- Nguyễn Kim Thành: Giải pháp đào tạo cán bộ lãnh đạo nữ người dân
tộc thiếu số, Tạp chí xây dựng Đảng (Số 7), năm 1998.
Tại Lào đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và trung ương, nhưng chủ yếu là xác định
giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, chưa có công trình nào nghiên
cứu và chỉ ra thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước của đội ngũ cán
bộ nữ và những giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ này một cách toàn
diện.
-Ních khăm(2003): Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội
liên hiệp phụ nữ ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
-Đệt Tạ Kon Phi La Phăn Đệt (2004): Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt các ban nghành ở Thành phố Viêng Chăn.
-Khăm chăn khăm vông chay(2006): Giải pháp nâng cao năng lực quản
lý của cán bộ chủ chốt tỉnh Phong sa ly.
Bên cạnh đó còn nhiều tạp chí, bản tin, bài viết, website của các viện
nghiên cứu, các trung tâm thông tin, các văn kiện về vấn đề này.Tuy nhiên,
chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về năng lực lãnh đạo và quản lý
của cán bộ công chức này. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài trên để nghiên cứu.
3: Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đội ngũ nữ cán bộ, công chức giữ
cương vị lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh
Bolykhămxay.
- Phạm vi nghiên cứu:
3
+ Cán bộ công chức nữ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý trong UBND từ
cấp tỉnh đến cấp bản (Chủ tịch, phó chủ tịch UBND); Giám đốc, PGĐ các Sở,

ban, ngành, trưởng, phó các phòng ban trực thuộc UBND cấp tỉnh đến bản).
+ Cán bộ công chức nữ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý trong cơ quan tư
pháp từ cấp tỉnh đến cấp bản, bao gồm: (GĐ, PGĐ sở Tư pháp và trưởng phó
phòng, ban thuộc Sở và trưởng, phó phòng Tư pháp huyện; Chánh án, phó
chánh án TAND tỉnh và trưởng phòng, ban thuộc TAND tỉnh; Chánh án, phó
chánh án TAND huyện và trưởng phòng, ban thuộc TAND huyện; Viện
trưởng, phó viện trưởng VKSND tỉnh và trưởng, phó phòng thuộc Viện
KSND tỉnh, Viện trưởng, phó viện trưởng VKSND huyện và trưởng, phó
phòng thuộc Viện KSND huyện).
4: Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ công chức và
xác định vị trí, vai trò của cán bộ nữ trong sự nghiệp đổi mới, phân tích và
đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức nữ tại tỉnh BolyKhămxay đề
xuất phương hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và
quản lý của cán bộ nữ.
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Nghiên cứu và làm rõ khái niệm cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo,
năng lực và năng lực lãnh đạo và quản lý.
- Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công
chức
- Xác định các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo và quản lý của đội
ngũ cán bộ công chức nữ.
- Đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ, công
chức nữ tại tỉnh Bolykhămxay và tìm ra nguyên nhân của kết quả đã đạt được
cũng như những mặt còn tồn tại của công chức lãnh đạo nữ ở tỉnh
Bolykhămxay.
4
- Đề ra các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của phụ nữ
trong thời kỳ mới.

5: Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa
MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, pháp luật, chính sách của
Đảng và Nhà nước Lào về công tác cán bộ và năng lực cán bộ. Kết hợp với
các phương pháp phân tích, so sách, lôgic và tổng kết thực tiễn, hệ thống hóa,
khảo sát thực tế để đưa ra kiến nghị và giải pháp.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu luận văn có sử dụng và kế thừa kết
quả nghiên cứu của các công trình đã có trong nước và ngoài nước có liên
quan làm sáng tỏ vấn đề mà mục đích nghiên cứu đã đề ra.
6: Những đóng góp của luận văn
Dựa trên cơ sở phân tích các nguồn tư liệu trong nước và ngoài nước
phân tích và làm sáng tỏ vị trí, vai trò của phụ nữ trong quản lý nhà nước;
năng lực và năng lực lãnh đạo quản lý của cán bộ công chức nữ và việc cần
thiết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nữ. Trên cơ sở phân tích thực
trạng năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức nữ tại tỉnh
Bolykhămxay để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại và cung cấp cho các
cơ quan chức năng của Tỉnh những bức tranh toàn cảnh về thực trạng năng
lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức nữ và kinh nghiệm giải
quyết của nước ngoài làm tiền đề cho việc đưa ra một số giải pháp nhằm góp
phần xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ
nữ trong điều kiện nay.
7: Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về năng lực lãnh đạo, quản lý và sự cần
thiết phải nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ công
chức nữ.
Chương 2: Thực trạng năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ, công
5
chức nữ trong các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Bolykhămxay
CHDCND Lào

Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ trong
thời kỳ CNH – HĐH đất nước.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO
NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CÔNG CHỨC NỮ
1.1. Năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức
Năng lực là một khái niệm luôn gắn liền với một chủ thể nhất định, đó
là năng lực của một tổ chức hay một cá nhân, năng lực lãnh đạo của cán bộ
công chức gắn liên với chủ thể là cán bộ, công chức nhà nước. Vì vậy, trước
khi đi nghiên cứu năng lực năng lực của đội ngũc này cần phải làm rõ khái
niệm cán bộ công chức, cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định : “ Cán bộ là cái gốc của
mọi công việc ” “ cán bộ là tiền vốn của đoàn thể , có vốn mới làm ra lãi ,bất
cứ chính sách ,công tác gì, nếu có cán bộ tốt thì thành công tức là có lãi,
không có cán bộ tốt thì hỏng việc tức là lỗ vốn”[33,tr 20]
1.1.1. Cán bộ, công chức
Quan niệm cán bộ công chức là quan niệm mang tính lịch sử, chính trị.
Nội hàm của nó phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của nền công vụ của từng
quốc gia, cũng như từng giai đoạn cụ thể của từng quốc gia đó. Vì vậy trong
thực tế, khó có một quan niệm về cán bộ công chức một cách thống nhất cho
tất cả các quốc gia, mà ngay trong một quốc gia thì khái niệm cán bộ công
chức cũng khác nhau trong từng thời kỳ.
1.1.1.1. Quan niệm về cán bộ, công chức chung
6
- Ở nước ngoài
Tại Pháp quan niệm về cán bộ công chức đầu tiên được xác định bằng “
lệ quan”, song trong đó khái niệm cán bộ công chức cũng chưa thật sự rõ

ràng, đến năm 1984 bằng việc ra đời bộ luật mới: “ Luật địa vị nói chung của
công chức” Thì nội hàm từ cán bộ công chức cũng như địa vị, quyền và nghĩa
vụ công chức mới được xác định rõ ràng hơn. Theo luật nay, cán bộ công
chức của Pháp bao gồm toàn bộ những người được nhà nước hoặc cộng đồng
lãnh thổ (công xã, tỉnh, lĩnh vùng) bổ nhiệm vào làm việc thường xuyên trong
một công sử nhà nước hoặc một công sử tự quản, kể cả các bệnh viện và được
biên chế vào một ngạch của nền hành chính công. Công chức được gọi chung
là nhân viên công chức bao gồm: nhân viên làm việc trong Bộ máy Hành
chính Nhà nước, các Quan toà, nhân viên sự nghiệp quốc doanh, nhân viên
đơn vị quân sự và nhân viên làm việc trong Quốc hội.Nhưng không phải tất cả
nhân viên công chức đều chịu sự điều chỉnh bởi luật công chức, mà chỉ có
nhân viên giữ các chức vụ thường xuyên trong Bộ máy Hành Chính Nhà
nước, còn lại các nhân viên được điều chỉnh bằng luật lao động, Luật hợp
đồng họ được bảo vệ về mặt chức nghiệp.
Tại Anh, năm 1895 thuật ngữ “công chức” là những người do Vua Anh
trực tiếp bổ nhiệm hoặc được Uỷ ban dân sự cấp giấy chứng nhận hợp lệ cho
phép tham gia công tác của cơ quan dân sự và những người mà toàn bộ tiền
lương được hưởng từ ngân sách thống núât của Vương quốc liên hợp hoặc và
các khoản khác được Nghị viện thông qua. Đến năm 1977, quan niệm công
chức được giải thích rõ hơn đó là những người thay mặt Nhà nước giải quyết
công việc công. Những người không có được vị trí trong Bộ máy nhà nước
được pháp luật quy định thì không phải là công chức, Ví du: nhân viên Chính
trị, nhân viên Tư pháp….
Tại Trung Quốc cán bộ dùng chung để chỉ những nhân viên, công chức
để phân biệt với nhân viên tập sự, bình linh, công nhân; còn một nghĩa nữa là
chuyên chỉ những người có trách nhiệm lãnh đạo và công chức không lãnh
7
đạo, được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước thông quan một chế độ thi
tuyển rất khắt khe. Bằng cách liệt kê cụ thể những ngạch công chức không
lãnh đạo, và những chức danh của công chức lãnh đạo, Trung Quốc đã chỉ ra

cụ thể những đối tượng là công chức.
Tại Nhật Bản hiện nay từ cán bộ phần lớn được dùng trong quân đội để
chỉ những người đóng vai trò bộ khung, còn để chỉ công chức hay viên chức
họ dùng từ “quan liêu”, theo nghĩa phổ biến là những người làm việc trong bộ
máy nhà nước.
Tại Việt Nam khái niệm cán bộ công chức được thay đổi theo từng thời
kỳ. Ban đầu từ “cán bộ” được dùng để chỉ những người có chức vụ, vai trò và
cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có ảnh hưởng tác động đến hoạt động
của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, đóng
góp phần định hướng phát triển của tổ chức. Đồng thời có thể hiểu rằng: cán
bộ là khái niệm chỉ những người làm việc, công tác có chức vụ trong một cơ
quan, một bộ máy nhất định của Đảng và Nhà nước, là người được đào tạo,
rèn luyện thử thách và trưởng thành trong quá trình thi hành đường lối, nhiệm
vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: “Cán bộ
là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho quần
chúng hiểu rõ và thio hành, đồng thời đem tình hình người dân báo cáo cho
Đảng và Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng ”, “Vì vậy cán bộ là
cái gốc của mọi việc” [33,tr.26]. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của
mình, Người luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Người nói:
Việc đào tạo bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ là “Đảng phải nuôi dạy cán bộ
như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu, phải trọng nhân
tài,trọng cán bộ, trọng những người có ích cho công việc chung của chúng ta”
[33,tr32].
Hiện nay, theo Pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998 và pháp lệnh sửa
đổi bổ sung năm 2003 qui định tại điều 1: Cán bộ, công chức Nhà nước là
công dân Việt Nam được đào tạo, tuyển dụng, được sắp xếp vào ngạch, bậc
8
nhất định nhằm thưc hiện một nhiệm vụ thường xuyên trong bộ máy nhà nước
và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, bao gồm:
a)Những người do bầu cử để đảm nhiệm một chức vụ theo nghiệm kỳ

trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành
phố trực thuôc trung ương (sau đay gọi là cấp tỉnh), ở quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện)
b) Nhứng người được tuyển dụng bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở trung
ương, tỉnh, huyện;
c) những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức,
hoặc được giao giữ nhiệm một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà
nước ở trung ương, tỉnh, huyện;
d) Những người được tuyển dụng bổ nhiệm vào một ngạch viên chức
hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của
Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội;
e) thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
f) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
tường xuyên làm việc trong cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không
phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân nhân quốc phòng làm việc
trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phảI là sĩ quan, hạk
sĩ quan chuyên nghiệp
g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo nhiệm
kỳ trong Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, phó bí thư Đảng uỷ,
người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, phường, thị trấn
(gọi chung là cấp xã)
h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn
nhiệm vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Theo Nghị định 117/2003/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam thì các đối
tượng được coi là công chức bao gồm:
9
-Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường
xuyên làm việc trong tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện;

-Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm và một nghạch viên chức
hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
quân nhân quốc phòng, làm việc trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP qui định nhóm đối tượng sau đây
được gọi là viên chức: Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một
nghạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự
nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội.
Trong chuyên đề nghiên cứu về cán bộ, công tác cán bộ thuộc đề tài
KHXH.05.03, Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KHXH.05 của
XHCN Việt Nam, chúng tôi nhận thấy nội dung của khái niệm cán bộ được
hiểu là:
Thứ nhất, là những người hoạt động trong hệ thống chính trị, trong các
cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước, được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn để
đảm đương chức trách trong bộ máy đó. Nhưng không phải tất cả những
người được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn đều là cán bộ, mà chỉ những người
được đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học trở lên mới gọi là cán bộ. Mặt khác,
ở các đơn vị cơ sở cấp xã, thị trấn có không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa
được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học… Vì vậy cán bộ là khái niệm rất
rộng, bao quát nhiều người hoạt động trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, là người có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức của hệ
thống chính trị (Cán bộ lãnh đạo,quản lý). Với đặc trưng này thì cán bộ là
người khác với người không có chức vụ. Bộ phận cán bộ này được hình thành
thông qua con đường bầu cử dân chủ hoặc đề bạt bổ nhiệm.
Vì vậy có thể nói cán bộ là: người làm công tác chuyên môn trong một
10
cơ quan, một tổ chức của HTCT, có trình độ đào tạo từ cao đẳng, đại học trở
lên. Và những người làm công tác có chức vụ trong một tổ chức lãnh đạo,
quản lý để tổ chức và phối hợp hành động của các thành viên trong một

nhóm, một tập đoàn người nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ công tác va
đạt mục tiêu đề ra[5,tr.13]
Ở Lào quan niệm cán bộ, công chức cũng khác nhau trong từng thời kỳ.
Ban đầu từ “ Cán bộ” được dùng phổ biến trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp và được dùng nhiều trong quân đội để phân biệt chiến sĩ và cán
bộ. Từ cán bộ dùng để chỉ những người làm nhiệm vụ chỉ huy từ tiểu đội phó
trở lên, dần dần từ “cán bộ” được dùng để chỉ tất cả những người hoạt động
kháng chiến thoát ly, để phân biệt với người dân.
Hiện tại, khái niệm “ cán bộ, công chức” được hiểu đồng nhất giữa hai
từ này. Song cán bộ công chức được hiểu tương tự như quan niệm của Việt
Nam. Theo điều 2 pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003 qui định: Đó là
những người mang quốc tịch Lào và được tuyển, bổ nhiệm làm việc thường
xuyên trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước từ trung ương đến địa phương
và các tổ chức đại diện CHĐCN Lào tại nước ngoài được hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước.Bao gồm:
Cán bộ công chức của Lào qui định tại điều 2 pháp lệnh cán bộ công
chức bao gồm những người được tuyển dụng và bổ nhiệm làm việc thường
xuyên trong các cơ quan Đảng, đòn thể, mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị-xã
hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, các tổ chức đại diện của Lào ở nước
ngoài.
Đội ngũ cán bộ công chức cấp tỉnh là một bộ phận cấu thành đội ngũ
công chức của cả nước, bao gồm:
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một nghạch công chức,
hoặc giao giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở cấp
tỉnh .
- Những người được tuyển bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường
11
xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở cấp tỉnh
- Những người được tuyển dụng bổ nhiệm vào một ngạch viên chức
hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của

Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội;
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian trong quá trình nghiên cứu luận văn
chỉ tập trung nghiên cứu một nhóm đối tượng, đó là cán bộ công chức nữ giữ
cương vị lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước ở tỉnh Bolykhămxay như trong
phạm vi nghiên cứu mà luận văn đã đề cập.
Như vậy có thể thấy, mỗi quốc gia lại có một quan niệm khác nhau về
cán bộ công chức, có quốc gia thì giới hạn công chức bao gồm cả những
người làm việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp dịch vu,
nhưng cũng có nước chỉ quan niệm công chức trong phạm vị quản lý nhà
nước, thi hành pháp luật. Tuy nhiên nhìn chung theo quan niệm của đa số
quốc gia thì công chức nhà nước có đặc điểm sau:
- Cán bộ công chức là công nhân của quốc gia
- Được tuyển dụng hay bổ nhiệm vào làm việc thường xuyên trong một
công sở nhà nước từ trung ương đến địa phương, ở trong nước cũng như nước
ngoài
- Được giữ một chức vụ nhất định trong hệ thống công vụ hành chính
nhà nước
- Được hưởng lương phụ cấp từ ngân sách nhà nước.
1.1.1.2. Quan niệm về cán bộ, công chức lãnh đạo và quản lý
Trước khi nghiên cứu khái niệm cán bộ công chức lãnh đạo,quản lý
chúng ta hãy phân định sự giống nhau và khác nhau giữa cụm từ “lãnh đạo”
và “ quản lý” và mỗi quan hệ giữa chúng. Về cơ bản lãnh đạo là khái niệm
rộng hơn quản lý, quản lý được coi là một loại lãnh đạo đặc biệt, trong đó chú
trọng đến hoạt động tổ chức, điều hành, sử dụng các phương tiện và nguồn
lực nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
“Lãnh đạo” là khả năng ảnh hưởng, thu hút và tập hợp những người
12
cùng chung với một hướng, theo đuổi một hoặc một số mục tiêu nhất
định.Người lãnh đạo là người đứng đầu một tổ chức, vạch ra phương hướng,
chiến lược phát triển cho tổ chức, thuyết phục và vận động mọi người cùng

thực hiện.
Theo giáo trình quản lý hành chính Nhà nước, Học viện hành chính
quốc gia[Hà nội,1998,tr,61]. “Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy
điều hành, hướng dẫn, các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người để hướng đến mục đích, đúng ý trí và phù hợp với quy luật khách
quan”
“Quản lý ” là hoạt động tổ chức, điều hành, điều chỉnh, chỉ đạo các các
nguồn lực của tổ chức theo những cách thức nhất định nhằm thực hiện được
mục tiêu của tổ chức.[Hà nội,2002,tr,134]
Theo thuật ngữ hành chính,Viện nghiên cứu hành chính[Hà nội,2002,tr
136]. “Quản lý là thuật ngữ chỉ hoạt động có ý thức của con người nhằm sắp
xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra…Các quá trình xã hội
và hoạt động của con người để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật
xã hội, đạt được mục tiêu đã xác định theo ý trí của nhà quản lý với chí phí
thấp nhất”.
Giữa“ Lãnh đạo và Quản lý” đều giống nhau ở chỗ cả hai đều biểu hiện
những tác động tự giác của chủ thể lãnh đạo, quản lý đến đối tượng ( khách
thể ) lãnh đạo quản lý trên cơ sở những quy luật khách quan vốn có của đối
tượng, nhằm đảm bảo cho đối tượng vận động và phát triển một cách tối ưu
theo những mục tiêu đã định trước. Mặc dù lãnh đạo và quản lý có điểm
giống nhau nhưng không thể nói là giống nhau hoàn toàn nó có những điểm
khác biệt nhau. Trước hết “ Quản lý” là sự điều khiển vận hành một hoạt động
nào đó, đối tượng của nó vừa có thể là con người, vừa có thể là công cụ. Còn
“ Lãnh đạo” là quá trình làm thức tỉnh hành vi của con người vừa có thể định
hướng hoạt động của con người và xã hội. Như vậy đối tượng tác động của
lãnh đạo là con người mà thôi. Hơn thế nữa trong “lãnh đạo” con người vừa là
13
chủ thể vừa là khách thể của mọi sự tác động.Nói cách khác matt người lẫnh
đạo tốt phải là người có uy tín cao trong tập thể. Chủ tịch Hồ Chí Mình đã
từng nói: Sự lãnh đạo của Đảng phải xuất phát từ quần chúng và trở lại nơi

quần chúng vì thế phải là phương pháp dân chủ. Lãnh đạo phải bằng cách
thuyết phục và nêu gương như Đảng chỉ rõ. Vì vậy trong quản lý, sự tác động
mang tính điều khiển vận hành thông qua những thiết chế mang tính pháp
lệnh. Do đó mệnh lệnh hành chính là phương pháp đặc trưng của quản lý [ 50,
tr 106] .Sự phân biệt giữa “ Quản lý và Lãnh đạo ” ở đây cũng chỉ là tương
đối không mang tính máy móc, nhưng lại có quan hệ mật thiết và tác động lẫn
nhau trong từng đối tượng tác động và từng nội dung tác động của nó. Do đó
cũng không khác gì một giám đốc làm kinh doanh một xí nghiệp nao đó vừa
là nhà quản lý giỏi đồng thời là nhà lãnh đạo có uý tín. Cho nên lãnh đạo và
quản lý là hai lĩnh vực khác nhau nhưng không hoàn toàn tách biệt, mà lại gắn
bó mất thiết với nhau, thống nhất chặt chẽ trong hoạt động của những người
có chức vụ trong hệ thống tổ chức xã hội. Đó chính là CBLĐ,QL.
Theo cách hiểu thông thường và được phổ biến hiện nay khái niệm cán
bộ lãnh đạo còn gắn liền với khái niệm cán bộ quản lý được hiểu là những
người có chức vụ và trách nhiệm điều hành, cầm đầu trong các cơ quan, các
tổ chức sự nghiệp, kinh doanh như giám đốc, vụ trưởng, viện trưởng. Nội hàm
khái niệm cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý đều là chủ thể ra quyết định,
điều khiển hoạt động của một tổ chức, người cán bộ lãnh đạo cũng phải thực
hiện chức năng quản lý và một người bộ quản lý cũng phải thực hiện chức
năng lãnh đạo.
Cán bộ lãnh đạo được hiểu theo hai thành phần sau:
Thứ nhất, được hiểu là những ai giữ chức vụ và trách nhiệm cao trong
một tổ chức có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức, của bộ máy, có vai
trò tham gia định hướng, điều khiển hoạt động cả bộ máy. Ví dụ : Các uỷ viên
ban chấp hành, ban thường vụ, trưởng, phó các cơ quan đơn vị .
Cán bộ lãnh đạo chính là những người đứng đầu, có chức vụ cao nhất
14
trong một tập thể có quyền ra quyết định về chủ trương, có trách nhiệm và
quyền điều hành một tập thể một đơn vị, một tổ chức để thực hiện những
nhiêm vụ của tập thể tổ chức ấy, thập chí có thể chi phối dẫn dắt toàn bộ hoạt

động của tổ chức và của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên khái niệm lãnh đạo
và quản lý không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Trong quá trình lãnh đạo,
hoạt động chủ yếu là định hướng cho khách thể thông qua hệ thống cơ chế,
đường lối chủ trương chính sách làm thức tính hành vi của đối tượng, định
hướng hoạt động của đối tượng và xã hội . Còn hoạt động quản lý mang tính
điều khiển, vận hành thông qua những thiết chế có tính pháp lệnh được quy
định từ trước.
Cán bộ quản lý là những người điều hành, nhà quản lý là những người
có chức và nhiệm vụ điều khiển, tổ chức và phối hợp thực hiện hoạt động
chuyên môn trong một khâu, một công đến, một chương trình dự án.
Xét cho cùng hoạt đọng quản lý là sự tiếp nối của hoạt động lãnh đạo là
khâu tất yếu để thực hiện sự lãnh đạo, sự phân biệt này chỉ là tương đối nhưng
rất cần thiết cho công tác cán bộ, làm cơ sở cho việc xác định tiêu chuẩn,
chức năng của CBLĐ, bộ máy lãnh đạo với tiêu chuẩn chức năng của người
cán bộ quản lý, bộ máy quản lý tranh sự trùng lặp, chồng chéo giữa các cơ
quan lãnh đạo và quản lý.
Thành phần thứ hai; trong khái niệm CBLĐ là những người cầm đầu tổ
chức, quốc gia. Họ là nhóm người lãnh đạo ở tầm vĩ mô. Thế giới hiện đại gọi
là nhóm lãnh đạo chính trị quốc gia, hay còn gọi là CBLĐ cao cấp, chủ chốt.
Nhìn lại lịch sử ở bất kỳ thời đại nào cũng thấy sự thể hiện vai trò quyết định
vận mệnh quốc gia, dân tộc theo hai hướng: Khi tích cực, vai trò ấy là sự định
hướng đúng, thúc đẩy xã hội tiến bộ, dân tộc có cuộc sống văn minh, huy
động và quy tụ được tài đức xã hội để chấn hưng, đổi mới đất nước. Khi tiêu
cực vai trò ấy là kìm hãm, đẩy lùi tiến bộ xã hội, gây nên tình trạng trì trệ,
khung hoảng. Trên thực tiễn nước ta khi bước vào thế kỳ mới đòi hỏi phải
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trên cơ sở một quan niệm mới về phân
15
loại, phân định chức danh của các nhóm cán bộ và công chức, phải xây dung
tiêu chuẩn, quy chế hoạt động cho tong loại, từ đó có sự đổi mới về chính
sách tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đại ngộ và quản lý phù hợp.

Như vậy khi nói đến CBLĐ, QL trước hết phải phân định rõ giữa lãnh
đạo và quản lý vì hai từ này quan hệ mật thiết với nhau. Về cơ bản lãnh đạo
là khái niệm rộng hơn quản lý, quản lý được coi là một loại lãnh đạo đặc biệt,
trong đó việc đạt được mục tiêu mới quan trọng.
CBLĐ,QL là người đứng đầu một tổ chức, một cơ quan nào đó,một
nghành trong cơ quan nhà nước các cấp từ trung ương đến cơ sở. CBLĐ là
những người được tập thể lãnh đạo uỷ nhiệm có quyền thay mặt tập thể giải
quyết và xử lý các vụ việc, tình huống diễn ra có liên quan đến tổ chức mà họ
phụ trách. Lênin cho rằng “ cán bộ phải là người có tài tổ chức, có bộ óc sáng
suốt, có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn và trung thành với CNXH” ( bất chấp
sự hỗn loạn và ồn ào) tổ chức công tác chung vững chắc và nhịp nhàng. Lênin
còn nhấn mạnh “ đội ngũ cán bộ nói chung cán bộ lãnh đạo ” giữ vị trí hết sức
quan trọng vì họ là hạt nhân, là những người lãnh đạo chủ yếu, được giao
những nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng nhất trong tổ chức của Đảng và
Nhà nước.
Từ những phân tích ở trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm cán bộ lãnh
đạo, quản lý như sau:
Cán bộ lãnh đạo và quản lý là những người có chức vụ, có vai trò và
cương vị nòng cốt trong một cơ quan, một tổ chức;có ảnh hưởng tác động
đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý,
điều hành, góp phần định hướng phát triển của tổ chức theo các mục tiêu
đã đề ra.
Để thật sự là người định hướng, dẫn đắt sự phát triển của tổ chức, cán
bộ lãnh đạo, quản lý phải là người vững vàng về chính trị, có đức có tài, có
phong cách lãnh đạo, làm việc khoa học, có đủ năng lực trí tuệ và thực tiễn,
biết phát huy tiềm năng thế mạnh của đất nước, của địa phương, của tổ chức,
16
biết khơi dậy và phát triển nguồn lực nội sinh, quan triệt các chủ trương, nghị
quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, vận dụng vào điều kiện
cụ thể của đất nước, của địa phương , của cơ quan, tổ chức mình một cách chủ

động, sánh tạo, biết khai thác, huy động trí tuệ, tài năng của các thành viên
trong tổ chức và quần chúng nhân dân, đề ra chủ trương sát hợp, tổ chức thực
hiện thắng lợi các mục tiêu đặt ra.
Đảng NDCM Lào luôn luôn coi cán bộ là vấn đề có tính then chốt, mắt
xích quan trọng trong mọi giai đoạn cách mạng cũng như trong sự nghiệp đổi
mới vì nó có liên quan trực tiếp đến việc đào tạo, bố trí lực lượng, gắn liền với
việc củng cố bộ máy tổ chức, đường lối tổ chức không chỉ phục vụ đường lối
chính trị mà còn là nhân tố tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng.
Vấn đề cán bộ nói chung gắn liền trực tiếp với việc củng cố năng lực lãnh
đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Nếu có cán bộ lãnh đạo và quản lý giỏi
và tốt sẽ nâng cao uy tín vai trò lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mỗi quan hệ
giữa Đảng và quần chúng, ngăn chặn các hiện tượng quan liêu cửa quyền,
tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác. có cán bộ tốt mới có tổ chức
vững mạnh đảm bảo sự đoàn kết thống nhất giữa các tầng lớp người và các bộ
tộc, phát huy năng lực của quần chúng trong thực hiện đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước.
Trong tình hình đổi mới ở Lào hiện nay, đối với CBLĐ,QL các cấp, các
ngành, Đảng NDCM Lào luôn coi trọng và đặt liên hàng đầu tiêu chuẩn chính
trị, đồng thời rất coi trọng tiêu chuẩn chuyên môn hoá, khá năng lãnh đạo,
phong cách và lề lối làm việc của họ. Vì CBLĐ,QL là rường cột của Đảng,
như “bộ điều khiển” “ người cầm lái” một con tàu là lực lượng có trách
nhiệm tham gia xây dựng đường lối chính sách, là người giúp cho đường
lối,chính sách được quan triệt đúng đắn, đồng thời là những người tuyệt đối
chung thành với đảng với nhân dân, là người có ý trí mãnh liệt đưa dân tộc và
đất nước mình tiến lên và phát triển tong bước. Họ là những người có bản lĩnh
chính trị vững vàng, là người gương mẫu về đạo đức lối sống và là người có
17
kiến thức về khoa học, lãnh đạo và quản lý trên tất cả các lĩnh vực công tác
của Đảng và Nhà nước.
Từ những quan niệm trên có thể hiểu các chức danh cán bộ lãnh đạo

cấp tỉnh ở CHDCND Lào hiện nay bao gồm: Từ trưởng Bản,Huyện trưởng
đến Tỉnh trưởng, giám đốc,phó giám đốc sở, ban, nghành, phó phòng các
phòng ban trực thuộc UBND cấp tỉnh đến bản
1. Bí thư tỉnh uỷ (Tỉnh trưởng)là người giữ cương vị lãnh đạo cao nhất
của tổ chức của Đảng NDCM Lào tại một tỉnh.
2. Phó Bí thư tỉnh uỷ (Phó tỉnh trưởng) là người được giao trọng trách
giải quyết các công việc hàng ngày của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
theo lĩnh vực đã được phân công, có thể thay thế tỉnh trưởng giải
quyết công việc quan trọng khi Tỉnh trưởng vắng mặt
3. Uỷ viên thường vụ kiêm trưởng các ban nghành trong tỉnh là những
người được Ban cấp hành Đảng bộ tỉnh giao trọng trách lãnh đạo
các ban nghành trọng yếu của một tỉnh, thực hiện các chức năng
tham mưu, đề xuất, đóng góp vào sự lãnh đạo chung của tỉnh uỷ,
của thường vụ tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Trưởng ban, phó trưởng ban thư ký và trưởng, phó các phòng ban
trực thuộc đại diện tổ chức hoạt động của quốc hội cấp tỉnh và cấp
huyện;
5. Cán bộ công chức giữ cương vị lãnh đạo,quản lý trong cơ quan Tư
pháp từ cấp tỉnh đến cấp bản, bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc sở
tư pháp và trưởng phó phòng, ban thuộc sở và trưởng, phó phòng Tư
pháp huyện, chánh án, phó chánh án TAND tỉnh và trưởng phòng
ban thuộc TAND tỉnh đến huyện; Viện trưởng, phó viện trưởng,
phòng ban thuộc Viện KSND tỉnh đến huyện;
Trên thực tế, các chức danh này ở CHDCND Lào có sự kiêm nhiệm,
như Bí thư tỉnh uỷ kiêm tỉnh trưởng, phó bí thư kiêm Phó trưởng tỉnh. Ngoài
ra theo Hiến pháp CHDCND Lào 1991 thì cơ cấu chính quyền nhà nước ở cấp
18
tỉnh không áp dụng chế độ HĐND. Do đó các chức danh như Chủ tịch
HĐND, Phó chủ tịch HĐND ở Lào không có, thay vào đó là các chức danh
như trưởng ban thư ký đại diện tổ chức hoạt động của Quốc hội cấp tỉnh. Tuy

nhiên do chức danh này không ổn định nên luận văn không đề cập.
Nói tóm lại cán bộ và CBLĐ,QL là những người được đào tạo theo
nghề nghiệp chuyên môn nhất định và là những người hoạt động trong những
tổ chức bộ máy nhất định. Vậy khi xây dựng cơ cấu và tiêu chuẩn cấp uỷ từng
cấp cũng như việc đánh giá,bố trí, sử dụng và đào tạo đội ngũ này phải gắn
chặt với việc xây dựng cơ cấu tiêu chuẩn đội ngũ CBLĐ QL. Vì họ có vai trò
quyết định và chi phối mọi hoạt động của tổ chức, của ban, nghành ở tỉnh
Bolykhămxay là người chịu trách nhiệm về đội ngũ cán bộ ở cấp, lĩnh vực
mình phụ trách, là một nhân tố quyết định tới chất lượng mọi mặt của đội ngũ
cán bộ tốt hay kém lại quyết định trực tiếp tới chất lượng đội ngũ cán bộ.
1.1.1.3. Quan niệm về năng lực lãnh đạo và quản lý
Trong công cuộc đổi mới toàn diện hiện nay một vấn đề đang đặt ra
cần phải thực hiện giải quyết hàng loạt biện pháp gắn với việc chỉnh đốn và
đổi mới một bước về tổ chức và phân công lao động, cần phải có đội ngũ
vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn giỏi, tương
xứng với yêu câu phát triển đất nước. Một trong những nhiệm vụ cấp bách
hàng đầu là phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý (CBLĐ,
QL) vững vàng về chính trị, có đức có tài, có phong cách lãnh đạo, làm việc
khoa học, có đủ năng lực trí tuệ và thực tiễn, biết phát huy tiềm năng thế
mạnh của đất nước, biết khơi dậy và phát triển nguồn lực nội sinh, quan triệt
các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, vận
dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước một cách chủ động , sáng tạo, biết
khai thác, học tập trí tuệ, tài năng của đảng viên và quần chúng nhân dân, đề
ra chủ trương sát hợp, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu đặt ra.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, Người đã khẳng định: “Cán bộ
19
là cái gốc của mọi việc” “Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, có vốn mới làm ra
lãi, bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công tức là có
lãi, không có cán bộ tốt thì hang việc tức là lỗ vốn”. [33,tr20] Vậy năng lực là

gì?
*Quan niệm chung về năng lực
Khi nói tới năng lực nó luôn gắn liền với phẩm chất đạo đức về trí nhớ,
tính nhảy cảm, trí tuệ,tính cách của mỗi cá nhân con người(Năng lực con
người). Năng lực là một từ ngữ rất trừu tượng, và khó định lượng và có rất
nhiều quan điểm khác nhau :
- Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng của Nhà xuất bản Giáo dục thì
năng lực là khả năng làm việc tốt .
- Theo Từ điển Tiếng Việt Nam của viện ngôn ngữ học ( NXB Đà nẵng
và trung tâm từ điển học, 2000), năng lực được hiểu là khả năng điều kiện chủ
quan hoặc tự nhiên sẵn có; phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả
năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.
-Theo thuật ngữ hành chính[Hà nội,2002,tr,118, viện nghiên cứu hành
chính]; Năng lực là khả năng về thể chất và trí tuệ của cá nhân con người,
hoặc khả năng của một tập thể có tổ chức tự tạo lập và thực hiện được các
hành vi xử sự của mình trong các quan hệ xã hội nhằm thực hiện được mục
tiêu, nhiệm vụ do mình đề ra hoặc do nhà nước hay chủ thể khác với kết quả
tốt nhất.
- Theo từ điển tâm lý học, Viện tâm lý học, năm 2007; Năng lực là tập
hợp các tính chất, hay phẩm chất của tâm lý cá nhân,đóng vai trò làm điều
kiện kiện bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt nội dung
hoạt động nhất định. Người có năng lực là người đạt được hiệu suet hoạt động
cao trong hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau.
- Theo Christian Batal thì “ Năng lực là sự kết hợp đồng thời những
kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để hoàn thành tốt một vai trò hay một
công việc được giao” [ Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước, tr
20
15]
Trên thực tế cuộc sống hàng ngày của chúng ta năng lực gồm có năng
lực suy nghĩ, năng lực làm việc, năng lực hoạt động…Các dạng năng lực này

thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau nhưng về bản chất nó là khả năng của
một cá nhân phải có mới có thể hoàn thành tốt công việc nào đó. Xét về phạm
vi, có năng lực của cá nhân và năng lực của tổ chức. Tuy nhiên, trong phạm vị
của luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu năng lực của cá nhân, mà trực tiếp là
năng lực của đội ngũ cán bộ công chức nữ lãnh đạo, quản lý mà thôi.
Xét dưới góc độ pháp lý: Năng lực của một chủ thể có thể bao gồm
nhiều yếu tố, nhưng trong đó có hai yếu tố chủ yếu đó là năng lực hành vi và
năng lực pháp luật.
*Năng lực pháp luật là khả năng của một chủ thể có được các quyền và
phải thực hiện những nghiã vụ cũng như phải chịu trách nhiệm mà nhà nước
quy định cho các cá nhân hay tổ chức, trước khi họ tham gia vào các quan hệ
pháp luật nhất định. Năng lực pháp luật của từng chủ thể thường phụ thuộc
vào các điều kiện của từng cá nhân, tổ chức, đồng thời cũng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau; trong đó quan trọng nhất là ý chí của nhà nước, mà ý
chí của nhà nước lại phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội quy định. Vì
vậy với một con người cụ thể, có địa vị xã hội khác nhau, giống nhau nhưng
cấu trúc của quốc gia khác nhau, thì năng lực pháp luật của những người đó
cũng có đặc điểm khác nhau, bởi do chính hệ thống pháp luật mà con người
đó phải lệ thuộc và bị điều chỉnh .
*Năng lực hành vi là khả năng hoạt động của một cá nhân, một tổ chức
hay một công đồng, có thể tự mình tạo lập, tự thực hiện các hành vi, xử sự
của bản thân và tự mình trực tiếp tham gia vào các quan hệ xã hội theo ý chí
của mình và của nhà nước.
Năng lực thường có quan hệ mật thiết với quyền lực, hiệu lực, hiệu quả.
Nếu một cá nhân hay tổ chức nào đó có một khối quyền hạn to lớn, do cơ
quan nhà nước có them quyền giao cho, nhưng bản thân họ lại không có khả
21
năng hạot động hoặc hoạt động yếu kém, thì họ không thể biến khối thẩm
quyền đó thành hiện thực, có nghĩa là không thể thực hiện được quyền lực của
mình.

Mặc dù, năng lực còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, song giữa
vẫn có những đặc điểm chung đó là:
- Thứ nhất, năng lực bao giờ cũng gắn với một chủ thể nhất định, có thể
là một cá nhân hay là một tổ chức.
- Thứ hai, các yếu tố tạo nên năng lực của một cá nhân là một tập hợp
tất cả các yếu tố tâm lý và sinh lý, tạo ra con người khả năng hoàn thành một
hoạt động nào đó có kết quả cao.Đó là các yếu tố về thể chất, năng khiếu bẩm
sinh, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, thái độ,phẩm chất đạo đức,
quan hệ xã hội, quan hệ tốt với cấp trên, định hướng giá trị cá nhân…
- Thứ ba, năng lực của mỗi cá nhân có thể có được là do các yếu tố bầm
sinh, sinh trưởng tự nhiên mà có, tuy nhiên chủ yếu vẫn là do tác động từ bên
ngoài thông qua đào tạo, bồi dưỡng hay là từ rèn luyện, tính luỹ kinh nghiệm
của mỗi cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minhcũng đã nhận xét rằng: năng lực của
con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có mà phần lớn là do công
tác tập luyện tạo nên.
- Thứ tư, năng lực của mỗi cá nhân là yếu tố cần thiết, đảm bảo cho mọi
công việc, hoạt động được haòan thành một cách có kết quả cao. Một người
có năng lực cao thì khả năng thực hiện hoàn thành công việc đạt kết quả cao
hơn so với những người không có năng lực. Trong xã hội luôn vạn động và
phát triển mỗi người chúng ta không ngừng tìm tòi,rèn luyện, học tập để nâng
cao năng lực để có thể đáp ứng với yêu cầu của công việc.
Vậy năng lực của con người chính là tổng hoà những điều kiện, những
nhân tố chủ quan tiềm năng bên trong con người cùng tham gia vào công việc
giải quyết, thực hiện các mục tiêu đề ra nhằm đáp ứng nhu cầu công việc của
bản thân và cộng đồng.
Trong hoạt đông quản lý nhà nước, năng lực của cán bộ công chức
22
chính là khả năng của cán bộ công chức thực hiện có kết quả hoạt động tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước nhằm sắp xếp, tổ
chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra… Các quá trình xã hội và hoạt

động của con người để hướng dẫn chúng phát triển phù hợp với trật tự hành
chính quy định và xác định theo ý chí của nhà quản lý một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, năng lực luôn gắn liền với một chủ thể, một cá nhân nhất định (đó
là khả năng của cá nhân đưa ra sáng kiến có giá trị, dám chịu trách nhiệm,
sáng tạo, khả năng phân biệt được cái gì là quan trọng đối với công việc, cái
gì là không quan trọng và có khát vọng đạt được kết quả trong quá trình thực
thi công vụ)
Nói cách khác, năng lực thực thi công vụ chính là khả năng thực tế của
mỗi cán bộ công chức trong việc sử dụng tổng hợp các yếu tố như kiến thức,
kỹ năng, trình độ, thái độ hành vi… Để hoàn thành công việc được giao, xử lý
tình huống và để thực hiện nhiệm vụ trong mục tiêu xác định. Như vậy, năng
lực thực thi công công vụ không chỉ bao gồm các yếu tố như tình độ, kiến
thức, kỹ năng, thái độ và hành vi ứng xử mà còn bao hàm cả khả năng kết hợp
hài hoà các yếu tố đó trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được
kết quả cao nhất với chí phí thấp nhất.
* Quan niệm về năng lực lãnh đạo và quản lý
Trong hoạt động quản lý Nhà nước, năng lực lãnh đạo và quản lý của
cán bộ công chức chính là năng lực của những người đứng đầu trong một địa
phương, một tổ chức hay một cơ quan thực hiện nhiệm vụ một cách có kết
quả cao. Người định hướng, dẫn dắt, các hoạt động của tổ chức đạt được các
mục tiêu mà tổ chức đã để ra.
Một người lãnh đạo, quản lý có năng lực trước hết phải là người cán bộ
công chức có năng lực tức là phải có kiến thức, có kỹ năng và thái độ và hành
vi ứng xử đúng đắn với công việc được phần công. Không những thế cán bộ
lãnh đạo, qủan lý còn bao gồm các yếu tố về trình độ, kiến thức,chuyên môn
hoá cao, kỹ năng thực thi công vụ, kinh nghiệm, thái độ hành vi,mà còn có
23
khả năng hoạch định, chiến lược, có tầm nhìn xa và khả năng bầm sinh, biết
được tâm lý của mỗi nhân viên để thu hút mọi người, có khả năng dạy bảo để
xây dựng và bố trí, sử dụng lực lượng đó. Vì vậy năng lực lãnh đạo và quản lý

không chỉ là tổng thể các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà còn là sự quy tụ,
đồng thời, là sự phối hợp chặt chẽ các yếu tố phù hợp với những điều kiện
hoàn cảnh nhất định nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Để có thể làm rõ hơn năng lực của người lãnh đạo, quản lý thì chúng ta
có thể làm rõ hơn về kỹ năng.
Kỹ năng hành chính là khả năng của con người có trí thức, biết vận
dụng kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính để có được tập hợp các
thao tác trong tư duy và hành động, tạo thành phương thức hành động thích
hợp với điều kiện, môi trường nhằm thực hiện một nhiệm vụ, một công việc,
dựa trên cơ sở thành thực các kỹ thuật hành chính, nghiệp vụ hành chính kết
hợp với công nghệ hiện đại nhằm đạt được kết quả tốt nhất là chi phí các
nguồn lực thấp nhất.[Hà nội,2002, tr116,thuật ngữ hành chính]
Kỹ năng lãnh đạo, là quá trình gây ảnh hưởng. Người lãnh đạo giỏi là
người gây được cảm hứng cho người khác, khuyến khích người khác tham gia
vào quá ra quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực thi quyết định đó. Kỹ
năng lãnh đạo sẽ giúp quá trình lập và triển khai kế họch phát triển kinh tế-xã
hội đạt hiệu quả mà nhà quản lý mong muốn.
Ngoài ra năng lực của người lãnh đạo, quản lý còn phải có những phẩm
chất đặc biệt đó là:
-Khả năng tư duy, thể hiện ở tầm nhìn xa, sâu và rộng. Tức là người có
khả năng tiên đoán, dự báo những việc sẽ xảy ra trong tương lai để đưa ra các
chiến lược, các chương trình, kế hoạch các mục tiêu cho tổ chức, cho địa
phương, đơn vị mình một cách hiện thực và có hiệu quả.
-Khả năng thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp, có chức năng,
nhiệm vụ rõ ràng, phối hợp nhịp nhàng và hoạt động có hiệu quả. Muốn vậy
nhà lãnh đạo, quản lý phát biết phát hiện năng lực của các thành viên trong tổ
24
chức để đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và lôi cuốn họ tham gia vào các công việc
chung nhằm đạt được mục tiêu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
-Phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính quyết đoán cao, có tính kỷ

luật cao và thực sự làm tầm gương để cấp dưới đi theo.
-Phải có mỗi quan hệ tốt với cấp trên, cùng cấp, cấp dưới và các đối tác
khác.
Tuy nhiên, với mỗi cấp độ, mỗi vị trí lãnh đạo khác nhau lại có những
yêu cầu riêng về năng lực. Chẳng hạn đối với người đứng đầu một tỉnh đồi
hỏi có tầm nhìn chiến lược, khả năng phán đoán và quyết đoán cao hơn cấp
huyện và bản. Ngay trong cùng cấp lãnh đạo thì người lãnh đạo, quản lý đứng
đầu các cơ quan kinh tế, tài chính, thương mại cũng đòi hỏi khả năng suy
đoán, đưa ra quyết định mau lệ hơn một số nghành ít chịu sự biến động của cơ
chế thị trường như nghành giáo dục…Ngược lại, ở các cấp thấp hơn như cấp
bản là người trực tiếp đưa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vào
cuộc sống lại cần đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải thật am hiểu về pháp
luật, có phương pháp tiếp cận mềm dẻo, tỉ mỉ, cụ thể và thuyết phục để người
dân có thể hiểu và tự giác chấp hành. Thậm chí ngay trong cùng một cơ quan,
thì mỗi vị trí và thời gian lãnh đạo khác nhau cũng đòi hỏi các cấp độ năng
lực khác nhau, phương pháp, kỹ năng khác nhau. Ví dụ. Trong một sở thì
giám đốc Sở là người có vai trò quyết định moị hoạt động của Sở vì vậy phải
có khả năng bao quát, khả năng tiên đoán cao hơn các phó giám đốc, người
chỉ huy chịu trách nhiệm về một phần việc được phân công.
Năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước là khả năng xử lý công việc được
giao theo chức năng, nhiệm vụ của công chức và khả năng xử lý các tỉnh
huống đặt ra trong quá trình giải quyết công việc của quản lý nhà nước và
điều hành, năng lực quản lý nhà nước còn được xem là khả năng điều kiện
chủ quan hoặc tự nhiên, sẵn sàng có thể thực hiện một hoạt động nào đó, hoặc
theo nghĩa khác nào đó hoặc theo một nghĩa khác đó là “ phẩm chất, tâm lý và
sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hành động nào đó với chất
25

×